ôn tập hóa học
ÔN 1: Hoà tan V1 lít khí SO2 (đktc) vào V2 dung dịch Ca(OH)2 0,05M thấy xuất hiện 18 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thêm vào dung dịch lọc một lượng dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ thấy tạo ra 33,7 gam kết tủa nữa. Giá trị của V1 và V2 lần lượt là
A. 10,01 và 5.
B. 10,08 và 7.
C. 7,84 và 7.
D. 7,84 và 5.
ÔN 2: Hỗn hợp hai ancol no mạch hở A, B. A kém B một nguyên tử cacbon. Nếu cho hỗn hợp gồm 1 mol A với 2 mol B phản ứng hết với Na được 2 mol H2. Nếu cho hỗn hợp gồm 2 mol A với 1 mol B phản ứng hết với Na được 2,5 mol H2. Đốt cháy 1 mol hỗn hợp A, B được 58,24 lít CO2 (đktc). Công thức của A và B lần lượt là
A. CH3OH và C2H4(OH)2 .
B. C2H5OH và C3H6(OH)2.
C. C2H4(OH)2 và C3H7OH.
D. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3
ÔN 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen. Cho toàn bộ sản phẩm thu được lần lượt đi qua bình 1 đựng dung dịch CuSO4, bình 2 đựng dung dịch xút. Người ta thấy khối lượng của bình 2 tăng nhiều hơn bình 1 là 2,62 gam. Khi clo hóa X có chiếu sáng hay xúc tác Fe, đun nóng đều chỉ cho 1 dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là
A. etylbenzen.
B. o-xilen.
C. p-metyltoluen.
D. 1,3,5-trimetylbenzen
ÔN 4: Oxi hóa 23 gam ancol etylic sau một thời gian được hỗn hợp X gồm ancol dư, anđehit và axit cacboxylic. Chia X thành 2 phần bằng nhau: phần 1 đem đốt cháy được gam 9,45 gam nước và 22 gam CO2. Phần 2 cho phản ứng với Na2CO3 thấy thoát ra 0,84 lít CO2. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa thành anđehit và axit lần lượt là
A. 60% và 15 %.
B. 80% và 15 %.
C. 82,5% và 7,5 %.
D. 77,5% và 12,5 %.
ÔN 5:Hỗn hợp 2 anđehit là đồng đẳng kế tiếp khi cháy cho sản phẩm là nước và CO2 với tỉ lệ mol 1:1. Cho 16,6 gam hỗn hợp 2 anđehit trên phản ứng với [Ag(NH3)2]OH sinh ra 54 gam Ag. Hai anđehit đó là
A. C2H5CHO và C3H7CHO.
B. HCHO và CH3CHO.
C. OHC–CHO, OHC–CH2–CHO.
D. C2H3CHO và C3H5CHO.
ÔN 6: Đun 20,8 gam hỗn hợp Fe và Mg (có tỉ lệ mol nFe : nMg = 1 : 2) với một lượng dư lưu huỳnh. Sản phẩm của phản ứng cho tan hoàn toàn trong dung dịch axit clohiđric. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch CuSO4. Thể tích dung dịch CuSO4 10% (D = 1,1 g/ml) tối thiểu để hấp thụ hết khí sinh ra là
A. 960 ml.
B. 1134 ml.
C. 1056 ml.
D. 871 ml.
ÔN 7: Phóng điện qua 6,75 lít oxi sau một thời gian được hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với O2 ban đầu bằng 1,35. Thể tích của oxi và ozôn trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 2,025 lít và 4,725 lít.
B. 4,110 lít và 1,760 lít.
C. 1,500 lít và 3,500 lít.
D. 1,250 lít và 3,750 lít.
ÔN 8: Cho x mol Fe vào dung dịch chứa y mol AgNO3 và z mol Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai cation (không tính ion H+) và hỗn hợp 2 kim loại. Quan hệ giữa x, y và z là
A. y < 2x < y + 2z.
B. y < 3x < y + 2z.
C. 2z < 3x < y + 2z.
D. z < 2x < z + 2y.
ÔN 9: Lấy 3,9 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức phản ứng hết với Na được 6,1 gam hỗn hợp muối. Cũng lấy 3,9 gam hỗn hợp hai ancol trên đun với 24 gam axit axetic được, có xúc tác H2SO4 đặc. Giả sử hiệu suất phản ứng este hóa của hai ancol là như nhau và đều bằng 70% thì khối lượng este thu được là
A. 11,57 gam.
B. 5,67 gam.
C. 22,68 gam.
D. 8,10 gam
ÔN 10: Cho m gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 0,56 lít N2 và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,12 lít khí làm xanh giấy quỳ tím (các khí đều đo ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,375.
B. 42,25.
C. 21,125.
D. 17,063.
ÔN 11: Hợp chất hữu cơ đơn chức X có 5 nguyên tử C trong phân tử. Đun Y với dung dịch kiềm thu được hai chất hữu cơ T, Z. Đun muối Z với vôi tôi xút được chất hữu cơ H, hiđrat hóa H được T. CTCT của X là
A. CH2=CHCOOCH=CH2.
B. C2H5COOCH=CH2.
C. CH2=CHCH2COOCH3.
D. CH2=CHCOOC2H5.