[Hoá 11] Hoá vô cơ - Starloves

M

manuyuhee

Mình có một bài khó chịu đây:
Hòa tan hoàn toàn 2,72 g hh A gồm R và oxit RO trong dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch chứa muối R(NỎ)3 duy nhất và 0,448l khí NO (đktc). Mặt khác, nếu nung nóng hh A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,2 g chất rắn. Xác định kim loại R và RO. Biết H=100%

Bài này thì chắc chắn là ra Fe rồi!
Vấn đề là phải lập luận chỗ 3,2g chất rắn!
Chẳng có nhẽ là xét trường hợp
 
M

manuyuhee

bài 3: cho dd KOH 10% tác dụng đủ với dd FeSO4 20%. đun nóng trong không khí để các PƯ xảy ra hoàn toàn. Giả sử khối lượng nước bay hơi trong quá trình đun nóng ko đáng kể. xác định nồng độ % của chất tan trong dung dịch thu đc.
P/s: trong khi chờ đợi sóc post thì làm các bài này trk nhá

[TEX]2KOH + FeSO_4 ---> K_2SO_4 + Fe(OH)_2[/TEX] (1)

Giả sử có 1 mol [TEX]FeSO_4[/TEX]
Từ (1) => [TEX]n_KOH = 2 (mol)[/TEX]
=> [TEX]m_dd[/TEX] sau pứ = 1120 + 760 - 90 = 1790 (g)
Có [TEX]n_K_2SO_4 = 1[/TEX] (mol)
=> C% chất tan
 
A

anhtraj_no1

Hòa tan hoàn toàn 2,72 g hh A gồm R và oxit RO trong dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch chứa muối R(NO3)3 duy nhất và 0,448l khí NO (đktc). Mặt khác, nếu nung nóng hh A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,2 g chất rắn. Xác định kim loại R và RO. Biết H=100%

$n_{NO} = 0,02 mol $
$n_{R} = a$
$n_{RO} = b$

Thí nghiệm 1 :
$3R + 4xHNO_3 \rightarrow 3R(NO_3)x + xNO + 2xH_2O$
a............................................................$\frac{ax}{3}$
$3RO + (3x+1)HNO_3 \rightarrow 3R(NO_3)x + NO + H_2O$
b..............................................................$\frac{b}{3}$

$\frac{ax}{3} + \frac{b}{3} = 0,02 $ (1)

Thí nghiệm 2 :

$4R + xO_2 \rightarrow 2R_2O_x$

chất rắn là : RO ban đầu và oxit $R_2O_x$ có m = 3,2 gam
Theo mình nghĩ thí nghiệm 2 nó cho là để lấy cái dữ kiện này

$m_{O} = 3,2 - 2,72 = 0,48 gam$ => n = 0,03


bạn nào làm tiếp đi =((
 
Last edited by a moderator:
S

starlove_maknae_kyuhyun

Bài 1: X là kim loại thuộc IIA. cho 1,7g hỗn hợp gồm kim loại X và Zn td vs lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lit H2 (dktc) mặt khác khi cho 1,9g X td vs lượng dư dd H2SO4 loãng thì thể tích H2 sinh ra chưa đến 1,12 lit. xác định X
Bài 2 cho 0,015 mol 1 loại hợp chất oleum vào nước thu đc 200 ml dd X. để trung hòa 100 ml dd X cần 200ml dd NaOH 0,15M. tìm phần trăn về khối lượng của lưu huỳnh trong oleum
Bài 3 cho m g hỗn hợp gồm Mg, Al vào 250 ml dd X chứa hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5 M thu đc 5,32 lit h2 (đktc) và dd Y. tính nồng độ pH có trong Y
Bài 4 hòa tan hết 7,74 g hỗn hợp mg, Al bằng 500ml dd hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu đc dd X và 8,736 lit H2 (đktc) cô cạn dd X thu đc lượng muối khan là bn?
Bài 5: hòa tan hết m g ZnSO4 vào nc đc dd X. cho 110 ml dd KOH 2M vào X thì cũng thu đc a g kết tủa. mặt khác nếu cho 140ml dd KOH 2M vào X thì cũng thu đc a g kết tủa tìm giá trị của m
Bài 6: hòa tan hoàn toàn 47,4 g phèn chua KAl(SO4).12H2O vào nc thu đc dd X. cho toàn bộ X td vvs 200ml dd Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu đc m g kết tủa. tính giá trị m
BÀi 7: đốt cháy hoàn toàn m g Fé2 bằng một lượng O2 vừa đủ thu đc khí X. hấp thụ hết X vào 1 l dd chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M thu đc dd Y và 21,7 g kết tủa. cho Y vào dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa. tính giá trị chủa m
 
W

wagashi.13

Bài 4 hòa tan hết 7,74 g hỗn hợp mg, Al bằng 500ml dd hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu đc dd X và 8,736 lit H2 (đktc) cô cạn dd X thu đc lượng muối khan là bn?

[TEX]\sum_ {} [H^+]=1+2.0,28=1,56 \Rightarrow \sum_{}n_{H^+}=0,78[/TEX]

[TEX]n_{H_2}=\frac{8,736}{22,4}=0,39[/TEX]

suy ra phản ứng vừa đủ

[TEX]m_{muoi}=m_{kl}+m_{goc}=7,74+0,5.35,5+0,14.96=38,93[/TEX]

Bài 2: cho 0,015 mol 1 loại hợp chất oleum vào nước thu đc 200 ml dd X. để trung hòa 100 ml dd X cần 200ml dd NaOH 0,15M. tìm phần trăm về khối lượng của lưu huỳnh trong oleum

[TEX]n_{H_2SO_4}_{(trg \ 100 \ ml)}=\frac{1}{2}n_{H^+}=\frac{1}{2}n_{OH^-}=0,015[/TEX]

[TEX]H_2SO_4.nSO_3+nH_2O \to (n+1)H_2SO_4[/TEX]

[TEX] \ \ \ 0,015 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 0,03[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{1}{n+1}=\frac{0,015}{0,03} \Rightarrow n=1 \Rightarrow %S=35,95[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
S

starlove_maknae_kyuhyun

sao pic dạo này không ổn r :(
sối động lên chứ starlove !
starlove thân
 
H

hocmaitlh

Mình có một bài khó chịu đây:
Hòa tan hoàn toàn 2,72 g hh A gồm R và oxit RO trong dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch chứa muối R(NỎ)3 duy nhất và 0,448l khí NO (đktc). Mặt khác, nếu nung nóng hh A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,2 g chất rắn. Xác định kim loại R và RO. Biết H=100%

các bạn xem coi có đúng ko nha

hiệu suất ko =100%

nếu hiệu suất =100% thì sao phản ứng 1

nguyên tố o xi không đk bảo toàn

tớ làm rùi cuối cùng cũng ra Fe

nhưng hiệu suất ko =100 %

ai ko hiểu thì nói để tớ post lên cho mà xem
 
S

safe

Bài 1: X là kim loại thuộc IIA. cho 1,7g hỗn hợp gồm kim loại X và Zn td vs lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lit H2 (dktc) mặt khác khi cho 1,9g X td vs lượng dư dd H2SO4 loãng thì thể tích H2 sinh ra chưa đến 1,12 lit. xác định X
- Thí nghiệm 1: t/d với HCl: $n_{H_2}=0,03$
Vì X thuộc nhóm IIA nên đặt chung X với Zn là R.
R + 2HCl ---> RCl2 + H2
0,03<-----------------0,03mol
$n_R=0,03 => R=\frac{1,7}{0,03}=56,67<65=M_{Zn}$
=> X<56,67 (1)
- Thí nghiệm 2: t/d với H2SO4:
X + H2SO4 ---> XSO4 + H2
Ta có: $n_X=n_{H_2}<\frac{1,12}{22,4}=0,05$ => $X>\frac{1,9}{0,05}=38$ (2)
Từ (1) và (2) => $38<X<56,67$ => X=40 (Ca).
Bài 3 cho m g hỗn hợp gồm Mg, Al vào 250 ml dd X chứa hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5 M thu đc 5,32 lit h2 (đktc) và dd Y. tính nồng độ pH có trong Y
$\Sigma n_{H^+}=0,25.1+2.0,25.0,5=0,5; n_{H_2}=0,2375$ mol.
Vì $2n_{H_2}=0,475<0,5$ => H+ dư; $n_{H^+}$ dư=0,5-0,475=0,025mol => [H+]=0,1M => pH=1.
Bài 5: hòa tan hết m g ZnSO4 vào nc đc dd X. cho 110 ml dd KOH 2M vào X thì cũng thu đc a g kết tủa. mặt khác nếu cho 140ml dd KOH 2M vào X thì cũng thu đc a g kết tủa tìm giá trị của m
Nhận xét: Thí nghiệm 1, $n_{OH^-}$ nhỏ hơn ở thí nghiệm 2, nên thí nghiệm 1 thì dư Zn(2+), còn thí nghiệm 2 dư OH-.
- Thí nghiệm 1: $n_{OH^-}=0,22mol$
Zn(2+) + 2OH- ---> Zn(OH)2
..............0,22-------->0,11mol
- Thí nghiệm 2: $n_{OH^-}=0,28; n_{Zn(OH)_2}=0,11$
Gọi $n_{Zn^{2+}}=x$ mol.
Zn(2+) + 2OH- ---> Zn(OH)2
x---------->2x---------->x mol
Zn(OH)2 + 2OH- ---> ZnO2(2-) + 2H2O
(0,14-x)<--(0,28-2x)mol
=> $n_{Zn(OH)_2}=x-(0,14-x)=0,11 => x=0,125$ => m=20,125g.
Bài 6: hòa tan hoàn toàn 47,4 g phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nc thu đc dd X. cho toàn bộ X td vvs 200ml dd Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu đc m g kết tủa. tính giá trị m
Công thức của phèn chua nó phải là $KAl(SO_4)_2.12H_2O$ nhé! Ông viết đề sai thế ai làm nổi >"<.
n phèn=0,1mol; nBa(OH)2=0,2mol.
KAl(SO4)2.12H2O ---> K+ + Al3+ + 2SO4(2-) + 12H2O
0,1----------------------------->0,1----->0,2mol
Ba(OH)2 ---> Ba(2+) + 2OH-
0,2------------->0,2----->0,4mol
Ba(2+) + SO4(2-) ---> BaSO4
0,2...........0,2...............0,2mol
Al(3+) + 3OH- ---> Al(OH)3
0,1------>0,3-------->0,1mol
Al(OH)3 + OH- ---> AlO2(-) + H2O
0,1<------0,1mol
=> Kt gồm: 0,2mol BaSO4 => m=46,6g.
BÀi 7: đốt cháy hoàn toàn m g FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ thu đc khí X. hấp thụ hết X vào 1 l dd chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M thu đc dd Y và 21,7 g kết tủa. cho Y vào dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa. tính giá trị chủa m
$n_{Ba(OH)_2}=0,15; n_{KOH}=0,1 => \Sigma n_{OH^-}=0,4$ mol.
4FeS2 + 11O2 ---> 2Fe2O3 + 8SO2
Nhận xét: Khí X là SO2 => 21,7g kt là BaSO3; $n_{BaSO_3}=0,1<n_{Ba^{2+}} => n_{SO_3^{2-}}=0,1$ mol.
Khi cho Y vào NaOH thấy có kt, chứng tỏ trong Y có HSO3-
SO2 + 2OH- ---> SO3(2-) + H2O
0,1<---0,2<-------0,1mol
SO2 + OH- ---> HSO3-
0,2<--0,2mol
=> $\Sigma n_{SO_2}=0,3 => n_{FeS_2}=0,15$ mol => m=18g.
 
S

safe

Tại sao tớ post bài này từ lâu rồi nhưng không ai làm :-w?
P/s: Sóc đây!
Bài 1: a) Trong dd A có các ion $K^+, Mg^{2+}, Fe^{3+}$ và $Cl^-$. Nếu cô cạn dd A sẽ thu được hỗn hợp các muối nào?
b)Cần lấy những muối nào để pha chế được dung dịch có các ion $Na^+, Cu^{2+}, SO_4^{2-}, NO_3^-$?
Bài 2: a) Vì sao có thể nói CuO có vai trò như 1 bazơ? Cho ví dụ?
b) Khi nào thì SO3 trở thành 1 axit? Cho ví dụ?
Bài 3: Trong 3 dd có các loại ion sau: $Ba^{2+}, Mg^{2+}, Na^+, SO_4^{2-}, CO_3^{2-}$ và $NO_3^-$.
a) Cho biết đó là 3 dd muối gì?
b) Hãy chọn 1 dd axit thích hợp để phân biệt 3 dd muối này.
Bài 4: Giải thích vì sao:
a) Phèn chua (phèn nhôm: Al2(SO4)3) lại có vị chua và dùng làm cho nước trong?
b) Khi hoà tan FeCl3, nếu thêm chút ít axit thì sẽ dễ dàng hơn.
c) Dd Natri cacbonat có thể làm xanh quỳ tím.
Bài 5: Dự đoán hiện tượng quan sát được và giải thích bằng phương trình hoá học:
a) Nhỏ từ từ dd HCl cho đến dư vào bình chứa dd Na2CO3.
b) Nhỏ từ từ dd Na2CO3 cho đến dư vào bình chứa dd HCl.
c) Nhỏ từ từ dd CuSO4 cho đến dư vào nước amoniac.
d) Nhỏ từ từ dd NaOH cho đến dư vào dd AlCl3.
e) Nhỏ từ từ dd AlCl3 cho đến dư vào dd NaOH.
Bài 6: 8,8g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Ca tác dụng vừa đủ với 500ml dd HCl. Sau đó cô cạn dd, thu được a gam hỗn hợp 2 muối. Cho hỗn hợp 2 muối trên vào 1 lit dd chứa hỗn hợp Na2CO3 0,15M và (NH4)2CO3 0,2M. Kết thúc phản ứng thu được 26,8g kết tủa X và dd Y.
a) Tính nồng độ mol/lit của dd HCl.
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Bài 7: Có 1 dd axit sunfuhidric H2S 0,1M. Biết rằng H2S là 1 axit 2 chức (đi-axit) có thể phân li theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: $H_2S \rightleftharpoons H^+ + HS^-; K_1=1,0.10^{-7}$
- Giai đoạn 2: $HS^- \rightleftharpoons H^+ + S^{2-}; K_2=1,3.10^{-13}$
a) Tính pH của dd.
b) Tính nồng độ mol/lit của ion $HS^-$ và $S^{2-}$ trong dd.


 
L

lequochoanglt

Bài 3: Trong 3 dd có các loại ion sau: Ba2+,Mg2+,Na+,SO2−4,CO2−3 và NO−3.
a) Cho biết đó là 3 dd muối gì?
b) Hãy chọn 1 dd axit thích hợp để phân biệt 3 dd muối này.

a)BaSO4, MgCO3, NaNO3
b)axit HCl : BaSO4 không tan trong axit, MgCO3 sinh khí CO2, NaNO3 không có hiện tượng

Bài 4: Giải thích vì sao:
a) Phèn chua (phèn nhôm: Al2(SO4)3) lại có vị chua và dùng làm cho nước trong?
b) Khi hoà tan FeCl3, nếu thêm chút ít axit thì sẽ dễ dàng hơn.
c) Dd Natri cacbonat có thể làm xanh quỳ tím.

a)Al2(SO4)3 ===> 2Al(3+) + 3SO4(2-)
Al(3+) + H-OH ==> AlOH(2-) + H+ (hình như vậy ^^ cái này mình không nhớ lắm hj`:D)
b)
Fe(3+) + H-OH ==> FeOH(2-) + H+
FeOH(2- ) + H-OH ==>Fe(3+) + H2O

c)Na2CO3 ==> 2Na + CO3(2-)
CO3(2-) + H-OH ==> HCO3- + OH- (xanh quỳ tím)
hay nói cách khác CO3 là góc axit yếu phân ly trong nước tạo OH-

Dự đoán hiện tượng quan sát được và giải thích bằng phương trình hoá học:
a) Nhỏ từ từ dd HCl cho đến dư vào bình chứa dd Na2CO3.
đầu tiên vào dd Na2CO3 dư):
H+ + CO3(2-) ==> HCO3-
H+ + HCO3- ===> CO2 + H2O
==>lúc đầu không có gì, lúc sau thì có khí thoát ra.


b) Nhỏ từ từ dd Na2CO3 cho đến dư vào bình chứa dd HCl.
cái này thì HCl dư nên có phản ứng:
2H+ + CO3(2-) ===> H2O + CO2
có khí ngay khi đổ Na2CO3 vào


c) Nhỏ từ từ dd CuSO4 cho đến dư vào nước amoniac.
cái này thì tạo phức xanh thì phải ^^ (hjx hem nhớ phương trình hjhj :D)

d) Nhỏ từ từ dd NaOH cho đến dư vào dd AlCl3.
Al + 3OH- ==> Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- ==> Al(OH)4
lúc đầu đổ NaOH vào thì chưa có gì (đến lúc nOH- = 3nAl(3+) thì có kết tủa ^^)
sau đó kết tủa tan.


e) Nhỏ từ từ dd AlCl3 cho đến dư vào dd NaOH.
NaOH dư nên có kết tủa luôn ^^. (AlCl3 dư nên kết tủa sẽ ko tan :D)

socviolet said:
Người này không phải mem Starloves, đáng lẽ theo luật phải Del bài, nhưng vì bài có ích nên tớ giữ lại, không Del nhé ;;)!
 
Last edited by a moderator:
M

muathu1111


Bài 7: Có 1 dd axit sunfuhidric H2S 0,1M. Biết rằng H2S là 1 axit 2 chức (đi-axit) có thể phân li theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: $H_2S \rightleftharpoons H^+ + HS^-; K_1=1,0.10^{-7}$
- Giai đoạn 2: $HS^- \rightleftharpoons H^+ + S^{2-}; K_2=1,3.10^{-13}$
a) Tính pH của dd.
b) Tính nồng độ mol/lit của ion $HS^-$ và $S^{2-}$ trong dd.



Từ dễ đến khó thì chắc cái này khó nhất
mần phát
[TEX]H_2S \rightleftharpoons H^+ + HS^-; K_1=1,0.10^{-7}[/TEX]
[TEX][H_2S]=x[/TEX](pứ)
[TEX]K_1=\frac{x^2}{0,1-x}=10^{-7}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow x=10^{-4}[/TEX]
[TEX]HS^- \rightleftharpoons H^+ + S^{2-}; K_2=1,3.10^{-13}[/TEX]
[TEX][HS^-]=a[/TEX](pứ)
[TEX]K_2=\frac{(10^{-4}+a).a}{10^{-4}-a}=1,3.10^{-13}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow a=1,3.10^{-10}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow pH=4[/TEX]

socviolet said:
Kết quả đúng, nhưng không phải cách làm ngắn ;)).
Thế ý b đâu ông nầy :-w? Ý b nó không dễ đâu nhá!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmaitlh

Mình có một bài khó chịu đây:
Hòa tan hoàn toàn 2,72 g hh A gồm R và oxit RO trong dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch chứa muối R(NỎ)3 duy nhất và 0,448l khí NO (đktc). Mặt khác, nếu nung nóng hh A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,2 g chất rắn. Xác định kim loại R và RO. Biết H=100%

xin phép tớ chiến nha :

ta có :nNO=0,02 ---> nNO3^-=0,06----> nHNO_3=0,08----> nH_2O=0,04

bảo toàn mol OXI-----> RO chưa pứ----> H=100% là sai

nhưng vì cái này bài toán lại chở nên khó hơn ban đầu :
áp dụng bảo toàn e----->n R= 0,02


ở thí nghiệm 2 : do mol OXi=0,03---> n e nhận =0,06= ở thí nghiệm 1

-----> RO cũng chưa tham gia phản ứng

----rắn chỉ có R2O3 ( sử dụng bảo toàn e để chứng minh )

đến đây ta giả sử kim loại là Fe -----> Fe2O3

n Fe=n R= 0,02---> m Fe2O3=1.6 ---> m FeO =1,6 ( lượng ko tham gia phản ứng )

đến đây ta thử lại để xem giả sử có đúng ko

ta có mR+mRO= 2,72 ta thay Fe vào ta đk : 0,02.56+1.6=2,72 vừa khớp

----> điều giả sử đúng-----> Fe
 
M

manuyuhee

xin phép tớ chiến nha :

ta có :nNO=0,02 ---> nNO3^-=0,06----> nHNO_3=0,08----> nH_2O=0,04

bảo toàn mol OXI-----> RO chưa pứ----> H=100% là sai

nhưng vì cái này bài toán lại chở nên khó hơn ban đầu :
áp dụng bảo toàn e----->n R= 0,02


ở thí nghiệm 2 : do mol OXi=0,03---> n e nhận =0,06= ở thí nghiệm 1

-----> RO cũng chưa tham gia phản ứng

----rắn chỉ có R2O3 ( sử dụng bảo toàn e để chứng minh )

đến đây ta giả sử kim loại là Fe -----> Fe2O3

n Fe=n R= 0,02---> m Fe2O3=1.6 ---> m FeO =1,6 ( lượng ko tham gia phản ứng )

đến đây ta thử lại để xem giả sử có đúng ko

ta có mR+mRO= 2,72 ta thay Fe vào ta đk : 0,02.56+1.6=2,72 vừa khớp

----> điều giả sử đúng-----> Fe
Giả sử kim loại là Fe cũng được tính cơ à?
Lần đầu tiên tớ thấy cách làm này đấy
 
T

thaibinh96dn

xin phép tớ chiến nha :

ta có :nNO=0,02 ---> nNO3^-=0,06----> nHNO_3=0,08----> nH_2O=0,04

bảo toàn mol OXI-----> RO chưa pứ----> H=100% là sai

nhưng vì cái này bài toán lại chở nên khó hơn ban đầu :
áp dụng bảo toàn e----->n R= 0,02


ở thí nghiệm 2 : do mol OXi=0,03---> n e nhận =0,06= ở thí nghiệm 1

-----> RO cũng chưa tham gia phản ứng

----rắn chỉ có R2O3 ( sử dụng bảo toàn e để chứng minh )

đến đây ta giả sử kim loại là Fe -----> Fe2O3

n Fe=n R= 0,02---> m Fe2O3=1.6 ---> m FeO =1,6 ( lượng ko tham gia phản ứng )

đến đây ta thử lại để xem giả sử có đúng ko

ta có mR+mRO= 2,72 ta thay Fe vào ta đk : 0,02.56+1.6=2,72 vừa khớp

----> điều giả sử đúng-----> Fe

Bạn làm từ từ thôi.....
Nội cái dòng đầu thôi bạn làm gì khó hiểu quá..tự nhiên có số mol của NO rồi suy ra số mol của NO3-
 
A

anhtraj_no1



Bạn làm từ từ thôi.....
Nội cái dòng đầu thôi bạn làm gì khó hiểu quá..tự nhiên có số mol của NO rồi suy ra số mol của NO3-

ý bảo là đề bài sai ở chỗ H% = 100 ý :D

Bạn ấy giả sử là RO chưa phản ứng chỉ có R phản ứng thôi .

Khi đó

$R + 4HNO_3 \rightarrow R(NO_3)3 + NO + 2H_2O$
0,02........................................0,02

Nhưng mà tớ thắc mắc là tại sao không phải là R mà lại là RO nhỉ :D từ +2 lên +3 nó cũng tạo ra khí NO mà .
 
H

hocmaitlh

ý bảo là đề bài sai ở chỗ H% = 100 ý :D

Bạn ấy giả sử là RO chưa phản ứng chỉ có R phản ứng thôi .

Khi đó

$R + 4HNO_3 \rightarrow R(NO_3)3 + NO + 2H_2O$
0,02........................................0,02

Nhưng mà tớ thắc mắc là tại sao không phải là R mà lại là RO nhỉ :D từ +2 lên +3 nó cũng tạo ra khí NO mà .


thế mấy cậu đọc kỹ chưa

tớ nói là do bảo toàn oxi

nếu RO p ư thì oxi không đk bảo toàn ok chứ
 
S

socviolet

Nhóm ta nghía qua đề Đại học sáng nay các anh chị vừa thi nhé! Tiện thể biết bài nào thì làm luôn ;;)!
2012070500031969b5____t1.jpg

20120705000421xn3A.jpg

20120705000425KgJ4.jpg

20120705000429odV5.jpg

2012070500043431LD.jpg

201207050004376OK2.jpg

Lưu ý là đáp án này chưa chắc đã đúng!
Các mã đề khác sẽ update sau :D.
 
S

socviolet

Xí bài dễ làm trước :D.
Câu 1:
$n_{C_2H_2}$ ban đầu=0,2mol. Gọi $n_{C_2H_2}$ pư=x mol.
$CH\equiv CH \xrightarrow[HgSO_4]{HOH}CH_3-CHO$
x------------------------>x mol
$CH\equiv CH\xrightarrow[NH_3]{AgNO_3}AgC\equiv CAg$
0,2-x----------------->(0,2-x)mol
$CH_3-CHO \xrightarrow[NH_3]{AgNO_3} 2Ag + CH_3COONH_4$
x------------------------->2x mol
=> m kết tủa=240(0,2-x)+2x.108=44,16 => x=0,16 => H=$\frac{0,16}{0,2}$.100%=80%.
Câu 2: Chưa học, ứ biết làm :|. Sang năm sẽ xử =)).
Tiếp nhé! Câu 5, 6, 9, 11, 13, 15, 18, 19... chúng ta đều có thể làm được rồi đó!
 
L

ljnhchj_5v

hj!! Câu 11:
Do cấu hình electron lớp ngoài cùng của [TEX]R^+[/TEX] là [TEX]2p^6[/TEX]
\Rightarrow số electron là 10e
Ta có: [TEX]R = R^+ + 1e = 10 + 1 =11e[/TEX]
Tônge số hạt mang điện trong nguyên tử gồm electron và proton, màk e = p
\Rightarrow Số hạt mang điện trong nguyên tử [TEX]R = 11.2 = 22[/TEX]
 
Top Bottom