Tớ có việC bận nên tớ ko onl 1 thời gian ..
tớ mong các cậu vẫn hoạt động tốt .
tớ pots 1 ít bài tập về phần HNO3 và NH3 cho mọi người tham khảo nha
A. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HNO3
1. Tính axit mạnh.
2. Tính oxihóa mạnh:
- Oxihóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim như C, S, P, … và nhiều hợp chất có tính khử (FeO, FeS, ...).
- Khi bị HNO3 oxihóa, các nguyên tố thường bị đưa lên số oxihóa cao.
- Khi tham gia phản ứng oxihóa – khử, trong HNO3 bị khử thành (nếu là HNO3 đặc); , , hay (nếu là HNO3 loãng) tùy theo độ mạnh của chất khử, nồng độ HNO3, nhiệt độ phản ứng.
* HNO3 đặc nguội làm thụ động hóa Al, Fe, Cr,...
Cu + HNO3(đ) Cu + HNO3(l)
Fe + HNO3 (đ) Fe + HNO3 (l)
Al + HNO3 (l) Mg + HNO3 (l)
Ca + HNO3 (l) HNO3 (l)+ FeO
HNO3 (l)+ Fe3O4 HNO3 (l)+ Fe(OH)2
HNO3 (l)+ FeCuS2 HNO3 (l)+ FeS
* Điều chế HNO3: - Trong phòng thí nghiệm: cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với NaNO3 hoặc KNO3.
- Trong công nghiệp:
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI NITRAT
1. Không bền với nhiệt.
KNO3
Cu(NO3)2
AgNO3
2. Là chất oxihóa trong môi trường axit: 3Cu + 2NO3– + 8H+ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
B. Phần bài tập
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
A. N2O. B. N2. C. NO2. D. NO.
Câu 2 Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ.
A. NaNO3 và H2SO4 đặc. B. NaNO2 và H2SO4 đặc. C. NH3 và O2. D. NaNO3 và HCl đặc.
Câu 3: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
A. amophot. B. ure. C. natri nitrat. D. Amoni nitrat
Câu 4. Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
A. NaNO3. B. NH4NO3 C. KCl. D. K2CO3.
Câu 5. Phản ứng nhiệt phân không đúng là :
A. 2KNO3 ----> 2KNO2 + O2. B.NaHCO3 ---->NaOH + CO2
C. NH4NO2 ----> N2 + 2H2O. D. NH4Cl ----> NH3 + HCl .
Câu 6. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A. chất oxi hóa. B. môi trường. C. chất khử. D. chất xúc tác.
Câu 7. Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V2 = 2V1. B. V2 = 2,5V1. C. V2 = V1. D. V2 = 1,5V1.
Câu 8 Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,792. B. 0,448. C. 0,746. D. 0,672.
Câu 9. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 17,8 và 4,48. B. 17,8 và 2,24. C. 10,8 và 4,48. D. 10,8 và 2,24.
Câu 10. Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 240. B. 400. C. 120. D. 360.
Câu 11 Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 12. Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 11,28 gam. B. 8,60 gam. C. 20,50 gam. D. 9,4 gam.
Câu 13. Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là
A. HNO3 B. H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc. D. H3PO4.
Câu 14. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 6,52 gam. B. 13,92 gam. C. 8,88 gam. D. 13,32 gam.
Câu 15 Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 106,38. B. 38,34. C. 97,98. D. 34,08.
Câu 16. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Fe(NO3)3. B. HNO3. C. Fe(NO3)2 D. Cu(NO3)2.
Câu 17. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4. B. MgSO4.
C. MgSO4, và FeSO4. D. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
Câu 18. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO).
A. 0,6 lít. B. 1,0 lít. C. 0,8 lít D. 1,2 lít.
Câu 19. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. N2O. B. N2. C. NO2. D. NO.
Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 5,6. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 21. Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 10,52%. B. 19,53%. C. 15,25%. D. 12,80.
Câu 22. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. N2O và Al B. N2O và Fe. C. NO và Mg. D. NO2 và Al.
Câu 23. Cho phản ứng:
FexOy + (6x-2y) HNO3 (đậm đặc) ---> xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO2 + (3x-y)H2O. hãy chọn đáp án đúng.
a) Đây phải là một phản ứng oxi hóa khử, FexOy là chất khử, nó bị oxi hóa tạo Fe(NO3)3.
b) Trong phản ứng này, HNO3 phải là một chất oxi hóa, nó bị khử tạo khí NO2.
c) Đây có thể là một phản ứng trao đổi, có thể HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa.
d) (a) và (b) đúng
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 15 gam CaCO3 vào m gam dung dịch HNO3 có dư, thu được 108,4 gam dung dịch. Trị số của m là:
a) 93,4 gam b) 100,0 gam c) 116,8 gam d) Một kết quả khác
Câu 25. Xem phản ứng: FeS2 + H2SO4(đậm đặc, nóng) ----> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Tổng số các hệ số nguyên nhỏ nhất, đứng trước mỗi chất trong phản ứng trên, để phản ứng cân bằng các nguyên tố là:
a) 30 b) 38 c) 46 d) 50
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn m gam bột kim loại nhôm vào một lượng dung dịch axit nitric rất loãng có dư, có 0,03 mol khí N2 duy nhất thoát ra. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với luợng dư dung dịch xút, đun nóng, có 672 ml duy nhất một khí (đktc) có mùi khai thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:
a) 3,24 gam b) 4,32 gam c) 4,86 gam d) 3,51 gam
Câu 27. Xem phản ứng: aCu + bNO3- + cH+---> dCu2+ + eNO↑ + fH2O. Tổng số các hệ số (a + b + c + d + e + f) nguyên, nhỏ nhất, để phản ứng trên cân bằng, là: (có thể có các hệ số giống nhau)
a) 18 b) 20 c) 22 d) 24
Câu 28. Hòa tan 0,1 mol Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
a). 1,344 lít. b) 1,49 lít. c) 0,672 lít. d) 1,12 lít.
Câu 29. Hòa tan hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B trong dung dịch HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y (gồm 0,1 mol NO, 0,15 mol NO2 và 0,05 mol N2O). Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Số mol HNO3 đã phản ứng là:
a) 0,75 mol. b) 0,9 mol. c) 1,05 mol. d) 1,2 mol.
Câu 30. Hòa tan 10,71 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe trong 4 lít dung dịch HNO3 aM vừa đủ thu được dung dịch A và 1,792 lít hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ lệ mol 1:1. Cô cạn dung dịch A thu được m (gam.) muối khan. giá trị của m, a là:
a) 55,35 gam. và 2,2M b) 55,35 gam. và 0,22M c) 53,55 gam. và 2,2M d) 53,55 gam. và 0,22M
Câu 31. Hòa tan 5,95 gam hỗn hợp Zn, Al có tỷ lệ mol là 1:2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít một sản phẩm khử X duy nhất chứa nitơ. X là:
a) N2O b) N2 c) NO d) NH4+
Câu 32. Hòa tan 4,76 gam hỗn hợp Zn, Al có tỉ lệ mol 1:2 trong 400ml dung dịch HNO3 1M vừa đủ, được dung dịch X chứa m gam muối khan và thấy không có khí thoát ra. Giá trị của m là:
a) 25.8 gam. b) 26,9 gam. c) 27,8 gam. d) 28,8 gam
Câu 33. Vàng cũng như bạch kim chỉ bị hòa tan trong nước cường toan (vương thủy), đó là dung dịch gồm một thể tích HNO3 đậm đặc và ba thể tích HCl đâm đặc. 34,475 gam thỏi vàng có lẫn tạp chất trơ được hòa tan hết trong nước cường toan, thu được 3,136 lít khí NO duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng vàng có trong thỏi vàng trên là: