[Hóa 11] Chương II - Chuyên đề nitơ

T

.tarzan

Câu 4. Nung 44 gam hỗn hợp X gồm Cu và Cu(NO3)2 trong bình kín cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Chất rắn Y phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 0,5 M (Y tan hết). Khối lượng Cu và Cu(NO3)2 có trong hỗn hợp X là ?
A. 6,4 g Cu; 37,6 g Cu(NO3)2 B. 9,6 g Cu; 34,4 g Cu(NO3)2
C. 8,8 g Cu; 35,2 g Cu(NO3)2 D. 12,4 g Cu; 31,6 g Cu(NO3)2

Giải​

Nung hh X :

[TEX]Cu(NO_3)_2 \rightarrow CuO + NO_2 + \frac{1}{2}O_2[/TEX]
...b.........b
[TEX]2Cu + O_2 \rightarrow CuO[/TEX]
...a.........a
[TEX]CuO + H_2SO_4 \rightarrow CuSO_4 + H_2O[/TEX]
..a+b.......0,3

\Rightarrow a + b = 0,3
Lại có : 64a + 188b = 44

\Rightarrow a = 0,1 (mol), b = 0,2 (mol) \Rightarrow A


Câu 5. Hoà tan hết hỗn hợp FeS2, FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng được dung dịch X và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro bằng 22,75. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào 300 ml dung dịch NaOH 1 M được dung dịch Z. Các chất tan trong Z gồm
A. NaHCO3, Na2CO3, NaNO3, NaNO2. B. Na2CO3, NaNO3, NaNO2, NaOH.
C. NaHCO3, NaNO3, Na2CO3. D. Na2CO3, NaNO3, NaOH.

Giải​

Có d= 22.75 . 2 = 45,5 \Rightarrow Khí tạo ra gồm : CO2 và NO2(Sản phẩm khử duy nhất của HNO3 co M>45,5)

Áp dụng pp đường chéo :\Rightarrow [TEX]n_{NO}_2 = 3 n_{CO}_2[/TEX]

Mà [TEX]n_{NO}_2 + n_{CO}_2 = 0,2[/TEX]

\Rightarrow [TEX] n_{NO}_2 = 0,015 (mol)[/TEX][TEX]n_{CO}_2 = 0,05 (mol)[/TEX]

[TEX]n_{NaOh} = 0,3 (mol)[/TEX]
[TEX]NaOH + CO_2 \rightarrow NaHCO_3[/TEX]
.....0,05....0,05.......0,05

[TEX]NaHCO_3 + NaOH \rightarrow Na_2CO_3 + H_2O[/TEX]
....0,05.......0.05.......0.05

[TEX]2NaOH + 2NO_2 \rightarrow NaNO_3 + NaNO_2 + H_2O[/TEX]
...0,015.....0,015

\Rightarrow NaOH dư : 0,3 - 0,05 .2 - 0,015 = 0,05 (mol)

\Rightarrow Z gồm : NaOH , Na2CO3 , NaNO3 , NaNO2
 
A

anhtraj_no1

Bài tập Tự luận

Câu 6. Đốt cháy m gam đồng (II) sunfua trong khí oxi dư thu được chất rắn X có khối lượng bằng (m – 4,8) g. Nung X trong khí NH3 dư tới khối lượng không đổi được chất rắn Y. Hoà tan Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí Z (đktc) không màu, nặng hơn oxi. Giá trị của m (gam) và V (lít) là ?

Câu 7. Cho 18,56 gam một oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HNO3 tạo ra 0,224 lít khí(đktc) một oxit của nitơ. Công thức của oxit sắt và oxit nitơ lần lượt là?

Câu 8. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là ?


9. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75 m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là ?

10. Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là ?





Đến đây là hết rồi , các bạn cố làm nốt rồi mai ta sang chương photpho nhé :)
 
T

.tarzan

Câu 6. Đốt cháy m gam đồng (II) sunfua trong khí oxi dư thu được chất rắn X có khối lượng bằng (m – 4,8) g. Nung X trong khí NH3 dư tới khối lượng không đổi được chất rắn Y. Hoà tan Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí Z (đktc) không màu, nặng hơn oxi. Giá trị của m (gam) và V (lít) là ?

Giải​

Hoà tan Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí Z (đktc) không màu, nặng hơn oxi

\Rightarrow Z : N2O

Đốt cháy m gam đồng (II) sunfua trong khí oxi dư thu được chất rắn X có khối lượng bằng (m – 4,8) g

[TEX]CuS \rightarrow CuO[/TEX]
...a.........a

\Rightarrow [TEX]96 a - 80a = 4,8[/TEX]\Rightarrow [TEX]a = 0,3(mol)[/TEX]

\Rightarrow [TEX] m = 0,3 . 96 = 28,8 (g)[/TEX]

[TEX]3CuO + 2NH_3 \rightarrow 3Cu + N_2 + 3H_2O[/TEX]
...0,3................0,3
[TEX]4Cu + 10H^{+} + 2{NO_3}^{-} \rightarrow 4Cu^{2+} + N_2O + 5H_2O[/TEX]
.......0,3............................................0,075

\Rightarrow [TEX] V = 0,075 . 22,4 = 1,68 (l)[/TEX]
 
T

.tarzan

Câu 7. Cho 18,56 gam một oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HNO3 tạo ra 0,224 lít khí(đktc) một oxit của nitơ. Công thức của oxit sắt và oxit nitơ lần lượt là?

Giải​

Cho 18,56 gam một oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HNO3 tạo ra 0,224 lít khí(đktc) một oxit của nitơ

\Rightarrow [TEX]Fe_xO_y[/TEX] chỉ có thể là [TEX]FeO , Fe_3O_4[/TEX]

Mà FeO Fe3O4 đều chỉ nhường 1e khi lên Fe3+ \Rightarrow Số mol N+5 nhường = số mol FexOy

[TEX]N^{+5} + n.e \rightarrow X [/TEX]
...............0,01n..........0,01

\Rightarrow [TEX]0,01n = \frac{18,56}{56x + 16y}[/TEX]

Nếu là [TEX]FeO[/TEX] \Rightarrow [TEX]0,01n = \frac{18,56}{72}[/TEX]\Leftrightarrow[TEX]n = \frac{232}{9}[/TEX]

\Rightarrow FeO loại

Nếu là [TEX]Fe_3O_4[/TEX]\Rightarrow[TEX]0,01n = \frac{18,56}{232}[/TEX]\Leftrightarrow[TEX]n = 8[/TEX]

\Rightarrow [TEX]N_2O[/TEX]
 
T

.tarzan

Câu 8. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là ?

Giải​

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại . Mà có m gam Fe

\Rightarrow Fe sau phản ứng vẫn còn dư

[TEX]Fe + 4H^{+} + {NO_3}^{-}\rightarrow Fe^{3+} + NO + 2H_2O[/TEX]
..0,1........0,4.........................0,1.......0,1
\Rightarrow [TEX]V_{NO} = 2,24 (l)[/TEX]

[TEX]Fe + 2Fe^{3+} \rightarrow 3Fe^{2+}[/TEX]
...0,05.........0,1

[TEX]Fe + Cu^{2+} \rightarrow Fe^{2+} + Cu[/TEX]
..0,16......0,16.......0,16......0,16

\Rightarrow [TEX]m_{Fepu} = 0,31 . 56 = 17,36(g)[/TEX],[TEX]m_{Cu} = 0,16.64 = 10,24(g)[/TEX]

\Rightarrow [TEX]0,6m = m - 17,36 +10,24[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]m = 17,8 (g)[/TEX]

P/s : Còn lại các bạn làm :D
 
N

note1996


Bài tập Trắc nghiệm


Câu 5: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.


Câu 7:Cho a mol NO2 hấp thu hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. pH của dung dịch là:
A. <7 B. =7 C. Không xác định được D. >7


bạn ơi mình vẫn chưa hiểu câu này lắm , giải thích giùm mình với nha .
 
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
T

.tarzan

2 ngày rồi không ai làm nen mình xin làm nốt nha :D

9. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75 m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là ?

Giải​

Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75 m gam chất rắn

\Rightarrow Cu vẫn dư , sắt dư và chỉ có sắt phản ứng

5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5) (1) Biết lượng HNO3 lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam (2)

Gọi NO2 : x (mol) và NO : y (mol)

Từ (1) \Rightarrow x + y =0,25 (mol)

Từ (2) 4x + 2y = 0,7 (mol) ( [TEX]n_{HNO_3}_pu = 2n_{NO_2} + 4n_{NO} + 10n_{N_2O} + 12n_{N_2}+ 10n_{NH_4NO_3}[/TEX])

\Rightarrow x = 0,1(mol) , y = 0,15(mol)\Rightarrow NO: 0,1 (mol) và NO2 : 0,15(mol)

[TEX]N^{+5} + 1e \rightarrow N^{+4}[/TEX]
...........0,15...........0,15

[TEX]N^{+5} + 3e \rightarrow N^{+2}[/TEX]
............0,3.........0,1

[TEX]Fe \rightarrow Fe^{3+} +3e[/TEX] \Rightarrow a = 0,15(mol)
........a...................0,45

[TEX]Fe + 2Fe^{3+} \rightarrow 3Fe^{2+}[/TEX]
....0,075...0,15

\Rightarrow [TEX]0,75m = m - m_{Fepu} = m - 0,225.56[/TEX]\Leftrightarrow[TEX]m = 50,4 (g)[/TEX]

10. Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là ?

Giải​

Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra

300 ml dung dịch H2SO4 0,1M \Leftrightarrow [TEX]n_{H_2SO_4} = 0,03(mol)[/TEX]

có 448 ml khí (đktc) thoát ra \Rightarrow [TEX]n_{H_2} = 0,02(mol)[/TEX]

\Rightarrow Axit dư :0,01 (mol) \Rightarrow [TEX]n_{H^{+}} = 0,02(mol)[/TEX]

\Rightarrow 0,32g chất rắn là Cu ( Cu không đẩy được H+)\Leftrightarrow[TEX]n_{Cu} = 0,005(mol)[/TEX]

Gọi Fe: x (mol) , Al :y(mol) \Rightarrow Giải hệ : 56x + 27y = 0,87-0,32 và 2x + 3y = 0,02.2

\Leftrightarrow x = 0,005 (mol) và y = 0,01 (mol)

\Rightarrow Sau khi thu được khối lượng chất rắn và khí trong bình có
Fe(SO4)2 : 0,005(mol), Al(SO4)3 : 0,01 (mol) , H+ : 0,02 (mol)

Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất)

\Rightarrow [TEX]n_{{NO_3}^{-}} = 0,005 (mol)[/TEX]

Cu mạnh hơn Fe2+ nên Cu pu trước vs H+ và NO3-

[TEX]3Cu + 8H^{+} + 2{NO_3}- \rightarrow 3Cu^{2+} + 2NO + 4H_2O[/TEX]
..0,005.....0,02.......0,005

\RightarrowCu phản ứng hết thành 0,05 mol Cu2+ , H+ dư : 1/150 (mol) và NO3- dư : 1/600 (mol)

[TEX]3Fe^{2+} + 4H^{+} + {NO_3}^{-} \rightarrow 3Fe^{3+} + NO + 2H_2O[/TEX]
..0,005.......1/150.....1/600

\Rightarrow Vừa tròn hết H+ và NO3- @@

\Rightarrow [TEX]V_{NO} = (0,005.2 . 1/3 + 0,005.1/3) . 22,4 = 0,112 (l)[/TEX]

\Rightarrow [TEX]m_{muoi} = n_{{Fe}^{3+}} + n_{{Na}^{+}} + n_{{Al}^{3+}} + n_{{Cu}^{2+}} + n_{{SO_4}^{2-}} = 0,87+0,005.23 + 0,03.96 = 3,865 (g) [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

.tarzan

cho mình phương trình đi cậu
à , mà tớ tưởng ban đầu Fe và Cu cùng phản ứng tạo Fe3+ và Cu2+ , dư Cu
sau đó thì Cu dư đó + Fe3+ tạo ra Cu2+ và Fe2+ chứ nhỉ

Fe và Cu không cùng phản ứng đâu cậu . Trong dãy điện hoá Fe mạnh hơn Cu nên khi cho Fe và Cu vào HNO3 thì Fe sẽ phản ứng trước tạo Fe(NO3)3

TH1 : Fe phản ứng vừa hết với HNO3 thì Cu sẽ phản ứng với muối Sắt 3 để tạo ra muối sắt 2 và đồng 2

[TEX]Cu + 2Fe^{3+} \rightarrow Cu^{2+} + 2Fe^{2+}[/TEX] (Loại)

TH2: Fe phản ứng hết , rồi Cu phản ứng với HNO3 --> tạo 2 muối (Loại)

TH3: Fe phản ứng với HNO3 tạo muối Fe3+ và Fe còn dư để phản ứng với Fe3+ tạo muối Fe2+

[TEX]Fe + 2Fe^{3+} \rightarrow 3Fe^{2+}[/TEX]

--> Fe có thể còn dư hoặc hết
--> Chỉ có 1 muối được tạo thành (chất tan duy nhât ) Fe(NO3) 2
 
Last edited by a moderator:
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
T

.tarzan

Trong bài chỉ cho tác dụng với 1 axit duy nhất là HNO3 thôi mà cậu . Fe mạnh hơn Cu nên sẽ phản ứng trước tạo muố Fe3+ .Trong dãy điện hoá thì cặp Fe2+, Fe đứng trước cặp Cu2+ ,Cu mà cặp Cu2+ , Cu lại đứng trước Fe3+ , Fe2+ nên nếu Fe dư thì sẽ tác dụng Fe3+ tao muối Fe2+ rồi mới tới Cu vs Fe3+ .Còn về phần TS như cậu nói mình chưa có điều kiện tìm hiểu nên cũng không biết nhưng bài tập này cũng có cần áp dụng kiến thức như cậu nói đâu
 
S

sky_net115

1 Bài tập nặng về lý thuyết nhé!
Cho hỗn hợp A gồm 4 kim loại.
Cho A qua dung dịch HCl dư loãng thu được dung dịch B và rắn C. biết rắn C khi tác dung với HNO3 đặc tạo ra dung dịch D có màu xanh.
Dung dịch B khi nhỏ từ từ từng giọt NaOH tới dư. Ban đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng , 1 phần kết tủa trắng trên bề mặt, 1 phần kết tủa trắng tạo thành các dây. Sau một thời gian thấy kết tủa màu đỏ nâu xuất hiện ở trên bề mặt và không thấy còn kết tủa dây nữa. Nhưng ở dưới đáy có kết tủa trắng lắng xuống.
Biết rang 1 trong 4 kim loại trên có khả năng thực hiện phản ứng biến Cacbon đioxit thành Cacbon oxit. Xác định 4 kim loại trên :p
 
T

.tarzan

Cho A qua dung dịch HCl dư loãng thu được dung dịch B và rắn C biết rắn C khi tác dung với HNO3 đặc tạo ra dung dịch D có màu xanh. --> C là Cu

Dung dịch B khi nhỏ từ từ từng giọt NaOH tới dư. Ban đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng , 1 phần kết tủa trắng trên bề mặt, 1 phần kết tủa trắng tạo thành các dây . Sau một thời gian thấy kết tủa màu đỏ nâu xuất hiện ở trên bề mặt và không thấy còn kết tủa dây nữa --> Có Fe

Biết rang 1 trong 4 kim loại trên có khả năng thực hiện phản ứng biến Cacbon đioxit thành Cacbon oxit
-> Mg

không thấy còn kết tủa dây nữa . -> cái này giống Al :D

Nhưng ở dưới đáy có kết tủa trắng lắng xuống -> Mg ( sau một thời gian lắng xuống không phản ứng với kiềm dư :D)
 
Last edited by a moderator:
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom