[Hóa 11] Chương II - Chuyên đề nitơ

A

anhtraj_no1

Hòa tan hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO3, thu được 7,84 lít NO (1) (đktc) và 800 ml dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl vào X đến khi không còn khí thoát ra, thì thu được thêm 1,12 lít NO (2) (đktc).

1) Xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong A.
2) Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
3) Tính CM của các chất trong X.

Ta thấy sau khi phản ứng với HNO3 xong, khi cho tiếp HCl vào thì lại thấy khí thoát ra $\rightarrow Cu$ sẽ còn dư để tiếp tục phản ứng với $H^+$ trong HCl

$n_{NO}(1) = \dfrac{7,84}{22,4} = 0,35 \ mol$
$n_{NO}(2) = \dfrac{1,12}{22,4} = 0,05 \ mol \rightarrow n_{Cu} dư = \dfrac{3}{2}0,05 = 0,075 \ mol \rightarrow m = 0,075.64 = 4,8 \ g$

$Fe^0 \xrightarrow{-3e} Fe^{+3}$
x.......3x
$Cu^0 \xrightarrow{-2e} Cu^{+2}$
y.......2y
$N^{+5} \xrightarrow{+3e} N^{+2}$
.......1,05.....0,35

Ta có hệ $\begin{cases} 56x + 64y = 26,4 - 4,8 \\ 3x + 2y = 1,05 \end{cases}$
$\rightarrow x = 0,3 ; y = 0,075$

a, $\rightarrow$ %
b, $n_{HNO_3} = 4n_{NO} \rightarrow$
c, Các chất trong X là $Fe(NO_3)_2$ và $Cu(NO_3)_2$ , có mol rồi thay vào tính nhé .
 
A

anhtraj_no1

I .Tự luận

Câu 1 . Cần lấy bao nhiêu lít $N_2$ và $H_2$ để tạo ra được 201,6 l $NH_3$ . Biết hiệu suất của phản ứng là 18% , thể tích các chất khí đo ở đktc .

Câu 2 . Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng phản ứng oxi hóa khử giữa $NH_3$ và $CuO$ đun nóng .
Thức hiện phản ứng với 17,92 l $NH_3$ và $120g CuO$ .
a ,Tính thể tích $N_2$ điều chế được
b, Tính thể tích dung dịch $H_2SO_4$ đặc nóng , có nồng độ độ 55% và khối lượng riêng D = 1,427 g/ml , đủ để làm tan hết chất rắn thu được sau phản ứng . Thể tích các chất khí đo ở đktc.

Câu 3 . Đun nóng 127 g hỗn hợp gồm hai muối $(NH_4)_2CO_3$ và $NH_4HCO_3$
, hỗn hợp phân hủy hết thành khí và hơi nước . Làm nguội sản phẩm đến $27^oC$ thu được 81,6l hỗn hợp khí , dưới áp suất 1atm . Tính tỉ lệ số mol hai muối trong hỗn hợp .

II.Trắc nghiệm

1 . Khi cho Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch HNO3 loãng có hiện tượng gì xảy ra?
A. Xuất hiện dung dịch màu xanh, có khí không màu bay ra.
B. Xuất hiện dung dịch màu xanh và có khí không màu bay ra ngay trên mặt thoáng của dung dịch.
C. Xuất hiện dung dịch màu xanh, có khí màu nâu bay ra trên miệng ống nghiệm.
D. Dung dịch không màu, khí màu nâu xuất hiện trên miệng ống nghiệm.

2. Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành:
A. Màu vàng. B. Màu đen sẫm. C. Màu trắng sữa. D. Màu nâu.

3. Chọn nhận định sai:
A. HNO3 là chất lỏng, không màu, tan có giới hạn trong nước. B. N2O5 là anhiđrit của axit nitric
C. Dung dịch HNO3 có tính oxi hoá mạnh do có ion NO3-. D. HNO3 là axit mạnh.

Câu 4. Những kim loại nào dưới đây phản ứng được với dung dịch HNO3?
A. Zn, Al, Fe B. Cu, Zn, Al C. Cu, Zn, Hg D. Tất cả các kim loại trên

Câu 5. Phản ứng nào trong số các phản ứng dưới đây viết đúng?
A. FeS2 + 6HNO3 đ --> Fe(NO3)2 + 2H2SO4 + 4NO2 + H2O
B. Fe3O4 + 10HNO3 đ --> 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
C. Fe3O4 + 8HNO3 đ --> 2Fe(NO3)3 + Fe(NO3)2 + 4H2O
D. FeS2 + 2HNO3 đ --> Fe(NO3)2 + H2S

Câu 6. Axit HCl và HNO3 đều phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?
A. CaO, Cu, Fe(OH)3, AgNO3 B. CuO, Mg, Ca(OH)2, Ag2O
C. Ag2O, Al, Cu(OH)2, SO2 D. S, Fe, CuO, Mg(OH)2

Câu 7. Xác định phản ứng đúng trong số các phản ứng dưới đây :
A. FeCO3 + 4HNO3 đ --> Fe(NO3)2 + CO2+ NO2 + 2H2O
B. FeCO3 + 4HNO3 đ --> Fe(NO3)3 + CO2 + NO + 2H2O
C. 2FeCO3 + 10HNO3 đ --> 2Fe(NO3)3 + 2(NH4)2CO3+ H2O
D. FeCO3 + 4HNO3 đ --> Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2H2O

Câu 8. Kim loại nào phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội).
A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Ag.

Câu 9. Dãy các chất nào sau đây khi phản ứng với HNO3 đặc nóng đều tạo khí:
A. Cu(OH)2, FeO, C B. Fe3O4, C, FeCl2 C. Na2O, FeO, Ba(OH)2 D. Fe3O4, C, Cu(OH)2
 
T

.tarzan



Câu 1 . Cần lấy bao nhiêu lít $N_2$ và $H_2$ để tạo ra được 201,6 l $NH_3$ . Biết hiệu suất của phản ứng là 18% , thể tích các chất khí đo ở đktc .


[TEX]N_2 + 3H_2 \rightarrow 2NH_3[/TEX]
[TEX]n_{NH}_3 = 9 (mol) [/TEX]
\Rightarrow[TEX]n_N_2 = 4,5 (mol) n_H_2 = 13,5 (mol)[/TEX]
\Rightarrow[TEX]V_H_2 = \frac{13,5}{18%}.22,4 = 1680 (l)[/TEX]
[TEX]V_N_2 = \frac{4,5}{18%}.22,4 = 560 (l)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

.tarzan


Câu 2 . Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng phản ứng oxi hóa khử giữa $NH_3$ và $CuO$ đun nóng .
Thức hiện phản ứng với 17,92 l $NH_3$ và $120g CuO$ .
a ,Tính thể tích $N_2$ điều chế được
b, Tính thể tích dung dịch $H_2SO_4$ đặc nóng , có nồng độ độ 55% và khối lượng riêng D = 1,427 g/ml , đủ để làm tan hết chất rắn thu được sau phản ứng . Thể tích các chất khí đo ở đktc.

[TEX]2NH_3 +3 CuO \rightarrow 3Cu + N_2 + 3H_2O[/TEX]

[TEX]n_{CuO} = 1,5 (mol)[/TEX]

[TEX]n_{NH}_3 = 0,8 (mol)[/TEX]

\Rightarrow CuO dư

[TEX]n_N_2 = \frac{1}{2}n_{NH}_3 = 0,4 (mol)[/TEX]

\Rightarrow[TEX]V_N_2 = 8,96 (l)[/TEX]

Chất rắn gồm Cu (1,2 mol) và CuO dư (0.03 mol)

Bảo toàn e với Cu \Rightarrow [TEX]n_{SO}_2 = 0,12 (mol)[/TEX]

\Rightarrow [TEX]n_H_{2SO}_4 = 0,12 + 0,12 + 0,03 = 0,27 (mol)[/TEX]

[TEX]V_H_{2SO}_4 = 33,7 (ml)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
T

the_god

Gọi số mol Fe và Cu lần lượt là x, y mol. Z là số mol Cu pư´
nNO(1)=0.35mol
nNO(2)=0.05mol
$Fe-3e==> Fe^{3+}$
xmol__3x

$Cu-2e==> Cu^{2+}$
zmol__2z

$N^{+5}+3e==>N^{3}$
0.35__0.35*3


==> 3x+2z=0.35*3

Giả sử phần 2 Cu dư ở phần 2

$Cu+Fe^{3+}===> Cu^{2+}+Fe^{2}$
xmol <__xmol

Các chất trong phần 2 là
Sô´ mol Cu dư là y-z-x
Sô´ mol $Fe^{2+}$=xmol

$Fe^{2}+1e==> Fe^{3}$
xmol__xmol

$Cu du +2e===> Cu^{2+}$
(y-z-x)mol
$N^{+5}+3e==>N^{3}$
0.05mol__0.05*3

==> hê?:
2*(y-z-x)+x=0.05*3
56x+64Y=26.4g

Giải pư trình màu xanh ==>x=1.5mol, y=-0.9mol,z=-1.725mol

==> Không có Cu dư ở phần 2.
____
Fe và Cu có số mol lần lượt là x và y mol

dung dịch sau pứ là CuNO3 và Fe(NO3)2 .
cho thêm $H^+$ vào thì dd gồm $Fe^{3+}$ và $Cu^{2+}$
tất cả cuối cung đều lên $Fe^{3}$ và $Cu^{2}$
==> hệ

$ \begin{cases} 3x+2y=(0.35+0.05)*3 \\ 56x+64y=26.4 \end{cases}$

x=0.3mol
y=0.15mol

mấy cái kia mọi người tính nốt nhé.
 
Last edited by a moderator:
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

@ cobe_xauxi_ngungoc : Tớ thấy đề nó bảo ở lần 2 khi thêm $H^+$ thì thấy thoát ra NO mà cậu , thế nên tớ nghĩ đến khả năng Cu dư , vì theo thứ tự phản ứng thì FE hết mới đến Cu mà :D

Câu 1 Trắc nghiệm là C. Xuất hiện dung dịch màu xanh, có khí màu nâu bay ra trên miệng ống nghiệm.

Còn câu 3 nữa nè các bạn

Tự luận

Câu 3 . Đun nóng 127 g hỗn hợp gồm hai muối $(NH_4)_2CO_3$ và $NH_4HCO_3$
, hỗn hợp phân hủy hết thành khí và hơi nước . Làm nguội sản phẩm đến $27^oC$ thu được 81,6l hỗn hợp khí , dưới áp suất 1atm . Tính tỉ lệ số mol hai muối trong hỗn hợp .

Trắc nghiệm

Câu 1. Khí Nitơ tương đối trơ ở t0 thường là do:
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ .
B. Nguyên tử Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm Nitơ .
C. Trong phân tử N2 ,mỗi nguyên tử Nitơ còn một cặp e chưa tham gia tạo liên kết.
D.Trong nguyên tử N2 có liên kết ba bền.

Câu 2. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí.
A. Li, Mg, Al C. Li, H2, Al
B. H2 ,O2 D. O2 ,Ca,Mg

Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ .
A. Không khí B.NH3 ,O2
C.NH4NO2 D.Zn và HNO3

Câu 4. Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây.
A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi .
B. Chưng cất phân đoạn KK lỏng .
C. Đung dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.
D. Đun nóng kl Mg với dd HNO3 loãng.

Câu 5. N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với :
A. H2 B. O2 C. Li D. Mg

Câu 7. Chọn muối khi nhiệt phân tạo thành khí N2.
A. NH4NO2 B.NH4NO3
C.NH4HCO3 D. NH4NO2 hoặc NH4NO3

Câu 6. Một oxit Nitơ có CT NOx trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của oxit Nitơ đó là :
A. NO B. NO2 C. N2O2 D. N2O5

Câu 7. Thể tích khí N2 (đkc) thu được khi nhiệt phân 10g NH4NO2 là
A. 11,2 l B. 5,6 l C. 3,56 l D. 2,8 l

Câu 8. Một nguyên tố R có hợp chất với Hidrô là RH3 oxit cao nhất của R chứa 43,66 % khối lượng R .Nguyên tố R đó là
A. Nitơ B. Photpho C. Vanadi D. Một kết quả khác

Câu 9. Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần:
A/ NH3, N2, NO, N2O, AlN
B/ NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO
C/ NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3
D/ NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3
 
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
T

.tarzan





Câu 3 . Đun nóng 127 g hỗn hợp gồm hai muối $(NH_4)_2CO_3$ và $NH_4HCO_3$
, hỗn hợp phân hủy hết thành khí và hơi nước . Làm nguội sản phẩm đến $27^oC$ thu được 81,6l hỗn hợp khí , dưới áp suất 1atm . Tính tỉ lệ số mol hai muối trong hỗn hợp .


[TEX](NH_4)_2{CO}_3 \rightarrow 2NH_3 + CO_2 + H_2O [/TEX] ( Nhiệt phân 2 nấc :D)
a.........2a...........a

[TEX]NH_4HCO_3 \rightarrow NH_3 + CO_2 + H_2O[/TEX]
b..........b...........b

\Rightarrow [TEX]n_{khi} = 3a + 2b [/TEX]

Lại có [TEX]n_{khi} = \frac{PV}{RT} = \frac{1 . 81,6}{0,082 . ( 27 + 273)} = 3a + 2b (1)[/TEX]

Và [TEX] 96a + 79b = 127 (2)[/TEX]

\Rightarrow [TEX] a =\frac{22}{123} (mol)[/TEX]
[TEX]b = \frac{57}{41} (mol)[/TEX]

\Rightarrow[TEX] \frac{a}{b} = \frac{22}{171}[/TEX]

P/s : Lẻ kinh khủng @@ k biết đung k biết :D
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

Sr các bạn nhá , mình ghi nhầm đề :D
đáng nhẽ ra nó phải là 86,1 l khí , giải hệ kia nó sẽ ra x = 0,5 ; y = 1
x : y = 1 : 2
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

Sr các bạn vì thời gian mình phải thi học kì cho nên không thể post bài được , giờ mình thi xong rồi :D chúng ta tiếp tục nhá :) Hy vọng các bạn tiếp tục ủng hộ , ôn nhanh còn sang chương tiếp nào .

Bài tập tự luận

Câu 1. Cho 7 gam hỗn hợp Cu, Fe (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) tác dụng với dd HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), còn lại 4,6 gam kim loại không tan và dd X. Muối có trong dung dịch X là ?
A. Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2.

Câu 2. Nung nóng AgNO3 để phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là ?
. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 40%.

Câu 3. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít.B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,2 lít.

Câu 4. Nung 44 gam hỗn hợp X gồm Cu và Cu(NO3)2 trong bình kín cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Chất rắn Y phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 0,5 M (Y tan hết). Khối lượng Cu và Cu(NO3)2 có trong hỗn hợp X là ?
A. 6,4 g Cu; 37,6 g Cu(NO3)2 B. 9,6 g Cu; 34,4 g Cu(NO3)2
C. 8,8 g Cu; 35,2 g Cu(NO3)2 D. 12,4 g Cu; 31,6 g Cu(NO3)2

Câu 5. Hoà tan hết hỗn hợp FeS2, FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng được dung dịch X và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro bằng 22,75. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào 300 ml dung dịch NaOH 1 M được dung dịch Z. Các chất tan trong Z gồm
A. NaHCO3, Na2CO3, NaNO3, NaNO2. B. Na2CO3, NaNO3, NaNO2, NaOH.
C. NaHCO3, NaNO3, Na2CO3. D. Na2CO3, NaNO3, NaOH.


Bài tập Trắc nghiệm

Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm:
A. FeO, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2.
C. Fe, NO2, O2. D. Fe2O3, NO2, O2.

Câu 2: Cho hai muối X, Y thoả mãn điều kiện sau:
X + Y --> không xảy ra phản ứng.
X + Cu --> không xảy ra phản ứng.
Y + Cu --> không xảy ra phản ứng.
X + Y + Cu --> xảy ra phản ứng.
X và Y là muối nào dưới đây?
A. NaNO3 và NaHSO4. B. NaNO3 và NaHCO3.
C. Fe(NO3)3 và NaHSO4. D. Mg(NO3)2 và KNO3.

Câu 3: Nhận định nào sau đây về HNO3 là không đúng?
A. Axit nitric là chất lỏng dễ tan trong nước và dễ bay hơi.
B. Axit nitric thể hiện tính axit mạnh khi tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại…
C. Axit nitric có tính oxihoa mạnh, đó là tính chất của NO3- trong dung dịch axit.
D. Axit nitric đặc thường có màu vàng là do HNO3 kém bền, phân huỷ tạo thành NO2.

Câu 4: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 5. B. 8. C. 6. D. 7.

Câu 5: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.

Câu 6: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) --> 2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi áp suất của hệ. B. thay đổi nồng độ N2.
C. thay đổi nhiệt độ. D. thêm chất xúc tác Fe.

Câu 7:Cho a mol NO2 hấp thu hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. pH của dung dịch là:
A. <7 B. =7 C. Không xác định được D. >7
Câu 8: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3. (b) Nung FeS2 trong không khí.
(c) Nhiệt phân KNO3. (d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư).
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(h) Nung Ag2S trong không khí. (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

 
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
T

.tarzan

Bài tập tự luận
Câu 1. Cho 7 gam hỗn hợp Cu, Fe (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) tác dụng với dd HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), còn lại 4,6 gam kim loại không tan và dd X. Muối có trong dung dịch X là ?
A. Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2.

Câu 2. Nung nóng AgNO3 để phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là ?
. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 40%

Câu 3. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít.B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,2 lít.

Câu 4. Nung 44 gam hỗn hợp X gồm Cu và Cu(NO3)2 trong bình kín cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Chất rắn Y phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 0,5 M (Y tan hết). Khối lượng Cu và Cu(NO3)2 có trong hỗn hợp X là ?
A. 6,4 g Cu; 37,6 g Cu(NO3)2 B. 9,6 g Cu; 34,4 g Cu(NO3)2
C. 8,8 g Cu; 35,2 g Cu(NO3)2 D. 12,4 g Cu; 31,6 g Cu(NO3)2

Câu 5. Hoà tan hết hỗn hợp FeS2, FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng được dung dịch X và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro bằng 22,75. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào 300 ml dung dịch NaOH 1 M được dung dịch Z. Các chất tan trong Z gồm
A. NaHCO3, Na2CO3, NaNO3, NaNO2. B. Na2CO3, NaNO3, NaNO2, NaOH.
C. NaHCO3, NaNO3, Na2CO3. D. Na2CO3, NaNO3, NaOH.
 
A

anhtraj_no1

Bạn .tarzan ơi , Tuy là bài tập kiểu trắc nghiệm nhưng mình ghi tự luận , cậu trình bày cả ra nữa nhé :)
 
T

.tarzan

Trình bày:

Câu 1. Cho 7 gam hỗn hợp Cu, Fe (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) tác dụng với dd HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), còn lại 4,6 gam kim loại không tan và dd X. Muối có trong dung dịch X là ?
A. Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2.

Giải​

Có [TEX]m_{Fe} = 7.40% = 2,8 (g)[/TEX]

\Rightarrow[TEX]m_{Cu} = 4,2 (g)[/TEX]

Sau pư có 4,6g KL k tan \Rightarrow Số gam KL pư : 7- 4,6 = 2,4 (g) < 2,8

\Rightarrow Chỉ có Fe phản ứng còn Cu k phản ứng

Ta có 2 pt :

[TEX]Fe + 4HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3 + NO + 2H_2O[/TEX]


[TEX]Fe + 2Fe(NO_3)_3 \rightarrow 3Fe(NO_3)_2[/TEX]

\Rightarrow Muối tạo thành là [TEX]Fe(NO_3)2[/TEX]

Câu 2. Nung nóng AgNO3 để phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là ?
. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 40%

Giải​

[TEX]AgNO_3 \rightarrow Ag + NO_2 + \frac{1}{2}O_2[/TEX]
...a............a...........a..............a/2.......
[TEX]2NO_2 + \frac{1}{2}O_2 + H_2O \rightarrow 2HNO_3[/TEX]
..........a.............a/4.........................a
[TEX]3Ag + 4HNO_3 \rightarrow 3AgNO_3 + NO + 2H_2O[/TEX]
...0,75a.........a.

\Rightarrow Khối lượng Ag sau phản ứng : m = a - 0,75a = 0,25a

\Rightarrow [TEX]%_X = 25%[/TEX]

Câu 3. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít.B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,2 lít.

Giải​

[TEX]Fe + 4H^{+} + {NO_3}^{-} \rightarrow Fe^{3+} + NO + 2H_2O[/TEX]
...0,15......0,6........0,15..................0,15

[TEX]Cu + 2Fe^{3+} \rightarrow 2Fe^{2+} + Cu{2+}[/TEX]
...0,075......0,15..........0,15......0,075

\Rightarrow Cu dư 0,075 mol cần dùng 1 lượng HNO3 để phản ứng với Cu dư

[TEX]3Cu + 8H^{+} + 2{NO_3}^{-} \rightarrow 3Cu^{2+} + 2NO + 4 H_2O[/TEX]
....0,075......0,2

\Rightarrow [TEX]n_{H^{+}} = 0.8 (mol)[/TEX]

\Rightarrow [TEX]V_{HNO_3} = 0,8 (l)[/TEX]

P/s: :D lúc nãy làm sai, chút viết tiếp h nấu cơm :D
 
Top Bottom