[Hóa 10] Nhóm thảo luận - Star loves

B

binbon249

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình lập pic này để chúng ta cùng thảo luận và ôn lại kiến thức lớp 10.

Lưu ý:
pic chỉ dành cho những mem của nhóm "Star loves" . Các mem khác thông cảm nha!

Trước khi post bài:

+ Đọc kĩ nội quy của box hóa : http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=65839

+ Công thức phải gõ Latex - trình bày dễ hiểu. http://www.codecogs.com/latex/eqneditor.php

+ Màu chữ ko khó nhìn​

:khi (69)::khi (69):​

Danh sách nhóm:

  • binbon249
    [*]anhtraj_no1
    [*]thanhtruc3101
    [*]dongminh_96
    [*]i_am_challenger
    [*]jelouis
    [*]muathu1111
    [*]asroma11235
    [*]quanghero100
    [*]manuyuhee
    [*]starlove_maknae_kyuhyun
    [*]hiepkhach_giangho
    [*]heroineladung
    [*]mavuongkhongnha
    [*]hocmaitlh
    [*]bboy114crew
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

Chương I : Nguyên tử

I . Khái quát lại kiến thức

kiến thức cần nhớ :
1. 1 đvc = $1,67.10^{-27}$ $kg = 1,67.10^{-24} g$
2.khối lượng riêng của nguyên tử .
$D = \frac{m(gam)}{V(cm^{3})}$
3. Nguyên tử là một khối cầu bán kính r có thể tích
$V = \frac{4}{3}\pi$$r^3$


bài 1 : Nguyên tử khối của Na là 23 đvc . tính khối lượng của nguyên tử Na theo kg .

Bài 2 : Nguyên tử Zn có bán kính $r = 1,35.10^{-10} m$ và có nguyên tử khối là 65 đvc
a, tính khối lượng riêng của Zn
b, thực tế hầu như toàn bộ khối lượng của Zn tập trung vào hạt nhân với bán kính là $ r = 2.10^{-15} m $. Tìm khối lượng riêng của hạt nhân $( \pi = 3,14 )$

bài 3 : bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử Fe lần lượt là 1,28
gif.latex
và 56g/mol . tính khối lượng riêng của Fe . Biết rằng trong tinh thể , các tinh thể Fe chiếm 74% thể tích còn lại là phần rỗng

Ta chỉ ôn sơ qua phần này thôi, vì phần này cũng không quan trọng lắm , xong rồi chuyển sang phần phản ứng hóa học .
 
B

binbon249

Chương I. NGUYÊN TỬ

A. Thành phần nguyên tử:


-Nguyên tử là phần tử hóa học nhỏ nhất không thể phân chia cấu tạo nên vật chất

I. Thành phần cấu tạo nguyên tử:

Có ba loại hạt nguyên tử cấu tạo nên các nguyên tử:

  • Điện tử Âm (Electron) mang điện âm
  • Điện tử Dương (Proton) mang điện dương
  • Điện tử trung hòa (Neutron) không mang điện
Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nơtrron. Vì nơtron không mang điện, số proton trong hạt nhân phải bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron quay xung quanh hạt nhân.

II. kích thước và khối lượng của nguyên tử:
1. Kích thước :

Để biểu thị kích thước nguyên tử, người ta dùng đơn vị nanomet (viết tắt là nm) hay angstrom ( [TEX] \AA [/TEX]).
Anm = $10^{-9}$ m; 1 [TEX] \AA [/TEX] = $10^{-10}$ m; 1 nm = 10 [TEX] \AA [/TEX]

2. Khối lượng

B. Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học:

+ Điện tích hạt nhân: Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron

+ Số khối A: A= Z + N hay A = p + n.

+ Điện tích q: q_e = $-1,602.10^{-19}$ C hay $q_e = 1-; q_p = +1,602.10^{-19}$ C
hay $q_p = 1+; q_n = 0$
Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hoà

C. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN NHANH:

1. Dạng 1: Mối quan hệ giữa các hạt cấu tạo nguyên tử:

- Đối với những nguyên tử có 2 < Z < 82 thì

[TEX]1 \leq \frac{N}{Z} \leq 1,5[/TEX]
Biểu thức trên thường dùng để xác định Z, N và A khi biết tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử (hoặc ion)

- Đối với cation:
gif.latex


- Đối với anion:

gif.latex


2. Dạng 2: Tính theo phần trăm các đồng vị:
+) Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó khối A của chúng khác nhau.

+) Nguyên tử khối trung bình: Là khối lượng nguyên tử trung bình của hỗn hợp các đồng vị (còn gọi là nguyên tử lượng trung bình), kí hiệu là [TEX] \overline{A} \ hay \ \overline{M}[/TEX]​
Công thức:

gif.latex


Với i: 1, 2, 3, ......: $x_i$ : số nguyên tử; $M_i$ hay $A_i$ : nguyên tử khối.

Với nguyên tố có hai đồng vị A, B:
gif.latex


3. Dạng 3: Dựa vào cấu hình electron xác định nguyên tố là kim loại hay phi kim.
+) Xác định số electron của nguyên tử.
+) Các electron được phân bố theo thứ tự tăng dần các mức năng lượng AO, theo các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử (đối với các nguyên tử không có phân lớp d hoặc f thì thứ tự tăng dần mức năng lượng trùng với cấu hình e)
+) Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự các lớp electron.​

Ví dụ: Nguyên tử sắt, Z = 26, có 26 electron. Các electron của nguyên tử Fe được phân bố như sau: $1s^2 \ 2s^2 \ 2p^6 \ 3s^2 \ 3p^6 \ 4s^2 \ 3d^6$ .

Electron cuối cùng của nguyên tử Fe điền vào phân lớp d, Fe là nguyên tố d.
Cấu hình electron của nguyên tử Fe: $1s^2 \ 2s^2 \ 2p^6 \ 3s^2 \ 3p^6 \ 4s^2 \ 3d^6 \ 4s^2$
Hoặc viết gọn là: $[Ar] 3d^6 \ 4s^2$.


Chú ý:

1. Đối với một số nguyên tố nhóm B, khi trên phân lớp d sát lớp ngoài cùng có 4 electron hoặc 9 electron thường xảy ra hiện tượng "bán bão hòa gấp" hoặc "bão hòa gấp". Tức là 1 e trên phân lớp ns chuyển vào phân lớp (n-1)d để làm bền lớp này:

  1. Bán bão hòa gấp: $(n-1)d^5ns^1$
  2. Bão hòa gấp: $(n-1)d^{10}ns^1$
Ví dụ:

  • Cr(Z = 24): $1s^2 \ 2s^2 \ 2p^6 \ 3s^2 \ 3p^6 \ 3d^4 \ 4s^2$
Thực tế: $1s^2 \ 2s^2 \ 2p^6 \ 3s^2 \ 3p^6 \ 3d^5 \ 4s^1$ (do hiện tượng "bán bão hòa gấp")

  • Cu(Z= 29) : $1s^2 \ 2s^2 \ 2p^6 3s^2 \ 3p^6 \ 3d^9 \ 4s^2$
Thực tế: $1s^2 \ 2s^2 \ 2p^6 \ 3s^2 \ 3p^6 \ 3d^{10} \ 4s^1$ (do hiện tượng "bão hòa gấp")


2.Cấu hình e còn mở rộng cho cả ion, khi đó để viết cấu hình electron của ion, ta phải xuất phát từ cấu hình electron của nguyên tử bằng các bớt đi hoặc thêm vào số electron đúng bằng điện tích của ion.
Ví dụ:

  • S(Z = 16) $1s^2 \ 2s^2 \ 2p^6 \ 3s^2 \ 3p^4$ --> $S^{2-} = 1s^2 \ 2s^2 \ 2p^6 \ 3s^2 \ 3p^6$

- Nguyên tử kim loại : Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng (trừ H, He và B).

- Nguyên tử phi kim: Có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.

- Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử của các nguyên tố kim loại hoặc phi kim

[/INDENT]
Như vậy, khi cấu hình electron của nguyên tử có thể dự đoán được loại nguyên tố.

Tính bổ sung vào bài của anhtraj luôn mà do nhiều kí tự + ko biết sắp xếp lại nữa nên mình post riêng, các bạn đọc xong bài này với phần lí thuyết và giải phần bài tập của anhtraj_no1 post nha! :D
 
Last edited by a moderator:
J

jelouis

bài 1 : Nguyên tử khối của Na là 23 đvc . tính khối lượng của nguyên tử Na theo kg .

Bài 2 : Nguyên tử Zn có bán kính $r = 1,35.10^{-10} m$ và có nguyên tử khối là 65 đvc
a, tính khối lượng riêng của Zn
b, thực tế hầu như toàn bộ khối lượng của Zn tập trung vào hạt nhân với bán kính là $ r = 2.10^{-15} m $. Tìm khối lượng riêng của hạt nhân $( \pi = 3,14 )$

bài 3 : bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử Fe lần lượt là 1,28
gif.latex
và 56g/mol . tính khối lượng riêng của Fe . Biết rằng trong tinh thể , các tinh thể Fe chiếm 74% thể tích còn lại là phần rỗng

Bài 1:
Na có nguyên tử khối là $23 dvc$ $\Longrightarrow$ khối lượng của nguyên tử Na là :
$$m=23.1,67.10^{-27}=3,841.10^{-26} kg$$
Bài 2:
a.Khối lượng của nguyên tử Zn là : $$m_{Zn}=65.1,67.10^{-27}=1,0855.10^{-25} kg$$
Thể tích của nguyên tử Zn là : $$V_{Zn}=\frac{4}{3}\pi.r^3=1,03.10^{-29} m^3$$
$\Longrightarrow$ khối lượng riêng của Zn là : $D_{Zn}=\frac{m_{Zn}}{V_{Zn}}=10538,8 kg/m^3$

b.Thể tích của hạt nhân Zn : $V=\frac{4}{3}\pi(2.10^{-15})^3=3.35.10^{-44} m^3$
$\Longrightarrow$ Khối lượng riêng của hạt nhân :
$$D=\frac{m_{Zn}}{V}=\frac{1,0855.10^{-25}}{3.35.10^{-44}}=3.24.10^{18} kg/m^3$$
Bài 3:
Thể tích của Fe là :
$$V=\frac{4}{3}\pi(1,28.10^{-8})^3\frac{74}{100}=6,497.10^{-24} cm^3$$
Khối lượng của Fe là :
$$m=56.1,67.10^{-24}=9,352.10^{-23} g$$
Khối lượng riêng của Fe là :
$$D=\frac{m}{V}=14,39 g/cm^3$$
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

Bài 3:
Thể tích của Fe là :
$$V=\frac{4}{3}\pi(1,28.10^{-8})^3\frac{74}{100}=6,497.10^{-24} cm^3$$
Khối lượng của Fe là :
$$m=56.1,67.10^{-24}=9,352.10^{-23} g$$
Khối lượng riêng của Fe là :
$$D=\frac{m}{V}=14,39 g/cm^3$$[/COLOR][/SIZE][/FONT]


bài 3 bạn áp dụng CT tính V hơi vội vàng

Đầu tiên ta tìm khối lượng của 1 nguyên tử sắt

$m_{Fe} = \frac{56}{6,02.10^{23}} = 9,3.10^{-23} (cm^3)$

thể tích một nguyên tử sắt :

$V = \frac{4}{3}\pi ( 1,28.10^{-8})^3 =8,78.10^{-24} ( cm^3)$

$=> D = \frac{m}{v} = 10,6 (g/cm^3)$

Fe chỉ chiếm 74%

$=> D = \frac{74}{100}10,6 = 7,844 ( g/cm^3)$
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Minh Trâm
B

binbon249

Cho 5.9 gam muối Nã tác dụng với dung dịch $AgNO_3$ dư ta thu được 14,4 gam kết tủa.
a) Xác định nguyên tử khối của X.
b) Nguyên tố X có 2 đồng vị. Xác định số khối của mỗi đồng vi, biết rằng: Phần trăm của các đồng vị bằng nhau, đồng vị thứ 2 nhièu hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron.

:khi (60)::khi (60):​
 
H

hiepkhach_giangho

Cho 5.9 gam muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO3 dư ta thu được 14,4 gam kết tủa.
a) Xác định nguyên tử khối của X.
b) Nguyên tố X có 2 đồng vị. Xác định số khối của mỗi đồng vi, biết rằng: Phần trăm của các đồng vị bằng nhau, đồng vị thứ 2 nhièu hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron.

a/
NaX+AgNO3----> kết tủa vậy X ko là F
NaX + AgNO3 ---> AgX + NaNO3
theo pt:
n NaX = n AgX
[TEX]\frac{5,9}{23+X}=\frac{14,4}{108+X}[/TEX]
X=36 ---> X là CL

b/
gọi n1, n2 là sô n của 2 đồng vị của X
X có p = 17
theo bài: n2-n1=2------>n2=n1+2
mà phần trăm các đồng vị = nhau
[TEX]\frac{(17+n1) . 50 + (17+n1+2) . 50}{100}=36[/TEX]
-->n1=18
-->n2=20
số khối của 2 đồng vị là
A1 = 18 + 17 = 35
A2 = 20 + 17 = 37
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

bài 1.

Một hợp chất ion tạo ra từ ion $ M^+$ và ion $X^{2−}$ . Trong phân tử $M_2X$ có tổng số các hạt là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của $M^+$ lớn hơn số khối của $X^{2−}$ là 23. Tổng số hạt trong $M^+$ nhiều hơn trong $X^{2−}$ là 31. Tìm điện tích hạt nhân, số khối của M và X. Tìm công thức phân tử của M2X.

Bài 2 .
a, cho biết ion $P_xO_y^{3-}$ có tổng electron là 50
tìm x , y
b cho ion $S_nO_m^{2-}$ có tổng số electron là 50 và n<m . Tìm n và m
 
Last edited by a moderator:
D

dongminh_96

bài 1.

Một hợp chất ion tạo ra từ ion M+ và ion X2− . Trong phân tử M2X có tổng số các hạt là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2− là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2− là 31. Tìm điện tích hạt nhân, số khối của M và X. Tìm công thức phân tử của M2X.

lập được hệ4 pt
2(2pM+nM-1)+(2pX+nX+2)=140
(4pM+2pX)-(2nM+nX)=44
(pM+nM)-(pX+nX)=23
(2pM+nM-1)-(2pX+nX+2)=31
giải hệ tìm được pM=19,pX=8.nM=20,nX=8
số khối của M=39(K).X=16(O)
ct là [TEX]K_2O[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
S

starlove_maknae_kyuhyun

à chúng ta có thể chuyển qua một số bài tính toán được chưa các cậu !!!!

Tính khối lượng dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 20% và Ba(OH)2 8,55% cần thiết để trung hòa 224 gam dung dịch HNO3 4,5M(D=1,12g/ml)
 
B

binbon249

à chúng ta có thể chuyển qua một số bài tính toán được chưa các cậu !!!!

Tính khối lượng dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 20% và Ba(OH)2 8,55% cần thiết để trung hòa 224 gam dung dịch HNO3 4,5M(D=1,12g/ml)

Gọi số mol của NaOH là x mol, số mol của Ba(OH)_2 là y mol.


$n_{HNO_3} = n_{H+} = n_{OH^-} = 1,12896 \ mol$

gif.latex


Ta có phương trình:

x + 2y = 1,12896

gif.latex


Giải hệ phương trình trên, tìm đc x và y: x = 0,05376 ; y = 0,5376

Từ đó suy ra khối lượng chất tan của 1 trong 2, từ đó tìm khối lượng dung dịch, hê hê :D
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

starlove_maknae_kyuhyun said:
Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hh chất rắn X. Hòa tan hết hh X trong dd HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là (cho O = 16, Fe = 56)

Vì sắt nung trong không khí nên tạo $Fe_2O_3$ , hòa tan X trong $HNO_3$ tạo khí nên Fe còn dư. Áp dụng định luật bảo toàn electron:

gif.latex


gif.latex
 
S

starlove_maknae_kyuhyun



Gọi số mol của NaOH là x mol, số mol của Ba(OH)_2 là y mol.


$n_{HNO_3} = n_{H+} = n_{OH^-} = 1,12896 \ mol$

gif.latex


Ta có phương trình:

x + 2y = 1,12896

gif.latex


Giải hệ phương trình trên, tìm đc x và y: x = 0,05376 ; y = 0,5376

Từ đó suy ra khối lượng chất tan của 1 trong 2, từ đó tìm khối lượng dung dịch, hê hê :D

binbon cậu sai phương trình :
gif.latex
 
B

binbon249

Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch $HNO_3$ loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp X tương ứng là
  • A. 5,4 gam và 5,6 gam.
  • B. 5,6 gam và 5,4 gam.
  • C. 8,1 gam và 2,9 gam.
  • D. 8,2 gam và 2,8 gam.
 
T

thanhtruc3101

Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch $HNO_3$ loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp X tương ứng là
  • A. 5,4 gam và 5,6 gam.
  • B. 5,6 gam và 5,4 gam.
  • C. 8,1 gam và 2,9 gam.
  • D. 8,2 gam và 2,8 gam.

gọi số mol Al, Fe là x,y
có: 27x+56y=11 (1)
[TEX]N^{+5} +3e --> N^{+2}[/TEX]
..........0,9<--.....0,3
3x+3y=0,9 (2)
(1)(2)=> x=0,2; y=0,1
=> mAl=5,4g; mFe=5,6g
 
M

muathu1111

Bài 2 .
a, cho biết ion $P_xO_y^{3-}$ có tổng electron là 50
tìm x , y
b cho ion $S_nO_m^{2-}$ có tổng số electron là 50 và n<m . Tìm n và m[/COLOR][/B]
Cái bài 2 lâu rồi cũng quên béng đi
a) [TEX]15x+8y=50-3=47[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow y=\frac{47-15x}{8}[/TEX]
Mà [TEX]x \leq 3[/TEX]
Thay vô mà nỏ thấy đúng ???? Hình như [TEX]S_xO_y^{2-}[/TEX] chứ nhỉ thế thì giống câu b
anhtraj_no1 vô giải đi nào
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

Sr cậu nhé ! tớ chép sai đầu bài :(
sửa lại rồi đó
Làm tiếp :


$y = \frac{47-15x}{8}$

Biện luận
x = 1 => y = 4 ( chọn )
x = 2 => y = 2,125 ( loại )
x = 3 => y = 0,25 ( loại )

Vậy nó là $PO_4^{3-}$


Cái phần kia làm tương tự nhé
 
M

manuyuhee


Mọi người cùng giải bài này nhé:
Hợp chất M tạo bởi anion [TEX]Y^3-[/TEX] và cation [TEX]X^+[/TEX].Cả hai ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. A là một nguyên tố trong [TEX]X^+[/TEX] có hóa trị âm là -a, B là một nguyên tố trong [TEX]Y^3-[/TEX]. Trong các hợp chất, A và B đều có hóa trị dương cao nhất là a+2. Khối lượng phân tử bằng 149, trong đó:
[TEX]\frac{MY^-3}{MX^+} > 5[/TEX]​
Hãy xác lập công thức phân tử của M.


 
B

binbon249


Mọi người cùng giải bài này nhé:
Hợp chất M tạo bởi anion [TEX]Y^3-[/TEX] và cation [TEX]X^+[/TEX].Cả hai ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. A là một nguyên tố trong [TEX]X^+[/TEX] có hóa trị âm là -a, B là một nguyên tố trong [TEX]Y^3-[/TEX]. Trong các hợp chất, A và B đều có hóa trị dương cao nhất là a+2. Khối lượng phân tử bằng 149, trong đó:
[TEX]\frac{MY^-3}{MX^+} > 5[/TEX]​
Hãy xác lập công thức phân tử của M.




Hóa trị âm là sao nhỉ? :khi (2): Ko có hóa trị âm đâu nha!
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

Theo ý kiến của mình triển khai ở pic trao đổi, chúng ta sẽ rèn luyện 16 phương pháp này:

  1. bảo toàn khối lượng
  2. bảo toàn nguyên tố
  3. tăng giảm khối lượng
  4. bảo toàn điện tích
  5. bảo toàn electron
  6. phương pháp trung bình
  7. pp quy đổi
  8. pp đường chéo
  9. pp hệ số
  10. sử dụng pt ion thu gọn
  11. khảo sát đồ thị
  12. khảo sát tỉ lệ số mol CO2 và H2O
  13. pp chia hh thành 2 phần ko đều nhau
  14. pp mối quan hệ giữa các đại lượng
  15. pp chọn đại lượng thích hợp
  16. pp sử dụng công thức kinh nghiệm


binbon249 said:
Chúng ta sẽ sắp xếp trình tự học các phương pháp, vì chúng có liên quan với nhau. Học xong 16 pp chúng ta sẽ bắt đầu giải bài tập tổng hợp, tất nhiên là khi học từng phương pháp chúng ta cũng giải bài tập riêng cho dạng đó. Mình nghĩ thử cách học này 1 thời gian, nếu sau đó thấy ko ổn thì chúng ta đổi phương pháp học là đc! Các cậu đồng ý ko :D
 
Top Bottom