[Hóa 10] Nhóm thảo luận - Star loves

S

starlove_maknae_kyuhyun

Các bạn làm giúp mình bài này nhak !

Cho hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,04 mol Mg tác dụng với 100ml dung dịch
Cu(NO3)2, AgNO3, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thu được 7,86g chất rắn A gồm 3 kim
loại. Cho toàn bộ lượng A vào dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Nồng độ mol của
Cu(NO3)2, AgNO3 lần lượt là :
A. 0,2M và 0,4M B. 0,4M và 0,5M C. 0,3M và 0,5M D. 0,1M và 0,5M
 
A

anhtraj_no1

Các bạn làm giúp mình bài này nhak !

Cho hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,04 mol Mg tác dụng với 100ml dung dịch
Cu(NO3)2, AgNO3, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thu được 7,86g chất rắn A gồm 3 kim
loại. Cho toàn bộ lượng A vào dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Nồng độ mol của
Cu(NO3)2, AgNO3 lần lượt là :
A. 0,2M và 0,4M B. 0,4M và 0,5M C. 0,3M và 0,5M D. 0,1M và 0,5M

$n_{H_2} = 0,03 mol$
$2Al + 3Cu^{2+} ---> 2Al^{3+} + 3Cu$
$Mg + Cu^{2+} ---> Mg^{2+} + Cu$

$Al + 3Ag^+ ----> Al^{3+} + 3Ag$
$Mg + 2Ag^+ ----> Mg^{2+} + 2Ag$

Sau phản ứng có 3 kim loại gồm : Ag , Cu , Mg dư .
$Mg + 2HCl ---> MgCl_2 + H_2$
0,03...........................................0,03
nMg tác dụng với muối $= 0,04 - 0,03 = 0,01 mol$

Đến đây bó tay rồi ai làm tiếp hộ với :(

2)Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45,6. B. 48,3. C. 36,7. D. 57,0.


$n_{H_2} = 0,15 mol $
$n_{Al(OH)_3} = 0,5 mol$
$3Fe_3O_4 + 8Al ----> 4Al_2O_3 + 9Fe$ (1)
$Al + H_2O + OH^- ---> AlO^{2-} + \frac{3}{2}H_2$ (2)
$NaAlO_2 + CO_2----> Al(OH)_3 + NaHCO_3$ (3)

$n_{Al(2)} = \frac{3}{2}n_{H_2(2)} = 0,1 mol$
Bảo toàn $Al : n_{Al(1)} = n_{Al(3)} - n_{Al(2)} = \frac{0,5 - 0,1}{2} = 0,2 mol$
$=> n_{Al(1)} = 0,4 mol$
bảo toàn $O : => n_{Fe_3O_4} = 0,15 mol$
$\sum Al = 0,1 + 0,4 = 0,5 mol$
$m = 0,5.27 + 0,15.232 = 48,3 g$

Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

Áp dụng sơ đồ đường chéo, suy ra tỉ lệ [TEX]\frac{n_{CO_2}}{n_{CO}} = \frac{3}{1}[/TEX]

[TEX]\rightarrow \% CO_2 = \frac{3.100}{4} = 75 \%[/TEX]

[TEX]\rightarrow n_{CO_2} = \frac{0,2.75}{100} =0.15 \ mol [/TEX]

[TEX] \rightarrow n_{CO \ du} = 0.2-0.15=0.05 \ mol [/TEX]

[TEX]Fe_xO_y + CO \rightarrow xFe + yCO_2[/TEX]

Theo phương trình [TEX]M_{Fe_xO_y} = \frac{160}{3}.y[/TEX]

Biện luận giá trị của y, chọn dc M = 160 --> [TEX]Fe_2O_3[/TEX]

Hoặc tìm khối lượng của Sắt và Oxi rồi suy ra tỉ lệ :D
 
B

binbon249

Tớ post 1 số bài nữa, các cậu làm rồi chúng ta chuyển dạng nha :D

Câu 1:
Cho 7.2 gam hỗn hợp X gồm [TEX]MgCO_3[/TEX] và [TEX]CaCO_3[/TEX] tác dụng hết với dung dịch [TEX]H_2SO_4 [/TEX] loãng rồi cho toàn bộ khí thoát ra hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] 0.2 M thu được 15.76 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng [TEX]MgCO_3[/TEX] trong hỗn hợp X là?

Câu 2:
Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 12 gam [TEX]Fe_2O_3[/TEX] nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm [TEX]Fe[/TEX], [TEX]FeO[/TEX], [TEX] Fe_3O_4[/TEX], [TEX]Fe_2O_3[/TEX]. Hòa tan hoàn toàn X bằng [TEX]H_2SO_4 [/TEX] đặc nóng, dư thu đc dung dịch Y, số gam muỗi khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là?

 
H

hiepkhach_giangho

Cho 7,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và CaCO3tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng rồi cho toàn bộ khí thoát ra hấp thụ hết vào 450ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của MgCO3 trong hỗn hợp là

gọi [TEX]nMgCO_3=a[/TEX] và [TEX]nCaCO_3=b[/TEX]
điều kiện xác định
[TEX]\frac{7,2}{100}=<a+b<=\frac{7,2}{84}[/TEX]
a+b nằm trong khoảng 0.072 đến 0.086
-->84a+100b=7.2
[TEX]MgCO_3+2H^+-->Mg^{2+}+CO_2+H_2O[/TEX]
[TEX]CaCO_3+2H^+-->Ca^{2+}+CO_2+H_2O[/TEX]
-->[TEX]nCO_2=a+b[/TEX]
đề cho [TEX]nBa^{2+}=0.09,nOH^-=0.18[/TEX]
n[TEX]BaCO_3[/TEX]=0.08
TH1 chỉ tạo muối [TEX]BaCO_3[/TEX]
-->a+b=[TEX]nCO_2=nBaCO_3[/TEX]=0.08( thỏa mãn điều kiện)
=>a=0.05 và b=0.03
%[TEX]MgCO_3[/TEX]=0.05*84/7.2=58.33%
TH2 tạo 2 muối [TEX]BaCO_3[/TEX] và [TEX] Ba(HCO_3)_2[/TEX] ( loại vì ko tm điều kiện)
 
Last edited by a moderator:
H

hiepkhach_giangho

Câu 2:Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 12 gam Fe2O3 nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm Fe, FeO ,Fe2O3 ,Fe3O4 . Hòa tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc nóng, dư thu đc dung dịch Y, số gam muỗi khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là?

[TEX]Fe_2O_3[/TEX] [TEX]\Rightarrow[/TEX] [TEX]Fe_2(SO_4)_3[/TEX]
0,075 [TEX]\Rightarrow[/TEX] 0,075

m muối = 0,075 . 400 = 30 gam
 
H

hocmaitlh

Nguyên văn bởi starlove_maknae_kyuhyun
Các bạn làm giúp mình bài này nhak !

Cho hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,04 mol Mg tác dụng với 100ml dung dịch
Cu(NO3)2, AgNO3, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thu được 7,86g chất rắn A gồm 3 kim
loại. Cho toàn bộ lượng A vào dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Nồng độ mol của
Cu(NO3)2, AgNO3 lần lượt là :
A. 0,2M và 0,4M B. 0,4M và 0,5M C. 0,3M và 0,5M D. 0,1M và 0,5M
nH2=0,03mol
2Al+3Cu2+−−−>2Al3++3Cu
Mg+Cu2+−−−>Mg2++Cu

Al+3Ag+−−−−>Al3++3Ag
Mg+2Ag+−−−−>Mg2++2Ag

Sau phản ứng có 3 kim loại gồm : Ag , Cu , Mg dư .
Mg+2HCl−−−>MgCl2+H2
0,03...........................................0,0 3
nMg tác dụng với muối =0,04−0,03=0,01mol

Đến đây bó tay rồi ai làm tiếp hộ với
mình làm từ đầu nhé :
Sau phản ứng có 3 kim loại gồm : Ag , Cu , Mg dư .
th1: Al dư (loại)
th2: Mg dư :[TEX]nMg=nH_2=0,03[/TEX] mol
\Rightarrow nMg pu=0,01 mol \Rightarrow[TEX] mAg+mCu=7,14[/TEX]
áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố \Rightarrow [TEX]nMg(NO_3)_2=0,01[/TEX] và [TEX]nAl(NO_3)_3=0,03[/TEX] \Rightarrow [TEX]mMg(NO_3)_2+mAl(NO_3)_3=7,87[/TEX]
áp dụng địng luật bảo toàn khối lượng \Rightarrow [TEX]mCu(NO_3)2+mAgNO_3=13,96[/TEX]
gọi [TEX]n Cu(NO_3)_2=x[/TEX] và [TEX]n AgNO_3=y[/TEX]
ta có hệ : [TEX]2x+y=0,11[/TEX] và [TEX]188x+171y=13,96 [/TEX]
giả hệ\Rightarrow x=0,03 (mol) ;y=0,05 (mol)\Rightarrow CM Cu(NO_3)2=0,3 và CM AgNO_3=0,5 \Rightarrow đáp án C
 
H

hocmaitlh


PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN E
I: Nguyên tắc chung và đặc điểm phương pháp
- Dựa vào định luật bảo toàn e
tổng mol e cho= tổng mol e nhận
* Một số chú ý: + chủ yếu áp dụng cho các bài toán oxh khử của các hợp chất vô cơ
+ có thẻ áp dụng bảo toàn e cho 1 phương trình , nhiều phương trình hoặc toàn bộ quá trình
-xác định chính xác chất nhường nhận e .Nếu xét cho một quá trình,chỉ cần xác định trang thái đầu và trạng thái cuối số oxh của nguyên tố, thường không cần quan tâm đến trạng thái trung gian số oxh của nguyên tố.
-khi áp dụng định luật bảo toàn e thường là phải sử dụng các định luật khác đị kèm ( bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng)

- khi cho kim loại tác dụng với dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX]và dung dịch sau phản ứng không chứa muối amoni: [TEX]n_N_O_3-[/TEX] (trong muối)= tổng mol e nhường hoặc nhận chú ý: một số kim loại có nhiều mức oxh và các kim loạ mạnh như : Fe , Mg, Al.....vv nó có thể làm thay đổi số oxh trong các môi trường khác nhau.

II : Bài Tập Áp Dụng

bài 1 : Hoà tan hoàn toàn 19,2 g Cu bằng dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX], toàn bộ lượng khí NO(spkdn) thu được đem oxi hoá thành [TEX]NO_2[/TEX] rồi chuyển hết thành [TEX] HNO_3[/TEX] . Thể tích oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là:
A. 2,24 (l)
B. 4,48 (l)
C. 3,36 (l)
D. 6,72 (l)​

Bài 2 : cho 140,4 g Al td với dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư được hh X gồm [TEX](NO; N_2;N_2O)[/TEX] tỷ lệ 1:2:2 về số mol giá trị [TEX]V_x[/TEX] là:
A 44,8 (l)
B 22,4 (l)
C 56 (l)
D 33,6 (l)​

Bài 3 : (đề thi đại học khối A : 2009) Hoà tan 3,024 KL M trong [TEX]HNO_3 [/TEX] dư thu được 940,8 mml khí [TEX]N_xO_y[/TEX] có tỷ khối hơi so với [TEX]H_2[/TEX] là 22 là (spkdn) ở (đktc). Khí [TEX]N_xO_y[/TEX] và KL M là :

A NO và Mg
B [TEX]N_2O[/TEX] và Al
C [TEX]N_2O[/TEX] và Fe
D [TEX]NO_2[/TEX] và Al

Bài 4 :(đề thi đại học khối A : 2009)
Hoà tan hoàn toàn 12,42 g Al trong dung dịch [TEX]HNO_3 [/TEX] loãng dư sau phản ứng thu đuợc hỗn hợp khí X gồm có [TEX]N_2; N_2O [/TEX] có thể tích là 1,34 (l). có tỉ khối hơi so với [TEX]H_2 =18 [/TEX]cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m g muối khan . m?
A 34,08 g
B 106,38
C 38,34
D 97,98

Bài 5 : cho 11,8g hỗn hợp X (Al ;M hoá trị không đổi) tác dụng với 150mml [TEX]CuSO_4 [/TEX] 2M .cho 5,9 g hỗn hợp X tác dụng với [TEX]HNO_3[/TEX] (đ) thu được 0,4 mol [TEX]NO_2[/TEX] (spkdn) KL M là :
A. Cu
B Mg
C Fe
D Zn​
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

bài 1 : Hoà tan hoàn toàn 19,2 g Cu bằng dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX], toàn bộ lượng khí NO(spkdn) thu được đem oxi hoá thành [TEX]NO_2[/TEX] rồi chuyển hết thành [TEX] HNO_3[/TEX] . Thể tích oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là:
A. 2,24 (l)
B. 4,48 (l)
C. 3,36 (l)
D. 6,72 (l)​

png.latex



:D:D:D
 
B

binbon249

Bài 3 : (đề thi đại học khối A : 2009) Hoà tan 3,024 KL M trong [TEX]HNO_3 [/TEX] dư thu được 940,8 mml khí [TEX]N_xO_y[/TEX] có tỷ khối hơi so với [TEX]H_2[/TEX] là 22 là (spkdn) ở (đktc). Khí [TEX]N_xO_y[/TEX] và KL M là :

A NO và Mg
B [TEX]N_2O[/TEX] và Al
C [TEX]N_2O[/TEX] và Fe
D [TEX]NO_2[/TEX] và Al​

png.latex


Loại A với D, 2 đáp án còn lại, nhận thấy sau khi cho vào HNO3 dư thì đều có số oxi hóa +3:

png.latex

(Hoặc có thể đặt số oxh là +n rồi biện luận cũng dc, nếu là tự luận ý :D)
 
A

anhtraj_no1

II : Bài Tập Áp Dụng

Bài 2 : cho 140,4 g Al td với dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư được hh X gồm [TEX](NO; N_2;N_2O)[/TEX] tỷ lệ 1:2:2 về số mol giá trị [TEX]V_x[/TEX] là:
A 44,8 (l)
B 22,4 (l)
C 56 (l)
D 33,6 (l)​

$n_{Al^{3+}} = 5,2 mol$
$Al ---^{-3e}--> Al^{3+} $
5,2.......15,6
$N^{+5} --^{+3e}--> N^{+2}$
....................3x..............x
$4N^{+5} --^{+20e}--> 2N_2^{+2}$
........................20x.............2x
$4N^{+5} --^{+16e}--> 2N_2^{-1}$
........................16x.............2x

bảo toàn e : $25,6x = 39x => x = 0,4 => V = 44,8l$
Bài 3 : (đề thi đại học khối A : 2009) Hoà tan 3,024 KL M trong [TEX]HNO_3 [/TEX] dư thu được 940,8 mml khí [TEX]N_xO_y[/TEX] có tỷ khối hơi so với [TEX]H_2[/TEX] là 22 là (spkdn) ở (đktc). Khí [TEX]N_xO_y[/TEX] và KL M là :

A NO và Mg
B [TEX]N_2O[/TEX] và Al
C [TEX]N_2O[/TEX] và Fe
D [TEX]NO_2[/TEX] và Al

tỉ khối so với H2 là 44 => khí là $N_2O$
$n_{N_2O} = 0,042 mol$

$M --^{-ne}-> M^{+n}$
$\frac{3,024}{M}.....\frac{3,024n}{M}$
$N^{+5} --^{+8e}---> N_2^{-1}$
0,042.............0,336

bảo toàn e : $\frac{3,024n}{M} = 0,336$
với n = 3 => M = 27 => Al => đáp án B
Bài 4 :(đề thi đại học khối A : 2009)
Hoà tan hoàn toàn 12,42 g Al trong dung dịch [TEX]HNO_3 [/TEX] loãng dư sau phản ứng thu đuợc hỗn hợp khí X gồm có [TEX]N_2; N_2O [/TEX] có thể tích là 1,34 (l). có tỉ khối hơi so với [TEX]H_2 =18 [/TEX]cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m g muối khan . m?
A 34,08 g
B 106,38
C 38,34
D 97,98
áp dụng pp đường chéo :
$n_{N_2} = n_{N_2O} = 0,03 mol $
$Al ---^{-3e}--> Al^{3+} $
0,46......1,38
$2N^{+5} --^{+10e}--> N_2^{+2}$
0,03.................0,3
$2N^{+5} --^{+8e}--> N_2^{-1}$
0,03.................0,24

e nhường hơn e nhận => tạo muối $NH_4NO_3$
bảo toàn e :$ 1,38 = 0,54 + 8n_{NH_4NO_3}$
$=> n_{NH_4NO_3} = 0,105 mol$
m muối = 0,46.213 + 0,105.80 = 106,38 gam => B

Bài 5 : cho 11,8g hỗn hợp X (Al ;M hoá trị không đổi) tác dụng với 150mml [TEX]CuSO_4 [/TEX] 2M .cho 5,9 g hỗn hợp X tác dụng với [TEX]HNO_3[/TEX] (đ) thu được 0,4 mol [TEX]NO_2[/TEX] (spkdn) KL M là :
A. Cu
B Mg
C Fe
D Zn

bảo toàn e : ( X với CuSO4 )
3x + ny = 0,6 (1)
bảo toàn e : ( X với HNO3 )
ta thấy số gam hỗn hợp X ở 2 tăng gấp đôi => e tăng gấp đôi
3x + ny = 0,4.2 = 0,8 (2)

(1)(2) ta thấy cùng với 3x + ny mà cho ra số mol khác nhau ở 2 lần phản ứng vậy trong lần phản ứng thứ nhất sẽ có 1 kim loại không phản ứng với CuSO4 , vậy đó chỉ có thể là Cu => A
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249


Bài 2 : cho 140,4 g Al td với dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư được hh X gồm [TEX](NO; N_2;N_2O)[/TEX] tỷ lệ 1:2:2 về số mol giá trị [TEX]V_x[/TEX] là:
A 44,8 (l)
B 22,4 (l)
C 56 (l)
D 33,6 (l)​

Gọi số mol của NO là x mol, ta có:

png.latex


png.latex
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249


Bài 5 : cho 11,8g hỗn hợp X (Al ;M hoá trị không đổi) tác dụng với 150mml [TEX]CuSO_4 [/TEX] 2M .cho 5,9 g hỗn hợp X tác dụng với [TEX]HNO_3[/TEX] (đ) thu được 0,4 mol [TEX]NO_2[/TEX] (spkdn) KL M là :
A. Cu
B Mg
C Fe
D Zn​

Gọi hóa trị của M là n, số mol của Al, M lần lượt là x và y (mol).

Giả sử M có phản ứng với [TEX]CuSO_4[/TEX], ta có:



png.latex

Mặc khác, dùng 1 nửa lượng hỗn hợp X, ta có:


png.latex


png.latex

--> Vô lí, vì vậy M ko phản ứng với [TEX]CuSO_4[/TEX] --> M là Cu --> A.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmaitlh

vi đây là hình thứ khoanh tròn có 4 đáp án tội gì ko sử dụng nó :
giai đoạn 2 : ta thấy 5,9 g hỗn hợp X tác dụng với HNO3 (đ) thu được 0,4 mol NO2 \Rightarrowmol e nhận là 0,4 mol\Rightarrow11,8 g hỗn hợp X thì mol e nhận =0,8 mol
mà sao cũng 11,8 g hh X khi td với CuSO4 thì mol e nhận chỉ =0,6 mol. câu hỏi đặc ra ỏ đây là tại sao ? câu chả lời hợp lý là do M là kiêm loại Cu nên ko có phản ứng với CuSO4
 
H

hocmaitlh

không tớ nói thế là có cơ sở đấy chứ đâu phải đoán mò đâu : nếu đề không cho 4 đáp án thì ai có thể cho mình một lời giải đúng cho câu này .... mình tk nha ....tìm được Cu
 
B

binbon249


Bài 5 : cho 11,8g hỗn hợp X (Al ;M hoá trị không đổi) tác dụng với 150mml [TEX]CuSO_4 [/TEX] 2M .cho 5,9 g hỗn hợp X tác dụng với [TEX]HNO_3[/TEX] (đ) thu được 0,4 mol [TEX]NO_2[/TEX] (spkdn) KL M là :
A. Cu
B Mg
C Fe
D Zn​


Nếu giải theo tự luận thì mình làm như thế này,

- Trường hợp 1: kim loại M có phản ứng với [TEX]CuSO_4[/TEX]

png.latex

Mặc khác, dùng 1 nửa lượng hỗn hợp X, ta có:


png.latex


png.latex

--> Trường hợp này loại.

Trường hợp 2: M không phản ứng với [TEX]CuSO_4[/TEX], ta có:

png.latex

Khi cho 1/2 hỗn hợp X vào HNO_3 thì:

png.latex

Biện luận các giá trị có thể, (n = 1, 2 or 3)

png.latex
.​

Vậy kim loại thỏa mãn là Cu.


Bài post cuối cho chuyên đề này, tối bọn mình sẽ học lí thuyết ;)
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

Lí thuyết - Chương phản ứng hóa học.

Các dạng bài tập lí thuyết người ta thường ra ở phần này như: Xác định chất oxi hóa, chất khử, xác định số phân tử tham gia vào quá trình khử, số phân tử làm môi trường (đặc biệt chú trọng đến các acid đặc), ....

Trong chương này các bạn chú trọng đến phản ứng oxi hóa khử là dc.

Cách nhận dạng là: Sau phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa

Tớ ví dụ,
$$H_2 + O_2 \rightarrow H_2O$$

Ở đây, [TEX]H_2[/TEX], [TEX]O_2[/TEX] khi chưa phản ứng đều có số oxi hóa là 0. sau phản ứng: Hidro có số oxi hóa +1, oxi có số oxi hóa -2, --> Nhận thấy có sự thay đổi, vì vậy đây là phản ứng oxi hóa - khử.


- Về phần xác định chất oxi hóa- chất khử, các bạn nhớ câu: Khử cho - o nhận (chất khử là chất cho electron, chất oxi hóa là chất nhận electron)

Tớ cũng ví dụ phản ứng tạo nước ở trên luôn. [TEX]H_2[/TEX] từ 0 xuống +1 -> nó là chất khử, [TEX]O_2 [/TEX] từ 0 lên -2 --> nó là chất oxi hóa

[Theo toán học thì 0 --> +1 nghĩa là lên, nên các bạn dễ hiểu nhầm hoặc khó hiểu, các bạn cứ nhớ, electron là mang dấu âm nên sau phản ứng nó mà thành (+) thì nghĩa là mất electron, nó mà thành (-) thì nó đã thêm electron]

Về phần xác định số phân tử [TEX]HNO_3[/TEX] đóng vai trò làm chất chất oxi hóa thì các bạn làm như sau:

Tớ lấy ví dụ luôn, cho phản ứng:

$$Fe + 4HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3 + NO + 2H_2O$$

Khi chưa phản ứng, các bạn thấy số phân tử [TEX]NO_3^-[/TEX] là 4. Cứ tưởng tượng, bốn ông [TEX]NO_3^-[/TEX] này sau khi tham gia oánh nhau với Fe, thì bị phân tán. Một ông biến hóa thành NO (nhẹ hơn) để bay biến trong không khí , 3 ông còn lại ko kịp chuyển hóa nên bị Fe tóm gọn (tạo muối [TEX]Fe(NO_3)_3[/TEX]) :p

Vì vậy số phân tử [TEX]HNO_3[/TEX] tham gia tạo muối sẽ là 3, số phân tử [TEX]HNO_3[/TEX] đóng vai trò làm chất oxi hóa là 1.

Tóm lại, các bạn cân bằng phương trình xong, để ý hệ số của [TEX]HNO_3[/TEX] và khí thoát ra là dc :D.

Phần tiếp theo mình muốn nhắc đến là cân bằng phương tình hóa học bằng pp electron. Phương pháp cân bằng nhanh nhất đó là nhẩm số oxi hóa. Tớ ví dụ:

Cho phản ứng:
png.latex


Ban đầu, các bạn xác định sự thay đổi số oxi hóa ( có thể nhẩm trong đầu) Fe từ 0 --> (+3) nghĩa là nó đã nhường 3e, N từ +5 --> +4 nghĩa là nó đã nhận thêm 1e. Vậy tớ sẽ điền như thế này :

1-2.png


Rồi các cậu nhân chéo lên, được hệ số của 2 chất sau phản ứng. Tiếp theo là cân bằng các chất còn lại. Bây giờ các bạn đếm số Nito rồi cân bằng cho [TEX] HNO_3[/TEX], rồi đếm số Hidro trong [TEX]HNO_3[/TEX] để cân bằng cho nước:

png.latex


Cuối cùng là phân loại phản ứng:

1. Phản ứng hoá hợp:
gif.latex


Trong phản ứng hoá hợp, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

Ví dụ:
gif.latex


2. Phản ứng phân huỷ:
gif.latex

Trong phản ứng phân huỷ, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
Ví dụ:
gif.latex


3. Phản ứng thế:
gif.latex

Trong hoá học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
Ví dụ:
gif.latex


4. Phản ứng trao đổi:
gif.latex

Trong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.

Ví dụ:
gif.latex




Các bạn đọc từ từ nhé :p chỗ nào thấy chưa rõ lắm thì góp ý cho mình nha :x cả nhóm học tốt ^^!, à, bạn nào chưa biết xác định số oxi hóa thì pm qua yahoo cho mình nhé! :)
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

Các bạn làm 1 số BT sau nha:


Câu 1: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng [TEX]Fe_3O_4 + HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3 + NO + H_2O[/TEX] là
A. 55
B. 20.
C. 25.
D. 50.

Câu 2: Trong phản ứng [TEX]Zn + CuCl_2 \rightarrow ZnCl_2 + Cu[/TEX] thì một mol [TEX]Cu^{2+}[/TEX] đã
A. nhận 1 mol electron.
B. nhường 1 mol electron.
C. nhận 2 mol electron.
D. nhường 2 mol electron.
Câu 3: Trong phản ứng [TEX]KClO_3 + 6HBr \rightarrow 3Br_2 + KCl + 3H_2O[/TEX] thì HBr
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
B. là chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là môi trường.
D. là chất oxi hóa.​

Câu 4: Trong phản ứng: [TEX]3Cu + 8HNO_3 --> 3Cu(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O.[/TEX]
Số phân tử [TEX]HNO_3[/TEX] đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 8.
B. 6.
C. 4.
D. 2.​

Câu 5 Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. bị khử.
B. bị oxi hoá.
C. cho proton.
D. nhận proton.​

Câu 6: Cho các chất và ion sau:[TEX] Zn; Cl_2; FeO; Fe_2O_3; SO_2; H_2S; Fe^{2+}; Cu^{2+}; Ag^+[/TEX]. Số lượng chất và ion có thể đóng vai trò chất khử là
A. 9.
B. 8.
C. 7.
D. 6​

Câu 7: Cho các chất và ion sau: [TEX]Zn; Cl_2; FeO; Fe_2O_3; SO_2; Fe^{2+}; Cu^{2+}; Ag^+[/TEX]. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8​

Câu 8: Trong phân tử [TEX]NH_4NO_3[/TEX] thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là
A. +1 và +1.
B. –4 và +6.
C. –3 và +5.
D. –3 và +6.

Câu 9: Trong phản ứng: [TEX]2NO_2 + 2NaOH \rightarrow NaNO_3 + NaNO_2 + H_2O[/TEX] thì nguyên tử nitơ
A. chỉ bị oxi hoá.
B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
 
J

jelouis

Các bạn làm 1 số BT sau nha:
Câu 1: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng [TEX]Fe_3O_4 + HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3 + NO + H_2O[/TEX] là
A. 55
B. 20.
C. 25.
D. 50.​

$3Fe_{3}O_{4}+28HNO_{3}=9Fe(NO_{3})_{3}+NO+14H_{2}O$
$\Longrightarrow A.$

Câu 2: Trong phản ứng [TEX]Zn + CuCl_2 \rightarrow ZnCl_2 + Cu[/TEX] thì một mol [TEX]Cu^{2+}[/TEX] đã
A. nhận 1 mol electron.
B. nhường 1 mol electron.
C. nhận 2 mol electron.
D. nhường 2 mol electron.
$Cu^{2+}+2e->Cu^{0} \Longrightarrow C$
Câu 3: Trong phản ứng [TEX]KClO_3 + 6HBr \rightarrow 3Br_2 + KCl + 3H_2O[/TEX] thì HBr
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
B. là chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là môi trường.
D. là chất oxi hóa.​
$C$ :-S

Câu 4: Trong phản ứng: [TEX]3Cu + 8HNO_3 --> 3Cu(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O.[/TEX]
Số phân tử [TEX]HNO_3[/TEX] đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 8.
B. 6.
C. 4.
D. 2.​
D.

Câu 5 Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. bị khử.
B. bị oxi hoá.
C. cho proton.
D. nhận proton.​
B
Câu 6: Cho các chất và ion sau:[TEX] Zn; Cl_2; FeO; Fe_2O_3; SO_2; H_2S; Fe^{2+}; Cu^{2+}; Ag^+[/TEX]. Số lượng chất và ion có thể đóng vai trò chất khử là
A. 9.
B. 8.
C. 7.
D. 6​
9 :-S
Câu 7: Cho các chất và ion sau: [TEX]Zn; Cl_2; FeO; Fe_2O_3; SO_2; Fe^{2+}; Cu^{2+}; Ag^+[/TEX]. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8​
D

Câu 8: Trong phân tử [TEX]NH_4NO_3[/TEX] thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là
A. +1 và +1.
B. –4 và +6.
C. –3 và +5.
D. –3 và +6.
B
Câu 9: Trong phản ứng: [TEX]2NO_2 + 2NaOH \rightarrow NaNO_3 + NaNO_2 + H_2O[/TEX] thì nguyên tử nitơ
A. chỉ bị oxi hoá.
B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom