[Hóa 10] Nhóm thảo luận - Star loves

M

muathu1111

cậu giải nhớ trích đề ra nha mavuongkhongnha :p
tớ biết câu hỏi này k hợp với chủ đề đang học nhưng tớ làm theo toán với lập bảng kết quả lại khác nhau :(


Với ba đồng vị của hiđro và ba đồng vị của oxi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử nước khác nhau !

Cái này có cách lập thì phải
nước là HOH
thì đồng vị H1,H2,H3,
O4,O5,O6 cho dễ viết
141,142,143,151,152,153,161,162,163,243,253,263,343,353,363
thế là có 15 cái :D
 
J

jelouis

Với ba đồng vị của hiđro và ba đồng vị của oxi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử nước khác nhau !
Ứng với 1 cách chọn đồng vị của oxi ta có 6 cách chọn đồng vị của hidro nên theo quy tắc nhân ta có : $3.6=18$ . Vậy có thể tạo thành 18 phân tử nước khác nhau :-?
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

Ứng với 1 cách chọn đồng vị của oxi ta có 6 cách chọn đồng vị của hidro nên theo quy tắc nhân ta có : $3.6=18$ . Vậy có thể tạo thành 18 phân tử nước khác nhau :-?

cậu thử áp dụng tổ hợp chập cho bài toán trên và bài toán khác với dữ liệu là 2 H và 3 oxi xem sao !
 
M

muathu1111

đáp án là : D
gọi chung hỗn hợp kim loại là M ,hóa trị là n
viết pt
có số mol của H2 => số mol của H2SO4 áp dụng công thức [TEX]V = \frac{n}{C_M}[/TEX]
bài tiếp :
hòa tan 32g X (Fe ,Al ,Zn )=dd HCl dư => 2,24 (l) H2 (đktc).mặt khác 32 g X tác dụng với H2SO4 nóng dư
=> 3,36 l SO2) .tíNh % Fe về khối lượng

Bài này làm bt nguyên tố hay bt e thế nhỉ
cứ bt e cho nhanh
M-ne-->Mn+
a..an..
Fe-2e -->Fe2+
b..2b
H+1 +1e -->H0
........0,2,,,,,,0,2
M-ne-->Mn+
a..an..
Fe-3e -->Fe3+
b..3b
S+6+2e-->S+4
........0,3....0,15
--> b=0,1 --> .............
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

Đang học btn tố mà , làm theo btn tố thì hay hơn :D

hình như bài trên bạn nhầm

S+6+4e-->S+2
Fe-3e -->Fe2+
H+1 +1e -->H0
 
Last edited by a moderator:
S

starlove_maknae_kyuhyun

hòa tan 32g X (Fe ,Al ,Zn )=dd HCl dư => 2,24 (l) H2 (đktc).mặt khác 32 g X tác dụng với H2SO4 nóng dư
=> 3,36 l SO2) .tíNh % Fe về khối lượng

các bạn giải giúp mình sao mình giải hệ ra âm nhỉ ! k biết sai chỗ nào nữa :( nhờ các bạn
 
B

binbon249

hòa tan 32g X (Fe ,Al ,Zn )=dd HCl dư => 2,24 (l) H2 (đktc).mặt khác 32 g X tác dụng với H2SO4 nóng dư => 3,36 l SO2) .tíNh % Fe về khối lượng

Bài này các bạn để ý, Trường hợp 1 cho vào HCl thì sản phẩm tạo thành sẽ là : $Fe^{2+} ; Al^{3+} & Mg^{2+}$ . Trường hợp 2 sẽ tạo thành $Fe^{3+} ; Al^{3+} & Mg^{2+}$

Vì vậy chỉ cần lập quá trình nhường nhận e rồi trừ khử lẫn nhau

Gọi số mol Fe, Al, Zn lần lượt là x, y, z.
5-27-201212-31-03AM-1.png
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

Các bạn giải bài này, giải đúng có thưởng, hí hí :M013:

Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch $AgNO_3$ 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là?
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

bài này tớ có tham khảo phần giải thích phản ứng ( k biết binbon cho thưởng k ;) hỳ )

phản ứng xảy ra như sau :

gif.latex


ta tính được 0,3 mol Ag :)

binbon cậu giải giúp tớ theo cách phương trình ion được k ?
 
A

anhtraj_no1

Các bạn giải bài này, giải đúng có thưởng, hí hí :M013:

Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch $AgNO_3$ 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là?
bài này tớ có tham khảo phần giải thích phản ứng ( k biết binbon cho thưởng k ;) hỳ )

phản ứng xảy ra như sau :

gif.latex


ta tính được 0,3 mol Ag :)

binbon cậu giải giúp tớ theo cách phương trình ion được k ?

$Fe + 2Ag^{+} ----> Fe^{2+} + 2Ag$
0,01....0,02......................0,01............0,02
$Ag^{+} + Fe^{2+} ------> Fe^{3+} + Ag$
0,01..........0,01......................................0,01

$\sum n_{Ag} = 0,03 ( mol )$
$m_{Ag} = 0,03 . 108 = 3,24 g$
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

chào các bạn ! hình như hôm nay chúng ta học hóa phải k nhỉ !! hỳ !
chúng ta có 2 bài mới !
một bài của anhtraj với bài sau đây


Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 60ml. B. 150ml. C. 30ml. D. 75ml.

n[TEX]H_2[/TEX]=0.15 mol
n[TEX]H_2SO_4[/TEX]=n[TEX]H_2[/TEX]
\RightarrowV[TEX]H_2SO_4[/TEX]=30ml\RightarrowC

Hình như nhầm .
$V_{H_2SO_4} = \frac{0,15}{2} = 0,075 => V = 75 ml$

pp ion .
$nOH^- = 2n_{H_2} = 0,3 mol$
$H^+ + OH^- --> H_2O$
0,3.......0,3
bảo toàn n tố
$=> n_{H_2SO_4} = \frac{0,3}{2} = 0,15 mol$
$V = \frac{0,15}{2} = 0,075 => V = 75 ml$
 
B

binbon249

Tiếp nào các bạn :D

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn hh chất rắn gồm 0,1 mol $Fe_2O_3$ và 0,1 mol $Fe_3O_4$ bằng dd HCl dư thì thu đc dd B, cho B tác dụng với dd NaOH thì thu đc kết tủa C, nung C trong kk đến khối lượng không đổi thì thu đc chất rắn có khối lượng là:
a. 30g
b. 10g
c. 40g
d. 20g
Bài 2: Khử hoàn toàn 20,6g hh gồm Fe, FeO, $Fe_2O_3$ cần dùng vừa đủ 2,24(l) khí CO (đkc). Khối lượng Fe thu đc là:
a. 18g
b. 19g
c. 19,5g
d. 20g​

Bài 3: Khử 4,6g hh X gồm Fe và một oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao, dẫn khí thoát ra vào dd $Ca(OH)_2$ dư thì thu đc 20g kết tủa. Khối lượng Fe thu đc là:
a. 1g
b. 0,75g
c. 1,4g
d. 2g
Bài 4: Cho khí CO khử hoàn toàn hh gồm FeO, $Fe_2O_3$, $Fe_3O_4$ ở nhiệt độ cao thì giải phóng 6,72(l) $CO_2$ (đkc). Thể tích khí CO (đkc) đã dùng là:
a. 5,6(l)
b. 2,24(l)
c. 10,08(l)
d. 6,72(l)​

Bài 5: Khử hoàn toàn hh gồm FeO, $Fe_2O_3$, $Fe_3O_4$ và Fe bằng khí CO thì thu đc 5,6 (l) $CO_2$ (đkc). Thể tích khí CO (đkc) đã dùng là:
a. 4,48 (l)
b. 5,6 (l)
c. 22,4 (l)
d. 10,08 (l)​

Bài 6: Khử hoàn toàn a gam một oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu đc 0,88 gam khí CO2 và 0,84 gam Fe. Giá trị của a là:
a. 1,5g
b. 1,16g
c. 1,75g
d. 2g​


:khi (70)::khi (70)::khi (70):​
 
J

jelouis

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn hh chất rắn gồm 0,1 mol $Fe_2O_3$ và 0,1 mol $Fe_3O_4$ bằng dd HCl dư thì thu đc dd B, cho B tác dụng với dd NaOH thì thu đc kết tủa C, nung C trong kk đến khối lượng không đổi thì thu đc chất rắn có khối lượng là:
a. 30g
b. 10g
c. 40g
d. 20g

Chất rắn thu được là$ Fe_{2}O_{3}$
BTNT sắt :$ nFe2O3_{(s)}=nFe2O3_{(t)}+\frac{3}{2}nFe_{3}0_{4}=0.25(mol)$
Vậy khối lượng chất rắn thu được là : $m=40g \Longrightarrow C$
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

Tớ giải ra các bạn nhận xét đúng hay sai nha ! :p

bài 1
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn hh chất rắn gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4 bằng dd HCl dư thì thu đc dd B, cho B tác dụng với dd NaOH thì thu đc kết tủa C, nung C trong kk đến khối lượng không đổi thì thu đc chất rắn có khối lượng là:

a. 30g
b. 10g
c. 40g
d. 20g
chất rắn cuối cùng là Fe2O3
gif.latex

bài 2:
Bài 2: Khử hoàn toàn 20,6g hh gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần dùng vừa đủ 2,24(l) khí CO (đkc). Khối lượng Fe thu đc là:

a. 18g
b. 19g
c. 19,5g
d. 20g
[O] + CO ---> CO2 => khối lượng oxi trong oxit ==> khối lượng sắt kq: 19g
bài 3:
Bài 3: Khử 4,6g hh X gồm Fe và một oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao, dẫn khí thoát ra vào dd Ca(OH)2 dư thì thu đc 20g kết tủa. Khối lượng Fe thu đc là:

a. 1g
b. 0,75g
c. 1,4g
d. 2g
Ca(OH)2 dư --> tạo muối CaCO3 -> số n CO2 ( bảo toàn C ) ---> trở về bài toán 2 --> kq =1,4 g
bài 4:
Bài 4: Cho khí CO khử hoàn toàn hh gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 ở nhiệt độ cao thì giải phóng 6,72(l) CO2 (đkc). Thể tích khí CO (đkc) đã dùng là:

a. 5,6(l)
b. 2,24(l)
c. 10,08(l)
d. 6,72(l)
[O] + [CO] --> CO2 => V =6,72
bài 5:
Bài 5: Khử hoàn toàn hh gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe bằng khí CO thì thu đc 5,6 (l) CO2 (đkc). Thể tích khí CO (đkc) đã dùng là:

a. 4,48 (l)
b. 5,6 (l)
c. 22,4 (l)
d. 10,08 (l)
tương tự bài 4 : kq: 5,6 l
Bài 6:
Khử hoàn toàn a gam một oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu đc 0,88 gam khí CO2 và 0,84 gam Fe. Giá trị của a là:

a. 1,5g
b. 1,16g
c. 1,75g
d. 2g
CO2 ---> khối lượng O tròng oxit rồi cộng với khói lượng Fe sau phản ứng => khối lượng oxit 1,16g ( vì phản ứng hoàn toàn )
 
Last edited by a moderator:
D

dongminh_96


Bài 2: Khử hoàn toàn 20,6g hh gồm Fe, FeO, $Fe_2O_3$ cần dùng vừa đủ 2,24(l) khí CO (đkc). Khối lượng Fe thu đc là:
a. 18g
b. 19g
c. 19,5g
d. 20g​

Bài 3: Khử 4,6g hh X gồm Fe và một oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao, dẫn khí thoát ra vào dd $Ca(OH)_2$ dư thì thu đc 20g kết tủa. Khối lượng Fe thu đc là:
a. 1g
b. 0,75g
c. 1,4g
d. 2g
Bài 4: Cho khí CO khử hoàn toàn hh gồm FeO, $Fe_2O_3$, $Fe_3O_4$ ở nhiệt độ cao thì giải phóng 6,72(l) $CO_2$ (đkc). Thể tích khí CO (đkc) đã dùng là:
a. 5,6(l)
b. 2,24(l)
c. 10,08(l)
d. 6,72(l)​

Bài 5: Khử hoàn toàn hh gồm FeO, $Fe_2O_3$, $Fe_3O_4$ và Fe bằng khí CO thì thu đc 5,6 (l) $CO_2$ (đkc). Thể tích khí CO (đkc) đã dùng là:
a. 4,48 (l)
b. 5,6 (l)
c. 22,4 (l)
d. 10,08 (l)​

Bài 6: Khử hoàn toàn a gam một oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu đc 0,88 gam khí CO2 và 0,84 gam Fe. Giá trị của a là:
a. 1,5g
b. 1,16g
c. 1,75g
d. 2g​


:khi (70)::khi (70)::khi (70):​

bài 2 :

$n_O = n_{CO} = 0,1$
$=> m_O = 0,1 . 16 = 1,6 gam$
$=> m_{Fe} = 20,6 - 1,6 = 19 gam => B $

bài 3 :

$n_O = n_{CO_2} =n_{CaCO_3} = nO = 0,2 mol$
$=> m_O = 0,2 . 16 = 3,2 gam$
$=> m_{Fe} = 4,6 - 3,2 = 1,4 gam => C$

bài 4 :

$n_{CO} = n_{CO_2} = 0,3 mol$
$=> V_{CO} = 0,3 . 22,4 = 6,72 l => D$

Bài 5 :

$n_{CO} = n_{CO_2} = 0,25 mol$
$=> V_{CO} = 0,25 . 22,4 = 5,6 l => D$

Bài 6 :

$n_{O} = n_{CO_2} = \frac{0,88}{44} = 0,02 mol$
$=> m_O = 0,02 . 16 = 0,32 gam$
$=> m_{Oxit} = 0,32 + 0,84 = 1,16 gam => B $
Nếu muốn tìm oxit Fe thì
$Fe : O = \frac{0,84}{56} : \frac{0,32}{16} => Fe : O = 3 : 4$
công thức $Fe_3O_4 $
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

các bạn cùng nhau post bài để pic sối nổi hơn đi chứ !
cảm ơn nhiều nha !
starloves thân !
 
M

muathu1111

Lâu rồi ko lên thấy 1 rổ bài :D tớ có 2 bài nhiệt nhôm này
1)Đốt X gồm Fe2O3 và Al (không có không khí).Những chất rắn sau phản ứng :
- Nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2 .
- Nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2.
Số mol Al trong X là:
A. 0,3 mol B. 0,5 mol C. 0,4 mol D. 0,6 mol
2)Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45,6. B. 48,3. C. 36,7. D. 57,0.
 
A

anhtraj_no1

Lâu rồi ko lên thấy 1 rổ bài :D tớ có 2 bài nhiệt nhôm này
1)Đốt X gồm Fe2O3 và Al (không có không khí).Những chất rắn sau phản ứng :
- Nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2 .
- Nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2.
Số mol Al trong X là:
A. 0,3 mol B. 0,5 mol C. 0,4 mol D. 0,6 mol

$Fe_2O_3 + 2Al --> Al_2O_3 + 2Fe$ (1)

Tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra khí => Al dư

$Al + H_2O + OH^- ---> AlO^{2-} + \frac{3}{2}H_2$
0,2................................................................0,3
Tác dụng với dung dịch HCl

$2Al + 6H^+ --> 2Al^{3+} + 2H_2$
$Fe + 2H^+ --> Fe^{2+} + H_2$
Sự chênh lệch số mol của $H_2 = n_{Fe} = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol$
$n_{Fe} = 0,1 => nAl(1) = 0,1 mol$

$=> \sum Al = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol $ $=> A$
 
Top Bottom