[Hóa 10] Nhóm thảo luận - Star loves

B

binbon249

Đầu tiên tớ xin nói về phương pháp bảo toàn nguyên tố trước, bởi tớ thấy nó có liên quan đến nhiều phương pháp khác, nhất là bảo toàn khối lượng. Khái quát về phương pháp này các bạn đọc Tài liệu dưới đây:
5-20-20124-58-02PM-1.png

5-20-20124-54-22PM.png

5-25-20127-11-42AM.png
 
B

binbon249

Đây là 1 số bài tập vận dụng, các bạn cùng làm nhớ! :)
Chú ý: Hạn chế viết phương trình phản ứng ra :D

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0.1 mol $Fe_2O_3$ và 0.2 mol $Fe_3O_4$trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch sấy khô nung trong không khí đến khối lượng ko đổi được m gam chất rắn. giá trị của m là:
A. 32 gam
B. 48 gam
C. 80 gam
D. 64 gam​

Bài 2: Cho 10.8 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu đc 7.84 (l) khí (đkct). 2 kim loại đó là :
A. Be, Mg
B. Mg Ca
C. Ca, Sr
D. Sr, Ba​

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 7.8 gam hỗn hợp Al, mg trong dung dịch $H_2SO_4$ loãng dư thu được 8.96 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thì thu đc bao nhiêu gam muối khan?
A. 38.4 gam
B. 44.5 gam
C. 46.2 gam
D. 39.6 gam​

 
J

jelouis

Đây là 1 số bài tập vận dụng, các bạn cùng làm nhớ! :)
Chú ý: Hạn chế viết phương trình phản ứng ra :D

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0.1 mol $Fe_2O_3$ và 0.2 mol $Fe_3O_4$trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch sấy khô nung trong không khí đến khối lượng ko đổi được m gam chất rắn. giá trị của m là:
A. 32 gam
B. 48 gam
C. 80 gam
D. 64 gam​


Chất rắn là $Fe_{2}O_{3}$
Theo BTNT :$nFe_{2}O_{3}=\frac{\sum nFe}{2}=0.4 mol$
$\Longrightarrow m=0.4.160=64g \Longrightarrow D$

p/s:công thức gõ không được :(
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101

Đây là 1 số bài tập vận dụng, các bạn cùng làm nhớ! :)
Chú ý: Hạn chế viết phương trình phản ứng ra :D
Bài 2: Cho 10.8 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu đc 7.84 (l) khí (đkct). 2 kim loại đó là :
A. Be, Mg
B. Mg Ca
C. Ca, Sr
D. Sr, Ba​

gọi CT chung là M
[TEX]M^o --> M^{+2}+2e[/TEX]
0,35<--............0,7
[TEX]H^{+1} + 2e--> H2^o[/TEX]
..............0,7<--0,35
có:[TEX] \frac{10,8}{M}[/TEX]=0,35
=> M=30,8571 => B

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 7.8 gam hỗn hợp Al, mg trong dung dịch $H_2SO_4$ loãng dư thu được 8.96 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thì thu đc bao nhiêu gam muối khan?
A. 38.4 gam
B. 44.5 gam
C. 46.2 gam
D. 39.6 gam​

H2SO4-->H2
0,4<--...0,4
m muối=7,8+96.0,4=46,2g
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

Bài 2: giải theo phương pháp nguyên tử khối trung bình ! => đáp án B
bài 3 : có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lương
 
B

binbon249

Bài 2: giải theo phương pháp nguyên tử khối trung bình ! => đáp án B
bài 3 : có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lương

gọi CT chung là M
[TEX]M^o --> M^{+2}+2e[/TEX]
0,35<--............0,7
[TEX]H^{+1} + 2e--> H2^o[/TEX]
..............0,7<--0,35
có:[TEX] \frac{10,8}{M}[/TEX]=0,35
=> M=30,8571 => B



H2SO4-->H2
0,4<--...0,4
m muối=7,8+96.0,4=46,2g

Vì chúng ta đang học phương pháp bảo toàn nguyên tố nên các bạn giải theo phương pháp đó nha!

Trong 2 bài cuối, có áp dụng 1 tý phương pháp bảo toàn nguyên tố, bạn nào chỉ ra được, keke ;)
 
T

thanhtruc3101


Vì chúng ta đang học phương pháp bảo toàn nguyên tố nên các bạn giải theo phương pháp đó nha!

Trong 2 bài cuối, có áp dụng 1 tý phương pháp bảo toàn nguyên tố, bạn nào chỉ ra được, keke ;)

bai 3: số mol H tham gia= số mol H tạo thành
bai2: mình sử dụng bảo toàn e nên chịu :p :p :p
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

bài 2: bảo toàn H => bảo toàn Cl --> bảo toàn hôn hợp M
đúng không các bạn ;))
 
M

manuyuhee





Vì chúng ta đang học phương pháp bảo toàn nguyên tố nên các bạn giải theo phương pháp đó nha!

Trong 2 bài cuối, có áp dụng 1 tý phương pháp bảo toàn nguyên tố, bạn nào chỉ ra được, keke ;)
Bài 3 có lẽ là bảo toàn H, bảo toàn gốc [TEX]SO_4^2-[/TEX] và cả 2 kim loại!!
:D
 
H

hiepkhach_giangho

H = 100 %,ví dụ sau phản ứng có CO dư

định luật bảo toàn ng tố O chỉ áp dụng với lượng phản ứng

n O trong oxit + n O trong CO phản ứng = n O trong rắn + n O trong CO2

chớ

sao lại thế này

H= 100 % : nO (oxit) = n O ( rắn ) + n O ( hỗn hợp khí sau)

hỗn hợp khí sau ở đây là có cả CO dư
 
B

binbon249

Trong tài liệu này các cậu cứ hiểu , H% = 100% nghĩa là phản ứng đã hết và ko còn chất dư, còn H% < 100 nghĩa là còn chất dư. Mặc dù theo lí thuyết về hiệu suất thì nó khác, Tài liệu có 1 chút sai sót :p
 
A

anhtraj_no1

Ẹc ! chả 2 bạn này nói cái gì :khi (2):

Tóm lại là phản ứng hết thì áp dụng cái này
nO ( Oxit ) = nO ( rắn ) + n HH khí sau = nO rắn + n HH khí tr'
nếu mà Dư
nO ( Oxit ) = nO rắn + $\frac{m HH khi sau - m HH khi}{16}$

Trong khi làm cái này dùng cho phần dư nè cũng cần nè :p
CO + [O] --> CO2
khí tr'............khí sau

Muốn biết đúng hay sai thì làm cái bài này .

Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

chào các bạn ! hình như hôm nay chúng ta học hóa phải k nhỉ !! hỳ !
chúng ta có 2 bài mới !
một bài của anhtraj với bài sau đây


Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 60ml. B. 150ml. C. 30ml. D. 75ml.
 
D

dongminh_96

chào các bạn ! hình như hôm nay chúng ta học hóa phải k nhỉ !! hỳ !
chúng ta có 2 bài mới !
một bài của anhtraj với bài sau đây

Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 60ml. B. 150ml. C. 30ml. D. 75ml.


n[TEX]H_2[/TEX]=0.15 mol
n[TEX]H_2SO_4[/TEX]=n[TEX]H_2[/TEX]
\RightarrowV[TEX]H_2SO_4[/TEX]=30ml\RightarrowC
 
M

mavuongkhongnha

đáp án là : D
gọi chung hỗn hợp kim loại là M ,hóa trị là n
viết pt
có số mol của H2 => số mol của H2SO4 áp dụng công thức [TEX]V = \frac{n}{C_M}[/TEX]
bài tiếp :
hòa tan 32g X (Fe ,Al ,Zn )=dd HCl dư => 2,24 (l) H2 (đktc).mặt khác 32 g X tác dụng với H2SO4 nóng dư
=> 3,36 l SO2) .tíNh % Fe về khối lượng
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

cậu giải nhớ trích đề ra nha mavuongkhongnha :p
tớ biết câu hỏi này k hợp với chủ đề đang học nhưng tớ làm theo toán với lập bảng kết quả lại khác nhau :(


Với ba đồng vị của hiđro và ba đồng vị của oxi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử nước khác nhau !
 
M

mavuongkhongnha

cậu giải nhớ trích đề ra nha mavuongkhongnha :p
tớ biết câu hỏi này k hợp với chủ đề đang học nhưng tớ làm theo toán với lập bảng kết quả lại khác nhau :(

Với ba đồng vị của hiđro và ba đồng vị của oxi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử nước khác nhau !
chưa làm bài mình viết kìa
làm đi chứ
có 18 phân tử thì phải
 
Top Bottom