Vật lí [Group LTĐH Lí] Luyện thi với Mục Tiêu 7-10 Điểm Đại Học 2014

T

thienthan_gl291

đăng kí tham gia nhóm luyện thi đại học kid 3 môn vật lí

Nick diễn đàn: thienthan_gl291
- E-mail: tangled291@gmail.com
- Tên: Hàn Gia Lợi
- Đang học lớp: 12A1
- Điểm môn Lí hiện tại: 7
- Mục tiêu điểm Lí trong kì thi ĐH: 8
 
T

trung70811av

Nick diễn đàn trung70811av
- E-mail hbttrung@yahoo.com
- Tên: Nguyễn Thành Trung
- Đang học lớp: 11A1
- Điểm môn Lí hiện tại: chưa thi thử , mới học chương I
- Mục tiêu điểm Lí trong kì thi ĐH: 10
 
H

henry.le

Em còn một cách khác để giải ba bài toan này , Xin thầy vả moi ngươi cho ý kiến!!!!!!!!!!!!!!
Ở cả ba bài thầy cho thì biên độ dao dộng thay đổi là do Vị trí cân bằng thay đổi;););)
Vị vậy chi cân xác đinh vị trí cân bằng mới là ổn!!!
Ở bài 1: Ban đầu: VTCB $ P=K \Delta l_{1}$ =>$ mg = K \Delta l_{1}$
Sau đó : VTCB $P+F_{qt}=K\Delta l_{2}$ =>$ m(g+a)=K \Delta l_{2}$
Từ dây chia vế cho vế lại biết $\Delta l_{1}=10$ =>$\Delta l_{2}=12$
=>$ A=8+\Delta l_{2} - \Delta l_{1} =10 $
Làm tương tự ta cũng sẽ ra hai bai sau . Bài 2: $6cm$ , Bài 3: $1,05m/s$

Cách này hay à nha, :))))))))))))))))))))))))))))))))
 
L

levanvu12a1

Em có một bài tập muốn hỏi ý kiến của thầy và các bạn! Mong mọi người cho ý kiến!!!
Cho mọt hệ dao động gồm 1 lò xo có độ cứng$K=20N/m$ 2 vật $m_{1}= m_{2} = 0.1Kg$
$m_{1}$ được nối với lò xo, $m_{2}$ nối với $m_{1}$ thông qua một sợi dây mảnh chỉ chịu được lực kéo tối đa là $F=0.2N$. Ban đâu giữ cho lò xo ở vị trí nén 4cm rội buông nhẹ.
Tim thời điểm hai vật tách nhau????
Em làm không giống kêt quả!!!!
 
H

hocmai.vatli

Em có một bài tập muốn hỏi ý kiến của thầy và các bạn! Mong mọi người cho ý kiến!!!
Cho mọt hệ dao động gồm 1 lò xo có độ cứng$K=20N/m$ 2 vật $m_{1}= m_{2} = 0.1Kg$
$m_{1}$ được nối với lò xo, $m_{2}$ nối với $m_{1}$ thông qua một sợi dây mảnh chỉ chịu được lực kéo tối đa là $F=0.2N$. Ban đâu giữ cho lò xo ở vị trí nén 4cm rội buông nhẹ.
Tim thời điểm hai vật tách nhau????
Em làm không giống kêt quả!!!!

Hướng dẫn:
Lực tác dụng lên m2 trong quá trình hệ vật nén lò xo là lực đẩy của m1 lên m2. Rõ ràng, quá trình này dây nối m1 và m2 không có lực căng, vậy ko đứt được trong quá trình này.
Lực tác dụng lên m2 trong quá trình hệ vật làm giãn lò xo mới là lực căng dây nối 2 vật. Vậy gia tốc hệ vật mà dây bị đứt là: $\frac{F}{{{m_2}}}$....em làm tiếp nhé!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli


Tạm thời, thầy chuyển qua bài mới: Con Lắc Đơn
Đại Cương Con Lắc Đơn
Ÿ***Tần số góc dao động của con lắc $\omega = \sqrt {\frac{g}{\ell }} \to \ell = \frac{g}{{{\omega ^2}}}$
***Từ đó, chu kỳ và tần số dao động của con lắc là $\left\{ \begin{array}{l}
T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \\
f = \frac{1}{T} = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{\ell }} \\
\end{array} \right.$
***Cũng tương tự như con lắc lò xo, với con lắc đơn ta cũng có hệ thức liên hệ giữa li độ, biên độ, tốc độ và tần số góc như sau: ${\left( {\frac{x}{A}} \right)^2} + {\left( {\frac{v}{{\omega A}}} \right)^2} = 1 \leftrightarrow A = \sqrt {{x^2} + {{\left( {\frac{v}{\omega }} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {\ell .\alpha } \right)}^2} + {{\left( {\frac{v}{\omega }} \right)}^2}} $
trong đó $x = \ell .\alpha $, là hệ thức liên hệ giữa độ dài cung và bán kính cung.

Con Lắc Đơn Chịu Tác Dụng Thêm Lực Quán Tính, Lực Điện, Lực Acsimet...
***Chịu thêm lực quán tính***
Khi đặt con lắc vào một thang máy hay oto đang chuyển động với gia tốc a thì nó chịu tác dụng của trọng lực và lực quán tính.
a) Trường hợp 1: Vật chuyển động thẳng đứng lên trên.
Lúc này, ta cũng chỉ biết ${\overrightarrow F _{qt}}$ có phuơng thẳng đứng, còn chiều của ${\overrightarrow F _{qt}}$ thì ta phải xác định đuợc tính chất của chuyển động là nhanh dần đều hay chậm dần đều.
· Nếu vật chuyển động nhanh dần đều lên trên, khi đó $\overrightarrow a \uparrow \to g' = g + a \to T' = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{g'}}} = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{g + a}}} $
· Nếu vật chuyển động chậm dần đều lên trên, khi đó: $\overrightarrow a \downarrow \to g' = g - a \to T' = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{g'}}} = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{g - a}}} $
b) Trường hợp 2: Vật chuyển động thẳng đứng xuống dưới.
· Nếu vật chuyển động nhanh dần đều xuống dưới, khi đó $\overrightarrow a \downarrow \to g' = g - a \to T' = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{g'}}} = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{g - a}}} $
· Nếu vật chuyển động chậm dần đều lên trên, khi đó $\overrightarrow a \uparrow \to g' = g + a \to T' = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{g'}}} = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{g + a}}} $
c) Trường hợp 3: Vật chuyển động đều theo phương ngang.
Khi đó $\overrightarrow a \bot \overrightarrow g \to {g'^2} = {g^2} + {a^2} \leftrightarrow g' = \sqrt {{g^2} + {a^2}} \to T' = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{\sqrt {{g^2} + {a^2}} }}} $
Vị trí cân bằng mới của con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc α xác định bởi $\tan \alpha = \frac{a}{g} \to a = g.\tan \alpha $
***Chịu Thêm Lực Điện***....ai viết giúp thầy cái nhỉ :D
 
Last edited by a moderator:
L

levanvu12a1

Trong trường hợp vật chịu tác của lực điện ta quy về các trường hợp giông như vật chịu tác dung của lực quán tính chỉ khác một điêu rằng lúc này $a=g_{hd}=\frac{F_{đt}}{m}=\frac{qE}{m}$
 
Last edited by a moderator:
E

endinovodich12

A ; CLĐ chịu tác dụng của lực điện
VD1: Con lắc đơn có chiều dài l tích điện +q đặt trong điện trường đều có cường độ $\overrightarrow{E}$ ở nơi có gia tốc trọng trường g có chu kỳ dao động như thế nào ?
*Phương pháp :
a) Khi cường độ điện trường hướng thẳng xuống dưới :

$\overrightarrow{P_{hd}} = \overrightarrow{P}+\overrightarrow{F}$

$P=P+F$

$g_{hd} = g+\frac{F}{m}=g+\frac{qE}{m}$

$T =2\pi\sqrt{\frac{l}{g_{hd}}} = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g+\frac{qE}{m}}}$

b;Khi cường độ điện trường thẳng đứng lên trên :

$\overrightarrow{P_{hd}} = \overrightarrow{P}+\overrightarrow{F}$

$P=P-F$

$g_{hd} = g-\frac{F}{m}=g-\frac{qE}{m}$

$T =2\pi\sqrt{\frac{l}{g_{hd}}} = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g-\frac{qE}{m}}}$

Nếu F>P thì có hiện tượng như bóng bay là :
$T =2\pi\sqrt{\frac{l}{g_{hd}}} = 2\pi \sqrt{\frac{l}{\frac{qE}{m}-g}}$
c; Khi cường độ điện trường hướng sang phải
* Vị trí cân bằng xác định bởi $\theta$ :
$tan\theta =\frac{F}{P}=\frac{qE}{mg} $
$\overrightarrow{P_{hd}} = \overrightarrow{P}+\overrightarrow{F}$
Mà $F_{hd}=\sqrt{P^2+(qE)^2}$
$g_{hd}=\sqrt{g^2+(\frac{qE}{m})^2}$

$T= 2\pi\sqrt{\frac{l}{\sqrt{g^2+(\frac{qE}{m})^2}}}$

d; Khi cường độ điện trường hợp với phương ngang một góc $\beta $
$\overrightarrow{P_{hd}} = \overrightarrow{P}+\overrightarrow{F}$
Mà :

$P_{hp}^2=P^2+(qE)^2-2P.qEcos(90^0 -\beta )$

$g_{hp}=\sqrt{g^2+(\frac{qE}{m})^2-2g.\frac{qE}{m}cos(90^0- \beta}$

$T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g_{hp}}}=2 \pi \sqrt{\frac{l}{\sqrt{g^2+(\frac{qE}{m})^2-2g.\frac{qE}{m}cos(90^0- \beta}}}$


Đây là tài liệu mà em tham được nên chia sẻ với mọi người ; nếu có sai sót thì mọi người cho ý kiến và thông cảm !
 
Last edited by a moderator:
L

levanvu12a1


Bài Tập (tiếp): Nâng cao hơn 1 chút nhé:
Bài 1: Một vật có khối lượng m trượt xuống không vận tốc đầu từ điểm trên cùng của mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng $\frac{\pi }{4}$. Chọn trục Ox hướng xuống dưới trên mặt phẳng nghiêng, gốc O trùng với điểm trên cùng của mặt phẳng (điểm mà vật bắt đầu trượt). Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng tuân theo quy luật $\mu = 0,2x$, trong đó x tính bằng cm. Hỏi vật trượt được đoạn bao nhiêu thì dừng lại? cho g = 10m/s2
A. 10 cm
B. 20 cm
C. 30 cm
D. 40 cm
Bài 2: Một vật có khối lượng m trượt xuống không vận tốc đầu từ điểm trên cùng của mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng $\frac{\pi }{4}$. Chọn trục Ox hướng xuống dưới trên mặt phẳng nghiêng, gốc O trùng với điểm trên cùng của mặt phẳng (điểm mà vật bắt đầu trượt). Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng tuân theo quy luật $\mu = 0,2x$, trong đó x tính bằng cm. Hỏi tốc độ cực đại của vật trong quá trình chuyển động là bao nhiêu ? cho g = 10m/s2
A. 1,91m/s
B. 1,19 m/s
C. $5\sqrt 2 $ m/s
D. 2,12 m/s
Hướng dẫn: Suy nghĩ xem tại sao thầy lại đặt những bài này vào phần bài tập tiếp theo về lò xo nhé

Theo em hai bai này giải như sau:
Xét Bài 1: $F_{ms}=\mu N = 0.2xmgcos\frac{\pi}{4}$ Ta có thể xem đây như là một vật dao động !! Vị tri cân băng tại điểm $Psin\frac{\pi}{4}=0.2mgcos\frac{\pi}{4} x (F_{ms} ) $ Khi đó $x=A=5cm$ Mà vât chỉ di đươc quãng đường là $2A$ => $S=2A=10cm$
Xét bài 2: Biết $A=5cm$ ta có thể xem biểu thức lực ma sát tương tự như biểu thức lực đàn hồi => $ K=0,2mgcos\frac{\pi}{4}$ =>$\omega =\sqrt[4]{2}$ =>$ V_{max}=5\sqrt[4]{2} cm/s$

Mong thầy và các bạn tim giúp em chỗ sai!!!:confused::confused:
:D:D:D:D:D:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

Theo em hai bai này giải như sau:
Xét Bài 1: $F_{ms}=\mu N = 0.2xmgcos\frac{\pi}{4}$ Ta có thể xem đây như là một vật dao động !! Vị tri cân băng tại điểm $Psin\frac{\pi}{4}=0.2mgcos\frac{\pi}{4} x (F_{ms} ) $ Khi đó $x=A=5cm$ Mà vât chỉ di đươc quãng đường là $2A$ => $S=2A=10cm$
Xét bài 2: Biết $A=5cm$ ta có thể xem biểu thức lực ma sát tương tự như biểu thức lực đàn hồi => $ K=0,2mgcos\frac{\pi}{4}$ =>$\omega =\sqrt[4]{2}$ =>$ V_{max}=5\sqrt[4]{2} cm/s$

Mong thầy và các bạn tim giúp em chỗ sai!!!:confused::confused:
:D:D:D:D:D:D:D:D
woa,...
Trước tiên thầy xin có lời khen ngợi dành cho em!
Bài 1: rất okie
Bài 2: Lưu ý thêm cho thầy k hiệu dụng phải tính bằng N/m, mà đề bài thầy cho x tính bằng cm, vì vậy $ K= 20mgcos\frac{\pi}{4}$. Tính chính xác kết quả cho thầy nhé.
Best!
 
H

hocmai.vatli



Bài Tập Con Lắc Đơn - làm thôi nào :)|
Câu 1: Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2,52 s. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc cũng có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 3,15 s. Khi thang máy đứng yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là
A. 2,96 s.
B. 2,84 s.
C. 2,61 s.
D. 2,78 s.
Câu 2: Một con lắc đơn có chu kì T = 2 s khi treo ở vị trí cố định trên mặt đất. Người ta treo con lắc lên trên trần một chiếc ô tô đang chuyển động nhanh dần đều lên một dốc nghiêng 30<sup>0</sup> với gia tốc 5 m/s<sup>2</sup>. Góc nghiêng của dây treo quả lắc so với phương thẳng đứng là
A. 16<sup>0</sup>34’.
B. 15<sup>0</sup>37’.
C. 19<sup>0</sup>06’ .
D. 18<sup>0</sup>52’
Câu 3: Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1 m và vật nhỏ có khối lượng 100 g mang điện tích 2.10<sup>-5</sup> C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.10<sup>4</sup> V/m. Trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vectơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với vectơ gia tốc trong trường một góc 54<sup>o</sup> rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s<sup>2</sup>. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là
A. 0,59 m/s.
B. 3,41 m/s.
C. 2,87 m/s.
D. 0,50 m/s.
Câu 4: Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1 m và vật nhỏ có khối lượng 120g mang điện tích 2.10<sup>-6</sup> C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.10<sup>4</sup> V/m. Khi con lắc đơn đang nằm cân bằng ta đổi chiều điện trường. Lấy g = 9,72 m/s<sup>2</sup>. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là.
A. 51,84 cm/s.
B. 51.94 cm/s.
C. 52.02 cm/s.
D. 52.12 cm/s.
 
P

pelun271194

Em còn một cách khác để giải ba bài toan này , Xin thầy vả moi ngươi cho ý kiến!!!!!!!!!!!!!!
Ở cả ba bài thầy cho thì biên độ dao dộng thay đổi là do Vị trí cân bằng thay đổi;););)
Vị vậy chi cân xác đinh vị trí cân bằng mới là ổn!!!
Ở bài 1: Ban đầu: VTCB $ P=K \Delta l_{1}$ =>$ mg = K \Delta l_{1}$
Sau đó : VTCB $P+F_{qt}=K\Delta l_{2}$ =>$ m(g+a)=K \Delta l_{2}$
Từ dây chia vế cho vế lại biết $\Delta l_{1}=10$ =>$\Delta l_{2}=12$
=>$ A=8+\Delta l_{2} - \Delta l_{1} =10 $
Làm tương tự ta cũng sẽ ra hai bai sau . Bài 2: $6cm$ , Bài 3: $1,05m/s$

sao công thức tính biên độ mới lại la [TEX]A_2=A_1+dl_2-dl_1[/TEX].minh chưa hiểu
 
P

pelun271194

Bài 1: A=8cm, w=\sqrt[2]{100}giá trị gia tốc cực đại là a=Aw^2 =8m/s, sau khi tăng thêm gia tốc cho lò xo thì a max lúc sau là 8+2=10m/s, \Rightarrow A lúc sau = 10/100=0.1m=10cm \Rightarrow D

Bài 2: tương tự a max lúc sau là 8-2=6cm, vì 2 gia tốc ngược hướng nhau, suy ra A lúc sau = 6/100=0.06m=6cm \Rightarrow B

Bài 3: hệ ruồi-nho của thầy quả ko đơn giản ạ @-)
e lụi đáp án A

sao vị trí biên trên với biên dưới thi gia tốc lại khác nhau bạn nhỉ?..biên trên thì a>0 ma biên dưới thi giá đỡ đi lên lại là a<0????mình chưa hiểu...
 
P

pelun271194

câu 1
chọn chiều dương hướng xuống...lên ndđ thi a<0..lên cdđ thì a>0...suy ra
[TEX]\frac{T1^2}{T2^2}[/TEX]=[TEX]\frac{g+a}{g-a}[/TEX][TEX]\Rightarrow[/TEX]
a=9/41g...
[TEX]\frac{T^2}{T1^2}[/TEX]=[TEX]\frac{g+a}{g}[/TEX]....tính T=2.78
 
L

levanvu12a1

woa,...
Trước tiên thầy xin có lời khen ngợi dành cho em!
Bài 1: rất okie
Bài 2: Lưu ý thêm cho thầy k hiệu dụng phải tính bằng N/m, mà đề bài thầy cho x tính bằng cm, vì vậy $ K= 20mgcos\frac{\pi}{4}$. Tính chính xác kết quả cho thầy nhé.
Best!

Nhưng mà thầy ơi đáp án em ra vẫn không giống với một đáp án nào mà thầy cho !!!!!!
$K=20mgcos\frac{\pi}{4}$ \Rightarrow $ \omega = \sqrt{20gcos\frac{\pi}{4}}$ \Rightarrow $\omega =10\sqrt[4]{2}$ \Rightarrow $V_{max}\simeq 59,5cm/s$

~X(~X(~X(~X(~X(~X(~X(
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

Nhưng mà thầy ơi đáp án em ra vẫn không giống với một đáp án nào mà thầy cho !!!!!!
$K=20mgcos\frac{\pi}{4}$ \Rightarrow $ \omega = \sqrt{20gcos\frac{\pi}{4}}$ \Rightarrow $\omega =10\sqrt[4]{2}$ \Rightarrow $V_{max}\simeq 59,5cm/s$

~X(~X(~X(~X(~X(~X(~X(
Đáp án thầy cho sai, em tính đúng rồi nhé! hihi.............................................................................
 
L

levanvu12a1

[Bai 1 thì em có chung suy nghi với bạn 'pelun271194'
Bài 2: thì em hơi phân vân ! vị tri mà thầy nói theo phỏng đoán của em la vị tri cân bằng. Ta có : do góc giữa a và g $=60^{0}$ ta tính $ g_{hd}=\sqrt{a^{2}+g^{2} +2gacos60}$ \Rightarrow $ g_{hd} = 5\sqrt{7}$ góc của con lắc hợp với phương thẳng đứng =$\{g_{hd),g}$ áp dung định lí cóin trong tam giác => bằng $19^{0}6'$:confused::confused;
Bài 3: $a=\frac{qE}{m}$\Rightarrow $a=10m/s2$ \Rightarrow $g_{hd}=10\sqrt{2}$ góc hop bởi dây và g =$45_{0}$\Rightarrow Dây sẽ được nâng thêm một góc $9_{0}$ \Rightarrow $S=lsin9$ và $\omega=\sqrt{\frac{g_{hd}}{l}}$ \Rightarrow $ V_{max}=0,59m/s $
Bài 4: Tương tự bài 3 ta tính goc giũa dây và g $=4,9^{0}$ và $g_{hd} = 9,756$ khi đôi chiêu điên trường thi vi trí cân băng thay đổi , vị trí cân bằng mới đối diện với vi trí cân băng cũ qua phương thẳng đứng (đi qua vị tri treo lò xo ) $A=lsin2.4,9$ và $\omega=\sqrt{\frac{g_hd}{l}} $ tinh theo thế này thì kết qua của em là $53.16cm/s$
Không giống đáp của thầy bực quá!?!
~X(~X(~X(~X(~X(
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom