Vật lí [Group LTĐH Lí] Luyện thi với Mục Tiêu 7-10 Điểm Đại Học 2014

I

i_am_challenger

phần quang học có liên quan đến nhóm câu hỏi nào trong đề thi đại học không các anh chị?

Trong đề thi đại học chỉ có phần lăng kính,lượng tử ánh sáng, quang phổ vạch nguyên tử Hidro, hiện tượng phát quang laze, tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X,... Còn phần quang học như TKHT, TKPK thì chưa thấy ra bao giờ.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

Bài Tập Tiếp Theo (Nâng Cao Bình Thường ): Các em cùng "cọ sát" 3 bài này cho thầy
Bài 1: Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng với biên độ là 8 cm. Tại vị trí cân bằng lò xo giãn 10cm. Khi vật đang ở vị trí biên trên , giá đỡ lò xo đi lên nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2. Hỏi biên độ mới con lắc là bao nhiêu? cho biết g =10m/s2.
A. 5cm
B. 6cm
C. 8cm
D. 10cm
Bài 2: Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng với biên độ là 8 cm. Tại vị trí cân bằng lò xo giãn 10cm. Khi vật đang ở vị trí biên dưới , giá đỡ lò xo đi lên nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2. Hỏi biên độ mới con lắc là bao nhiêu? cho biết g =10m/s2.
A. 5cm
B. 6cm
C. 8cm
D. 10cm
Câu 3: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm quả nho (vật nặng) khối lượng 10g, lò xo có độ cứng 1N/m, đang dao động. Biết tại vị trí lò xo dài nhất, lò xo giãn 20cm. Khi lò xo ở vị trí cao nhất, một con ruồi có khối lượng 1g đậu nhẹ nhàng vào nho và bắt đầu xơi nho (ruồi rất lì - không buông khỏi nho trong quá trình dao động). Hỏi tốc độ lớn nhất của hệ ruồi + nho là bao nhiêu trong quá trình dao động? cho g =10m/s2
A. 1,05 m/s
B. 2,07 m/s
C. 0,57 m/s.
D. 0,48 m/s.
 
Last edited by a moderator:
T

truongle96

em hay xác định khoảng thời gian nhầm. thầy cô có thể giúp em khắc phục không ạ? em xin cảm ơn
 
B

bittersweet96

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình $x = 4\cos \frac{{2\pi }}{3}t$ (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = -2 cm lần thứ 2014 tại thời điểm
A. 3020 s.

B. 6030 s.

C. 3016 s.

D. 6031 s.
Câu 2(ĐH-2010): Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Trong khoảng thời gian ngắn nhất khi đi từ vị trí biên có li độ x = A đến vị trí x = -A/2, chất điểm có tốc độ trung bình là
A. 6A/T
B. 9A/2T
C. 3A/2T
D. 4A/T
Câu 3(ĐH-2010): Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s<sup>2</sup> là T/3. Lấy pi<sup>2</sup>=10. Tần số dao động của vật là:
A. 4 Hz.
B. 3 Hz.
C. 2 Hz.
D. 1 Hz.
Trả lời:
G:\DCIM\Camera

Câu 3:
khoảng thời gian để độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s la
4t(0->100)=T/3
-> t(o->100) = T/12
100= amax/2=(w^2)xA/2
=>W=2pi => f=1HZ => D
CÂU 2
Tốc độ tb=S/t=(3A/2)/(T/3)=9A/2T
=>B
 
H

holihani12

Bài Tập Tiếp Theo (Nâng Cao Bình Thường ): Các em cùng "cọ sát" 3 bài này cho thầy
Bài 1: Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng với biên độ là 8 cm. Tại vị trí cân bằng lò xo giãn 10cm. Khi vật đang ở vị trí biên trên , giá đỡ lò xo đi lên nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2. Hỏi biên độ mới con lắc là bao nhiêu? cho biết g =10m/s2.
A. 5cm
B. 6cm
C. 8cm
D. 10cm
Bài 2: Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng với biên độ là 8 cm. Tại vị trí cân bằng lò xo giãn 10cm. Khi vật đang ở vị trí biên dưới , giá đỡ lò xo đi lên nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2. Hỏi biên độ mới con lắc là bao nhiêu? cho biết g =10m/s2.
A. 5cm
B. 6cm
C. 8cm
D. 10cm
Câu 3: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm quả nho (vật nặng) khối lượng 10g, lò xo có độ cứng 1N/m, đang dao động. Biết tại vị trí lò xo dài nhất, lò xo giãn 20cm. Khi lò xo ở vị trí cao nhất, một con ruồi có khối lượng 1g đậu nhẹ nhàng vào nho và bắt đầu xơi nho (ruồi rất lì - không buông khỏi nho trong quá trình dao động). Hỏi tốc độ lớn nhất của hệ ruồi + nho là bao nhiêu trong quá trình dao động? cho g =10m/s2
A. 1,05 m/s
B. 2,07 m/s
C. 0,57 m/s.
D. 0,48 m/s.

Bài 1: A=8cm, w=\sqrt[2]{100}giá trị gia tốc cực đại là a=Aw^2 =8m/s, sau khi tăng thêm gia tốc cho lò xo thì a max lúc sau là 8+2=10m/s, \Rightarrow A lúc sau = 10/100=0.1m=10cm \Rightarrow D

Bài 2: tương tự a max lúc sau là 8-2=6cm, vì 2 gia tốc ngược hướng nhau, suy ra A lúc sau = 6/100=0.06m=6cm \Rightarrow B

Bài 3: hệ ruồi-nho của thầy quả ko đơn giản ạ @-)
e lụi đáp án A
 
C

chicothelahoc

e mới mang máng biết cách hoạt động của trang nên mong thầy thông cảm cho e chút time để tìm hiểu cách hoạt động
 
H

hung3396

II. Bài Tập Phải Làm:

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = -2 cm lần thứ 2014 tại thời điểm
A. 3020 s.
B. 6030 s.
C. 3016 s.
D. 6031 s.
ta có :
2012 lần nó sẽ phải thực hiện 1006 chu kỳ và 1 khoảng thời gian để nó đi từ vị trí cân bằng đến vị trí -2 lần thứ 2 trong chu kỳ đó ,vì vậy:
t=1006T+ {góc quét}*w=3020 s
=>A
 
C

chicothelahoc

CÂU 1 Đáp án A xác định chiều CD của vật ntn thì m,n xem nó đang ở vị trí nào dựa vào góc phi nếu là âm thì đang CD theo chiều dương và ngược lại
 
C

chicothelahoc

cho e hỏi bài này ntn ạ
Chiếu bức xạ có bước sóng bằng 533nm lên tấm kim loại có công thoát A= 2,1.10^-19 J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electrôn quang điện và cho bay vào từ trường theo phương vuống góc với đường cảm ứng từ . Biết bán kính cực đại của quỹ đạo của các electrôn quang điện là R= 22,75nm. Cho h=6,625.10^-34Js ; c = 3. 10^ 8 m/s^2 ; /qe/ = e = 1,6.10^-19 ; Me= 9,1.10^-31 . Độ lớn cảm ứng từ B của từ trường là

A 2,5.10^-4 T

B 1,0.10^-3 T

C 1,0.10^-4 T

D 2,5.10^-3 T
 
L

levanvu12a1

Bài 1: A=8cm, w=\sqrt[2]{100}giá trị gia tốc cực đại là a=Aw^2 =8m/s, sau khi tăng thêm gia tốc cho lò xo thì a max lúc sau là 8+2=10m/s, \Rightarrow A lúc sau = 10/100=0.1m=10cm \Rightarrow D

Bài 2: tương tự a max lúc sau là 8-2=6cm, vì 2 gia tốc ngược hướng nhau, suy ra A lúc sau = 6/100=0.06m=6cm \Rightarrow B

Bài 3: hệ ruồi-nho của thầy quả ko đơn giản ạ @-)
e lụi đáp án A

Nếu bạn muốn dùng biểu thức toán học thì ban phải để trong cặp Kí hiệu $
 
L

levanvu12a1

Em còn một cách khác để giải ba bài toan này , Xin thầy vả moi ngươi cho ý kiến!!!!!!!!!!!!!!
Ở cả ba bài thầy cho thì biên độ dao dộng thay đổi là do Vị trí cân bằng thay đổi;););)
Vị vậy chi cân xác đinh vị trí cân bằng mới là ổn!!!
Ở bài 1: Ban đầu: VTCB $ P=K \Delta l_{1}$ =>$ mg = K \Delta l_{1}$
Sau đó : VTCB $P+F_{qt}=K\Delta l_{2}$ =>$ m(g+a)=K \Delta l_{2}$
Từ dây chia vế cho vế lại biết $\Delta l_{1}=10$ =>$\Delta l_{2}=12$
=>$ A=8+\Delta l_{2} - \Delta l_{1} =10 $
Làm tương tự ta cũng sẽ ra hai bai sau . Bài 2: $6cm$ , Bài 3: $1,05m/s$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom