Vật lí [Group LTĐH Lí] Luyện thi với Mục Tiêu 7-10 Điểm Đại Học 2014

H

hocmai.vatli

Ý thầy là sao ạ? Em vẫn chưa hiểu rõ ý của thầy, tụi em sẽ post câu hỏi khó và hay lên cho thầy hay là tổng hợp xem từ trước giờ tụi em thấy câu nào của thầy khó và hay ạ!

Có lẽ thầy nói không rõ ý. Thầy muốn tự các em đưa ra các bài mình cho là khó, hay, đã từng găp bất kì đâu đó, không nhất thiết là những bài thầy cho. Làm như vậy giúp thầy nắm sơ bộ hội chúng ta hiện giờ các đệ tử đang có những loại bí kíp võ công gì, bí kíp gì thì đang còn thiếu. Vậy nhé
Thầy nhắc lại lần nữa:
Ai không làm sẽ bị loại khỏi hội trong tháng tới. Tháng tới thầy sẽ quy hoạch lại hội cho quy củ hơn.
Tháng tới thầy sẽ tổ chức thi thử với cam kết hàng Việt Nam chất lượng cao nhé!

 
Last edited by a moderator:
L

levanvu12a1

GSTT-lần 2-2014
Cho con lắc đơn l=20cm , một đầu găn với một vật có khôi lượng m , đầu còn lại buộc vao một vòng cườm kl không đáng kể . Chiếu vòng luồn vào một sợi dây không dãn dài 40cm, đươc buộc cố định vào hai điêm A,B sao cho A cao hơn B 20cm . Mặt phẳng giữa sợi dây và con lắc lúc nay là mpP. ban đầu giữ vòng cườm ở vị tri A con lắc thẳng đứng . Kéo vật m tới vị trí vuông góc với sợi dây và lệch khỏi mặt phăng P môt góc a nhỏ.Bông nhẹ thấy con lắc vừa trượt xuông B vừa dao động trong mặt phăng vuông góc với sợi dây . Biết vong cườm có thể trượt không ma sát trên sợi dây AB .Chu ki dao động gần giá trị nào nhất???
A.0.88s
B.1s
C.0.96s
D.0.72s
 
P

pelun271194

[Bai 1 thì em có chung suy nghi với bạn 'pelun271194'
Bài 2: thì em hơi phân vân ! vị tri mà thầy nói theo phỏng đoán của em la vị tri cân bằng. Ta có : do góc giữa a và g $=60^{0}$ ta tính $ g_{hd}=\sqrt{a^{2}+g^{2} +2gacos60}$ \Rightarrow $ g_{hd} = 5\sqrt{7}$ góc của con lắc hợp với phương thẳng đứng =$\{g_{hd),g}$ áp dung định lí cóin trong tam giác => bằng $19^{0}6'$:confused::confused;
Bài 3: $a=\frac{qE}{m}$\Rightarrow $a=10m/s2$ \Rightarrow $g_{hd}=10\sqrt{2}$ góc hop bởi dây và g =$45_{0}$\Rightarrow Dây sẽ được nâng thêm một góc $9_{0}$ \Rightarrow $S=lsin9$ và $\omega=\sqrt{\frac{g_{hd}}{l}}$ \Rightarrow $ V_{max}=0,59m/s $
Bài 4: Tương tự bài 3 ta tính goc giũa dây và g $=4,9^{0}$ và $g_{hd} = 9,756$ khi đôi chiêu điên trường thi vi trí cân băng thay đổi , vị trí cân bằng mới đối diện với vi trí cân băng cũ qua phương thẳng đứng (đi qua vị tri treo lò xo ) $A=lsin2.4,9$ và $\omega=\sqrt{\frac{g_hd}{l}} $ tinh theo thế này thì kết qua của em là $53.16cm/s$
Không giống đáp của thầy bực quá!?!
~X(~X(~X(~X(~X(


giải thích dùm mình cậu 3,4..cách tìm [TEX]g_hd[/TEX]sao cvua72 tính được a thì suy ra được ngay [TEX]g_hd[/TEX] câu 2...sao lại công? mình thường thấy là trừ ma...chỗ "2gacos60"...:-?:-?:-?
 
H

haclinh

Bây giờ mới tham gia được không thầy
nick diễn đàn: haclinh
gmail: haclinh179@gmail.com
Tên: Phương
Đang học lớp 13
Điểm lí hiện tại 5-6
Mục tiêu : 8 điểm
Mong mọi người giúp đỡ!!!!!!!!!
 
L

levanvu12a1

giải thích dùm mình cậu 3,4..cách tìm [TEX]g_hd[/TEX]sao cvua72 tính được a thì suy ra được ngay [TEX]g_hd[/TEX] câu 2...sao lại công? mình thường thấy là trừ ma...chỗ "2gacos60"...:-?:-?:-?

Giải thích cho cậu ???? Nếu có giấy bút ngồi giảng cho nhau thì dễ !! nhưng thôi tớ sẽ cố thử!! Bài 2 a cung hướng với Fđ\Rightarrow a vuông góc với g \Rightarrow [TEX]g_{hd} =\sqrt{a^{2}+g^{2}[/TEX]
Bài 1 : góc m goc mình sư dung là góc giữa hai vecto chứ không phải góc trong tam giác ( tớ sẽ cố tìm cách khác để có thể nói cho cậu hiểu cặn kẽ vấn đề!!!
:-?:-?
 
Last edited by a moderator:
I

i_am_challenger

Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm, khối lượng không đáng kể, đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Đầu A của lò xo được gắn vật nhỏ có khối lượng 60g, đầu B được gắn vật nhỏ có khối lượng 100g. Giữ cố định một điểm C trên lò xo và kích thích cho 2 vật dao động điều hòa theo phương của trục lò xo thì chu kì dao động của 2 vật bằng nhau. Khoảng cách AC bằng:
A. 12,5 cm
B. 12 cm
C. 7,5 cm
D. 8 cm
Câu 2: Một con lắc lò xo nằm ngang gồn vật nặng tích điện [tex]q = 20.10^{-6}C[/tex] và lò xo có độ cứng [tex]k=10 N.m^{-1}[/tex]. Khi vật đang nằm cân bằng, cách điện, trên mặt bàn ngang nhẵn, thì xuất hiện tức thời một điện trường đều E trong không gian bao quanh có hướng dọc theo trục lò xo. Sau đó con lắc dao động trên một đoạn thẳng dài 8,0cm. Độ lớn cường độ điện trường E là:
A. [tex]2,5.10^4 V.m^{-1}[/tex]
B. [tex]4,0.10^4 V.m^{-1}[/tex]
C. [tex]3,0.10^4 V.m^{-1}[/tex]
D. [tex]2,0.10^4 V.m^{-1}[/tex]
Câu 3: Một con lắc đơn có chu kỳ T=2s khi đặt trong chân không. Quả lắc làm bằng một hợp kim khối lượng riêng D= 8,67g/cm^3. Tính chu kỳ T’ của con lắc khi đặt con lắc trong không khí; sức cản của không khí xem như không đáng kể, quả lắc chịu tác dụng của sức đẩy Ac-si-met, khối lượng riêng của không khí là d =1,3g/lít. Giá trị T’ là:
A. T’=2,00024s
B. T’=2,00015s
C. T’=1,99993s
D. T’=1,99985s
 
L

levanvu12a1

Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm, khối lượng không đáng kể, đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Đầu A của lò xo được gắn vật nhỏ có khối lượng 60g, đầu B được gắn vật nhỏ có khối lượng 100g. Giữ cố định một điểm C trên lò xo và kích thích cho 2 vật dao động điều hòa theo phương của trục lò xo thì chu kì dao động của 2 vật bằng nhau. Khoảng cách AC bằng:
A. 12,5 cm
B. 12 cm
C. 7,5 cm
D. 8 cm
Câu 2: Một con lắc lò xo nằm ngang gồn vật nặng tích điện [tex]q = 20.10^{-6}C[/tex] và lò xo có độ cứng [tex]k=10 N.m^{-1}[/tex]. Khi vật đang nằm cân bằng, cách điện, trên mặt bàn ngang nhẵn, thì xuất hiện tức thời một điện trường đều E trong không gian bao quanh có hướng dọc theo trục lò xo. Sau đó con lắc dao động trên một đoạn thẳng dài 8,0cm. Độ lớn cường độ điện trường E là:
A. [tex]2,5.10^4 V.m^{-1}[/tex]
B. [tex]4,0.10^4 V.m^{-1}[/tex]
C. [tex]3,0.10^4 V.m^{-1}[/tex]
D. [tex]2,0.10^4 V.m^{-1}[/tex]
Câu 3: Một con lắc đơn có chu kỳ T=2s khi đặt trong chân không. Quả lắc làm bằng một hợp kim khối lượng riêng D= 8,67g/cm^3. Tính chu kỳ T’ của con lắc khi đặt con lắc trong không khí; sức cản của không khí xem như không đáng kể, quả lắc chịu tác dụng của sức đẩy Ac-si-met, khối lượng riêng của không khí là d =1,3g/lít. Giá trị T’ là:
A. T’=2,00024s
B. T’=2,00015s
C. T’=1,99993s
D. T’=1,99985s

Cho mình hỏi đáp án với
Câu1 :A , Câu2: D ,Câu3: B đúng không???:(:D:eek:
 
K

king_wang.bbang

Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm, khối lượng không đáng kể, đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Đầu A của lò xo được gắn vật nhỏ có khối lượng 60g, đầu B được gắn vật nhỏ có khối lượng 100g. Giữ cố định một điểm C trên lò xo và kích thích cho 2 vật dao động điều hòa theo phương của trục lò xo thì chu kì dao động của 2 vật bằng nhau. Khoảng cách AC bằng:
A. 12,5 cm
B. 12 cm
C. 7,5 cm
D. 8 cm
Khi giữ C thì hệ tách thành 2 lò xo
$\begin{array}{l}
kl = {k_1}{l_1} = {k_2}{l_2}\\
{k_1} = \dfrac{{kl}}{{{l_1}}}\\
{k_2} = \dfrac{{kl}}{{{l_2}}}
\end{array}$

${l_1} = AC,{l_2} = BC$

Chu kì 2 vật bằng nhau nên:
${T_1} = {T_2} \to \dfrac{{{m_1}}}{{{k_1}}} = \dfrac{{{m_2}}}{{{k_2}}} \to \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \dfrac{{{l_2}}}{{{l_1}}} = \dfrac{3}{5}$
$\begin{array}{l}
{l_1} + {l_2} = l = 20cm\\
\to \left\{ \begin{array}{l}
{l_1} = 12,5cm\\
{l_2} = 7,5cm
\end{array} \right.
\end{array}$
 
K

king_wang.bbang

Câu 3: Một con lắc đơn có chu kỳ T=2s khi đặt trong chân không. Quả lắc làm bằng một hợp kim khối lượng riêng D= 8,67g/cm^3. Tính chu kỳ T’ của con lắc khi đặt con lắc trong không khí; sức cản của không khí xem như không đáng kể, quả lắc chịu tác dụng của sức đẩy Ac-si-met, khối lượng riêng của không khí là d =1,3g/lít. Giá trị T’ là:
A. T’=2,00024s
B. T’=2,00015s
C. T’=1,99993s
D. T’=1,99985s
Câu này áp dụng công thức sau là ra:
$\begin{array}{l}
\dfrac{{\Delta T}}{T} = \dfrac{{{d_{kk}}}}{{2D}} \to \dfrac{{T' - T}}{T} = \dfrac{{{d_{kk}}}}{{2D}}\\
\to T' = T\left( {\dfrac{{{d_{kk}}}}{{2D}} + 1} \right)
\end{array}$
Thay số vào thì đc đáp án B
 
L

levanvu12a1

Chẳng piết thầy mấy hôm nay đi đâu nhờ !!! thầy chả ra thêm bài tập chán quá !!!:khi (122)::khi (122):
có Ai piết đăng tặp đinh kèm kiểu j không chỉ cho minh với???
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli


Tạm thời chuyển sang nội dung mới: Tổng Hợp Dao Động Điều Hoà
I. Lí Thuyết: Các đệ tự xem lại cho thầy.
II. Bài Tập:
Câu 1: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm, biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị
A. A = 5 cm.
B. A = 2 cm.
C. A = 21 cm.
D. A = 3 cm.
Câu 2: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số 10 Hz với các biên độ thành phần là 7 cm và 8 cm. Cho biết hiệu số pha của hai dao động là π/3. Vận tốc của vật khi nó qua vị trí có li độ x = 12 cm là
A. 314 cm/s.
B. 100 cm/s.
C. 157 cm/s.
D. 120π cm/s.
[FONT=&quot][FONT=&quot]Câu 3:
Hai dao động cùng phương lần lượt có phương trình ${x_1} = {A_1}\cos (\pi t + \frac{\pi }{6})$(cm) và ${x_2} = 6\cos (\pi t - \frac{\pi }{2})$(cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này có phương trình $x = A\cos (\pi t + \varphi )$(cm). Thay đổi A<sub>1</sub> cho đến khi biên độ A đạt giá trị cực tiểu thì[/FONT]
[FONT=&quot]A.$\varphi = - \frac{\pi }{6}rad.$[/FONT]
[FONT=&quot]B.$\varphi = \pi {\rm{ }}rad.$[/FONT]
[FONT=&quot]C.$\varphi = - \frac{\pi }{3}rad.$[/FONT]
[FONT=&quot]D.$\varphi = 0\,rad.$[/FONT]
Câu 4: Ba con lắc lò xo 1, 2, 3 đặt thẳng đứng cách đều nhau theo thứ tự 1, 2, 3. Ở vị trí cân bằng ba vật có cùng độ cao. Con lắc thứ nhất dao động có phương trình x<sub>1</sub> = 3cos(20πt) (cm), con lắc thứ hai dao động có phương trình x<sub>2</sub> = 4cos(20πt) (cm). Hỏi con lắc thứ ba dao động có phương trình nào thì ba vật luôn luôn nằm trên một đường thẳng?
A. x<sub>3</sub> = 2cos(20πt + 0,5π )
B. x<sub>3</sub> = 2cos(20πt )
C. x<sub>3</sub> = 5cos(20πt + 0,5π )
D. x<sub>3</sub> = 5cos(20πt)
Câu 5: Hai chất điểm M và N dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua góc tọa độ và vuông góc với Ox. Biên độ của M là 3 cm, của N là 4 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 5 cm. Ở thời điểm mà M cách vị trí cân bằng 1 cm thì điểm N cách vị trí cân bằng bao nhiêu?
[FONT=&quot]A. 3cm.
[/FONT][FONT=&quot]B. $\frac{{4\sqrt 2 }}{3}$ cm. [/FONT]
[FONT=&quot]C. $\frac{{\sqrt 2 }}{2}$ cm.
[/FONT][FONT=&quot][FONT=&quot]D. $\frac{{8\sqrt 2 }}{3}$cm [/FONT] [/FONT]
[/FONT]
 
I

i_am_challenger


Tạm thời chuyển sang nội dung mới: Tổng Hợp Dao Động Điều Hoà
I. Lí Thuyết: Các đệ tự xem lại cho thầy.
II. Bài Tập:
Câu 1: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm, biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị
A. A = 5 cm.
B. A = 2 cm.
C. A = 21 cm.
D. A = 3 cm.

Câu này dễ, em làm trước: :v

Hai dao động cùng phương, cùng tần số, lệch pha nhau bất kì nên ta có:

[TEX]|A_1-A_2| \leq A \leq A_1 + A_2 \Leftrightarrow 4 \leq A \leq 20[/TEX]

Bốn đán án ta thấy đán áp A. A=5cm thuộc trong khoảng đó.
 
I

i_am_challenger


Câu 2: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số 10 Hz với các biên độ thành phần là 7 cm và 8 cm. Cho biết hiệu số pha của hai dao động là π/3. Vận tốc của vật khi nó qua vị trí có li độ x = 12 cm là
A. 314 cm/s.
B. 100 cm/s.
C. 157 cm/s.
D. 120π cm/s.

Có hai biên độ thành phần và hiệu số pha của hai dao động, áp dụng công thức ta tìm được biên độ dao động tổng hợp:

[TEX]A = \sqrt{ A_1^2 + A_2^2 +2A_1A_2cos(\frac{\pi}{3})} = 13[/TEX]
Áp dụng công thức độc lập thời gian, ta tìm vận tốc:

[TEX]v = \omega \sqrt{A^2 - x^2} = 100\pi= 314 cm/s[/TEX]
Không biết đúng không thầy?
 
L

levanvu12a1

Có ai làm ra các bài con lại chưa nhỉ!!?? Cho mình so kết quả với <mình chưa chắc chắn nên chưa đăng>:D:D:D
Bài 1 A
Bài 2 A
Bài 3 C
Bài 4 D
Bài 5 D
8-|8-|8-|
 
Last edited by a moderator:
A

appleye01

Nick diễn đàn : appleye01
- E-mail : langtukudo@gmail.com
- Tên: Nguyễn Hải Phong
- Đang học lớp: 12
- Điểm môn Lí hiện tại:5
- Mục tiêu điểm Lí trong kì thi ĐH: 9
 
A

appleye01

em mới vào nhóm ạ, có gì em chưa đúng thì mọi người chỉ bảo nha
Tổng hợp dao động điều hòa
1 A
2 A
5 A
3 C
Ai giúp em câu 4 với
 
Top Bottom