Vật lí [Group LTĐH Lí] Luyện thi với Mục Tiêu 7-10 Điểm Đại Học 2014

K

king_wang.bbang

chị ưi đ.a e cũng giống chị.
có câu 1 làm tn hả c ? e tính k ra đ.a nào nhưng e loại trừ mấy đ.a kia nên chọn C.
c hướng dẫn e vs :)

Câu 1 có thể tính được mà
Ta có khi Pmax
$\begin{array}{l}
R = \left| {{Z_L} - {Z_C}} \right| = 20\Omega \\
\to {P_{\max }} = \dfrac{{{U^2}}}{{{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}.R = \dfrac{{{U^2}}}{{2R}} \to {U^2} = 4000\\
R = 15\Omega \to P = \dfrac{{4000}}{{{{15}^2} + {{20}^2}}}.15 = 96W
\end{array}$
 
K

king_wang.bbang

chị/anh/bạn chỉ em/tớ cách làm câu 11 với ..........................


Câu 11: Đặt điện áp u = 400cos(100πt) V vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần 50 Ω mắc nối tiếp với đoạn mạch X. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là 2 A. Biết tại thời điểm t điện áp tức thời giữa hai đầu mạch là 400 V, ở thời điểm $\left( {t + \frac{1}{{400}}} \right)s$ cường độ dòng điện qua mạch bằng 0 và đang giảm. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch X?
A. 100 W
B. 120 W
C. 200 W
D. 400 W


Ban đầu tại t thì Umax, sau $\dfrac{T}{8}$ thì I = 0 đang giảm còn $u = \dfrac{{{U_0}\sqrt 2 }}{2}$, suy ra i nhanh pha hơn u góc $\dfrac{\pi }{4}$
Công suất toàn mạch là:
$\begin{array}{l}
P = UI\cos \varphi = 400W\\
P = {P_{AB}} + {P_X} \to {P_X} = 400 - {2^2}.50 = 200W
\end{array}$
 
H

hocmai.vatli

Chúng ta chuyển sang thể loại mới nhé: Mạch RLC có L (hoặc C thay đổi)
Trước tiên vẫn là những lí thuyết thiết thực:
[FONT=&quot]Mạch điện xoay chiều RLC trong đó L có thể thay đổi được

Nhớ 1: [FONT=&quot]Khi L = L<sub>1</sub> hoặc L = L<sub>2</sub> mà công suất P (hoặc cường độ hiệu dụng I) không đổi thì ta có ${Z_C} = \frac{{{Z_{{L_1}}} + {Z_{{L_2}}}}}{2}$
Nhớ 2: [/FONT][FONT=&quot]Điện áp hiệu dụng hai đầu L đạt cực đại khi ${Z_L} = \frac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}}.$. Khi đó, ${\left( {{U_L}} \right)_{m{\rm{ax}}}} = \frac{U}{R}\sqrt {{R^2} + Z_C^2} $ và :[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Điện áp hai đầu đoạn mạch RC vuông pha với điện áp u của hai đầu mạch.[/FONT] [FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]- $U_R^2 + U_C^2 = {U_L}{U_C}$
- $\left( {{U_L}} \right)_{m{\rm{ax}}}^2 = {U^2} + U_R^2 + U_C^2$[/FONT][FONT=&quot]
Nhớ 3: [/FONT]

[FONT=&quot]Khi L = L<sub>1</sub> hoặc L = L<sub>2</sub> mà U<sub>L</sub> không đổi, đồng thời khi L = L<sub>o</sub> mà U<sub>L</sub> đạt cực đại thì ta có hệ thức liên hệ giữa[/FONT][FONT=&quot] các đại lượng là $\frac{2}{{{L_o}}} = \frac{1}{{{L_1}}} + \frac{1}{{{L_2}}}$[/FONT]
[FONT=&quot]Nhớ 4: [/FONT]
[FONT=&quot]Khi L biến thiên để U<sub>RL</sub> max thì ta có $\left\{ \begin{array}{l}
{Z_L} = \frac{{{Z_C} + \sqrt {Z_C^2 + 4{R^2}} }}{2} \\
{\left( {{U_{RL}}} \right)_{\max }} = \frac{{U\left( {{Z_C} + \sqrt {4{R^2} + Z_C^2} } \right)}}{{2R}} = U.\frac{{{Z_L}}}{R} \\
\end{array} \right.$[/FONT]
[/FONT]
[FONT=&quot]Mạch điện xoay chiều RLC trong đó C có thể thay đổi được thì tương tự nhé (hay bạn nào đó giúp thầy viết cái nhỉ :D)!!!
[/FONT]
 
B

bittersweet96

Em định đăng giúp thầy nhưng em không đăng được rồi. hxhx
 
Last edited by a moderator:
K

king_wang.bbang


Mạch điện xoay chiều RLC trong đó C có thể thay đổi được
Nhớ 1: Khi $C = {C_1}$ hoặc $C = {C_2}$ mà công suất P (hoặc cường độ hiệu dụng I) không đổi thì ta có ${Z_L} = \dfrac{{{Z_{{C_1}}} + {Z_{{C_2}}}}}{2}$
Nhớ 2: Điện áp hiệu dụng hai đầu C đạt cực đại khi ${Z_C} = \dfrac{{{R^2} + Z_L^2}}{{{Z_L}}}$. Khi đó ${\left( {{U_C}} \right)_{\max }} = \dfrac{U}{R}\sqrt {{R^2} + Z_L^2} $ và:
- Điện áp hai đầu đoạn mạch RL vuông pha với điện áp u của hai đầu mạch.
- $U_R^2 + U_L^2 = {U_L}{U_C}$
- $\left( {{U_C}} \right)_{\max }^2 = {U^2} + U_R^2 + U_L^2$
Nhớ 3: Khi $C = {C_1}$ hoặc $C = {C_2}$ mà ${U_C}$ không đổi, đồng thời khi $C = {C_o}$ mà ${U_C}$ đạt cực đại thì ta có hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là ${C_o} = \dfrac{{{C_1} + {C_2}}}{2}$
Nhớ 4:
Khi C biến thiên để ${U_{RC}}$ max thì ta có $\left\{ \begin{array}{l}
{Z_C} = \frac{{{Z_L} + \sqrt {Z_L^2 + 4{R^2}} }}{2}\\
\left( {{U_{RC}}} \right)\max = \frac{{U\left( {{Z_L} + \sqrt {Z_L^2 + 4{R^2}} } \right)}}{{2R}} = U.\frac{{{Z_C}}}{R}
\end{array} \right.$
 
P

pelun271194

có sự nhầm lẫn trong công thức không mọi người nhỉ? đề 15 bài 27 của thầy hùng có một bài như thế này...cho mạch LRC nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm L=1,5/pi,điện trở R và tụ C...M la điểm giữa cuộn dây và điện trở U mạch hiệu dụng = 1oov..w=100pi..thay đổi C thì Urc max=200V.tính dung kháng của tụ khi đó...giống công thức trên chưa nhỉ..nhưng ,mình áp dụng công thức tính Urc max như trên k giải được..và bài giải text cua thầy hùng có công thức tính Urcmax như thế này...
Urcmax=[TEX]\frac{2UR}{\sqrt[n]{4R^2+Z_L^2}-Z_L}[/TEX]thì sau đó mới tính được R rồi lai thay vao công thức tính Zc mới ra
 
Last edited by a moderator:
H

hiennguyen2004

nick dien dan: hiennguyen2004
email: nhien2004@yahoo.com
tên: nguyễn thị hiền
đang học lớp:13
điêm lí hiện tại 6( tùy đề ạ)
mục tiêu : 7.5
mọng mn giúp đỡ ạ
 
K

king_wang.bbang

có sự nhầm lẫn trong công thức không mọi người nhỉ? đề 15 bài 27 của thầy hùng có một bài như thế này...cho mạch LRC nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm L=1,5/pi,điện trở R và tụ C...M la điểm giữa cuộn dây và điện trở U mạch hiệu dụng = 1oov..w=100pi..thay đổi C thì Urc max=200V.tính dung kháng của tụ khi đó...giống công thức trên chưa nhỉ..nhưng ,mình áp dụng công thức tính Urc max như trên k giải được..và bài giải text cua thầy hùng có công thức tính Urcmax như thế này...
Urcmax=[TEX]\frac{2UR}{\sqrt[n]{4R^2+Z_L^2}-Z_L}[/TEX]thì sau đó mới tính được R rồi lai thay vao công thức tính Zc mới ra
Công thức này mình lấy trong tài liệu bài giảng của thầy, có cả phần chứng minh luôn chắc ko sai đâu. :confused:
 
B

babiekenzy

có sự nhầm lẫn trong công thức không mọi người nhỉ? đề 15 bài 27 của thầy hùng có một bài như thế này...cho mạch LRC nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm L=1,5/pi,điện trở R và tụ C...M la điểm giữa cuộn dây và điện trở U mạch hiệu dụng = 1oov..w=100pi..thay đổi C thì Urc max=200V.tính dung kháng của tụ khi đó...giống công thức trên chưa nhỉ..nhưng ,mình áp dụng công thức tính Urc max như trên k giải được..và bài giải text cua thầy hùng có công thức tính Urcmax như thế này...
Urcmax=[TEX]\frac{2UR}{\sqrt[n]{4R^2+Z_L^2}-Z_L}[/TEX]thì sau đó mới tính được R rồi lai thay vao công thức tính Zc mới ra
hic, bài tn e còn k nhớ ct Urcmax, toàn phải làm ciểu cho Urcmax = 2U => Zrc = 2Z rồi ngồi biến đổi Zc theo R + 1 phương trình Zc(khi Urcmax) tìm Zc vs R @_@ :-SS
 
K

king_wang.bbang

có sự nhầm lẫn trong công thức không mọi người nhỉ? đề 15 bài 27 của thầy hùng có một bài như thế này...cho mạch LRC nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm L=1,5/pi,điện trở R và tụ C...M la điểm giữa cuộn dây và điện trở U mạch hiệu dụng = 1oov..w=100pi..thay đổi C thì Urc max=200V.tính dung kháng của tụ khi đó...giống công thức trên chưa nhỉ..nhưng ,mình áp dụng công thức tính Urc max như trên k giải được..và bài giải text cua thầy hùng có công thức tính Urcmax như thế này...
Urcmax=[TEX]\frac{2UR}{\sqrt[n]{4R^2+Z_L^2}-Z_L}[/TEX]thì sau đó mới tính được R rồi lai thay vao công thức tính Zc mới ra

Rồi, mình giải lại rồi đây. Đáp án ra 200 như đáp án của bạn nhé, công thức ko sai đâu
${\left( {{U_{RC}}} \right)_{\max }} = \frac{U}{R}{Z_C} = 200V \to {Z_C} = 2R$
Mà:
$\begin{array}{l}
{Z_C} = \frac{{{Z_L} + \sqrt {Z_L^2 + 4{R^2}} }}{2}\\
\to 2{Z_C} = {Z_L} + \sqrt {Z_L^2 + Z_C^2}
\end{array}$
Giải PT trên với ${Z_L} = 150\Omega \to {Z_C} = 200\Omega $

Hay đơn giản bạn chỉ cần thế đáp số vào công thức, nếu thỏa mãn thì công thức đúng :)
 
L

levanvu12a1


Rồi, mình giải lại rồi đây. Đáp án ra 200 như đáp án của bạn nhé, công thức ko sai đâu
${\left( {{U_{RL}}} \right)_{\max }} = \frac{U}{R}{Z_C} = 200V \to {Z_C} = 2R$

$U_{RL}=\frac{U}{R}\sqrt{R^2+{Z_C}^2}$
Theo mình biết là như vây! Cậu có thể giải thích giúp mình được không ???
 
Last edited by a moderator:
P

pelun271194


Rồi, mình giải lại rồi đây. Đáp án ra 200 như đáp án của bạn nhé, công thức ko sai đâu
${\left( {{U_{RC}}} \right)_{\max }} = \frac{U}{R}{Z_C} = 200V \to {Z_C} = 2R$
Mà:
$\begin{array}{l}
{Z_C} = \frac{{{Z_L} + \sqrt {Z_L^2 + 4{R^2}} }}{2}\\
\to 2{Z_C} = {Z_L} + \sqrt {Z_L^2 + Z_C^2}
\end{array}$
Giải PT trên với ${Z_L} = 150\Omega \to {Z_C} = 200\Omega $

Hay đơn giản bạn chỉ cần thế đáp số vào công thức, nếu thỏa mãn thì công thức đúng :)

ok cậu luôn.....ừ...chấp nhận cách giải đay761 của cậu..thế k biết công thức đó của thấy sai hay đúng nhĩ..............
 
H

hocmai.vatli


Đề thi mini cho 3 chương đầu. Các em cùng làm nhé!
Cố lên các em còn 2 tháng nữa :D

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình $x = 8\cos \left( {2\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)$ (x tính bằng cm; t tính bằng s). Khoảng thời gian từ lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng lần thứ 1996 đến lúc chất điểm đi qua vị trí x = $ - 4\sqrt 3 $ cm lần thứ 2014 là
A. 8,67 s.
B. 8,33 s.
C. 1006,25 s.
D. 997,92 s.
Câu 2: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ 10 cm , chu kì 1 s. Ở thời điểm t, vật có li độ x = 6 cm và chuyển động theo chiều âm. Thời điểm t + 0,75 s vật có li độ
A. - 8 cm và chuyển động theo chiều dương.
B. - 6 cm và chuyển động theo chiều âm
C. 8 cm và chuyển động theo chiều dương
D. 8 cm và chuyển động theo chiều âm.
Câu 3: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox chu kì T. Ở thời điểm t, vật có li độ x = $2\sqrt 3 $ cm; thời điểm t + $\frac{T}{3}$ vật có li độ x = $ - 2\sqrt 3 $ cm. Biên độ dao động của vật:
A. $4\sqrt 3 $ cm.
B. 12 cm.
C. 6 cm.
D. 4 cm.
Câu 4: Một vật dao động điều hòa với biên độ 10cm, chu kì 3s. Trong khoảng thời gian ngắn nhất khi vật đi từ vị trí cân bằng theo chiều âm đến vị trí có li độ x = $5\sqrt 3 $ cm theo chiều âm, vật có tốc độ trung bình là
A. 11.34 cm/s
B. 12,53 cm/s
C.17,32 cm/s
D. 20,96 cm/s
Câu 5: Một vật dao động điều hòa có chu kỳ T = 0,6 s, sau thời gian 1,7 s, quãng đường vật đi được là 22 cm, lúc đó vật có gia tốc âm. Trong quá trình vật dao động, quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian 1,7 s là 22 cm. Phương trình dao động của vật là
A. x = 2cos( $\frac{{10\pi }}{3}$t + $\frac{{2\pi }}{3}$) cm.
B. x = 2cos( $\frac{{10\pi }}{3}$t - $\frac{{2\pi }}{3}$ ) cm.
C. x = 4cos( $\frac{{10\pi }}{3}$t +$\frac{\pi }{6}$ ) cm.
D. x = 2cos( $\frac{{10\pi }}{3}$t + $\frac{\pi }{6}$ ) cm.
Câu 6: Một vật dao động điều hoà trên trục Ox, tại thời điểm nào đó vận tốc và gia tốc của vật có giá trị trái dấu nhau. Khi đó chuyển động của vật là
A. nhanh dần đều.
B. chậm dần đều.
C. nhanh dần.
D. chậm dần.
Câu 7: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 4 cm, chu kì 2 s. Tại thời điểm t = 0,25 s, vật có vận tốc $v = 2\pi \sqrt 2 $ cm/s, gia tốc a < 0. Phương trình dao động của vật là:
A. x = 4cos(2πt + 0,5π) cm.
B. x = 4cos(πt + 0,5π) cm.
C. x = 4cos(πt – 0,5π) cm.
D. x = 4cos(2π.t – 0,5π) cm.
Câu 8: Hai chất điểm A và B dao động điều hoà trên một trục Ox với cùng biên độ. Tại thời điểm t = 0, hai chất điểm đều đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Chu kì dao động của chất điểm A là T và gấp đôi chu kì dao động của chất điểm B. Tỉ số tốc độ của chất điểm A và chất điểm B ở thời điểm là
A. 2
B. $\sqrt 3 $
C. 0,5
D. $\frac{{\sqrt 3 }}{2}$
Câu 9: Một chất điểm dao động điều hòa không ma sát. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn S động năng của chất điểm là 8J. Đi tiếp một đoạn S nữa thì động năng chỉ còn 5J và nếu đi thêm đoạn S nữa thì động năng bây giờ là bao nhiêu? Biết rằng trong suốt quá trình đó vật chưa đổi chiều chuyển động.
A. 1,9J
B. 0J
C. 2J
D. 1,2J
Câu 10: Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng trong môi trường có lực cản. Tác dụng vào con lắc một lực cưỡng bức tuần hoàn F = F0cosωt, tần số góc ω thay đổi được. Khi tần số góc đến giá trị ω1 và 3ω1 thì biên độ dao động của con lắc đều bằng A1. Khi tần số góc bằng 2ω1 thì biên độ dao động của con lắc bằng A2. So sánh A1 và A2 ta có:
A. A1 < A2
B. A1 > A2
C. A1 = A2
D. A1 = 2A2
Câu 11: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 16 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 125 cm/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán kính 14 cm, điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất bằng
A. 90 mm.
B. 80 mm.
C. 70 mm.
D. 10 mm.
Câu 12: Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi AB hai đầu cố định, nêu tăng tần số f thêm 30 Hz thì số nút tăng thêm 5 nút. Tính tốc độ truyền sóng trên dây?
A. 18 m/s
B. 30 m/s
C. 24 m/s
D. 32 m/s
Câu 13: Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu dưới của dây để tự do. Người ta tạo sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để có sóng dừng trên dây phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số f2/f1 là:
A. 1,5.
B. 2.
C. 2,5.
D. 3.
Câu 14: Sóng dừng tạo trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài l. Người ta thấy trên dây có những điểm dao động cách nhau l1 thì dao động với biên độ 4 cm, người ta lại thấy những điểm cứ cách nhau một khoảng l2 (l2 > l1) thì các điểm đó có cùng biên độ a. Giá trị của a là:
A. $4\sqrt 2 $ cm
B. 4 cm
C. $2\sqrt 2 $ cm
D. 2 cm
Câu 15: Đặt điện áp $u = {U_0}\cos (100\pi t - \frac{\pi }{2})(V)$ vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần $R = 40\Omega $ và cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L = \frac{{0,4}}{\pi }H$ , mắc nối tiếp. Ở thời điểm t = 0,1s dòng điện trong mạch có cường độ $i = - 2,75\sqrt 2 $(A). Giá trị của Uo bằng
A. 220V.
B. $220\sqrt 2 $ V.
C. 110 V.
D. $110\sqrt 2 $ V.
Câu 16: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60 V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là ${i_1} = {I_0}\cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})$ (A). Nếu ngắt bỏ tụ điện C thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là ${i_2} = {I_0}\cos (100\pi t - \frac{\pi }{{12}})$ (A). Điện áp hai đầu đoạn mạch là
A. $u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{{12}})$ (V).
B. $u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})$ (V)
C. $u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{{12}})$ (V).
D. $u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})$ (V).
Câu 17: Đặt điện áp u = $220\sqrt 6 $cosωt (V) vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C (thay đổi được). Thay đổi C để điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại UCmax. Biết UCmax = 440 V, khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm là
A. 110 V.
B. 330 V.
C. 440 V.
D. 220 V.
 
T

thuydiem1996

- Nick diễn đàn:thuydiem1996
- E-mail:daothithuydiem1996@gmail.com
- Tên: Diễm
- Đang học lớp:12
- Điểm môn Lí hiện tại:8.7
- Mục tiêu điểm Lí trong kì thi ĐH:8đ
tình cờ em mới biết đến diễn đàn này, em rất mong admin cho em được tham gia học cùng mọi người!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom