Giải đáp thắc mắc trong khóa luyện giải đề thi môn Vật lý 2012-Thầy Đặng Việt HÙng

L

longthientoan07

câu 2 vê sóng dừng . ta có biên độ của bụng song là = trị tuyệ đối của sin2pid/ lamđa mà biên độ tại C bằng 1/2 biên đọ của B => sìnpid/ lamđa = 1/2 . giải pt lượng giác , từ các họ nghiệm => d(min) theo k .. kết quả = 1/120
 
L

longthientoan07

đề đúng la thiếu thật , có lẽ phải có quan hệ của T2 và T0 nữa
 
L

longthientoan07

haiz... phần sóng cơ yếu wa đi ... làm thế nào học tốt phần đó bạn ??
 
L

longthientoan07

bạn ngủ rồi ah************************************************************************************??????
 
D

daiphongxt

Anh longthientoan07 thức khuya và giải bài rất nhiệt tình ?Thay mặt chủ topic chân thành cảm ơn sự đóng góp của anh!Là người đi trước có nhiều kinh nghiệm,mong anh chỉ giáo cho chúng em nhiều hơn nữa,anh nhé!Thân ái!
 
L

longthientoan07

khách sáo thế bạn , toàn làm lung tung k ý mà , mà bạn sinh nam bao nhiêu vậy ??
 
K

khanhnguyenxxx

thành thật xin lỗi bạn longthientoan07.tại hồi tối mạng wifi yếu quá.sóng chập chờn nên không bắt được.công nhận bạn thức khuya thật.hì.làm quen nhé.bạn longthientoan07 sinh năm bao nhiêu.mình sinh 93 còn daiphongxt hình như là 94 nhỉ.hì
 
K

khanhnguyenxxx

1.
Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch, AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch MB có điện trở R mắc nối tiếp với tụ C, tụ điện có dung kháng gấp hai lần điện trở R. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch MB và hệ số công suất của mạch AB khi cuộn cảm có giá trị L1 lần lượt là U1 và cosφ1; khi cuộn cảm có giá trị L2 thì các giá trị tương ứng nói trên là U2 và cosφ2. Biết L2 = 2L1, U1 = 2U2. Giá trị của cosφ1; cosφ2 là ?

2.
Hai con lắc đơn cùng chiều dại và cùng khối lượng, các vật nặng coi là chất điểm, chúng được đặt ở cùng một nơi và trong điện trường có phương thẳng đứng hướng xuống. Gọi T0 là chu kỳ chưa tích điện của mỗi con lắc, các vật nặng được tích điện q1 và q2 thì chu kỳ trong điện trường tương ứng là T1 và T2, biết T1 = 5T0 và T2=(5/7)T0 ; tỉ số q1/q2 là ?

3.
Hai nguồn kết hợp S1, S2 trên bề mặt một chất lỏng, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uS1=uS2=Acos(wt) Biên độ dao động coi không đổi khi truyền. Trên S1S2, khoảng cách giữa 5 điểm dao động với biên độ cực đại liên tiếp là 10 cm. Khoảng cách giữa 9 điểm dao động với biên độ (A căn 2) liên tiếp trên S1S2 là
Câu trả lời của bạn:
A. 22,5 cm.
B. 10 cm.
C. 20 cm.
D. 11,25 cm.

4.
Đặt điện áp xoay chiều u = 200cos(ωt) V, (với ω không đổi) vào 2 đầu đoạn mạch R , L, C mắc nối tiếp. R và L không đổi và C thay đổi được. Khi C = C1 và khi C= C2=(1/3)C1 thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch có cùng một giá trị. Khi C=C3=(3/4)C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại là?

5.
Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 50 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA=uB=Acos(20.pi.t)cm. Tốc độ truyền sóng ở mặt chất lỏng 30 cm/s. Điểm M trên trung trực của AB gần A nhất, dao động ngược pha với A cách A là
Câu trả lời của bạn:
A. 25 cm
B. 25,5 cm.
C. 26,5 cm.
D. 27 cm.
Đã fix lại đề.Chắc không có câu nào sai nữa đâu.hì.
 
L

longthientoan07

hướng làm câu 5 nhé! trước tiên bạn viết của UAM va UBM sau đó tổng hợp dao động ra UM chỉ cần quan trọng cái pha thôi . pt tổng hợp là UM = 2Acos[pi(d2-d1)/lamđa].nhâncos(20pi t-pi(d1+d2)/lamđa) theo đề bài thi pha của M ngược pha với pha của A , ma pha của A = 0 =>pha của M = kpi .. túc là pi(d1+d2)/lamđa = kpi lại có d1= d2 vi M là trung điểm của AB =>2d1pi/lamđa =kpi rút d1 ra = k lamda/2 ,, với d1 = 25 lam đa = 3 . theo đề thì tìm điêm M gần A nhất => ta có BPT 3k/2 >= 25 chọn k thoả mãn và bé nhất là k = 17 .. thay vào d1 = klamda/2 => d1 = 25,5
 
L

longthientoan07

hi câu 2 này hình như hum qua daiphongxt cũng hỏi nhưng mà thiếu đề ... Khi con lác đặt trong điện trường thì có g' = +- qE/m
theo đề ra thi T1>To và T2<To nên => q1 và q2 chắc chắn phải trái dấu nhau ... từ đó bạn lập tỉ số (T1/To)^2 = g/g'1 = 25 sau đó rút dc q1 , tương tự như vạy bạn rút dc q2 ... =>kêt' quả q1 va q2 cùng giá trị nhưng khác dấu => tỉ số = -1
 
L

longthientoan07

toàn câu hay thế bạn !! dc đó .................................................................
 
L

longthientoan07

câu 4 : khi C thay đổi tới các giá trị C1 ,c2 ma I k đổi tức là P k đổi , hay ZL= (Zc1+Zc2)/2 với bài này ZL = (Zc1+3Zc1)/2 * vi (Zc2=3Zc1) ... Từ C=C3=3/4C2 =>C = 1/4 C1 hay ZC = 4ZC1 ... khi UCmax thì ZC=(R^2+ZL^2)/ZL ** thế * vào** ta dc ZC = (R^2+4ZC1^2)/2ZC1 =4ZC1 . quy dồng chuyển vế ta dc R =2ZC1=ZL từ đó ta có Ucmax = (U.CĂN R^2+ZL^2)/R (với ZL=ZC)vi R =ZL =>Ucmax = Ucăn2 túc U0 = 200v
 
L

longthientoan07

chán thế . mọi người đâu hết rồi , mấy trang này có 1 minh solo hoài . chán ............
 
L

lehuong611

1.
Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch, AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch MB có điện trở R mắc nối tiếp với tụ C, tụ điện có dung kháng gấp hai lần điện trở R. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch MB và hệ số công suất của mạch AB khi cuộn cảm có giá trị L1 lần lượt là U1 và cosφ1; khi cuộn cảm có giá trị L2 thì các giá trị tương ứng nói trên là U2 và cosφ2. Biết L2 = 2L1, U1 = 2U2. Giá trị của cosφ1; cosφ2 là ?

T giải

[TEX]2=\frac{U_1}{U_2}=\sqrt{\frac{R^2+(Z_{L2}-Z_C)^2}{R^2+(Z_{L1}-Z_C)^2}} [/TEX]

[TEX]3R^2+4(Z_{L1}-2R)^2=(2Z_{L1}-2R)^2[/TEX]

[TEX]Z_{L1}=\frac{15}{8}R[/TEX]

--->[TEX]cos\varphi _1=\frac{R}{\sqrt{R^2+(Z_{L1}-Z_C)^2}}=\frac{8}{\sqrt{65}}[/TEX]

[TEX]cos\varphi _2=\frac{R}{\sqrt{R^2+(Z_{L2}-Z_C)^2}}=\frac{4}{\sqrt{65}}[/TEX]

2.
Hai con lắc đơn cùng chiều dại và cùng khối lượng, các vật nặng coi là chất điểm, chúng được đặt ở cùng một nơi và trong điện trường có phương thẳng đứng hướng xuống. Gọi T0 là chu kỳ chưa tích điện của mỗi con lắc, các vật nặng được tích điện q1 và q2 thì chu kỳ trong điện trường tương ứng là T1 và T2, biết T1 = 5T0 và T2=(5/7)T0 ; tỉ số q1/q2 là ?
giải:
[TEX]T_1>T_o[/TEX]-->[TEX]q_1[/TEX] âm

--->[TEX]5=\frac{T_1}{T_o}=\sqrt{\frac{g}{g-\frac{q_1E}{m}}}[/TEX]--->

[TEX]\frac{q_1E}{m}=\frac{24}{25}g [/TEX]

[TEX]T_2<T_o[/TEX]-->[TEX]q_2[/TEX]dương

--->[TEX]\frac{5}{7}=\frac{T_2}{T_o}=\sqrt{\frac{g}{g+\frac{q_2E}{m}}}[/TEX]

--->[TEX]\frac{q_2E}{m}=\frac{24}{25}g[/TEX]--->[TEX]\frac{q_1}{q_2}=-1[/TEX]

3.
Hai nguồn kết hợp S1, S2 trên bề mặt một chất lỏng, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uS1=uS2=Acos(wt) Biên độ dao động coi không đổi khi truyền. Trên S1S2, khoảng cách giữa 5 điểm dao động với biên độ cực đại liên tiếp là 10 cm. Khoảng cách giữa 9 điểm dao động với biên độ (A căn 2) liên tiếp trên S1S2 là
Câu trả lời của bạn:
A. 22,5 cm.
B. 10 cm.
C. 20 cm.
D. 11,25 cm
.

Giải:
[TEX]\lambda =5[/TEX]
Vẽ vòng tròn LG với trục tung là biên độ (2A),Trục hoành là bước sóng
Coi như 1 vòng tròn là 1 bó sóng
Điểm dao động biên độ [TEX]A\sqrt{2}[/TEX] là điểm mà góc hợp trục tung [TEX]\frac{\pi }{4}[/TEX]---[TEX]\frac{T}{8}[/TEX]---[TEX]\frac{\lambda }{8}[/TEX]
Điểm đó cách bụng và nút gần nhất khoảng bằng nhau [TEX]\frac{\lambda }{8}[/TEX]
hay 2 điểm liên tiếp cách nhau [TEX]\frac{\lambda }{4}[/TEX]
---->9 điểm liên tiếp cách nhau
[TEX]8.\frac{\lambda }{4}=10[/TEX]--->B

4.
Đặt điện áp xoay chiều u = 200cos(ωt) V, (với ω không đổi) vào 2 đầu đoạn mạch R , L, C mắc nối tiếp. R và L không đổi và C thay đổi được. Khi C = C1 và khi C= C2=(1/3)C1 thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch có cùng một giá trị. Khi C=C3=(3/4)C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại là?
Giải:
[TEX]C_1 [/TEX]và [TEX]C_2[/TEX] thì [TEX]I_1=I_2[/TEX]---->

[TEX]Z_L=\frac{Z_{C1}+Z_{C2}}{2}[/TEX]=[TEX]2Z_{C1}[/TEX]

[TEX]C=C_3=1/4 C_1[/TEX]---->[TEX]Z_{C3}=4Z_{C1}=\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L} [/TEX]---->[TEX]R=2Z_{C1}[/TEX]

--->[TEX]U_{C max}=\frac{U.\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R}=\sqrt{2}U=200[/TEX]
5.
Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 50 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA=uB=Acos(20.pi.t)cm. Tốc độ truyền sóng ở mặt chất lỏng 30 cm/s. Điểm M trên trung trực của AB gần A nhất, dao động ngược pha với A cách A là
Câu trả lời của bạn:
A. 25 cm
B. 25,5 cm.
C. 26,5 cm.
D. 27 cm.


Giải:[TEX]MA=(2k+1)\frac{\lambda }{2}>25[/TEX]--->k=8--->MA=25,5
 
Last edited by a moderator:
L

lehuong611

T có chú ý: các điểm k phải nút cũng k phải bụng mà lại cùng dao động với biên độ Ao và cách đêu nhau 1 khoảng [TEX]\Delta x[/TEX] thi
+ [TEX]Ao=A_{bung}\frac{\sqrt{2}}{2}[/TEX]
+ [TEX]\Delta x=\frac{\lambda }{4}[/TEX]
 
C

conan3110

Mong mọi người giải giúp mình câu số 4, đề số 6. Mình nghĩ thầy Hùng giải sai ấy chư ? các bạn xem dùm mình!
 
K

khanhnguyenxxx

thank bạn longthientoan07 và bạn lehuong611.ít bữa post tiếp.hì hì.các bạn chuẩn bị tinh thần giải nhé.toàn mấy câu trong đề thi thử của hocmai.vn không à.mình chưa post mấy bài ở ngoài này.hì
 
L

longthientoan07

k biết viết các dấu và các công thức trong vật lí thì viết như thế nào các bạn nhỉ ?????????. k có tớ ghi như thế khó đọc lém ..
 
Top Bottom