Giải đáp thắc mắc trong khóa luyện giải đề thi môn Vật lý 2012-Thầy Đặng Việt HÙng

K

khanhnguyenxxx

1.
Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch, AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch MB có điện trở R mắc nối tiếp với tụ C, tụ điện có dung kháng gấp hai lần điện trở R. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch MB và hệ số công suất của mạch AB khi cuộn cảm có giá trị L1 lần lượt là U1 và cosφ1; khi cuộn cảm có giá trị L2 thì các giá trị tương ứng nói trên là U2 và cosφ2. Biết L2 = 2L1, U1 = 2U2. Giá trị của cosφ1; cosφ2 là ?

2.
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe chiều bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,76 µm. Tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76 µm có bao nhiêu bức xạ cho vân tối ở đó
Câu trả lời của bạn:
A. 8.
B. 7
C. 4
D. 3

3.
Một đèn ống được mắc vào một điện áp xoay chiều có biểu thức . Cho biết đèn sáng nếu |u|>70,71. Trong một giờ sử dụng, đèn thực sự tiêu thụ điện năng trong thời gian là
Câu trả lời của bạn:
A. 15 phút
B. 30 phút.
C. 20 phút.
D. 40 phút.

4.
Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng (bỏ qua hao phí) một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở của nó là 100 V. Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp hiệu dụng 160 V, để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở vẫn là 100 V thì phải giảm ở cuộn thứ cấp 150 vòng và tăng ở cuộn sơ cấp 150 vòng. Số vòng dây ở cuộn sơ cấp của biến áp khi chưa thay đổi là
Câu trả lời của bạn:
A. 1170 vòng.
B. 1120 vòng.
C. 1000 vòng.
D. 1100 vòng.

Cậu không cần ghi lại đề cho nó dài dòng.cứ ghi câu là được rồi.hì.
Thank bạn.Sáng mai rủ mấy đứa bạn làm đề số 4 lý.hì
 
D

daiphongxt

2.Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe chiều bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,76 µm. Tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76 µm có bao nhiêu bức xạ cho vân tối ở đó
Câu trả lời của bạn:
A. 8.
B. 7
C.4
D. 3
Giải: (k+1/2)lamda=x=4.0,76=3,04=> 0,4<lamda=6,08/(2k+1)<0,76<=>3,5<k<7,1
3.Một đèn ống được mắc vào một điện áp xoay chiều có biểu thức . Cho biết đèn sáng nếu |u|>70,71. Trong một giờ sử dụng, đèn thực sự tiêu thụ điện năng trong thời gian là
Câu trả lời của bạn:
A. 15 phút
B. 30 phút.
C. 20 phút.
D. 40 phút.
Giải: 70,71=5căn2=>thời gian đèn sáng=T/2=thời gian đèn tiêu thụ năng lượng
 
Last edited by a moderator:
D

daiphongxt

Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng (bỏ qua hao phí) một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở của nó là 100 V. Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp hiệu dụng 160 V, để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở vẫn là 100 V thì phải giảm ở cuộn thứ cấp 150 vòng và tăng ở cuộn sơ cấp 150 vòng. Số vòng dây ở cuộn sơ cấp của biến áp khi chưa thay đổi là
Câu trả lời của bạn:
A. 1170 vòng.
B. 1120 vòng.
C. 1000 vòng.
D. 1100 vòng.
Giải:
N1/N2=U1/U2=1,2(1) và (N1+150)/(N2-150)=1,6(2)
Giải (1) và (2) ta có N1=1170 và N2=975
 
T

tomhum9x

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(πt + π/3) cm. Kể từ lúc t = 0, chất điểm qua li độ x= -5 cm lần thứ 2012 tại thời điểm
Câu trả lời của bạn:
A. 2012 s.
B. 2010 s.
C. 2011 s.
D. 2011,5 s.
Giải:T=2s,t=0=>x=5 cm.Mỗi chu kỳ vật qua vị trí x=-5 là 2 lần,dùng đường tròn lượng giác ta có:
+Xét lần 1:đi từ x=5 đến biên âm x=-10 mất 7/12 T
+2010 lần tiếp theo mất 1005 T
+Lần cuối:đi từ biên âm x=-10 đến x=-5 mất 1/6T
Vậy đáp án cần tìm là: (1005+7/12+1/6).2=2011,5
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 20cos(2πt) cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Tốc độ trung bình lớn nhất của chất điểm khi chất điểm đi từ vị trí có động năng bằng thế năng đến vị trí có thế năng bằng động năng kế tiếp là
Câu trả lời của bạn:
A. 80 cm/s.
B. 160 cm/s.
C. 80 căn 2 cm/s.
D. 160 căn 2 cm/s.
Giải:khoảng thời gian giữ hai lần động năng=thế năng là T/4=1/4,quãng đường đi được dài nhất trong thời gian này là:A căn 2=20căn2=>V=80căn 2
Một mạch dao động LC lí tưởng có điện tích cực đại Q0 = 10-6 C, chu kì dao động tự do là T. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian |i|>=pi (A) (với i là cường độ dòng điện qua mạch) là 2T/3. Tần số dao động của mạch là
Câu trả lời của bạn:
A. căn 2 MHz.
B. 1 MHz
C. căn 3 MHz.
D. 2 MHz.
Giải:Câu này em tính ra (1/ căn 3)MHz

+Xét lần 1:đi từ x=5 đến biên âm x=-10 mất 7/12 T => phải là T/3 chứ bạn
Vậy đáp án cần tìm là: (1005+1/3+1/6).2=2011

*****************
Ta có T=1s
Khi động năng bằng thế năng thì W = Wđ + Wt = 2Wt
=> 1/2. kA^2 = k.x^2 =>x = A/( căn 2)
=> Vị trí mà động năng bằng thế năng là x = A/( căn 2)
Thời gian chất điểm đi từ vị trí có động năng bằng thế năng đến vị trí có thế năng bằng động năng kế tiếp là t = T/4 = 1/4 s
Stb = Vtb . t mà t không đổi => Vtb lớn nhất thì Stb lớn nhất => Stb = 2.A/(căn 2) =A.căn2 = 20căn2
=> Tốc độ trung bình lớn nhất là Vtb = Stb/t = (10căn2)/(1/4) = 80căn2 (cm/s)
******************
Ta có 2T/3 = 4T/6 =>khoảng thời gian |i|>=pi (với i là cường độ dòng điện qua mạch) là 2T/3 thì vật đi đc 4 lần T/6. Mà |i|>=pi => Io /2 = pi với Io là cường độ dòng điện cực đại
=> Io =2.pi. (Đang xét trên chuyển động tròn đều với biên độ Io, i sẽ chạy từ vị trí i = Io/2 theo chiều dương về trở lại Io/2 theo chiều âm. và từ vị trí i = -Io/2 theo chiều âm về vị trí i = -Io/2 theo chiều dương => đc 2T/3)
Ta lại có w.Qo = Io => 2pi.f.Qo = 2pi => f = 1/Qo = 1000000 Hz (với Qo = 10^-6 c)
 
K

khanhnguyenxxx

Có ai giải đề lý số 4 không.đề lý đó có câu nào có vấn đề không.sao con bạn nó làm về la làng.
 
K

khanhnguyenxxx

2.

Một sợi dây đàn hồi căng ngang đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là điểm nằm trong AB với biên độ của C bằng một nửa biên độ của B. Tốc độ truyền sóng trên dây là 0,25 m/s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần dây duỗi thẳng liên tiếp là 0,2 (s). Khoảng cách AC là
Câu trả lời của bạn:
A. 1/120 m.
B. 1/60 m.
C. 1/40 m.
D. 1/30 m.

4.

Một lăng kính bằng thủy tinh ABC đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng hẹp từ không khí vào mặt bên AB theo phương vuông góc với mặt này thì thấy tia sáng đi vào lăng kính rồi ló ra ở mặt AC, biết rằng tia lục đi sát với mặt này. Thay tia lục bằng tia sáng gồm các thành phần đơn sắc đỏ, lục, cam, tím, vàng, vẫn giữ nguyên hướng của tia tới. Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ở mặt AC là các tia đơn sắc màu
Câu trả lời của bạn:
A. đỏ, tím, vàng.
B. tím, vàng, cam.
C. đỏ, cam, vàng.
D. đỏ, cam.
5.

Hai nguồn kết hợp S1, S2 trên bề mặt một chất lỏng, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình Biên độ dao động coi không đổi khi truyền. Trên S1S2, khoảng cách giữa 5 điểm dao động với biên độ cực đại liên tiếp là 10 cm. Khoảng cách giữa 9 điểm dao động với biên độ liên tiếp trên S1S2 là
Câu trả lời của bạn:
A. 22,5 cm.
B. 10 cm.
C. 20 cm.
D. 11,25 cm.
6.

Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng 10–4 s thì năng lượng điện trường lại bằng năng lượng từ trường. Chu kì của năng lượng điện trường là
Câu trả lời của bạn:
A. 3.10–4 s.
B. 10–4 s.
C. 4.10–4 s.
D. 2.10–4 s.
7.

Trong một đoạn mạch xoay chiều có điện trở thuần nối tiếp với tụ điện, dòng điện luôn luôn
Câu trả lời của bạn:
A. nhanh pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
B. chậm pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
C. cùng pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
D. ngược pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
8.

Hai con lắc đơn cùng chiều dại và cùng khối lượng, các vật nặng coi là chất điểm, chúng được đặt ở cùng một nơi và trong điện trường có phương thẳng đứng hướng xuống. Gọi T0 là chu kỳ chưa tích điện của mỗi con lắc, các vật nặng được tích điện q1 và q2 thì chu kỳ trong điện trường tương ứng là T1 và T2, biết T1 = 5T0 và T2=(5/7)T0 ; tỉ số q1/q2 là ?
9.

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có phương trình dao động lần lượt là x1=A1cos(10t- (pi/6))cm,x2=3cos(10t- (5pi/6)). Vật dao động có tốc độ cực đại là 70 cm/s. Biên độ dao động A1 có giá trị là

Câu trả lời của bạn:
A. 4 cm.
B. 3 cm.
C. 5 cm
D. 8 cm.
 
Last edited by a moderator:
K

khanhnguyenxxx

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(πt + π/3) cm. Kể từ lúc t = 0, chất điểm qua li độ x= -5 cm lần thứ 2012 tại thời điểm
Câu trả lời của bạn:
A. 2012 s.
B. 2010 s.
C. 2011 s.
D. 2011,5 s.

Giải:
Ta có t=0 -> x=5.vật chạy từ x=5 đến vị trí x=-5.mà chạy đến x=-5 lần thứ 2012.
Suy ra vật chạy 2012 lần thì được 1006T.
Mà ta chỉ lấy từ x=5 đến x=-5 nên trừ đi khoảng cách từ 10->5 và khoảng cách từ x=-5 đến 10.
Ta được (1006T-T/6-T/4-T/12)=1005.5T
Mà T=2-> t=2011.
Không biết mình giải có đúng không nữa.hì
 
C

conan3110

Bạn LEHUONG611 thân mến,bạn có thể giải thích rõ hơn cách làm và kết quả bài làm của bạn không vì mình và bạn hung_ils đều ra đáp án B???
Mình hoàn toàn đồng ý với bạn daiphongxt hung_ils. Mình cũng ra đáp án B.
Cách làm của mình cũng y như thầy Hùng nhưng trong bài giảng, mình thấy hình như thầy tính sai (quên chia 2 cho cái góc sau) , bởi vì
cosa + cosb = 2 cos((a+b)/2)cos((a-b)/2). Mà cái góc cos((a-b/2)) thầy quên chia 2 thì phải.
Mong các bạn cho ý kiến sớm l
 
C

conan3110

Mong thầy Hùng, các anh chị Hocmai và các bạn giải đáp dùm thắc mắc của mình.
Đề số 6 - câu 4.

Theo mình , khi điện áp hai đầu đoạn mạch đạt cực đại thì nó đạt tới U căn hai.
Khi đó, (U căn 2)^2 = 2(UR)^2
nên UR=U
Théo đó, đáp án phải là B
 
D

daiphongxt

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn daiphongxt hung_ils. Mình cũng ra đáp án B.
Cách làm của mình cũng y như thầy Hùng nhưng trong bài giảng, mình thấy hình như thầy tính sai (quên chia 2 cho cái góc sau) , bởi vì
cosa + cosb = 2 cos((a+b)/2)cos((a-b)/2). Mà cái góc cos((a-b/2)) thầy quên chia 2 thì phải.
Mong các bạn cho ý kiến sớm l
Mình cũng nghĩ như bạn!Thầy quên chia đôi pha dao động đúng không bạn?Còn câu trước thì đúng là đáp án B,hôm trước mình tính nhầm,mong các bạn thông cảm!
 
D

daiphongxt

Mong thầy Hùng, các anh chị Hocmai và các bạn giải đáp dùm thắc mắc của mình.
Đề số 6 - câu 4.

Theo mình , khi điện áp hai đầu đoạn mạch đạt cực đại thì nó đạt tới U căn hai.
Khi đó, (U căn 2)^2 = 2(UR)^2
nên UR=U
Theo đó, đáp án phải là B
Câu này thì U là giá trị hiệu dụng rồi mà bạn,làm sao phải chia căn 2 thế bạn?
 
L

lehuong611

Bạn LEHUONG611 thân mến,bạn có thể giải thích rõ hơn cách làm và kết quả bài làm của bạn không vì mình và bạn hung_ils đều ra đáp án B???

xin loi cac ban .

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước,A,B là hai nguồn kết hợp có pt lần lượt là u(A)=10cos(10pi.t+pi/6) cm,u(B)=10cos(10pi.t-pi/4) cm;tốc độ truyền sóng bằng 1,2 m/s.Điểm M trên mặt nước cách hai nguốn A,B lần lượt là 11 và 12 cm có biên độ giao động tổng hợp là:
A-10cm
B-10căn2 cm
C-10căn3 cm
D-15 cm

[TEX]u_{MA}=10cos(10\pi t+\frac{\pi }{6}-\frac{2\pi d_1 }{\lambda })[/TEX]
[TEX]u_{MB}=10cos(10\pi t-\frac{\pi }{4}-\frac{2\pi d_2 }{\lambda })[/TEX]

[TEX]\Delta \varphi =8,5\pi[/TEX]

--->[TEX]A_M^2=10^2+10^2+2.10.10.cos8,5\pi =200[/TEX]

---->[TEX]A_M=10\sqrt{2}[/TEX]---->B
 
L

longthientoan07

chào bạn! bài sóng dó bạn cú tổng hợp dao động bình thường thôi , nhớ cộng cả 2 pha . tính ra sẽ ra dáp án 10căn2
 
K

khanhnguyenxxx

có ai giải dùm mình mấy câu đăng bữa trước không.hì.
à bạn daiphongxt xem lại cái câu dao động điều hòa ấy.sao mình và bạn tomhum9x giải ra 2011 vậy.hì
 
D

daiphongxt

em đã sửa lại bài rồi,anh xem lại nhé!Xin lỗi anh vì ban đầu em post bài chưa chuẩn!
 
D

daiphongxt

Một lăng kính bằng thủy tinh ABC đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng hẹp từ không khí vào mặt bên AB theo phương vuông góc với mặt này thì thấy tia sáng đi vào lăng kính rồi ló ra ở mặt AC, biết rằng tia lục đi sát với mặt này. Thay tia lục bằng tia sáng gồm các thành phần đơn sắc đỏ, lục, cam, tím, vàng, vẫn giữ nguyên hướng của tia tới. Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ở mặt AC là các tia đơn sắc màu
Câu trả lời của bạn:
A. đỏ, tím, vàng.
B. tím, vàng, cam.
C. đỏ, cam, vàng.
D. đỏ, cam.
bài toán liên quan đến triết suốt của môi trường với các loại ánh sáng khác nhau nếu giải chuẩn mực thì phải so sánh góc tới và góc giới hạn nhưng em làm dựa vào đáp án không biết có được chấp nhận không,mong các bạn góp ý:ta có triết suốt của môi trường với các loại ánh sáng tăng dần theo thứ tự:đỏ>cam>vàng>lục>lam>tràm>tím.Nên nếu tia lục ló sát mặt kính thì các tia trước nó phải ló ra ở mặt AC
 
K

khanhnguyenxxx

hì.chuyện đó là bình thường thôi mà.có gì đâu mà phải xin lỗi.hì.a không biết mới hỏi e.e giải giùm là a cảm ơn lắm rồi.hì.còn 9 câu nữa e.hì.sao chỉ có mỗi một câu vậy.hì.
 
D

daiphongxt

1.
Đặt điện áp xoay chiều u = 200cos(ωt) V, (với ω không đổi) vào 2 đầu đoạn mạch R , L, C mắc nối tiếp. R và L không đổi và C thay đổi được. Khi C = C1 và khi thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch có cùng một giá trị. Khi thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại là ?
Câu này anh viết thêm đi chứ viết thiếu thế,khó hiểu quá!
 
K

khanhnguyenxxx

hì.ấy chết.a quên.tại anh ra quán post vội nên quên kiểm tra.hì.câu nào có vấn đề e báo với a và cứ chừa ra.hì.để anh sữa lại sau.hì.
 
Top Bottom