Giải đáp thắc mắc các bài tập trong khóa học thầy Vũ Khắc Ngọc

Status
Không mở trả lời sau này.
D

dogdog3

thầy Ngọc , cho em hỏi bài này giải thế nào ạ! em nghĩ ko ra?

Trộn đều 83g hh bột Al, Fe2O3 và CuO rồi tiến hành pư nhiệt nhôm.
Giải sử lúc đó chỉ xảy ra hai PƯ khử oxit thành kim loại. Chia hh sau PỨ thành hai phần có khối lượng chênh lệch 66.4g. Lấy phần khối lượng lớn hòa tan bằng dd H2SO4 dư, thu được 23.3856 lít H2 (đktc), dung dich X và chất rắn. Lấy 1/10 dd X cho tác dụng đủ với 200ml dd KMnO4 0.018 M.
Hòa tan phần khối lượng nhỏ bằng dd NaOH dư thấy còn lại 4.736g chất rắn ko tan.
1. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Cho biết trong hỗn hợp ban đầu số mol của CuO gấp 3/2 lần Fe2O3. Tính % mỗi oxit kim loại
 
H

hocmai.vukhacngoc

thầy Ngọc , cho em hỏi bài này giải thế nào ạ! em nghĩ ko ra?

Trộn đều 83g hh bột Al, Fe2O3 và CuO rồi tiến hành pư nhiệt nhôm.
Giải sử lúc đó chỉ xảy ra hai PƯ khử oxit thành kim loại. Chia hh sau PỨ thành hai phần có khối lượng chênh lệch 66.4g. Lấy phần khối lượng lớn hòa tan bằng dd H2SO4 dư, thu được 23.3856 lít H2 (đktc), dung dich X và chất rắn. Lấy 1/10 dd X cho tác dụng đủ với 200ml dd KMnO4 0.018 M.
Hòa tan phần khối lượng nhỏ bằng dd NaOH dư thấy còn lại 4.736g chất rắn ko tan.
1. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Cho biết trong hỗn hợp ban đầu số mol của CuO gấp 3/2 lần Fe2O3. Tính % mỗi oxit kim loại

Bài này thuộc dạng bài tập: Hỗn hợp chia thành các phần không đều nhau, do đó số mol của mỗi chất ở 2 phần khác nhau là khác nhau, ta sẽ dùng các phương pháp đại số (trong trường hợp này là đặt ẩn - giải hệ phương trình)

;)) tuy nhiên, bài này có chỗ thú vị đấy, các bạn cứ trao đổi thêm nhé, thầy sẽ bật mí sau
 
G

gvnguyentantrung

giải đáp thắc mắc

thầy Ngọc , cho em hỏi bài này giải thế nào ạ! em nghĩ ko ra?

Trộn đều 83g hh bột Al, Fe2O3 và CuO rồi tiến hành pư nhiệt nhôm.
Giải sử lúc đó chỉ xảy ra hai PƯ khử oxit thành kim loại. Chia hh sau PỨ thành hai phần có khối lượng chênh lệch 66.4g. Lấy phần khối lượng lớn hòa tan bằng dd H2SO4 dư, thu được 23.3856 lít H2 (đktc), dung dich X và chất rắn. Lấy 1/10 dd X cho tác dụng đủ với 200ml dd KMnO4 0.018 M.
Hòa tan phần khối lượng nhỏ bằng dd NaOH dư thấy còn lại 4.736g chất rắn ko tan.
1. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Cho biết trong hỗn hợp ban đầu số mol của CuO gấp 3/2 lần Fe2O3. Tính % mỗi oxit kim loại

Hướng dẫn giải chi tiết

phản ứng nhiệt nhôm
2Al + Fe2O3 ---> Al2O3 + 2Fe
2Al + 3CuO---> Al2O3 + 3Cu
sau khi nhiệt Al, trong hh rắn có Fe, Cu, Al dư, Al2O3, Fe2O3 và CuO chưa phản ứng
cho vào H2SO4:
2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2
Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2
Al2O3 + 3H2SO4 --->Al2(SO4)3 + 3H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 --->Fe2(SO4)3 + 3H2O
CuO + H2SO4 --->CuSO4 + H2O
tác dụng với dd thuốc tím:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 ---> 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
phản ứng với NaOH
2Al + 2NaOH +2H2O---> 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + H2O

2 phần chênh lệch nhau 66,4 gam và có tổng khối lượng là 83 gam
=> phần lớn là 74,7 gam và phần nhỏ là 8,3 gam
(phần lớn bằng 9 lần phần nhỏ, phần nhỏ bằng 1/10 khối lượng hh ban đầu)
như vậy các số liệu ta thu được ở phần lớn sẽ bằng 9 lần nếu ta thực hiện ở phần nhỏ
23,3856 lít khí H2 => 1,044 mol
=> nếu thực hiện ở phần nhỏ ta sẽ thu được 0,116 mol
số mol KMnO4 là 0,0036 mol => nếu là phần nhỏ thì sẽ dùng hết 0,0036 * 10 / 9 = 0,004 mol

gọi a, b lần lượt là số mol của Al và Fe2O3 trong 1/10 hỗn hợp ban đầu (bằng với khối lượng của phần nhỏ)
=>số mol CuO là 1,5b
=> 27a + 160b + 120b = 27a + 280b = 8,3

gọi x, y lần lượt là số mol Fe2O3 và số mol CuO bị khử
2Al + Fe2O3 ---> Al2O3 + 2Fe
2x <---x mol --- --->x mol --->2x mol
2Al + 3CuO ---> Al2O3 + 3Cu
2y/3<--y mol--- --> y/3 ---->y mol
=> Al còn lại (a - 2x - 2y/3) mol
Fe2O3 còn (b - x) mol
CuO còn lại (1,5b-y) mol
Fe có 2x mol
Cu có y mol

nếu cho phần nhỏ phản ứng với H2SO4:
2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2
(a-2x-2y/3) --- --- -- --- --- -- -- --- ->1,5(a-2x-2y/3)
Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2
2x --- --- --- --- --- >2x --- --- >2x
=> 1,5(a -2x - 2y/3) + 2x = 1,5a -x -y = 0,116

chỉ có Fe(2+) mới tác dụng với KMnO4 trong môi trường axit để tạo thành Fe(3+)
5Fe(2+) + MnO4(-) + 8H(+) --->5Fe(3+) + Mn(2+) 4H2O
0,02<--- ---0,004 mol
=> số mol Fe(2+) là 0,02 mol
=> 2x =0,02
=> x=0,01

phản ứng với NaOH:
chất rắn thu được bao gồm: Fe, Cu, Fe2O3, CuO
=> 112 x + 64y + 160(b - x) + 80(1,5b - y) =4,736
<=> 160b + 120b - 48x - 16y = 4,736
<=> 280b = 4,736 + 48x +16y

ta có các PT:
27a + 280b = 8,3
1,5a - x - y = 0,116
x =0,01
280b = 4,736 + 48x +16y
thế biểu thức thứ 4 vào thứ nhất và thay x = 0,01 ta có hệ gồm 2PT:
1,5a - y =0,126
27a + 16y = 3,084
giải hệ trên ta được:
a = 0,1
y = 0,024
=> b = 0,02
x = 0,01
trong 1/10 hh ban đầu có:
0,1 mol Al
0,02 mol Fe2O3
0,03 mol CuO
số mol Fe2O3 bị khử là 0,01
số mol CuO bị khử là 0,024
=>50% Fe2O3 và 80% CuO đã bị khử
 
D

dogdog3

em mới học đến chương hi đrocacbon nên có 1 chút thắc mắc nho nhỏ!

1) nếu 2 hidrocacbon đồng đẳng mà khi đốt trong không khí dc CO2 và H2O. có: mol H2O > mol CO2 thì ta có thể kết luận đó là an kan luôn dc ko ạ! theo em chỉ có an kan đốt trong không khí thì mol H2O > mol CO2

bởi vì trong sách đọc thêm, thì lại đặt CnH2n+2-2k. Rồi mới chứng minh k = 0 => đó là an kan.

2) nếu 2 hidrocacbon thuộc cùng 1 dãy đồng đẳng mà: mol H2O - mol CO2 = mol hỗn hợp => an kan

mol CO2 = mol H2O => an ken và CO2 -mol H2O = mol hỗn hợp => an kin

có đúng ko ạ!

Em rất băn khoăn điều nay! Rất mong thấy gỉ bảo.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vukhacngoc

em mới học đến chương hi đrocacbon nên có 1 chút thắc mắc nho nhỏ!

1) nếu 2 hidrocacbon đồng đẳng mà khi đốt trong không khí dc CO2 và H2O. có: mol H2O > mol CO2 thì ta có thể kết luận đó là an kan luôn dc ko ạ! theo em chỉ có an kan đốt trong không khí thì mol H2O > mol CO2

bởi vì trong sách đọc thêm, thì lại đặt CnH2n+2-2k. Rồi mới chứng minh k = 0 => đó là an kan.

2) nếu 2 hidrocacbon thuộc cùng 1 dãy đồng đẳng mà: mol H2O - mol CO2 = mol hỗn hợp => an kan

mol CO2 = mol H2O => an ken và CO2 -mol H2O = mol hỗn hợp => an kin

có đúng ko ạ!

Em rất băn khoăn điều nay! Rất mong thấy gỉ bảo.

các kết luận mà em nêu ra ở trên đều đúng nhé nhưng lưu ý là có các hiđrocacbon có cùng CTTQ do đồng phân về loại nhóm chức ví dụ:

Anken và xycloankan khi đốt cháy đều có nCO2 = nH2O và ngược lại

Ankin và Ankađien khi đốt cháy đều có n(hiđrocacbon) = nCO2 - nH2O và ngược lại

^^ khi đó cần phải căn cứ thêm vào các thông tin khác của đề bài để đưa ra kết luận cho chính xác
 
N

nghiahiep0240

Õi hóa hoàn toàn 0.728 gam bột Fe ta thu được 1.016 gam hỗn hợp A gồm hai õit sắt.Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dich HNO loãng dư.thể tích khí NO duy nhất thoát ra DKTC là
A 2.24 ml B 22.4ml C 33.6 ml D 44.8ml

Hòa tan kim loại M vào HNO thu được dung dich A (không chỉ có khí thoát ra).cho NAOH dư vào dung dịch A thu được 2024l khú dktc 23.2 g kết tủa.kim loai M là:
A Fe B Mg C Al D Ca
 
N

nghiahiep0240

ôxi hóa hoàn toàn 0.728 gam bột Fe ta thu được 1.016 gam hỗn hợp A gồm hai oxit sắt.Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dich HNO3 loãng dư.thể tích khí NO duy nhất thoát ra đktc là
A 2.24 ml B 22.4ml C 33.6 ml D 44.8ml

Hòa tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dich A (không có khí thoát ra).cho NAOH dư vào dung dịch A thu được 2.24l khí đktc và 23.2 g kết tủa.kim loai M là:
A Fe B Mg C Al D Ca
 
D

desert_eagle_tl

ôxi hóa hoàn toàn 0.728 gam bột Fe ta thu được 1.016 gam hỗn hợp A gồm hai oxit sắt.Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dich HNO3 loãng dư.thể tích khí NO duy nhất thoát ra đktc là
A 2.24 ml B 22.4ml C 33.6 ml D 44.8ml


[TEX]n_O = \frac{1,016 - 0,728}{16} = 0,018 mol[/TEX]

Ta có :
[TEX]Fe ---> Fe^{3+} + 3e[/TEX]----------[TEX]4H^+ +NO_3^- + 3e ---> NO +2H_2O[/TEX]
0,013---------------->0,039---------------------(0,039 - 0,036)---->0,001
[TEX]O +2e ---> O^{2-}[/TEX]
0,018-->0,036

[TEX]\Rightarrow V = 22,4 ml [/TEX]

Hòa tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dich A (không có khí thoát ra).cho NAOH dư vào dung dịch A thu được 2.24l khí đktc và 23.2 g kết tủa.kim loai M là:
A Fe B Mg C Al D Ca


[TEX]n_{NH_3} = 0,1 mol[/TEX]

[TEX]n_M = \frac{23,2}{M + 17n} (1)[/TEX]

Bảo toàn e : [TEX]\Rightarrow n_M = \frac{0,1.8}{n} (2)[/TEX]

Từ (1) và (2) : [TEX] \Rightarrow \frac{23,2}{M +17n} = \frac{0,8}{n}[/TEX]

[TEX] \Rightarrow M = 12n[/TEX]

[TEX] n = 2 \Rightarrow Mg [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

huyentrang_2002_2005_thanh_chuong3

Câu 2: Cho a gam hỗn hợp A gồm các oxit FeO, CuO, Fe2O3 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm NO2 và NO có tỷ khối so với hiđro là 20,143. Giá trị của a là:
A. 74,88 gam B. 52,35 gam C. 61,79 gam D. 72,35 gam
Bài này tìm số mol e nhận không được : Từ dữ kiện bài toán ta biểu diễn các giá trị và có hệ phương trình :

[tex] {\text{a + b = 0}}{\text{,14}} \hfill \\[/tex]
[tex] {\text{30a + 46b = 40}}{\text{,236}} [/tex]
giải hệ này ra có một nghiệm âm. do đó không thể biểu diễn số mol e nhận để tìm ra số mol e cho được.
Không biết trong cách suy nghĩ và lập luận của mình có sai không, mong cách bạn chỉ giúp.
 
H

huyentrang_2002_2005_thanh_chuong3

Phương trình này của em bị sai nhé :p hãy thử nghĩ xem nó là m hay M


Theo em phương trình 2 nó biểu diễn giá trị của m
Em làm theo phương pháp đường chéo tỉ lệ [tex] n_{NO} : n_{NO_2} = 9 : 5 và làm tiếp các bước giải cũng không đúng với đáp án của thầy, thầy ơi thầy có thể giải chi tiết được không ah Em xin cảm ơn[/tex]
 
N

nghiahiep0240

chỉ dùm em bài này
1) nhiệt phân CH4 thu được hỗn hợp X gồm C2H2,H2,CH4 dư.biế tỷ khối hơi của X so với H2 bằng 5.Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là:
A 50% B 60% C 70% D80%
2)crackinh C4H10 thu được hỗn hợp gồm 5 hidrocacbon có KLPT trung bình bằng 36,25.Hiệu suất của phản ứng crackinh là:
A 40% B 50% C 75% D 80%
3) hỗn hợp khí A gồm etan và propan có tỷ khối hơi so với H2 là 20.25 được nung nóng trong bình kín có xúc tác để thực hiện phản ứng đề hidro hoá .Sau một thời gian thu được hổn hợp B có tỷ khối so với H2 là 16.2 gồm các akan,aken và H2.Giả sử tốc độ phản ứng xảy ra như nhau.Hiệu suất của phản ứng đề hidro hoá là:
A 25% D 50% C 75% D 80%
 
G

gvnguyentantrung

crackinh C4H10 thu được hỗn hợp gồm 5 hidrocacbon có KLPT trung bình bằng 36,25.Hiệu suất của phản ứng crackinh là:
A 40% B 50% C 75% D 80%

Thầy gợi ý
BTKL m trước = m sau
<=>M trước : M sau =mol sau : mol trước

Hiệu suất =(Mtrước : M sau -1) x100
 
G

gvnguyentantrung

giải đáp thắc mắc

Hướng dẫn giải bài 3

mLúc đầu = 40,5 số mol là 1
mLúc sau là = 40,5 số mol là 1+x
Có Mtb của phần sau = 32,4
=> 40,5/(1+x) = 32,4
=> x =0,25
=> H=25%

Thêm 1 bài tham khảo:
Đốt cháy hoàn toàn hh A(đkc) gồm CH4 C2H2 C3H4 C4H6 thu dc xmol CO2 và 18x gam H2O.Phần Trăm thể tích của CH4 trong A là ?
thu đựoc x mol CO2 và x mol H2O
Số mol của AnKin= nCO2 -nH2O
nCH4 =nH2O -nCO2 = - ( nCO2 -nH2O)
Mà trong hỗn hợp A sau đốt nCO2 =nH2O
=> nCO2( của Ankin ) -nH2O của ANkin + nCO2(của CH4) - nH2O( của CH4)=0
=> nAnKIn -nCH4 =0
=> V% =50%
 
B

belief_wins

Thầy ơi cho em hỏi trong bài 13 : Sự điện li, tính chất của dung dịch - PH (Phần 1)
Thầy có nêu tính chất như thế này :
[tex] PO_4^{3-}[/tex] tất cả đều không tan ( trừ muối của nó với kim loại kiềm và [tex]NH_4^+) [/tex]
[tex] HPO_4^{2-}[/tex] tất cả đều không tan
( Có trừ muối của nó với kim loại kiềm và [tex]NH_4^+) [/tex] giống với [tex]PO_4^{3-} [/tex]không ah.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vukhacngoc

Thầy ơi cho em hỏi trong bài 13 : Sự điện li, tính chất của dung dịch - PH (Phần 1)
Thầy có nêu tính chất như thế này :
[tex] PO_4^{3-}[/tex] tất cả đều không tan ( trừ muối của nó với kim loại kiềm và [tex]NH_4^+) [/tex]
[tex] HPO_4^{2-}[/tex] tất cả đều không tan
( Có trừ muối của nó với kim loại kiềm và [tex]NH_4^+) [/tex] giống với [tex]PO_4^{3-} [/tex]không ah.

:p dĩ nhiên là có trừ kim loại kiềm và amoni ra em nhé
 
T

tieuphong_1802

Cho e hỏi CTCT của N2O3 ngoài cách viết của thầy ra e còn thấy 1 cách viết nữa cũng t/m qui tắc bát tử như trong file word e đã gửi.thầy xem có đúng ko ah?
 

Attachments

  • CTCT của N2O3.doc
    19.5 KB · Đọc: 0
H

hocmai.vukhacngoc

Cho e hỏi CTCT của N2O3 ngoài cách viết của thầy ra e còn thấy 1 cách viết nữa cũng t/m qui tắc bát tử như trong file word e đã gửi.thầy xem có đúng ko ah?

đối với N2O3 đúng là có cả 2 công thức cấu tạo đó em ạ:

http://www.chemicalbook.com/ChemicalProductProperty_EN_CB3935905.htm

:) trong khóa học, thầy viết công thức của N2O3 theo quan điểm nó là anhiđrit axit của HNO2. Cấu tạo của nó vì thế là O=N-O-N=O.

Còn trong một số tài liệu, lại xem cấu tạo của N2O3 như em viết, cách viết đó phù hợp để giải thích phản ứng: NO + NO2 ----> N2O3, em xem có đúng cấu tạo N2O3 trong công thức em gửi là tổ hợp của NO và NO2 không.

Vậy mình cứ tạm coi là cả 2 cách viết đều thỏa mãn bát tử và đều được chấp nhận trong chương trình phổ thông nhé!
 
D

dogdog3

thưa thầy, có điều này em muốn hỏi?

hidro cacbon mạch hở thì có ankan, anken, ankin, ankandien. đó là mấy câu trả lời của các anh chị em hỏi. Nhưng ví dụ như anlen thì lại CH2=C=C=CH2. Đó cũng là mạch hở. Vậy liệu mấy câu trả lời đó của các anh chị là ko chuẩn xác.

và hidro cacbon mạch hở chỉ có thể là có công thức: CnH2n+2, CnH2n va CnH2n-2 liệu có đúng hay sai ạ!

Em rất cảm ơn thầy!
 
H

hocmai.vukhacngoc

thưa thầy, có điều này em muốn hỏi?

hidro cacbon mạch hở thì có ankan, anken, ankin, ankandien. đó là mấy câu trả lời của các anh chị em hỏi. Nhưng ví dụ như anlen thì lại CH2=C=C=CH2. Đó cũng là mạch hở. Vậy liệu mấy câu trả lời đó của các anh chị là ko chuẩn xác.

và hidro cacbon mạch hở chỉ có thể là có công thức: CnH2n+2, CnH2n va CnH2n-2 liệu có đúng hay sai ạ!

Em rất cảm ơn thầy!

Các anh chị đó nói hoàn toàn sai!

Vậy vinylaxetylen C4H4 thì các em định xếp vào đâu :)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom