[Game box Sinh 8] Một mùa hè bổ ích của Nôbita

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lonely.boy

Ps: Cái này mình chỉ nghe họ nói thế thôi, chứ khoa học kiểm định hay chưa thì không mình chưa biết!

..........................................................................................
 
K

kool_boy_98

Câu 80: Tại sao cơ thể lại hấp thụ kém hiệu quả nếu ăn uống không đúng cách?

Câu 81: Tại sao hoạt động thải phân lại gặp khó khăn do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
-Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: Nhiều tinh bột và protein, ít chất xơ,...
-Ăn nhiều chất chát

Câu 82: Những yếu tố tạo nên một bữa ăn ngon?

Ps: Luật chơi thay đổi một chút nhé: Sẽ có ít nhất 3 người trả lời cho tới khi tìm được đáp án đúng nhất nhé các bạn ;) (Như game "Thoát khỏi mê cung" của box Sinh 11 -ăn cắp bản quyền, chưa hỏi ý kiến =)))
 
Last edited by a moderator:
N

nhoktsukune

Câu đầu: VÌ ăn nhai không kĩ thì dạ dày đâu phải máy nghiền cơm nên ta nhai kĩ, ''diệt mồi nhanh'' nhưng cần đảm bảo sự cân đối giữa các chất, nhai kĩ để dạ dày đỡ ''mệt'', khẩu phần ăn cũng cần cân đối các chất không thì sẽ nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng, lùn 2 phân, còi xương 1 bộ,........=))=))


Ôi chào, chơi thế kia hay hơn, thế này không vui gì cả, mà hình như giờ mấy pic Sinh xuống quá nhỉ kool


Yếu tố tạo bữa ăn ngon: Đủ dinh dưỡng, hương vị, cách chế biến, trình bày,tinh thần của người ăn, tình trạng sinh lí, lứa tuổi, giới tinh,.....
 
H

huongmot

Câu 80: Tại sao cơ thể lại hấp thụ kém hiệu quả nếu ăn uống không đúng cách?

Câu 81: Tại sao hoạt động thải phân lại gặp khó khăn do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
-Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: Nhiều tinh bột và protein, ít chất xơ,...
-Ăn nhiều chất chát

Câu 82: Những yếu tố tạo nên một bữa ăn ngon?

Câu 80: Ăn uống không đúng cách:
- Ăn uống không hợp vệ sinh => cơ thể dễ bị nhiễm độc do các tác nhân có hại
- Khẩu phần ăn uống không hợp lý => không cân đối lượng chất dinh dưỡng => khó hấp thụ
- Ăn uống không đúng bữa =>dạ dày tiêu hoá kém do sự bài tiết dịch vị không đồng đều trong từng thời điểm khác nhau
- Ăn nhanh, nhai không kỹ => thức ăn không được nghiền kỹ => thấm ít dịch tiêu hoá => hiệu quả tiêu hoá giảm
- Tâm trạng không thoải mái lúc ăn => mất cảm giác ngon miệng => hấp thụ kém
- Sau khi ăn không dành thời gian nghỉ ngơi => hoạt động co bóp của dạ dày, ruột và hoạt động tiết dịch tiêu hoá không được tập trung hoàn toàn=> kém hiệu quả
- Vừa ăn vừa làm việc khác => hoạt động tiêu hoá và hấp thụ không được tập trung hoàn toàn
Câu 82: Các yếu tố tạo nên một bữa ăn ngon:
- Đầy đủ chất dinh dưỡng
- Người ăn cảm thấy ngon miệng
- Tâm trạng thoải mái
- Phù hợp tình trạng từng người
- Chế biến ngon, trình bày hấp dẫn
 
K

kool_boy_98

@all: Câu 81 của tớ đâu? :-w

...............................................................................................................
 
K

kool_boy_98

Đáp án câu 81: (Rất ngắn gọn, không cần dài dòng :D) Vì thức ăn có các chất đó thường khó tiêu (VD: Ổi xanh, trứng gà xanh, ....) nên khi xuống ruột già chúng vẫn chưa được tiêu hóa hết nên khi "cho ra ngoài" sẽ gặp khó khăn (giải thích vậy có được không nhỉ? ;)))

Hương + Miumiu said:
Yếu tố tạo nên 1 bữa ăn ngon:
= Tinh thần ( vui , buồn ,...)

Tại sao yếu tố tinh thần lại tạo nên một bữa ăn ngon? :-?

Luôn thể mấy câu này nhé! :D

Câu 83: Tại sao nuốt chửng lại có hại cho hệ tiêu hóa? ;))

Câu 84: Tại sao nên uống nước nhiều một ngày nhưng lại không được uống quá nhiều?

Câu 85: Tại sao không nên uống nước liên tục mà nên uống từng ngụm một?
 
D

dphuong98

Câu 83: Tại sao nuốt chửng lại có hại cho hệ tiêu hóa?
- Do thức ăn chưa được nghiền nát tại khoang miệng nên khi vào bao tử thì dạ dày phải làm việc quá công suất.

Câu 84: Tại sao nên uống nước nhiều một ngày nhưng lại không được uống quá nhiều?
- Do nước giúp cơ thể trong việc trao đổi chất và điều hòa nhiệt nhiều nhưng với lượng lớn thì sẽ gây loãng máu, mệt mỏi và nước thừa không được tận dụng hết.

Câu 85: Tại sao không nên uống nước liên tục mà nên uống từng ngụm một?
- Uống nước nhưng vẫn cần thở, nếu uống liên tục thì có thể nắp khí quản sẽ mở ra trong quá trình uống gây ra sặc.

^ Đoán bừa
 
Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

@Phương: Đoán bừa mà không tệ ^^

Tiếp:

Chương VI:


Câu 86: Hãy giải thích để chứng minh sự trao đổi chất ở cơ thể người là nối tiếp quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tự nhiên.

Câu 87: Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá? Giải thích rõ.

Câu 88: So sánh trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào? Mối quan hệ giữa chúng?

 
N

nhoktsukune

Câu đầu: Rất dễ thôi, trong cơ thể ta bao gồm các chất bên ngoài mỗi trường như Cu,Zn,Fe,......

Chứng tỏ có sự trao đổi chất với mỗi trường~~~~~


Câu 87:+ Đồng hóa, quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong mỗi tế bào chính là quá trình tích lũy năng lượng.

+ Dị hóa, sự phân giải các chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình trên, chính là giải phóng năng lượng dưới dạng năng lượng sinh học ATP - được sử dụng trong các hoạt động sống của cơ thể.

Sự đối lập nhưng thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa:
- đồng hóa là quá trình tích lũy năng lượng, dị hóa là giải phóng năng lượng.
- sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình kia.
Hoặc nghĩ theo là:
Đồng hóa:
Tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể từ các chất hữu cơ, vô cơ đơn giản, cần năng lượng.
_Dị hóa:
Phân giải các chất hữu cơ, vơ cơ được tổng hợp ở đồng hóa thành đơn giản; giải phóng Năng lượng.

--> Dị hóa và đồng hóa trái ngược nhau như xảy ra song song, cùng lúc.
--->Không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cung cấp cho di hóa. Không có dị khóa thì không có năng lượng cung cấp cho đồng hóa và các hoạt động sống khác.

=> Dưa vào phương thức đồng hóa người ta chia: SV tự dưỡng - SV dị dưỡng.
=> Dựa vào phương thức dị hóa người ta chia: VK hiếu khí - Vi khuẩn kỵ khí.



Câu cuối:Đầu tiên là giống nhau: hai quá trình này đều là trao đổi chất giữa hai môi trường tương quan và nhằm mục đảm bảo hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.
Khác nhau:
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào đầu tiên phải nói quá trình này diễn ra ở hai môi trường là trong tế bào và ngoài tế bào (hay môi trường trong của cơ thể). Tế bào thực hiện trao đổi chất: lấy những chất cần thiết và thải loại những chất không cần thiết hoặc tiết chất vào môi trường trong cơ thể nhằm mục đích sinh học (ví dụ như hoocmone). Tức cấp độ nhỏ hơn cấp độ cơ thể, nhưng lại là trao đổi để thực hiện chức năng sống của cơ thể dưới cấp độ phân tử (hay tế bào).
+ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể diễn ra ở hai môi trường là môi trường trong cơ thể và môi trường ngoài (hay môi trường sinh sống của sinh vật). Cơ thể thực hiện trao đổi chất: hấp thụ những chất từ môi trường ngoài (không bàn đến chuyện cần thiết hay không nhé ^^) và thải loại những chất không cần thiết ra môi trường ngoài (các chất độc, bã, các chất dư thừa…) giúp ổn định môi trường trong, tạo điều kiện để quá trình trao đổi chất diễn ra ở cấp độ tế bào.
--- Tương quan giữa 2 quá trình này:
- Quan hệ chặt chẽ và mật thiết: sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia (nói chung) theo sơ đồ:
Môi trường ngoài <=> môi trường trong cơ thể <=> trong tế bào
- Diễn ra song song, liên tục và thống nhất tạo điều kiện cho các hoạt động sống của sinh vật diễn ra bình thường.

Liệu có thank mạnh không đây:-/
 
K

kool_boy_98

Đáp án câu 86 và 87: ^^

86:
Hươngmot said:
Năng lượng khởi đầu cho sự sống là ánh sáng mặt trời. Cây xanh hấp thụ năng lượng này, quang hợp tổng hợp chất hữu cơ. Như vậy năng lượng mặt trời chuyển thành năng lượng tích luỹ trong chất hữu cơ của cây. Động vật ăn cây xanh nănng lượng chuyển sang tích luỹ trong chất hữu cơ của động vật.
Người ăn cả động vật và thực vật => tổng hợp nên chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể người. Như vậy năng lượng chuyển sang tích luỹ ở cơ thể người
Khi cơ thể người hoạt động phân giải tạo năng lượng, khí CO2, nước. Khí CO2 và nước do cơ thể người tạo ra được cây xanh dùng làm nguyên liệu để quang hợp

87:
Hươngmot said:
Mqh:
- Đồng hoá dị hoá đối lập nhau
+ Đồng hoá tổng hợp chất, dị hoá phân giải chất
+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng
- Đồng hoá dị hoá thống nhất với nhau:
+ Không có đồng hoá thì không có chất để dị hoá phân huỷ
+ Không có dị hoá thì không có năng lượng cho đồng hoá

Ps: Đây là câu hỏi + đáp án mà hươngmot gởi tặng :D

@Nhok: Thank mạnh thank mạnh :))
 
K

kool_boy_98

Thêm mấy câu nữa nhé! ^^ =P~

89: Các hệ cơ quan có vai trò gì trong sự trao đổi chất? ^^

90: Máu và nước mô cung cấp gì cho tế bào? :-@

91: Quá trình trao đổi vật chất và năng lượng ở tế bào diễn ra như thế nào? 8-}
 
T

tomandjerry789

Thêm mấy câu nữa nhé! ^^ =P~

89: Các hệ cơ quan có vai trò gì trong sự trao đổi chất? ^^

90: Máu và nước mô cung cấp gì cho tế bào? :-@

91: Quá trình trao đổi vật chất và năng lượng ở tế bào diễn ra như thế nào? 8-}

Câu 90: Máu và nước mô cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và oxi
 
K

kool_boy_98

Không ai trả lời nữa hả? :-w

.....................................................................................................................
 
N

nhoktsukune


89:Hờm, qua loa xong chuyển nhé......
Các hệ cơ quan có nhiệm vụ như là tiêu hóa thức ăn, trao đổi chất với môi trường, nhận chất thải, đào thải chất cặn,vvv
 
Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

8-} Đáp án:

89:

untitled60-1.jpg

91:

Quá trình trao đổi chất gồm hai mặt là đồng hóa và dị hóa

+Đồng hóa: ......

+Dị hóa: ......

............................................................................
 
K

kool_boy_98

92: Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt trung bình của cơ thể người là $37^oC$

93: Tại sao khi đi dưới nắng nóng da ta rất "lóng lánh"?

93: Điều hòa thân nhiệt là gì? Phương pháp?
 
U

uocmovahoaibao

Câu 92: Thân nhiệt là nhiệt đọ của cơ thể
Thân nhiệt luôn ổn định ở 370C do sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt
Câu 93: Vì khi đó, mao mạch da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, nên nhìn da có vẻ như "lóng lánh"



Câu 94:
(*) Điều hòa thân nhiệt là nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường để đảm bảo cho thân nhiệt ổn định
(*)
Phương pháp:
-Mùa đông cần ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều lipit hơn để cung cấp đủ nhiệt cho cơ thể, mùa hè nên ăn những thức ăn nhiều vitamin nhiều rau, hoa quả

- Về mùa hè cần phải bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện để chống nóng

-Để chống rét, chúng ta cần mặc quần áo đủ ấm cho cơ thể, bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió .
- Rèn luyện thân thể tập thể dục ,thể thao hợp lý là biện pháp chống nóng, lạnh vì cơ thể tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng
-Xây dựng nhà cửa công sở cần phải bố trí thoáng mátvà trồng nhiều cây xanh để góp phần chống nóng lạnh .
-Trồng cây xanh là một biện pháp chống nóng tốt vì cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời đáng kể làm giảm nhiệt độ môi trường, đồng thời với quá trình đó cây xanh còn thoát hơi nước làm mát môi trường xung quanh \Rightarrow tích hợp giáo dục môi trường

 
Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

93: Tại sao khi đi dưới nắng nóng da ta rất "lóng lánh"?

Câu này bạn trả lời đúng nhưng dài dòng quá! :D

Đáp án nhé! ;)

Kool_boy_98 said:
Khi đi dưới trời nóng, cơ thể ta tiết ra mồ hôi để điều hòa thân nhiệt. Dưới ánh nắng, mồ hôi sẽ "lóng lánh".

Tiếp hén!

95: Biện pháp chống rét, chống nóng?

96: Vì sao nói: "Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng?

97: Cần lưu ý gì trong việc xây nhà để góp phần chống nóng, lạnh?

98: Tại sao trồng cây xanh lại góp phần chống nóng lạnh?

99: Vitamin là gì?

100: Có nên ăn quá ít hoặc quá nhiều muối iốt trong một bữa ăn không? Vì sao?
 
U

uocmovahoaibao

Câu 95:
Cần ăn nhiều và ăn những thức ăn nóng, cung cấp nhiều năng lượng
Cần uống nhiều nước, ăn canh rau giàu nước để đủ mồ hôi phát tán nhiệt
Cần mặc ấm, giữ ấm chân, cổ, ngực
+ Cần đội mũ nón khi đi đường và lao động
+ Mặc quần áo rộng và thoáng.
Câu 96: Vì rèn luyện thân thể cũng chính là rèn luyện da để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể,giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường.


Câu 97: Nhà ở thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh gió mùa đông bắc trong mùa rét.
Câu 98: Cây xanh tạo bóng mat, làm cho không khí trong lành mát mẻ. Chắn gió làm bớt rét vào mùa đông¸


Câu 99: Vitamin là một trong nhiều chất hữu cơ có trong thức ăn, cần thiết cho sức khỏe con người và những động vật khác

Câu 100:
Không nên ăn quá ít hoặc quá nhiều muối iốt trong một bữa ăn
Nếu ăn nhiều muối, muối sẽ làm mất canxi, hút mất nước của cơ thể và gây ra các bệnh: Bệnh tim, Xơ gan, Yếu thận và sỏi thận, Tai biến mạch máu não, Ung thư dạ dày, Loãng xương....; Ăn ít muối có thể gây nên bệnh cao huyết áp
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom