[Game box Sinh 8] Một mùa hè bổ ích của Nôbita

Status
Không mở trả lời sau này.
H

huongmot

Câu 99: Vitamim là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ, tham gia cấu trúc của nhiều hệ enzim khác nhau tham gia các phản ứng chuyển hoá năng lượng của cơ thể. Vitamin được cung cấp với một liều lượng nhỏ nhưng rất cần thiết cho sự sống
Câu 100:
- Không nên ăn quá nhiều iốt vì thừa iốt sẽ dẫn đến bệnh bazơđô
- Không nên ăn quá ít vì thiếu iốt dẫn đến bệnh bướu cổ
 
K

kool_boy_98

Tiếp:

Chương VII:


101: Phân biệt hệ bài tiết và tuyến tiết?

102: Cơ thể có bài tiết nước tiểu theo ý muốn không? VD cụ thể chứng minh!

103: Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?
 
U

uocmovahoaibao

Câu 102: Cơ thể không bài tiết nước tiểu theo ý muốn không
VD cụ thể chứng minh: Có hiện tượng " *** dầm" ở trẻ em

Câu 103:
- Do Tiểu quá ít:
- Sự kết hợp của vi trùng khi chết bị đào thải qua đường tiểu hoặc của các chất cặn bã trong nước tiểu… tạo nên một khối cứng để cho các chất kết tinh lại tạo thành cục sạn.
- Do uống ít nước, do thời tiết khô nóng, mất nước, mất mồ hôi dẫn đến làm giảm thể tích nước tiểu.
- Do chế độ ăn uống, do bệnh lý, do dùng thuốc... khiến nồng độ các chất như canxi, uric, oxalat trong nước tiểu quá cao.
- Do thay đổi nồng độ pH nước tiểu do các chất uric, cystin, canxi... bị kết tủa trong môi trường axit hoặc kiềm.
 
K

kool_boy_98

Sao không làm nốt câu 101? :-@

Đáp án:

Kool_boy_98 said:
Hệ bài tiết gồm các cơ quan lọc và thải các ra môi trường các chất cặn bã.

Tuyến tiết tiết các chất tiết

Tiếp:

104: Các quá trình của sự tạo thành nước tiểu diễn ra như thế nào?

105: Năng lượng ATP được sử dụng trong quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp là gì?

106: Axit uric có lợi hay hại? Tại sao?

107: Phân biệt nước tiểu đầu với máu với nước tiểu chính thức!
 
L

langtham_98

Axit uric có hại, gây ra bệnh thận, sỏi thận ~~~~~Mổ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~suy kiệt cơ thể, nói sơ cua qua thôi, bận quá, mà nick kia bị baned đến 21 rồi~~
 
U

uocmovahoaibao

Câu 104: Các quá trình của sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục

Câu 105:
Năng lượng ATP được sử dụng trong quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp là adenosin triphosphat: giải phóng từ các hợp chất hữu cơ

Câu 106: Axit uric có lợi nhưng cũng có hại:
-Có lợi: Kích thích lên não bộ, chống oxi hóa, ...
-Có hại: gây cao huyết áp, gây nên những tổn thương ở thận, ...

Câu 107: Nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ:
-Nước tiểu đầu: Không có các tế bào máu và prôtêin
-Máu: Có các tế bào máu và prôtêin

N
ước tiểu đầu khác với nước tiểu chính thức ở chỗ:
-Nước tiểu đầu:
+Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn
+Chứa ít các chất cặn bã và chất độc hơn
+Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng
-Máu:
+Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn
+Chứa nhiều các chất cặn bã và chất độc hơn
+Hầu như không còn các chất dinh dưỡng
 
K

kool_boy_98

108: Trả lời thật ngắn gọn câu này: Vai trò của quá trình hấp thụ lại

109: Bệnh suy thận là gì? Tác hại?

110: Tác dụng của cầu thận và tế bào ống thận?


Tạm 3 câu nhá! :D
 
U

uocmovahoaibao

Câu 108: Vai trò của quá trình hấp thụ lại: Hấp thụ lại các chất cần thiết

Câu 109:
Bệnh suy thận là những thương tổn không thể hồi phục cho một cơ quan lọc máu tinh tế nhất của cơ thể, đó là quả thận do Huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, khói thuốc… Suy thận khi khả năng lọc máu của tiểu cầu thận bị rối loạn hoặc ngưng hoạt động.
-Tác hại: Suy nhược cơ thể, Thiếu máu, Loạn dưỡng xương, Rối loạn giấc ngủ, Ðau nhức xương khớp, ...và có thể tử vong nếu không được điều trị.
Câu 110:
-Cầu thận: Lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu
-
Tế bào ống thận: Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết, quá trình bài tiết tiếp các chất độc và chất không cần thiết tạo nên nước tiểu chính thức và ổn định một số thành phần của máu.
 
K

kool_boy_98

111: Nếu đường dẫn nước tiểu bị tắc bởi sỏi thì dẫn đến hậu quả gì?

112: Chạy thận là gì?

.............................................
 
L

langtham_98

Câu đầu:Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được-> người bệnh
đau dữ dội có thể kèm theo sốt -> Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng


Câu còn lại:Chạy thận là quá trình loại bỏ chất thải (khuếch tán) và nước không mong muốn (siêu lọc) từ máu nhân tạo. Quá trình này được thực hiện bằng cách tự nhiên thận của chúng tôi. Một số người, tuy nhiên, có thể đã thất bại hoặc bị hư hỏng thận mà không thể thực hiện chức năng đúng cách - họ có thể cần lọc máu. Nói cách khác, phải chạy thận nhân tạo thay thế cho chức năng thận bị mất (điều trị thay thế thận). Lọc máu có thể được sử dụng cho những người đã bị bệnh và có suy thận cấp tính (tạm thời mất chức năng thận), hoặc cho bệnh nhân khá ổn định đã vĩnh viễn bị mất chức năng thận (giai đoạn 5 bệnh thận mãn tính ).

Đành dùng nick này vì vật diễn đàn quá rồi, chết mất, 10 ngày không có HM như 10 năm vậy:((
 
U

uocmovahoaibao

Câu 111: Khi đường dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị sỏi gây tắc nghẽn, có thể có các biến chứng sau đây:
- Thận ứ nước, ban đầu nhẹ, sẽ tăng dần lên đến khi ứ nước hoàn toàn thì thận xem như mất chức năng.
- Thận bị nhiễm trùng, ban đầu có thể là nhiễm trùng cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể bị nhiễm trùng huyết, thận ứ mủ, apxe thận, thận mất chức năng. Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể xảy ra âm thầm lặng lẽ, đến khi phát hiện ra thì thận đã teo nhỏ và mất chức năng (gọi là viêm thận bể thận mạn tính).

Câu 112:
Chạy thận nhân tạo, máy lọc chất thải, muối và chất lỏng từ máu khi thận không còn đủ sức khỏe để làm công việc này. Chạy thận nhân tạo là cách phổ biến nhất để điều trị suy thận vĩnh viễn tiên tiến. Các thủ tục có thể giúp thực hiện một cuộc sống năng động mặc dù thận không đủ sức khỏe.
 
K

kool_boy_98

@Thu: Cậu xem lời giải của langtham nhé! Câu 111 xem có vẻ của cậu là đúng hơn nhưng thiếu mất một chi tiết là nguy hiểm đến tính mạng.

Tiếp:

Chương VIII:

113: Vì sao da ta nhận viết được nóng lạnh, cứng mềm,...của vật ta sờ vào?

114: Bộ phận nào giúp da thực hiện chức năng bảo vệ, chức năng bài tiết, tiếp nhận kích thích?

115: Để trọc đầu (như mấy tên nguời Mĩ ấy ;))) có lợi hay hại? Tại sao?
 
U

uocmovahoaibao

Câu 113: Vì da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da nhận biết nóng, lạnh, cứng, mềm…

Câu 114:
- Bảo vệ: Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn.
- Tiếp nhận kích thích nhờ cơ quan thụ cảm.
- Bài tiết qua tuyến mồ hôi.

Câu 115: Có hại. Vì tóc không những để làm đẹp mà còn tạo nên một lớp đệm không khí chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ, bảo vệ da.
 
H

huongmot

114: Bộ phận nào giúp da thực hiện chức năng bảo vệ, chức năng bài tiết, tiếp nhận kích thích?
* Bộ phận có chức năng bảo vệ:
- Tầng sừng: nằm ngoài cùng, gồm những tế bào chết hoá sừng xếp sít nhau dễ bong ra => bảo vệ cơ thể chống lại những yếu tố gây hại của môi trường
- Lớp tế bào sống: có các hạt sắc tố da => sắc tố da có tác dụng chống lại tác hại của tia tử ngoại
- Tuyến nhờn: tiết chất nhờn để diệt khuẩn
* Bộ phận có chức năng tiếp nhận kích thích:
- Thụ quan: nhận biết các kích thích từ môi trường
* Bộ phận có chức năng bài tiết
- Tuyến mồ hôi: bài tiết mồ hôi
 
K

kool_boy_98

116: Nêu một số bệnh phổ biến về da?

117: Sẹo là gì?

118: Tại sao khi cầm một đồ vật nào đó lâu thì ở cuối các ngón tay (phần trong lòng bàn tay) lại cứng và xuất hiện màu vàng đậm?
 
U

uocmovahoaibao

Câu 116: Một số bệnh phổ biến về da: Nổi rôm sảy, Hăm kẽ, Ban sữa, Ban đỏ, Khô da, Dị ứng da, Nấm da, Viêm nang lông, Chốc, ...

Câu 117: trong trường hợp không may do bị bỏng, bị thương, bị mụn, phẫu thuật hoặc do bất kỳ lý do gì, để có thể phục hồi, vị trí sắp đặt của sợi kết dính làm cho da khi mới mím lại bị lồi lõm. Đồng thời tuần hoàn máu của da nơi có vết thương cũng bị xáo trộn, sắc tố da bị thương cũng trở nên biến dị thường có biểu hiện như tím tái, trắng bệch, co quoắp, lồi, lõm.... Chúng ta thường gọi chung bằng 1 danh từ đó là da "sẹo"
 
K

kool_boy_98

Đáp án:

116: Bổ sung thêm: Ghẻ lở, hắc lào, mề đay, mẩn ngữa,...

117: Tham khảo:

Da - ngoài khả năng liên tục thay thế những tế bào già chết bằng các tế bào mới, da còn có khả năng tái tạo lại những vùng bị tổn thương. Quá trình này được gọi là quá trình liền da ở những vết thương và sẹo là một phần quan trọng của quá trình phục hồi tự nhiên này. Thay vì thay thế mô tổn thương bằng mô tái sinh cùng loại thì cơ thể lại làm đầy vết thương bằng một vết sẹo. Trên lý thuyết thì quá trình này sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn. Nếu chỉ bị tổn thương nông ở ngoài da, quá trình tái tạo sẽ đơn giản và sẹo sẽ phẳng hay mờ. Nếu tổn thương sâu xuống mô dưới da thì quá trình tái tạo sẽ phức tạp hơn.

118: Vì phần da đó tiếp xúc nhiều với vật, và nó còn bị tác động mạnh nhất. Tuy nhiên, ở cuối các đường vân chia thành các đốt ngón tay cũng có hiện tượng này nhưng nó không được rõ ràng cho lắm. Hiện tượng này không xuất hiện ở ngón cái.


 
K

kool_boy_98

119: Tắm bùn có lợi hay hại? Tại sao?

120: Khi bị điện dật thì da bị tổn thương như thế nào?


.............................................................................................................
 
U

uocmovahoaibao

Câu 119: Tắm bùn có lợi
Vì:

- Mang lại làn da tươi trẻ.
- Giúp da loại bỏ các các độc tố có hại.
- Làm dịu các cơ
- Làm dịu các vết viêm.
- Thư giãn các vết viêm khớp.

Câu 120:
Tổn thương do điện giật nặng nhất ở nơi tiếp xúc với nguồn điện, rồi đến vùng trục dòng điện đi qua, mô có điện trở nhỏ như dây thần kinh, mạch máu, cơ. Tổ chức bị phá huỷ làm màng tế bào vỡ, gây phù, hoại tử đông vón và thiếu máu. Thành mạch bị phá hủy gây đông máu trong mạch, chảy máu. Độ nóng của dòng điện qua các trục gây ra bỏng.
Điện giật dễ gây ngừng tim làm nạn nhân chết đột ngột do shock điện. Thần kinh trung ương, não, tuỷ sống bị tác động trực tiếp của dòng điện hoặc thứ phát sau hệ hô hấp và tuần hoàn, gây thiếu máu và thiếu ôxy não, nạn nhân bị co giật kéo dài, ngừng hô hấp, ngừng tim, tắc mạch.

 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom