[Game box Sinh 8] Một mùa hè bổ ích của Nôbita

Status
Không mở trả lời sau này.
K

kool_boy_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:Mloa_loa:Chào mừng các bạn đến với Game :Mloa_loa:
:Mloa_loa: Mùa hè bổ ích của Nôbita của box Sinh 8
:Mloa_loa:


Sau một thời gian họi ý, các mod box Sinh 8 đã quyết định lập ra trò chơi này giúp các bạn có được một mùa hè thật bổ ích như .......... Nôbita nhé! ;))

Chuyện là thế này: Năm nay Nôbita lớp 8 rồi, thầy giáo cho rất nhiều bài tập về nhà. Thật không may là con mèo ú đã đi về thế kỉ XXII để bảo trì rồi. Nôbita không thể mượn Đoraemon bảo bối đuợc nữa. Cậu đành tự làm bài tập một mình. Nhưng ..... lại một điều không may mắn nữa đến với cậu. Bài tập có quá nhiều. Mỗi ngày cậu phải làm tới gần 10 bài tập (cậu ta tính thế - không biết có đúng không nữa :khi (193):). Cậu lại quen thói cũ: "Thôi, lát mình sẽ làm, bây giờ ngủ một tí đã."~

Chà thật đáng thương. Không làm được bài tập lại lăn ra ngủ. Nào mọi người, hãy thể hiện lòng thương người như thể thương thân của mình để giúp Nôbita giải bài tập nào.

Ps: Mỗi bài tập đều được đích thân thầy giáo chấm điểm, số điểm các bạn giành được cho Nôbita tương ứng với số thank mà các bạn nhận được nhé! ;)

"Hãy giúp mình nhé các bạn!" Nôbita nói với một quyết tâm cao nhất mà cậu từng có! :D

images
 
Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

Bắt đầu làm bài tập nào các bạn!

*Lưu ý nhé: Mọi câu hỏi nếu có chỗ nào các bạn hỏi thầy giáo của Nôbita ngay tại đây nhé!

Khuyến khích các bạn dùng google, nhưng điều quan trọng là phải hiểu, thầy giáo mà biết ai dùng google thì thầy giáo sẽ vặn lại đó ;)) nhưng nếu hiểu thì lo gì nhỉ? ;;)

Bài tập chương I: Khái quát cơ thể người:

Nguyên văn bỏi thầy giáo

Câu 1: Kể tên các phần của cơ thể người? Các bộ phận của chúng? (câu này dễ, thầy chỉ cho 9 điểm thôi)

Câu 2: Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng bởi cơ quan nào? (dễ ẹc, 8 điểm thôi)

Câu 3: Bằng một VD, em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan. (câu này 9 điểm nhé)

Tạm 3 câu đã.

Ps: Topic này cũng sẽ rất hữu ích cho các em lớp 7 sang năm lên lớp 8, các em cũng có thể tham gia nhé! ;)
 
T

thaonguyenkmhd

Câu 2: Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng bởi cơ quan nào?


Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành.
 
S

s.m

Ham hố :">.

Câu 1: Kể tên các phần của cơ thể người? Các bộ phận của chúng?
  • Đầu: tai, mũi, miệng, mắt, lưỡi, mặt...
  • Thân: vai, ngực, bụng, cổ...
  • Tứ chi: tay (bàn tay, ngón tay, cánh tay, khuỷu tay...), chân (bàn chân, ngón chân, đầu gối...)

Câu 2: Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng bởi cơ quan nào? Cơ hoành.

Câu 3: Bằng một VD, em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan.

Khi cơ thể chạy đó là sự vận động liên tục của hệ cơ, xương. Vì vậy, nhu cầu năng lượng tăng cao. Để cung cấp đủ dinh dưỡng thì cần tim và các hệ mạch co bóp đẩy máu mang thành phần dinh dưỡng và oxi đến tế bào (tại đây xảy ra sự chuyển hóa: dinh dưỡng + oxi \Rightarrow năng lượng). Muốn có đủ oxi tham gia vào quá trình chuyển hóa hay oxi hóa dinh dưỡng trên thì hệ hô hấp cũng phải làm việc nhiều hơn so với lúc bình thường. Tương đương vs việc có đủ dinh dưỡng thì hệ tiêu hóa cũng phải tăng cường hoạt động. Cuối cùng, cacbonic và các chất thải từ các quá trình hoạt động thải ra cũng tăng lên và được đào thải hay tích lũy bằng nhiều cách. Vd: mồ hôi được tiết ra vừa có chức năng làm mát cơ thể vừa giúp cơ thể tống khứ phần nào sản phẩm "dư thừa". \Rightarrow Tóm lại: Chẳng bảo nhau mà tất cả hệ cơ quan cùng hoạt động tương ứng, ăn khớp với nhau. (Nói là không bảo nhưng được vậy cũng không thể không kể đến hệ thần kinh đóng vai trò chủ chốt tạo sợi dây liên thông :D) \Rightarrow Cơ thể người có khả năng thích ứng cao với điều kiện sống.
 
K

kool_boy_98

Thầy giáo said:
Chà, mấy câu hỏi này chắc không thể làm khó được các em!

Cho em s.m ...... 26 điểm tương ứng với 26 cái thạnks nhé! (Em nỳ tham quá =)))

Cho em thaonguyenkhmd 8 điểm tương ứng với 8 cái thank nhé!

Còn em Nhocphuc_pro , em trả lời muộn hơn, cho em 7 điểm tương ứng với 7 cái thank nhé!

Tiếp nhé các bạn Nôbita đang vui phát khóc vì phải thank mấy bạn nhiều nè! =))

Câu 4: Giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào?

Câu 5: Giải thích vì sao tế bào có nhiều hình dạng khác nhau?

Câu 6: Nhận xét về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì? Giải thích?

Mỗi câu ưu tiên các bạn 10 điểm tương ứng với 10 thanks nhé! ;)
 
U

uocmovahoaibao

Câu 5: Giải thích vì sao tế bào có nhiều hình dạng khác nhau?

mỗi tế bào có chức năng khác nhau nên cấu tạo và hình dáng khác nhau cho phù hợp với chức năng của nó ...
 
H

huongmot


Câu 4: Giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào?

Câu 5: Giải thích vì sao tế bào có nhiều hình dạng khác nhau?

Câu 6: Nhận xét về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì? Giải thích?

Mỗi câu ưu tiên các bạn 10 điểm tương ứng với 10 thanks nhé! ;)
Câu 4: Các bộ phận cấu tạo nên tế bào gồm có: màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Mối quan hệ thống nhất giữa chúng:
- Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào
- Sự phân giải chất để tạo nên năng lượng làm việc cho mọi hoạt động của tế bào được ti thể thực hiện
- Nhiễm sắc thể quyết định cấu trúc của protein được tổng hợp ở riboxom
=> Các bộ phận trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện chức năng sống
Câu 5:
Trong quá trình phát triển, các tế bào có sự phân hoá để phù hợp với cơ quan hình thành và để phù hợp với chức năng của chúng. Mỗi tế bào lại đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, cho nên chúng phải có những hình dạng khác nhau để thích nghi với hoạt động của mỗi loại
Câu 6:
Các tế bào mô biểu bì sắp xếp sít nhau để phù hợp với chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết
 
S

s.m

Câu 4: Giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào?
Ti thể tham gia hô hấp giải phóng năng lượng. Năng lượng này được bộ máy Gôngi thu nhận, hoàn thiện, phân phối. Lưới nội chất tổng hợp lại sản phẩm từ quá trình trên và vận chuyển đến Riboxom. Tại đây, xảy ra quá trình sinh tổng hợp Protein trên cơ sở quy dịnh di truyền của nhiễm sắc thể (cấu trúc mARN) và tARN giúp vận chuyển acid amin đến Riboxom (được tổng hợp từ nhân con - rARN) giúp tổng hợp protein. Để duy trì sự sống (hay nói gần hơn là hoạt động) của tế bào thì trung thể đảm nhiệm việc nhân đôi. Bắt đầu từ cấp độ phân tử, ADN nhân đôi, sau đó là NST, nhân, chất tế bào (chứa bào quan), cuối cùng màng sinh chất tách đôi.

Câu 5: Giải thích vì sao tế bào có nhiều hình dạng khác nhau?
Do sự phân hóa chức năng của tế bào quy định (sự phân hóa diễn ra trong quá trình hình thành phôi)

Câu 6: Nhận xét về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì? Giải thích?
  • Nhận xét: Xếp sít nhau
  • Giải thích: Ta biết chức năng của tế bào ở mô biểu bì là bảo vệ, che chở, hấp thụ và tiết các chất . Để thức hiện được chức năng, yêu cầu da cần có khả năng đàn hồi, dẻo dai, co dãn.. ở mức có thể hạn chế tối đa sự xâm nhập của ngoại sinh và tác động mạnh của ngoại cảnh, nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ các tế bào, hệ cơ quan trong cơ thể. Đồng thời co dãn giúp tiết chất cần thiết nhờ biểu bì tuyến. Chính nhờ sự liên kết đặc biệt chứa rất ít chất gian bào giúp tế bào thực hiện được chức năng của mình.

P.s Em gì hả nhóc :|.
 
K

kool_boy_98

UOcmovahoaibao, tặng bạn 8 thank. Bạn trả lời chưa đầy đủ lắm.
Huongmot, tặng bạn 29 thank, câu 4 bạn trả lời chưa rõ ràng lắm.
S.m(cái tên đầy bí ẩn =))) tặng anh 29 thank, trả lời thiếu.

Tiếp nhé:
Câu 7: Cấu tạo và chức năng của mô thần kinh.

Câu 8: Phân biệt sự phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật?

Câu 9: Cấu tạo của cung phản xạ? Các loại nơron cấu tạo nên một cung phản xạ?

Câu 10: Nêu một VD về phản xạ và phân tích đường dẫn truyên xung thần kinh trong phản xạ đó.

Mỗi câu 10 thank!
 
H

huongmot


Tiếp nhé:
Câu 7: Cấu tạo và chức năng của mô thần kinh.

Câu 8: Phân biệt sự phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật?

Câu 9: Cấu tạo của cung phản xạ? Các loại nơron cấu tạo nên một cung phản xạ?

Câu 10: Nêu một VD về phản xạ và phân tích đường dẫn truyên xung thần kinh trong phản xạ đó.

Mỗi câu 10 thank!
Câu 7:
Cấu tạo: gồm tế bào thần kinh nơrron và tế bào thần kinh đệm
Chức năng:
- Tiếp nhận kích thích
- Xử lý thông tin
- Dẫn truyền xung thần kinh
- Điều khiển, điều hoà các cơ quan
Câu 8:
-Phản xạ : là phản ứng của cơ thể có sự tham gia điều khiển của hệ thần kinh
- Cảm ứng ở thực vật: là phản ứng của cơ thể không do hệ thần kinh điều khiển
Câu 9: Cấu tạo:
- Cơ quan thụ cảm
- Trung ương thần kinh
- Cơ quan phản ứng
* Các nơron cấu tạo nên cung phản xạ:
- Nơron hướng tâm
- Nơron trung gian
- Nơrong li tâm
Câu 10:
VD: tay chạm phải vật nóng rụt lại
Đường dẫn truyền:
Tay chạm phải vật nóng sẽ kích thích thụ cảm trong da phát ra một xung thần kinh đến trung ương qua nơron hướng tâm. Thông tin được trung ương thần kinh xử lý và tiếp tục phát ra xung thần kinh từ nơron hướng tâm đến nơron li tâm thông qua nơron trung gian. Xung thần kinh được dẫn đến cơ quan phản ứng là bó cơ => điều khiển cho bó cơ co rút lại
 
Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

Câu 7:
Cấu tạo: gồm tế bào thần kinh nơrron và tế bào thần kinh đệm

Câu 10:
Tay chạm phải vật nóng sẽ kích thích thụ cảm trong da phát ra một xung thần kinh đếc trung ương qua nơron hướng tâm.

Câu 7: Cách gọi tên khác của từ gạch chân là gì? Bạn có biết tại sao nó được gọi với những cái tên đó không?

Câu 10: Chà, mình *** Sinh lắm, chẳng biết xung thần kinh đếc trung ương là gì cả? Bạn giải thích cho mình nhé! ;))
 
M

meomiutiunghiu


Câu 7: Cách gọi tên khác của từ gạch chân là gì? Bạn có biết tại sao nó được gọi với những cái tên đó không?

Câu 10: Chà, mình *** Sinh lắm, chẳng biết xung thần kinh đếc trung ương là gì cả? Bạn giải thích cho mình nhé! ;))

còn gọi là tế bào thần kinh giao , cô giáo bảo thế thì phải , không nhớ rõ
_____________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
S

s.m

Câu 7: Cấu tạo và chức năng của mô thần kinh.
  • Cấu tạo:
    • Trong não tủy: noron, tế bào thần kinh. đệm
    • Ngoại biên: hạch thần kinh, dây thần kinh, cơ quan thụ cảm.
  • Chức năng: Tiếp nhận và trả lời.

Câu 8: Phân biệt sự phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật?
  • Hiện tượng cảm ứng: chậm (biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động), đặc trưng cho cơ thể sống (phản ứng lại với những tác động và kích thích của môi trường)
  • Phản xạ: nhanh, xảy ra khi có đầy đủ thành phần của cung phản xạ, có sự truyền xung thần kinh và phân tích xung thần kinh để trả lời kích thích một cách tương ứng bằng sự vận động (hiện tượng cảm ứng ở động vật chính là phản xạ). \Rightarrow Giúp cơ thể thích ứng cao với sự thay đổi của điều kiện sống ở môi trường xung quanh.

Câu 9: Cấu tạo của cung phản xạ? Các loại nơron cấu tạo nên một cung phản xạ?
  • Cung phản xạ: Cơ quan thụ cảm \Rightarrow Noron hướng tâm \Rightarrow Noron trung gian (thông tin được xử lý ở lỗ tủy) \Rightarrow Noron li tâm \Rightarrow Cơ quan phản ứng
  • Các loại noron cấu tạo nên cung phản xạ: Noron hướng tâm, trung gian, li tâm.
Câu 10: Nêu một VD về phản xạ và phân tích đường dẫn truyên xung thần kinh trong phản xạ đó.
  • Ví dụ: Bị kim chích
  • Lập tức có một xung thần kinh theo Noron hướng tâm về trung ương thần kinh. Tại đây thông tin được xử lý. Sau đó một xung thần kinh li tâm đến cơ quan phản ứng để trả lời kích thích tương ứng (rụt tay lại). Cơ quan thụ cảm tiếp tục bị kích thích truyền xung thần kinh thông báo ngược về lại trung ương. Tại đây trung ương thần kinh kiểm tra lại để phát xung thần kinh li tâm điều chỉnh phù hợp (Dừng hành động).

P.s Phần xung thần kinh gì gì đó nó lộn xộn quá không biết nhớ đúng không.
 
H

huongmot


Tại sao gọi là tế bào thần kinh giao nhỉ? Khó quá ta!

Ai giúp tớ được đây! :(
Gọi là tế bào thần kinh giao vì: trước đây các nhà khoa học vốn nghĩ đơn giản là các tế bào này chỉ có chức năng là liên kết các tế bào thần kinh lại với nhau. Vì thế nó có tên là tế bào thần kinh giao, tức là "glia" , tiếng Latinh là keo dán
Sau đó, các nhà khoa học nghiên cứu kỹ hơn và thấy rằng nó còn có chức năng quan trọng hơn là bảo vệ, nâng đỡ và cung cấp dinh dưỡng => nó được gọi bằng cái tên khác là tế bào thần kinh đệm
 
S

s.m

Thần kinh giao hay còn gọi là thần kinh đối giao cảm - thần kinh tự chủ ạ :)). Nó điều khiển các hoạt động vô thức. Vd: tim đập, dạ dày co bóp,... Hình như trong Sinh 8 là hệ thần kinh sinh dưỡng - nếu nhớ không nhầm ^^~.
xung thần kinh đếc trung ương​
Xung thần kinh điếc trung ương này bằng nghĩa với thần kinh đối giao cảm. Còn tên tế bào thần kinh giao thì xem thêm cung phản xạ của nó sẽ thấy điểm đặc biệt :D.


P.s Biết còn ráng vặn vẹo >"<.
 
K

kool_boy_98

Tặng cho mỗi người: S.m và huongmot 50 thank nhé! ;))

Hết chương I.

Có ai không hiểu phần trả lời nào thì lên tiếng nhé!

Ps: Ai biết đâu anh, em rốt lắm ;))
 
M

meomiutiunghiu

Tặng cho mỗi người: S.m và huongmot 50 thank nhé! ;))

Hết chương I.

Có ai không hiểu phần trả lời nào thì lên tiếng nhé!

Ps: Ai biết đâu anh, em rốt lắm ;))

Câu 4 - SGK: Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào ?
> Chả hiểu gì cái bài mô
________________________________________________________________
 
K

kool_boy_98


Câu 4 - SGK: Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào ?
> Chả hiểu gì cái bài mô
________________________________________________________________

Trên chiếc chân giò lợn có những loại mô sau đây: Mô biểu bì (da), mô sợi, mô xương, mô mỡ, mô sụn, mô máu, mô cơ vân, mô cơ trơn (mạch máu), mô thần kinh (dây thần kinh).

Bài mô này dễ mà ;))
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom