[Game box Sinh 8] Một mùa hè bổ ích của Nôbita

Status
Không mở trả lời sau này.
D

dinhthuyvan

Câu 48: (*) Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn từ những dạng phức tạp thành những phần tử đơn giản xảy ra bên

trong ống tiêu hóa của động vật, những phần tử này có thể được hấp thụ. Các quá trình tiêu hóa quan trọng có thể

nhóm lại thành 3 động vật chính: tác động cơ giới, tác động hóa học và tác động của vi sinh vật.

(*)Có 2 hình thức tiêu hóa:

Tiêu hóa nội bào : Quá trình biến đổi các chất trong tế bào.

Tiêu hóa ngoại bào : Quá trình biến đổi các chất ngoài tế bào.

(*)Chức năng của quá trình tiêu hóa

Biến đổi thức ăn : cơ học ,hóa học và vi sinh vật

+Hấp thu

+Đào thải

+Bài tiết ,vận động ...

(*)Ý nghĩa của quá trình tiêu hóa

Biến đổi các chất dinh dưỡng kích thước lớn thành các chất đơn giản dễ dàng hấp thu qua màng tế bào .

Cơ thể chỉ tổng hợp được các chất hữu cơ của riêng mình từ các chất đơn giản thông qua hoạt động tiêu hóa .

Tổng hợp các sản phẩm mới để xây dựng cơ thể ,cung cấp năng lượng ,dự trữ đồng thời thải sản phẩm thùa ra ngoài cơ

thể .
 
K

kool_boy_98

Huongmot 30 thanks, còn lại 20 thanks!

Câu 50: Vai trò của hệ tiêu hóa?

Câu 51: Tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào?

Câu 52: Hoạt động nuốt diễn ra nhờ đâu?
 
D

dinhthuyvan

(*)Câu 50 :Hệ tiêu hóa giúp phân giải thức ăn thành những dạng mà cơ thể có thể sử dụng được qua các cơ chế cơ học và

hóa học. Sự tiêu hóa cơ học là quá trình phá vỡ thức ăn ra thành những mảnh nhỏ hơn bằng cơ học, chẳng hạn như quá

trình nhai. Những mảnh nhỏ này sẽ được các enzyme tiêu hóa biến đổi từ những phân tử hóa học phức tạp thành những

phân tử đơn giản hơn mà cơ thể có thể sử dụng được dễ dàng, đây chính là sự tiêu hóa hóa học, quá trình này đòi hỏi sự

có mặt của các enzyme.

(*)Câu 51:Thức ăn đưa vào miệng được phân hủy thành những mảnh nhỏ hơn bằng cả 2 cơ chế: cơ học và hóa học. Thông

qua quá trình nhai, răng đã xé những mô thịt và sợi của rau quả thành những mảnh nhỏ. Lưỡi giúp thức ăn di chuyển

quanh miệng để các loại răng khác nhau có thể cắt, xé hay nghiền chúng ra. Cơ nhai, có thể là một trong những loại cơ

mạnh nhất trong cơ thể, giúp răng phân hủy thức ăn chỉ trong vòng vài giây.

Các tuyến nước bọt được kích thích mỗi khi có gì đó xuất hiện trong miệng và sẽ tăng tiết

nước bọt.

Khi nước bọt trộn lẫn với thức ăn thì các amylase của nó sẽ bắt đầu quá trình tiêu hóa

hóa học bằng cách chuyển tinh bột thành đường đơn (maltose).

Khi thức ăn được răng nghiền nát và trộn lẫn với nước bọt, lưỡi sẽ cuộn chúng lại thành

những viên thức ăn tròn, mềm

và nhão. Chỉ khi nào thức ăn được nén lại thành những viên có cấu trúc thích hợp rồi thì

quá trình nuốt mới có thể diễn ra được.

(*)Câu 52:Nuốt là một hành động có cả 2 tính chất: có ý thức và vô thức. Khi thức ăn được nhai và trộn lẫn với nước bọt để tạo thành viên, lưỡi sẽ để thức ăn ra

phía sau miệng để vào họng. Đây là hành động có ý thức, con người có thể hoàn toàn kiểm soát được sự di chuyển của viên thức ăn khi nó đang ở trong miệng.

Khi viên thức ăn đè lên khẩu cái mềm, khẩu cái mềm và lưỡi gà sẽ đẩy lên để đóng đường thông lên mũi lại giúp ngăn viên thức ăn không chạy lên mũi được.
 
H

huongmot

Huongmot 30 thanks, còn lại 20 thanks!

Câu 50: Vai trò của hệ tiêu hóa?

Câu 51: Tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào?

Câu 52: Hoạt động nuốt diễn ra nhờ đâu?
Câu 50:
Vai trò của hệ tiêu hoá: biến đổi thức ăn thành những chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng nhằm cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể
Câu 51: Tiêu hoá ở khoang miệng có các hoạt động
- Tiết nước bọt
- Nhai
- Đảo trộn thức ăn
- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
- Tạo viên thức ăn
=> Thức ăn được:
- Biến đổi lý học
fb2f8b880bd5ed4fea43c80b99e73e58_45144130.m.700x0.bmp

- Biến đổi hoá học
bab79ca6a479d2841f28ac23ef735e95_45144340.m2.700x0.bmp

Câu 52:
- Thức ăn nuốt xuống thực quản là nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi
- Thức ăn trong thực quản được đẩy xuống dạ dày là nhờ cơ vòng thực quản
 
K

kool_boy_98

Ghê quá huongmot ơi! =))

Câu 53: : Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

Câu 54: Thức ăn qua thực quản có được biến đổi về mặt lí học và hóa học không?

Câu 55: Cấu tạo của dạ dày?
 
N

nhoktsukune

Khiếp đúng là kool với huongmot được khen có khác, hèm hèm
Khéo quả này mình ra đi......@@
Câu 53:Thức ăn từ miệng xuống thực quản chủ yếu là do lưỡi và từ thực quản xuống dạ dày chủ yếu là do các cơ thực quản hoạt động!!!!!!
Câu 54:Thức ăn biến đổi lí hóa học ở khoang miệng nhưng qua thực quản thì điều ấy không xảy ra!!!!!
Câu 55:Câu này hỏi rồi đấy, tớ cũng trả lời
Dạ dày dạng túi thắt hai đầu, dung tích khoảng 3 lít....Cấu tạo gồm 4 lớp là màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc, dạ dày có lớp cơ dày và rất khỏe(cơ lại gồm 3 lớp tiếp)có các tế bào tiết pepsinôgen và HCL để phù hợp cho việc biến đổi thức ăn trong dạ dày, dạ dày có khá nhiều tuyến dịch vị
Các cơ dạ dày khỏe phù hợp cho việc nhào trộn dịch vị với thức ăn.....
 
K

kool_boy_98

@Nhok: Sự trùng hợp các câu hỏi là điều không thể tránh khỏi! Mình sẽ cố gắng tìm ra câu hỏi hay và chưa có cho mọi người! OK?

Tiếp:

Câu 56: Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ đâu?

Câu 57: Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày thế nào?

Câu 58: Giải thích tại sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
 
C

chienkute_1999

Câu 56: Nhờ các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị
Câu 57:Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không cần hoặc không thể hấp thụ được
Câu 58:- Protein trong thức ăn bị dich vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị. Các chất nhầy phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
 
H

huongmot


Tiếp:

Câu 56: Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ đâu?

Câu 57: Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày thế nào?

Câu 58: Giải thích tại sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
Câu 56: Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ sự co của các cơ dạ dày ( cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo), phối hợp với sự co của cơ vòng môn vị
Câu 57: Tiêu hoá ở dạ dày
* Biến đổi lý học:
- Co bóp trộn thức ăn với dịch vị
- Tiết dịch vị
- Đẩy thức ăn xuống ruột
* Biến đổi hoá học
df0f86eaa1e7dcbd486ae59e9ff73668_45195345.protein.700x0.bmp

Câu 58:
Protein trong lớp niêm mạc không bị phân huỷ do tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị tiết ra chất nhầy phủ kín bề mặt lớp niêm mạc => ngăn cách tế bào niêm mạc tiếp xúc với enzim pepsin
 
N

nhoktsukune

ọc!@@ chán quá lại huongmot rồi, tiếp đi kool, cậu chậm quá, hình như câu hỏi hơi dễ với huongmot và mọi người nhỉ,, đề nghị kool cho nhiều câu hỏi và có tí logic để suy nghĩ tí nhé^^, cảm ơn nhiều
 
K

kool_boy_98

@Nhok: Sắp rồi sắp rồi :khi (131):

Câu 59: Hoạt động tieu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào?

Câu 60: Đặc điểm của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó ?

Câu 61: Trong quá trình tiêu hóa, ruột non đã tiết những loại dịch gì?
 
H

huongmot

@Nhok: Sắp rồi sắp rồi :khi (131):

Câu 59: Hoạt động tieu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào?

Câu 60: Đặc điểm của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó ?

Câu 61: Trong quá trình tiêu hóa, ruột non đã tiết những loại dịch gì?
@ Post bài mà sao ngại quá. Cứ bị soi :|
Câu 59: Hoạt động tiêu hoá ở ruột non:
* Biến đổi hoá học
b65c1f29eaacee4fd7677db010372af6_45210206.ruotjnon.700x0.bmp

* Biến đổi lý học
-Nhờ sự co bóp của thành ruột thức ăn được đẩy từ tá tràng => hậu môn
Câu 60: Đặc điểm của ruột non có ý nghĩa với chức năng hấp thụ:
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trên đó có nhiều lông ruột , mỗi lông ruột lại có vô số lông cực nhỏ => tăng diện tích bề mặt trong của ruột non => hấp thụ triệt để chất dinh dưỡng
- Ruột non dài từ 2,8 đến 3m là phần dài nhất của ống tiêu hoá
- Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột => chất dinh dưỡng được ngấm thằng vào mạch máu và mạch bạch huyết
Câu 61:
- Dịch mật
- Dịch tuỵ
- Dịch ruột
 
N

nhoktsukune

sao lại sắp rồi, dở hả=))=))********************************************************?Câu hỏi khó á????Hay quá:-*

Câu 59:Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu.

Lượng thức ăn đổ xuống đã thấm đấm dịch tụy và dịch mật, độ axit của thức ăn được trung hòa bởi muối mật và dịch tụy có tính kiềm cao.Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột non đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ruột, đồng thời giúp thức ăn thấm đẫm địch tụy và dịch ruột
Ở ruột non có đủ các loại enzim tiêu hóa^^


Câu 60:Ruột non có đủ các lạoi enzim phân giải các phần tử cấu tạo phức tạp trong thức ăn(gluxit,lipit,protein) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ, phù hợp với chức năng hấp thụ dinh dưỡng


Câu 61:Đã tiết:Dịch mật, dịch tụy, dịch ruột,enzim(có nhiều nên tớ không nói rõ, cần rõ thì bảo nhé^^)

 
K

kool_boy_98

Câu 62: Thức ăn còn được biến đổi lí học tại ruột non hay không? Biểu hiện (nếu có)?

Câu 63: Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện?

Câu 64: Tác dụng của lông ruột?
 
N

nhoktsukune

Câu 62:Thưa với anh kool là có ạ, thể hiện ở việc nhờ sự co bóp của thành ruột thức ăn được đẩy từ tá tràng => hậu môn(ăn trộm của huongmot, đỡ phải đánh, mỏi tay lắm), nhào trộn cho thấm đều và thấm đẫm dịch vị

Câu 63:nghe kĩ ra vẫn là câu hỏi cũ
Đây, ''xem lại'' đi^^:
b65c1f29eaacee4fd7677db010372af6_45210206.ruotjnon.700x0.bmp



Câu 64:
Lông ruột làm tăng diện tích bề mặt cho ruột non, tăng diện tích làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của ruột non, vậy lông ruột là ''đối tượng'' gián tiếp làm cho việc hấp thụ dinh dưỡng tăng^^
 
K

kool_boy_98

Đọc kĩ lại câu hỏi đi nhok ơi, hai câu ấy khác nhau hoàn toàn đấy nhok!

=))

......................................................................
 
H

huongmot

Câu 62: Thức ăn còn được biến đổi lí học tại ruột non hay không? Biểu hiện (nếu có)?

Câu 63: Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện?

Câu 64: Tác dụng của lông ruột?
Câu 62: Tại ruột non thức ăn vẫn chịu sự biến đổi lý học. Biểu hiện:
- Thức ăn được thấm đều dịch và enzim ( dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột) nhở sự co bóp của thành ruột non
- Thức ăn được đẩy xuống các phần khác của ruột
Câu 63:
Sự biến đổi hoá học ở ruột non được thực hiện với các chất: tinh bột, protein, lipit, axit nucleic. Biểu hiện:
- Tinh bột và đường đôi được phân giải thành đường đôi hoàn toàn rồi cuối cùng thành đường đơn
- Protein chuỗi ngắn dưới tác động của một số enzim được cắt thành chuỗi ngắn hơn ( 3-4 axit amin) rồi cuối cùng được cắt thành các axit amin
- Lipit dưới tác dụng của dịch mật được phân giải thành các giọt lipit nhỏ, dưới tác dụng của enzim lipaza thì thành các axit béo và glixerin
- Axit nucleic dưới tác dụng của một số enzim được cắt thành các thành phần cấu tạo của nó
@@: lan man, chả biết có đúng không :D
Câu 64: Tác dụng của lông ruột:
-Lông ruột có chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn đã được tiêu hoá và dẫn trực tiếp chúng vào mạch máu và mạch bạch huyết được phân bố tới từng lông ruột để đưa đến mọi nơi trong cơ thể. Ngoài ra, sự phân bố dày đặc của chúng, đồng thời còn có thêm vô số lông cực nhỏ bên trên giúp tăng diện tích bề mặt bên trong của ruột non => tăng diện tích hấp thụ => quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao
 
K

kool_boy_98

Câu 65: Ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng đúng hay sai? Giải thích?

Câu 66: Vai trò của ruột già?

Câu 67: Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân đó?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom