[Game box Sinh 8] Một mùa hè bổ ích của Nôbita

Status
Không mở trả lời sau này.
K

kool_boy_98

Nếu mình nói:

"Tắm bùn vừa có lợi vừa có hại" thì sao nhỉ? ;))

Khi bị thương mà tắm bùn thì có hại chứ nhỉ? Có đúng vậy không? Ai trả lời giúp mình được nhỉ? ;))
 
U

uocmovahoaibao

Nếu mình nói:

"Tắm bùn vừa có lợi vừa có hại" thì sao nhỉ? ;))

Khi bị thương mà tắm bùn thì có hại chứ nhỉ? Có đúng vậy không? Ai trả lời giúp mình được nhỉ? ;))
Theo mình thì khi bị thương mà tắm bùn cũng chẳng sao cả, thậm chí còn tốt hơn đó chứ: bùn làm dịu vết thương, loại bỏ các vi khuẩn có hại trên bề mặt vết thương, giúp vết thương mau hồi phục. Có chăng điều có hại chính là: tốn tiền mua vé để được vào tắm :p
 
T

thaisang_94

đúng
khi bị thương tắm bùn có hạo đó..........nên câu nói của kool_boy_98 đúng đoá bạn...........


Không dám đâu bít chừng làm vết thương khủng thêm ấy chứ.........k khỏi mà còn nhiễm trùng nữa ấy
 
Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

Mình nghĩ là có vì trong bùn kiểu gì cũng có vi khuẩn gây hại không nhiều thì ít (;))) Chính vì vậy, khi bùn tiếp xúc với vết thương sẽ gây hại.

Mọi ngươi nghĩ sao? Comment đi chớ? (miễn không spam! ;)))
 
U

uocmovahoaibao

Cũng đúng, nhưng mình vẫn chưa chịu thua đâu :p
Tuy là trong bùn ít nhiều có vi khuẩn, nhưng là bùn đã được qua nhiều công đoạn, quá trình làm sạch, khử khuẩn thì
mới dám bán vé cho mọi người vào tắm, vậy nên lượng vi khuẩn có ích sẽ nhiều hơn vi khuẩn gây hại.
 
K

kool_boy_98

Cũng đúng, nhưng mình vẫn chưa chịu thua đâu :p
Tuy là trong bùn ít nhiều có vi khuẩn, nhưng là bùn đã được qua nhiều công đoạn, quá trình làm sạch, khử khuẩn thì
mới dám bán vé cho mọi người vào tắm, vậy nên lượng vi khuẩn có ích sẽ nhiều hơn vi khuẩn gây hại.

Điều này chứng tỏ là trong bùn vẫn có vi khuẩn có hại :))

Cộng thêm da đang bị tổn thương thì điều này lại thành có hại :))
 
U

uocmovahoaibao

Haizz ... Bó tay, tớ nói chẳng lại cậu :-o
Tài hùng biện của cậu ghê thật =D>
Vậy là từ nay phải thay đổi quan niệm rồi: "Tắm bùn vừa có lợi vừa có hại" :D
 
K

kool_boy_98

Không không, ta nên hiểu khi nào thì có hại và khi nào không có hại, và hại của nó như thế nào!

Ta nên nói: "Tắm bùn rất có lợi nhưng nó lại có đôi chút có hại cho những vùng da bị thương" :D

Ps: Tối nay tớ sẽ post tiếp đề!
 
K

kool_boy_98

121: Da tiết ra mồ hôi như thế nào?

122: Bỏng da là gì? Hậu quả?

123: Cách sơ cứu khi bị bỏng da?

124: Tại sao không được trườm đá nên vết thương khi bị bỏng?
 
U

uocmovahoaibao

Câu 121: Khi trời nóng :Mao mạch dưới da dãn, kích thích tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi

Câu 122:
-- Bỏng da là một tai nạn mà tổn thương bỏng được gây nên trên da (hoặc ở các tạng) do các tác nhân gây bỏng.
-
Tác hại của bỏng:
+Bỏng có thể gây tử vong (tỷ lệ tử vong do bỏng nặng, rất nặng có thể từ 3 – 10%)
+Bỏng có thể gây tổn hại lớn về sức khoẻ
+Bỏng có thể để lại các di chứng nặng nề về chức năng, về thẩm mỹ và tâm lý
+ Điều trị bỏng rất khó khăn, tốn kém, phải điều trị kéo dài, nhiều lần
+ Bỏng có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt không chỉ với nạn nhân mà còn với gia đình và xã hội.
 
K

kool_boy_98

Còn câu 123 + 124 nữa nà! ;))

.............................................................................
 
H

huongmot


123: Cách sơ cứu khi bị bỏng da?

124: Tại sao không được trườm đá nên vết thương khi bị bỏng?
Câu 123: Cách sơ cứu khi bị bỏng
- Trước hết cần ngay lập tức ngâm vị trí bị bỏng vào nước lạnh sạch. Nếu bị bỏng hoá chất thì sau khi ngâm nước, bọc vùng bị bỏng bằng vải khô
- Đưa ngay đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị
Câu 124:
Khi bị bỏng, người bệnh cần được làm mát vùng bị bỏng để giảm nhẹ tổn thương. Tuy vậy, sử dụng nước đá để làm mát thì lại không nên. Bởi vị, nước đá, có nhiệt độ thấp do đó sẽ làm co mạch máu, làm hạn chế lượng máu đến nuôi dưỡng vùng da bị tổn thương => có thể gây hoại tử
 
K

kool_boy_98

Chúng ta chuyển sang chương tiếp theo nhá! :)

Chương IX:

125: Cấu tạo của nơron?

126: Các bộ phận của hệ thần kinh? Chức năng?
 
H

huongmot

Chúng ta chuyển sang chương tiếp theo nhá! :)

Chương IX:

125: Cấu tạo của nơron?

126: Các bộ phận của hệ thần kinh? Chức năng?
Câu 125: Cấu tạo của nơron là:
- Thân: có chứa nhân
- Các tua:
+ Sợi nhánh
+ Sợi trục
- Bao lấy sợi trục là bao mielin có màu trắng
- Giữa các bao mielin là eo Răngvie
- Tận cùng là cucxinap
Câu 126:
* Xét về mặt cấu tạo hệ TK gồm:
- Bộ phận thần kinh trung ương:
+ Não : điều khiển các hoạt động có ý thức, cảm giác, trí nhớ,..
+ Tuỷ sống: điều khiển các hoạt động vô ý thức
- Bộ phận thần kinh ngoại biên
+ Dây thần kinh: dẫn truyền
+ Hạch thần kinh: dẫn truyền
* Xét về mặt chức năng hệ TK gồm:
- Hệ thần kinh vận động: điều khiển các hoạt động
- Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển hoạt động các nội quan
 
K

kool_boy_98

127: Cấu tạo của tủy sống?

128: Cấu tạo của dây thần kinh tủy?

129: Chức năng của tủy sống và dây thần kinh tủy?
 
P

phumanh_pro

~~~~ Cấu tạo trong của tuỷ sống

Cắt ngang tủy sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống.

+ Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.

+ Chất xám. Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.

Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.

Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.

Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.

+ Chất trắng. Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.

Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.

Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên ( bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)

Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)

Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là bó lưng, bó bên và bó bụng.~~~~
 
P

phumanh_pro

~~~~. Chức năng tuỷ sống

Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.

+ Chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có 3 loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành.

Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.

Các phản xạ tuỷ điển hình như:

- Phản xạ da. Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12

- Phản xạ gân. Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4

- Phản xạ trương lực cơ. Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.

+ Chức năng dẫn truyền. Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truuyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau.

+ Chức năng dinh dưỡng. Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi).

Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện.
 
P

phumanh_pro

về cấu tạo:có 31 đôi Dây thần kinh tuỷ (là các dây pha) gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và các bó sợi thần kinh lí tâm (vận động ) đc nối với tuỷ qua các rễ sau và rễ trước
Vậy chức năng của rễ trước và rễ sau là:
_ rễ trước dẫn truyền xung động thần kinh từ trung ương -> cơ quan đáp ứng
_ rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương
 
K

kool_boy_98

Mn kiểm tra hộ mình nhé :D Dài dòng quá, không thể đọc cho hết được :(( trừ câu cuối

130: Vị trí và các thành phần của não bộ?

131: Cấu tạo và chức năng của trụ não?

132: Cấu tạo và chức năng của não trung gian?

133: Cấu tạo và chức năng của tiểu não?
 
U

uocmovahoaibao

Câu 130: Vị trí và các thành phần của não bộ:
-Trụ não tiếp liền với tuỷ sống ở phía dưới.
-Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian. Trụ não gồm hành não,cầu não, não giữa.Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau .
-Phía sau trụ não là tiểu não.

Câu 131:
Cấu tạo và chức năng của trụ não:
- Gồm: chất trắng (ngoài ) và chất xám (trong)
\Rightarrow Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng (tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp…)

Câu 132:
Cấu tạo và chức năng của não trung gian
- Nằm giữa trụ não và đại não
-Gồm: Đồi thị và dưới đồi thị
- Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

Câu 133:
Cấu tạo và chức năng của tiểu não
-Tiểu não gồm chất trắng và chất xám
-Tiểu não điều hòa , phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom