[Game box Sinh 8] Một mùa hè bổ ích của Nôbita

Status
Không mở trả lời sau này.
N

natsume1998

Câu 36:
- Tâm nhĩ làm việc 0,1 giây, nghỉ 0,4 giây
- Tâm thất làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,4 giây
- Tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0.4s

Câu 37:
Huyết áp là áp lực máu ở trong long động mạch. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
 
L

linhprothongminh

Câu 35:Mỗi chu kì co dãn của tim mất 0,8 giây
Câu 36:Tâm nhĩ làm việc 0,1 giây nghỉ 0,7 giây; tâm thất làm việc 0,3 giây nghỉ 0,5 giây; tim làm việc 0,4 giây nghỉ 0,4 giây.
Câu 37:Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch
Câu 38:Sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch về tim bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.Trừ tĩnh mạch chủ dưới, các tĩnh mạch ở phần dưới cỏ thể về tim còn có các van tim .
 
Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

Tiếp nhé! :D

Chương IV: Hô hấp

Câu 39: Sự thở là gì?

Câu 40: Ý nghĩa của sự thở?

Câu 41: Các giai đoạn của hô hấp?

Câu 42: Cấu tạo của hệ hô hấp? Chức năng của từng phần?
 
N

natsume1998

câu 39:
- Sự thở là sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài (Cơ thể hấp thụ khí Oxivà thải ra khí CO2).


Câu 40:
- Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào
 
H

huongmot


Câu 41: Các giai đoạn của hô hấp?

Câu 42: Cấu tạo của hệ hô hấp? Chức năng của từng phần?
Câu 41: Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Thở : cơ thể hít thở để đưa không khí từ môi trường bên ngoài vào bên trong cơ thể
- Trao đổi khí ở phổi : O2 được đưa vào máu, CO2 được đưa vào phế nang để thải ra ngoài
- Trao đổi khí ở tế bào: O2 khuếch tán từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào thải vào máu
Câu 42: Hệ hô hấp gồm 2 phần chính:
* Đường dẫn khí:
- Mũi:
+ Nhiều lông mũi => ngăn bụi
+ Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy => làm ẩm không khí, ngăn bụi
+ Có lớp mao mạch dày đặc => làm ấm không khí
- Họng:
+ Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho => diệt khuẩn
- Thanh quản: có nắp thanh quản => ngăn không cho thức ăn rơi từ thực quản vào đường hô hấp
- Khí quản:
+ Cấu tạo bởi vòng sụn
+ Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông rung động => quét bụi khỏi đường dẫn khí
- Phế quản : cấu tạo bởi vòn sụn => dẫn khí
* Hai lá phổi: phổi phải 3 thuỳ, phổi trái 2 thuỳ
- Bao bên ngoài là 2 lớp màng. Lớp màng ngoài dính sát vào lồng ngực, lớp trong dính sát với phổi, ở giữa có dịch nhờn=> giảm ma sát của phổi với lồng ngực lúc ngực căng lên
+ Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang được bao bởi mạng mao mạch dày đặc, số lượng phế nang lên tớ 700-800 triệu => tăng diện tích trao đổi khí
 
K

kool_boy_98

Tiếp: :D


Câu 43: Nhờ đâu mà không khí đi vào phổi được làm ấm và ẩm?

Câu 44: Các cơ xương ở lòng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?

Câu 45: Dung tích phổi là gì?
 
U

uocmovahoaibao

Tiếp: :D


Câu 43: Nhờ đâu mà không khí đi vào phổi được làm ấm và ẩm?

Câu 44: Các cơ xương ở lòng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?

Câu 45: Dung tích phổi là gì?

Câu 43: Nhờ các cơ quan ở đường dẫn khí
Câu 44:

- Cơ liên sườn ngoài co, xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống, chuyển động theo hai hướng: lên trên và ra hai bên lồng ngực được mở rộng (mở rộng sang hai bên là chủ yếu).
- Cơ hoành co lồng ngực mở rộng về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
- Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn lồng ngực được thu nhỏ.
- Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ quan khác (cơ bụng, cơ liên sườn trong, …), đặc biệt là khi thở gắng sức.

Câu 45: Dung tích phổi biểu hiện khả năng đưa không khí vào cơ thể của phổi. Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ và khả năng luyện tập
 
K

kool_boy_98

Câu 43 cậu nói rõ hơn nhé! :)

.....................................................................
 
U

uocmovahoaibao

Câu 43 cậu nói rõ hơn nhé! :)

.....................................................................
Định bắt bí tớ áh? Đâu có dễ :p
Nhờ các cơ quan ở đường dẫn khí, chính xác hơn là nhờ mũi.
Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp có nhiệm vụ dẫn không khí, lọc, sưởi ấm và làm ẩm không khí trước khi đưa vào phổi. Mũi còn là cơ quan khứu giác để ngửi. Mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong (hay hốc mũi) và các xoang cạnh mũi.
Phần hốc mũi được cấu tạo bởi các xương sụn và được phủ bởi một lớp niêm mạc có nhiều mao mạch. Hốc mũi gồm 2 lỗ mũi, ngăn cách nhau bởi vách mũi. Hốc mũi thông với xoang một số xương như xương trán, xương bướm, xương sàng, xương hàm trên.
Mũi có 2 cửa vào và 2 cửa ra. Cửa vào của mũi gọi là lỗ mũi trước. Cửa ra của mũi gọi là lỗ mũi sau. Thành trong của khoang mũi trẻ em có 4 xương xoăn là xoăn dưới, xoăn giữa, xoăn trên và xương xoăn trên cùng. Ở người lớn chỉ còn lại 3 xương xoăn là xoăn dưới, xoăn giữa, xoăn trên.
Thành trong khoang mũi được lót bởi lớp niêm mạc, có phủ biểu bì lông, có nhiều mao mạch máu, giúp sưởi ấm không khí trước khi vào phổi. Xen kẽ với các tế bào niêm mạc còn có các tuyến nhầy thường xuyên tiết ra dịch nhầy có tác dụng như một hệ thống lọc không khí trước khi đưa vào phổi và có khả năng ngăn cản, tiêu diệt vi khuẩn, không cho chúng xâm nhập vào đường hô hấp. Mỗi ngày các tuyến này tiết ra trung bình khoảng 2 lít nước mũi để giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng ... Trong khoang mũi còn có nhiều lông bằng chất sừng để cản bụi; có đầu mút dây thần kinh khứu giác, giúp nhận kích thích mùi.
Nhờ có cấu tạo như vậy mà khi thở, không khí đi qua xoang mũi với tốc độ chậm. Kết quả là không khí đã được lọc sạch, làm ẩm và được sưởi ấm.
 
N

nhoktsukune

Ôi hay quá, kool thua roài!!^^
Hay quá hoaibao ạ, không hổ gia tộc WAN với nhau, có câu khác nữa không, chúng ta sắp sang lớp 9 rồi.........
 
K

kool_boy_98

Câu 44:Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào?

Câu 45: Dung tích sống là gì?

Câu 46: Tại sao nên đeo khẩu trang khi đi đường?

@Nhok: Số lượng câu hỏi của tớ nhiều lắm, cậu cứ bình tõm mà trẩ lời hen! ;)
 
M

meomiutiunghiu

Câu 44:Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào?

Câu 45: Dung tích sống là gì?

Câu 46: Tại sao nên đeo khẩu trang khi đi đường?

@Nhok: Số lượng câu hỏi của tớ nhiều lắm, cậu cứ bình tõm mà trẩ lời hen! ;)

45. Dung tích sống là thể tích không khí có thể thở ra được khi thở ra hết sức và sau một hơi hít vào hết sức. Hết !
 
N

nhoktsukune

Câu 46: Vì nó bụi nên đeo, khẩu trang theo cách hiểu nôm na nó mang tính chất như 1 máy lọc thứ 2 ngoài các cơ chế lọc của cơ thể ta sẽ không lọc hết được bụi nên có cái máy lọc là khẩu trang thôi

Tiếp đi, làm mod làm mod
 
Last edited by a moderator:
N

ngobin3

Câu 44:Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào?

Ở phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu qua màng phế nang và màng mao mạch bao quanh phế nang.

Ở tế bào, hệ tuần hoàn lấy O2 từ các phế nang để vận chuyển tới tế bào và lấy CO2 từ tế bào tới phổi để hệ hô hấp thải ra ngoài.
 
K

kool_boy_98

Ở phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu qua màng phế nang và màng mao mạch bao quanh phế nang.

Ở tế bào, hệ tuần hoàn lấy O2 từ các phế nang để vận chuyển tới tế bào và lấy CO2 từ tế bào tới phổi để hệ hô hấp thải ra ngoài.

Chưa đủ em!

:)

Em cần nêu bật được 2 vấn đề:

+Trao đổi chất ở tế bào: Gồm sự khuếch tán O2 tù ...... đến ........ và sự khuếch tán CO2 từ ......... đến ...............
+Trao đổi chất ở phổi: Tương tự như vậy: Gồm sự khuếch tán .........

Hiểu không em?
 
H

huongmot


Chưa đủ em!

:)

Em cần nêu bật được 2 vấn đề:

+Trao đổi chất ở tế bào: Gồm sự khuếch tán O2 tù ...... đến ........ và sự khuếch tán CO2 từ ......... đến ...............
+Trao đổi chất ở phổi: Tương tự như vậy: Gồm sự khuếch tán .........

Hiểu không em?
+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu và CO2 được khuếch tán từ máu vào phế nang
+ Trao đổi khí ở tế bào: O2 khuếch tán từ máu vào tế bào, CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
@Thế đủ chưa :)
 
K

kool_boy_98

Nếu không ai có thắc mắc gì thì ta sang chương mới nhé! ;)

Chương V

Câu 47: Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa? Tại sao?

Câu 48: Quá trình tiêu hóa?

Câu 49: Thành phần của hệ tiêu hóa?
 
Last edited by a moderator:
H

huongmot

Nếu không ai có thắc mắc gì thì ta sang chương mới nhé! ;)

Chương V

Câu 47: Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa? Tại sao?

Câu 48: Quá trình tiêu hóa?

Câu 49: Thành phần của hệ tiêu hóa?
Câu 47: Trong quá trình tiêu hoá các chất không bị biến đổi về mặt hoá học là: vitamin, muối khoáng, nước
Các chất này không bị biến đổi về mặt hoá học vì chúng đã ở dạng đơn giản đủ để cơ thể có thể tiêu hoá luôn mà không cần biến đổi thêm nữa
Câu 48: Quá trình tiêu hoá gồm có 4 hoạt động:
- Ăn
- Tiêu hoá thức ăn
+Biến đổi lý học
+ Biến đổi hoá học
+ Tiết dịch tiêu hoá
- Hấp thị dinh dưỡng
- Thải phân
Câu 49: Hệ tiêu hoá gồm có:
* Các cơ quan trong ống tiêu hoá:
-Miệng => Họng => thực quản => Dạ dày => Ruột non => Ruột già => Hậu môn
* Các tuyến tiêu hoá
- Tuyến nước bọt => tiết nước bọt
- Gan => tiết mật
- Tuyến tuỵ => tiết dịch tuỵ
- Tuyến ruột => tiết dịch ruột
- Tuyến vị => tiết dịch vị
 
L

linhprothongminh

Câu 47: Các chất không biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa là:nước, vitamin và muối khoáng vì những chất này khi đưa vào cơ thể sẽ được hấp thụ trực tiếp không qua quá trình tiêu hóa
Câu 48: Quá trình tiêu hóa
-đầu tiên thức ăn được đưa vào miệng.Tại đây một phần nhỏ tinh bột được enzim amilhza biến dổi thành đường mantozơ mà cơ thể chưa hấp thu được.
-Tiếp theo ở dạ dày:Thức ăn protein bị phân cắt 1 phần thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin nhờ enzim pepsin trong dịch vị, enzim amilaza tiếp tục chia cắt tinh bột thành các phân tử ngắn hơn.Enzim lipaza tiêu hóa chất béo(một phần chất béo được phân giải thành ãit beo và glixerin.
-Ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất.
+tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường matozơ và đường matozơ tiếp tục được enzim amilaza tạo thành đường glucozơ
+Enzim tripsin biến đổi protein thành axitamin
+Lipit được enzim lipaza biến đổi thành glixerin và axit béo
+Axit nuclêic được enzim nucleaza biến đổi thành nucleotit
Câu 49:Thành phần của hệ tiêu hóa
-Ống tiêu hóa gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn
-Tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt,tuyến vị ,tuyến tụy, tuyến gan, tuyến ruột
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom