[Game box Sinh 8] Một mùa hè bổ ích của Nôbita

Status
Không mở trả lời sau này.
S

s.m

Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào ?
Đầu tiên em cần xác định trên chân giò lợn có thành phần gì: Mỡ, da, xương, dây thần kinh, cơ.... Từ đó em xác định thêm về chức năng và đặc điểm cũng như vị trí. Vd: Mỡ thì có chức năng gì? Có ở đâu? Đặc điểm ra sao? Sau đó so sánh với các loại mô đã học để trả lời. Em có thể tìm hiểu thêm tại đây..
Đáp án: Trên chân giò lợn có các mô là: mô biểu bì (da), mô liên kết (mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô máu...), mô thần kinh (dây thần kinh), mô cơ vân (gắn với xương), mô cơ trơn (mạch máu)...

P.s Chương này quan trọng nhất vẫn là phần mô thần kinh (liên hệ với phần sau của chương trình lớp 8) vs cấu tạo tế bào (có liên hệ Sinh 9 và THPT).
 
Last edited by a moderator:
M

meomiutiunghiu


Trên chiếc chân giò lợn có những loại mô sau đây: Mô biểu bì (da), mô sợi, mô xương, mô mỡ, mô sụn, mô máu, mô cơ vân, mô cơ trơn (mạch máu), mô thần kinh (dây thần kinh).

Bài mô này dễ mà ;))

Mô máu là mô gì vậy , không hiểu ,câu giải thích đi ;))
P/s : anh sm trả lời thế kia không bẻ được gì , chán thật:p
 
M

meomiutiunghiu


Mô máu tức là máu đấy, trong SGK có hỏi 1 câu: "Máu thuộc loại mô ? VÌ sao?" đấy?

....................................................

Ừ , thì chính là hỏi cái đấy đấy
______________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
K

kool_boy_98

Ừ , thì chính là hỏi cái đấy đấy
______________________________________________________________________________________________________________________________________________

Máu thuộc mô máu vì máu sản sinh ra chất chất nền là huyết tương.

........................................................

Giờ thì đã hiểu tại sao chưa?
 
K

kool_boy_98

Dạ chưa!
Trời !
Làm gì có mô nào là mô máu chứ !
__________________________________

Có 4 loại mô chính đúng không?
+Mô biểu bì
+Mô liên kết
+Mô cơ
+Mô thần kinh

Trong mỗi loại mô ấy lại có những mô "nhỏ hơn", tức là người ta lại phân chia ra ấy và trong mô liên kết người ta chia như sau:
Mô liên kết gồm:
+Mô sợi
+Mô sụn
+Mô xương
+Mô mỡ
+Mô máu
....v....v.....
(vẫn còn)

Bạn vẫn còn thắc mắc gì về vấn đề này không? :)
 
S

s.m

Làm gì có mô nào là mô máu chứ ! ~ meomiutiunghiu
^^~. Em nói vậy là không đúng. Vậy anh hỏi tại sao có mô cơ, mô xương, mô mỡ mà không thể có mô máu?! Em cần hiểu thế nào là :
Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.
Máu là tập hợp các tế bào được tạo ra từ các tế bào tương ứng ban đầu do sự nhân đôi ADN trong gen, dẫn đến nhân đôi NST, nhân, chất tế bào (bao gồm bào quan) và cuối cùng là sự tách ra của màng sinh chất. Chính vì thế, nó có cấu trúc giống nhau và cùng đảm nhiệm 1 chức năng nhất định (Từ cùng 1 đoạn mã ADN). Hiểu theo cách nói ở chuơng trình lớp 8 đơn giản vì nó cùng thực hiện 1 nhiệm vụ, chức năng vận chuyển dinh dưỡng, oxi và chất thải từ các hoạt động của tế bào và hệ cơ quan, thuộc cùng 1 kiểu mô là mô liên kết...
 
N

nhoktsukune

Ừ nhỉ, trả lời như kool thì đúng rồi. Làm gì có mô máu chứ???


...........................................................................
 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Máu thuộc mô liên kết, vì nó có khắp cơ thể làm nhiệm vụ chuyền dẫn dinh dưỡng. Nó được xếp vào loại mô này vì nó cũng có cấu tạo như những loại mô liên kết khác như ; mô mỡ, mô sụn, mô xương, mô sợi. Vì máu cũng cấu tạo từ tế bào(tế bào máu) và phi bào(huyết tương)
 
K

kool_boy_98

Hôm nay chúng ta sang:

Chương II: Bộ xương

Câu 11: Các phần chính của bộ xương. Chức năng? Các loại xương?

Câu 12: Phân biệt các loại khớp xương. Vai trò của từng loại khớp?

Câu 13: Cấu tạo của xương dài, xương ngắn và xương dẹt?

Tạm 3 câu thế nhé! Mỗi câu 9 điểm tương ứng 9 thanks!
 
T

thanhtruc3101

Hôm nay chúng ta sang:

Chương II: Bộ xương

Câu 11: Các phần chính của bộ xương. Chức năng? Các loại xương?

Câu 12: Phân biệt các loại khớp xương. Vai trò của từng loại khớp?

Câu 13: Cấu tạo của xương dài, xương ngắn và xương dẹt?

Tạm 3 câu thế nhé! Mỗi câu 9 điểm tương ứng 9 thanks!

11/ Bộ xương chia 3 phần:
- Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.
- Xương thân gồm cột sống và lồng ngực.
- Xương chi gồm xương chi trên và xương chi dưới.
+ Xương chi trên nhỏ bé, linh hoạt.
+ Xương chi dưới to, khoẻ, dài, chắc chắn, ít cử động.
chức năng:
- Nâng đỡ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể.
- Tạo khoang chứa, bảo vệ các cơ quan.
- Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động.
các loại xương: +Xương dài
+Xương ngắn
+Xương dẹt

12/ - Có 3 loại khớp xương:
+ Khớp động: 2 đầu xương có sụn, giữa là dịch khớp (hoạt dịch), ngoài có dây chằng giúp cơ thể có khả năng cử động linh hoạt.
+ Khớp bán động: giữa 2 đầu xương có đệm sụn giúp cử động hạn chế.
+ Khớp bất động: 2 đầu xương khớp với nhau bởi mép răng cưa hoặc xếp lợp lên nhau, không cử động được.

13/ • Xương dài : hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân, ... Loại xương này có nhiều nhất.

• Xương ngắn : kích thước ngắn, chẳng hạng như xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay, ...

• Xương dẹt : hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ. Loại xương này ít nhất.
 
K

kool_boy_98

Thanhtruc 27 thank nhé! ;)

Câu 14: Xương to và dài ra nhờ đâu?

Câu 15: Cấu tạo và tính chất của cơ?

Câu 16: Ý nghĩa của hoạt động co cơ?

 
N

nhoktsukune

Câu 14:Xương lớn lên về bề ngang nhờ sự phân chia các tế bào xương,dài ra nhờ sự phân chia các tế bào lớp sụn tăng trưởng

Câu 15: Cấu tạo cơ:Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ có nhiều sợi cơ(tế bào cơ) bọc trong màng liên kết
Sợi cơ gồm nhiều tớ cơ.Tớ cơ có 2 loại là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh, xếp song song và đan xen vào nhau...Phần tớ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc tế bào cơ

Tính chất:Co và dãn, sự co hay dãn cơ ảnh hưởng đến xương tạo ra sự vận động cơ thể(hoạt động,vận động....)~~>Đây là câu 16 luôn rồi đó
 
K

kool_boy_98

Tạm 30 thank cho nhoktsukune nhé! :)

Tiếp:

Câu 17: Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 18: Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập của cơ?

Câu 19: Luyện tập thường xuyên có tác dụng gì đối với các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì cho hệ cơ?
 
M

meomiutiunghiu

Tạm 30 thank cho nhoktsukune nhé! :)

Tiếp:

Câu 17: Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 18: Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập của cơ?

Câu 19: Luyện tập thường xuyên có tác dụng gì đối với các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì cho hệ cơ?

17:
Phụ thuộc vào : + Thể trạng cơ thể ( khỏe mạnh,yếu ớt , cơ to ,cơ nhỏ ... )
+ Trạng thái thần kinh ( vuui , buồn ,cố gắng ,chán ~...)
+Nhịp độ lao động
+Khối lượng vật nâng
18:
Những hoạt động được coi là sự luyện tập của cơ :
+Chơi thể thao : đá bóng ,nhảy dây , chơi cầu lông, tennis,.....
+Làm việc ( phù hợp)
19:
Luyện tập thường xuyên có tác dụng đối với các hệ cơ quan trong cơ thể :
+ Xương rắn chắc
+ Hệ thần kinh được thoải mái
+ Giãn nhịp hô hấp ,tăng khả năng bài tiết , ă tiêu hóa .......
Luyện tập thường xuyên có tác dụng cho hệ cơ:
+ Tăng thể tích cơ
+ Tăng lực co cơ
=> Làm việc dẻo dai
 
K

kool_boy_98

Ừm, 30 thank cho miumiu nhé! :)

Tiếp nè:


Câu 20: Tại sao khi không luyện tập thể dục thể thao thường xuyên thì bắp tay rất mềm?

Câu 21: Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng?

Câu 22: Tại sao khi ngượng lại đỏ mặt?
 
N

natsume1998

Câu 21:Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân:
-Cột sống có bốn chỗ cong hình chữ S.
-Lồng ngực rộng bề ngang,hẹp bề trước sau.
-Xương chậu nở rộng.
-Xương đùi lớn, khỏe.
-Xương bàn chân hình vòm,xương ngón ngắn.
-Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân) phát triển nở về phía sau.

Câu 22:
- Đó là phản ứng thần kinh tự nhiên khi người ta ngượng, các mạnh máu sẽ tăng lưu lượng máu chảy, toàn thân tăng nhiệt độ dẫn đến hiện tượng đỏ mặt.

 
K

kool_boy_98

Hai câu bạn trả lời đều có ý đúng nhưng bạn xem lại câu 21 nhé!

Câu hỏi này rất dễ trả lời và cũng rất dễ bị lừa: Đề chỉ yêu cầu là "thích nghi với tư thế đứng thẳng" chứ đâu có yêu cầu "đi bằng hai chân" :)

Dù sao cũng tặng 15 thank cho Natsume nhé! Mọi người tiếp tục trả lời 3 câu đấy một cách chính xác nhất nhé! :)

Nếu có chỗ nào không hiểu, các bạn nhớ hỏi luôn nha! :)
 
U

uocmovahoaibao

Câu 22: Cơ chế sinh học của việc đỏ mặt như sau: Các mạch máu li ti trên khuôn mặt nở rộng ra, khiến máu chảy tới má nhiều hơn, vì vậy tạo nên sắc hồng hào. Việc đỏ mặt cũng phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trạng thái tâm lí ... của từng người
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom