Hóa $\color{Red}{\fbox{★Hóa 8★}}\color{Magenta}{\fbox{Ôn thi HSG }}$

T

thupham22011998


Câu 2. (2,0 điểm)
1) Tổng số hạt proton (P), nơtron (N) và electron (E) của một nguyên tử nguyên tố X là 13. Xác định nguyên tố X?
2) Cho 27,4 gam Ba tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%.
a) Tính thể tích khí thoát ra (đktc).
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.


1, Áp dụng công thức: $1$ \leq $\frac{N}{P}$ \leq $1,52$

-->$P=4 (Be)$

2,

Ta có: $n Ba=0,2 mol ; n H_2SO_4=0,1 mol$

-->$Ba$ dư, $H_2SO_4$ pư hết. Xáy ra pư

$Ba+H_2SO_4-->BaSO_4+H_2$

$Ba+2H_2O-->Ba(OH)_2+H_2$

Theo pthh, ta có: $n H_2=0,2 mol --> V=4,48l$

$n Ba(OH)_2=n BaSO_4=0,1 mol$

$m$ d/d sau pư=$27,4+100-0,2.2-0,1.233=103,7g$

-->C% $Ba(OH)_2=16,5$%
 
H

hocgioi2013

Câu 1. (2,0 điểm)
1) Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận biết các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn: MgO, CuO, BaO, Fe2O3.
2) Chọn các chất thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành các phản ứng hóa học sau:
a) Ba + H2O  ......+ ......
b) Fe3O4 + H2SO4(loãng)  ...... + ....... + H2O
c) MxOy + HCl  ........+ H2O
d) Al + HNO3  .....+ NaOb + ....
Câu 2. (2,0 điểm)
1) Tổng số hạt proton (P), nơtron (N) và electron (E) của một nguyên tử nguyên tố X là 13. Xác định nguyên tố X?
2) Cho 27,4 gam Ba tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%.
a) Tính thể tích khí thoát ra (đktc).
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
Câu 3. (2,25 điểm)
1) Cho m gam CaS tác dụng vừa đủ với m1 gam dung dịch axit HBr 9,72% thu được m2 gam dung dịch muối x% và 672 ml khí H2S (đktc). Tính m, m1, m2, x.
2) Cho V (lít) CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, sau phản ứng thu được 98,5 gam kết tủa. Tính V?
Câu 4. (1,5 điểm)
Cho hỗn hợp khí A gồm CO2 và O2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:1.
a) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với không khí.
b) Tính thể tích (đktc) của 10,5 gam khí A.
Câu 5. (2,25 điểm)
1) Nhiệt phân 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân. Biết rằng Pb(NO3)2 bị nhiệt phân theo phản ứng:
Pb(NO3)2  PbO + NO2  + O2
2) Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch A và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X.
 
H

hocgioi2013

công bố đáp án đề thi HSG lần này
1)
1 đ
Cho dung dịch H2SO4 loãng vào các chất rắn:
- Nếu thấy tan và tạo dung dịch màu xanh là CuO:
CuO + H2SO4  CuSO4 + H2O
- Nếu thấy tan và tạo dung dịch màu nâu đỏ là Fe2O3:
Fe2O3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 + 3H2O
- Nếu thấy tan và tạo kết tủa màu trắng là BaO:
BaO + H2SO4  BaSO4 + H2O
- Còn lại là MgO
MgO + H2SO4  MgSO4 + H2O
0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

2)
1,0 đ
 a) Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2
b) Fe3O4 + 4H2SO4(loãng)  FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
c) MxOy + 2yHCl  x + yH2O
d) (5a–2b)Al + (18a–6b)HNO3(5a–2b)Al(NO3)3+ 3NaOb +(9a–3b)H2O
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

Câu 2: ( 2,0 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm

1)
0,75đ
- Trong hạt nhân nguyên tử luôn có: P  N  1,5 P (I)
- Theo bài ra: P + N + E = 13
Hay 2P + N = 13 (do số P = số E ). Suy ra N = 13
 
H

hocgioi2013

Đề thi lần này các bạn giải nhé
1. Một nguyên tử R có tổng số hạt là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.
a. Tính số hạt mỗi lại của nguyên tử R b. Cho biết số electron trong mỗi lớp của nguyên tử R c. Tính nguyên tử khối của R, biết mp ≈ mn ≈1,013 đvC d. Tính khối lượng bằng gam của R, biết khối lượng của 1 nguyên tử C là 1,9926.1023 gam và C= 12 đvC Câu 2: (4 điểm)
1. Cân bằng các PTHH sau :
KOH + Al2(SO4)3 K2SO4 + Al(OH)3
FexOy + CO FeO + CO2
FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + H2O
2. Có 4 chất lỏng không màu đựng trong 4 lọ mất nhãn : nước, natriclorua, natri hidroxit, axit clohidric. Hãy nêu phương pháp nhận biết các chât lỏng trên.
Câu 3: (4điểm)
Nung 400gam đá vôi chứa 90% CaCO3 phần còn lại là đá trơ. Sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y
a.Tính khối lượng chất rắn X biết hiệu suất phân huỷ CaCO3 là 75%
b. Tính % khối lượng CaO trong chất rắn X và thể tích khí Y thu được (ở đktc).
Câu 4: (4 điểm)
Để hòa tan hết 2,94 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại là natri và kali thì cần vừa đủ 1,8 gam nước.
a, Tính thể tích khí Hidro thu được (ở đktc).
b, Tính khối lượng của các bazo thu được sau phản ứng.
c, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5: (4điểm)
Dùng khí H2 dư khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexOy có số mol như nhau thu được hỗn hợp 2 kim loại. Hòa tan hỗn hợp kim loại này bằng dung dịch HCl dư, thoát ra 448cm3 H2 (đktc). Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
Cho H=1, C=12, O=16, Na= 23, Mg=24, Al=27, S=32, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Fe=56,Cu=64

ngày 18/7 sẽ công bố đáp án
 
Last edited by a moderator:
T

trinhminh18

1. Một nguyên tử R có tổng số hạt là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.
a. Tính số hạt mỗi loại của nguyên tử R
Giải:
Số hạt mang điện là 30 \Rightarrow Số p+ số e= 30
Mà số p= số e
\Rightarrow
số p= số e=15
\Rightarrow
Số hạt ko mang điện là 16 hay Số n=16


 
H

hocgioi2013

1. Một nguyên tử R có tổng số hạt là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.
a. Tính số hạt mỗi loại của nguyên tử R
Giải:
Số hạt mang điện là 30 \Rightarrow Số p+ số e= 30
Mà số p= số e
\Rightarrow
số p= số e=15
\Rightarrow
Số hạt ko mang điện là 16 hay Số n=16



bạn đã trả lời đúng vậy chúng ta còn .............................. các bài sau
 
Last edited by a moderator:
H

hocgioi2013

Đề thi lần này các bạn giải nhé
1. Một nguyên tử R có tổng số hạt là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.
a. Tính số hạt mỗi lại của nguyên tử R b. Cho biết số electron trong mỗi lớp của nguyên tử R c. Tính nguyên tử khối của R, biết mp ≈ mn ≈1,013 đvC d. Tính khối lượng bằng gam của R, biết khối lượng của 1 nguyên tử C là 1,9926.1023 gam và C= 12 đvC Câu 2: (4 điểm)
1. Cân bằng các PTHH sau :
KOH + Al2(SO4)3 K2SO4 + Al(OH)3
FexOy + CO FeO + CO2
FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + H2O
2. Có 4 chất lỏng không màu đựng trong 4 lọ mất nhãn : nước, natriclorua, natri hidroxit, axit clohidric. Hãy nêu phương pháp nhận biết các chât lỏng trên.
Câu 3: (4điểm)
Nung 400gam đá vôi chứa 90% CaCO3 phần còn lại là đá trơ. Sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y
a.Tính khối lượng chất rắn X biết hiệu suất phân huỷ CaCO3 là 75%
b. Tính % khối lượng CaO trong chất rắn X và thể tích khí Y thu được (ở đktc).
Câu 4: (4 điểm)
Để hòa tan hết 2,94 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại là natri và kali thì cần vừa đủ 1,8 gam nước.
a, Tính thể tích khí Hidro thu được (ở đktc).
b, Tính khối lượng của các bazo thu được sau phản ứng.
c, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5: (4điểm)
Dùng khí H2 dư khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexOy có số mol như nhau thu được hỗn hợp 2 kim loại. Hòa tan hỗn hợp kim loại này bằng dung dịch HCl dư, thoát ra 448cm3 H2 (đktc). Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
Cho H=1, C=12, O=16, Na= 23, Mg=24, Al=27, S=32, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Fe=56,Cu=64

ngày 18/7 sẽ công bố đáp án

nhanh tay giải nào ngày mai đáp án sẽ được công bố ...............................
 
H

hocgioi2013

CHUYÊN ĐỀ 1: CÂN BẰNG PTHH KHÓ ( GIÚP CÁC BẠN LÀM QUEN DẠNG ĐẦU CỦA HÓA HỌC)​
1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố:

Đây là một phương pháp khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5

Ta viết: P + O –> P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:

2P + 5O –> P2O5

Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.

Do đó: 4P + 5O2 –> 2P2O5

2. Phương pháp hóa trị tác dụng: (7)

Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.

Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:

+ Xác định hóa trị tác dụng:

II – I III – II II-II III – I

BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3

Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:

II – I – III – II – II – II – III – I

Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:

BSCNN(1, 2, 3) = 6

+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:

6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6

Thay vào phản ứng:

3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3

Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.

3. Phương pháp dùng hệ số phân số:

Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.

Ví dụ: P + O2 –> P2O5

+ Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O2 –> P2O5

+ Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây nhân 2.

2.2P + 2.5/2O2 –> 2P2O5

hay 4P + 5O2 –> 2P2O5

4. Phương pháp “chẵn – lẻ”:

Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.

Ví dụ: FeS2 + O2 –> Fe2O3 + SO2

Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong Fe2O3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.

2Fe2O3 –> 4FeS2 –> 8SO2 ® 11O2

Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:

4FeS2 + 11O2 –> 2Fe2O3 + 8SO2

5. Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất:

Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.

Ví dụ: Cu + HNO3 –>Cu(NO3)2 + NO + H2O

Nguyên tố có mặt nhiều nhất là nguyên tố oxi, ở vế phải có 8 nguyên tử, vế trái có 3. Bội số chung nhỏ nhất của 8 và 3 là 24, vậy hệ số của HNO3 là 24 /3 = 8

Ta có 8HNO3 –> 4H2O ® 2NO (Vì số nguyên tử N ở vế trái chẵn)

3Cu(NO3)2 –> 3Cu

Vậy phản ứng cân bằng là:

3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

6. Phương pháp cân bằng theo “nguyên tố tiêu biểu”:

Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có đặc điểm sau:

+ Có mặt ít nhất trong các chất ở phản ứng đó.

+ Liên quan gián tiếp nhất đến nhiều chất trong phản ứng.

+ Chưa thăng bằng về nguyên tử ở hai vế.

Phương pháp cân bằng này tiến hành qua ba bước:

a. Chọn nguyên tố tiêu biểu.

b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu.

c. Cân bằng các nguyên tố khác theo nguyên tố này.

Ví dụ: KMnO4 + HCl –> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

a. Chọn nguyên tố tiêu biểu: O

b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu: KMnO4 –> 4H2O

c. Cân bằng các nguyên tố khác:

+ Cân bằng H: 4H2O –> 8HCl

+ Cân bằng Cl: 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2

Ta được:

KMnO4 + 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2 + 4H2O

Sau cùng nhân tất cả hễ số với mẫu số chung ta có:

2KMnO4 + 16HCl –> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

7. Phương pháp cân bằng theo trình tự kim loại – phi kim:

Theo phương pháp này đầu tiên cân bằng số nguyên tử kim loại, sau đến phi kim và cuối cùng là H, sau cùng đưa các hệ số đã biết để cân bằng nguyên tử O.

Ví dụ 1. NH3 + O2 –> NO + H2O

Phản ứng này không có kim loại, nguyên tử phi kim N đã cân bằng. Vậy ta cân bằng luôn H:

2NH3 –> 3H2O (Tính BSCNN, sau đó lấy BSCNN chia cho các chỉ số để được các hệ số)

+ Cân bằng N: 2NH3 –> 2NO

+ Cân bằng O và thay vào ta có:

2NH3 + 5/2O2 –> 2NO + 3H2O

Cuối cùng nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất:

4NH3 + 5O2 –> 4NO + 6H2O

Ví dụ 2. CuFeS2 + O2 ® CuO + Fe2O3 + SO2

Hoàn toàn tương tự như trên. Do nguyên tử Cu đã cân bằng, đầu tiên ta cân bằng Fe, tiếp theo cân bằng theo thứ tự

Cu –> S –> O rồi nhân đôi các hệ số:

4CuFeS2 + 13O2 –> 4CuO + 2Fe2O3 + 8SO2

8. Phương pháp cân bằng phản ứng cháy của chất hữu cơ:

a. Phản ứng cháy của hidrocacbon:

Nên cân bằng theo trình tự sau:

- Cân bằng số nguyên tử H. Lấy số nguyên tử H của hidrocacbon chia cho 2, nếu kết quả lẻ thì nhân đôi phân tử hidrocacbon, nếu chẵn thì để nguyên.

- Cân bằng số nguyên tử C.

- Cân bằng số nguyên tử O.

Tự lấy ví dụ nghen.

b. Phản ứng cháy của hợp chất chứa O.

Cân bằng theo trình tự sau:

- Cân bằng số nguyên tử C.

- Cân bằng số nguyên tử H.

- Cân bằng số nguyên tử O bằng cách tính số nguyên tử O ở vế phải rồi trừ đi số nguyên tử O có trong hợp chất. Kết quả thu được đem chia đôi sẽ ra hệ số của phân tử O2. Nếu hệ số đó lẻ thì nhân đôi cả 2 vế của PT để khử mẫu số.

9. Phương pháp xuất phát từ bản chất hóa học của phản ứng:

Phương pháp này lập luận dựa vào bản chất của phản ứng để cân bằng.

Ví dụ: Fe2O3 + CO –> Fe + CO2

Theo phản ứng trên, khi CO bị oxi hóa thành CO2 nó sẽ kết hợp thêm oxi. Trong phân tử Fe2O3 có 3 nguyên tử oxi, như vậy đủ để biến 3 phân tử CO thành 3 phân tử CO2. Do đó ta cần đặt hệ số 3 trước công thức CO và CO2 sau đó đặt hệ số 2 trước Fe:

Fe2O3 + 3CO –> 2Fe + 3CO2

10. Phương pháp cân bằng electron:

Đây là phương pháp cân bằng áp dụng cho các phản ứng oxi hóa khử. Bản chất của phương trình này dựa trênm nguyên tắc Trong một phản ứng oxi hóa – khử, số electron do chất khử nhường phải bằng số electron do chất oxi hóa thu.

Việc cân bằng qua ba bước:

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.

b. Lập thăng bằng electron.

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.

Ví dụ. Cân bằng phản ứng:

FeS + HNO3 –> Fe(NO3)3 + N2O + H2SO4 + H2O

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:

Fe+2 –> Fe+3

S-2 –> S+6

N+5 –> N+1

(Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)

b. Lập thăng bằng electron:

Fe+2 –> Fe+3 + 1e

S-2 –> S+6 + 8e

FeS –> Fe+3 + S+6 + 9e

2N+5 + 8e –> 2N+1

–> Có 8FeS và 9N2O.

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:

8FeS + 42HNO3 –> 8Fe(NO3)3 + 9N2O + 8H2SO4 + 13H2O

Ví dụ 2. Phản ứng trong dung dịch bazo:

NaCrO2 + Br2 + NaOH –> Na2CrO4 + NaBr

CrO2- + 4OH- –> CrO42- + 2H2O + 3e x2

Br2 + 2e –> 2Br- x3

Phương trình ion:

2CrO2- + 8OH- + 3Br2 –> 2CrO42- + 6Br- + 4H2O

Phương trình phản ứng phân tử:

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH –> 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

Ví dụ 3. Phản ứng trong dung dịch có H2O tham gia:

KMnO4 + K2SO3 + H2O –> MnO2 + K2SO4

MnO4- + 3e + 2H2O –> MnO2 + 4OH- x2

SO32- + H2O –> SO42- + 2H+ + 2e x3

Phương trình ion:

2MnO4- + H2O + 3SO32- –> 2MnO2 + 2OH- + 3SO42-

Phương trình phản ứng phân tử:

2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O –> 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH

11. Phương pháp cân bằng đại số:

Dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá học, ta coi hệ số là các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối tương quan giữa các nguyên tử của các nguyên tố theo định luật bảo toàn khối lượng để lập ra một hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số. Giải hệ phương trình này và chọn các nghiệm là các số nguyên dương nhỏ nhất ta sẽ xác định được hệ số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng hoá học.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng:

Cu + HNO3 –> Cu(NO3)2 + NO + H2O

Kí hiều các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta thu được:

aCu + bHNO3 –> cCu(NO3)2 + dNO + eH2O

+ Xét số nguyên tử Cu: a = c (1)

+ Xét số nguyên tử H: b = 2e (2)

+ Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3)

+ Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4)

Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau:

Rút e = b/2 từ phương trình (2) và d = b – 2c từ phương trình (3) và thay vào phương trình (4):

3b = 6c + b – 2c + b/2

=> b = 8c/3

Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của phương trình hoá học là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4

Vậy phương trình phản ứng trên có dạng:

3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Ở ví dụ trên trong phương trình hoá học có 5 chất (Cu, HNO3, Cu(NO3)2, NO, H2O) và 4 nguyên tố (Cu, H, N, O) khi lập hệ phương trình đại số để cân bằng ta được một hệ 4 phương trình với 5 ẩn số. Hay nói một cách tổng quát, ta có n ẩn số và n – 1 phương trình.

Như vậy khi lập một hệ phương trình đại số để cân bằng một phương trình hoá học, nếu có bao nhiêu chất trong phương trình hoá học thì có bấy nhiêu ẩn số và nếu có bao nhiêu nguyên tố tạo nên các hợp chất đó thì có bấy nhiêu phương trình.


BÀI TẬP
 
H

hocgioi2013

1) $FeCO_3 + HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3 + NO_2 + CO_2 + H_2O$

2) $MnO_2 + HCl \rightarrow MnCl_2 + Cl_2 + H_2O$

3) $Fe + HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3 + N_2 + H_2O$

4) $Al + H_2SO_4 \rightarrow Al_2(SO_4)_3 + SO_2 + H_2O$

5) $K_2S + KMnO_4 + H_2SO_4 \rightarrow S + MnO_4 + K_2SO_4 + H_2O$

6) $Mg + HNO_3 \rightarrow Mg(NO_3)_2 + NH_4NO_3 + H_2O$

7) $Cl_2 + NaOH \rightarrow NaCl + NaClO + H_2O$

8) $CuS_2 + HNO_3 \rightarrow Cu(NO_3)_2 + H_2SO_4 + N_2O + H_2O$

9) $K_2Cr_2O_7 + KI + H_2SO_4 \rightarrow Cr_2(SO_4)_3 + I_2 + K_2SO_4 + H_2O$

10) $K_2Cr_2O_7 + KNO_2 + H_2SO_4 \rightarrow Cr_2(SO_4)_3 + KNO_3 + K_2SO_4 + H_2O$

*Lưu ý: Không sử dụng phần mềm cân bằng phương trình và tìm kiếm trên google mấy cái phương trình này!
 
P

phnglan

1) $FeCO_3 +4HNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3 + NO_2 + CO_2 + 2H_2O$

2) $MnO_2 + 4HCl \rightarrow MnCl_2 + 2Cl_2 +2 H_20$
 
Last edited by a moderator:
T

thupham22011998

2 PTHH tiếp!!

$10Fe + 36HNO_3 \rightarrow 10Fe(NO_3)_3 + 3N_2 + 18H_2O$

$2Al + 6H_2SO_4 \rightarrow Al_2(SO_4)_3 + 3SO_2 + 6H_2O$

P.s: hsg lớp 8 đã học nhiều thế này rồi á??
 
H

hocgioi2013

1: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
A. Dạng cơ bản:
P + KClO3 → P2O5 + KCl.
P + H2 SO4 → H3PO4 + SO2 +H2O.
S+ HNO3 → H2SO4 + NO.
C3H8 + HNO3 → CO2 + NO + H2O.
H2S + HClO3 → HCl +H2SO4.
H2SO4 + C 2H2 → CO2 +SO2 + H2O.
D. DẠng phản ứng nội oxi hoá khử
KClO3 → KCl + O2.
KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2­
NaNO3 → NaNO2 + O2.
NH4NO3 → N2O + H2O.
. Dạng có mội trường:
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O.
Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O.
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.
FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + S + CO2 + H2O.
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O.
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O.
nhìu đó trước nhé
p/s: bận quá ko gõ latex dc
 
H

hocgioi2013

1: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
A. Dạng cơ bản:
P + KClO3 → P2O5 + KCl.
P + H2 SO4 → H3PO4 + SO2 +H2O.
S+ HNO3 → H2SO4 + NO.
C3H8 + HNO3 → CO2 + NO + H2O.
H2S + HClO3 → HCl +H2SO4.
H2SO4 + C 2H2 → CO2 +SO2 + H2O.
D. DẠng phản ứng nội oxi hoá khử
KClO3 → KCl + O2.
KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2­
NaNO3 → NaNO2 + O2.
NH4NO3 → N2O + H2O.
. Dạng có mội trường:
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O.
Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O.
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.
FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + S + CO2 + H2O.
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O.
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O.
nhìu đó trước nhé
p/s: bận quá ko gõ latex dc


Các bạn giải nhanh nhé sẽ có đề mới ngay khi bài được giải
 
T

trinhdinh159632478@gmail.com

Câu 1:

A.
$6P + 5KClO_3 → 3P_2O_5 + 5KCl$
$2P + 5H_2SO_4 → 2H_3PO_4 + 5SO_2 + 2H_2O$
$S+ 2HNO_3 → H_2SO_4 + 2NO$
$3C_3H_8 + 20HNO_3 → 9CO_2 + 20NO + 22H_2O$
$3H_2S + 4HClO_3 → 4HCl +3H_2SO_4$
$3H_2SO_4 + C_2H_2 → 2CO_2 +3SO_2 + 8H_2O$
 
K

khoigrai

trên cân thăng bằng có để hai cóc axit . 1 bên là HCL và 1 bên là H2SO4 , kim giữ ở vị trí thăng bằng ( hai bên bằng nhau ) . bên cốc HCL ta cho vào Kẽm ,
bên cốc H2SO4 ta cho vao x gam nhôm . thì kim vẫn giữ thăng bằng
Xác định giá trị của x
 
K

khoigrai

trên cân thăng bằng có để hai cóc axit . 1 bên là HCL và 1 bên là H2SO4 , kim giữ ở vị trí thăng bằng ( hai bên bằng nhau ) . bên cốc HCL ta cho vào Kẽm ,
bên cốc H2SO4 ta cho vao x gam nhôm . thì kim vẫn giữ thăng bằng
Xác định giá trị của x
 
T

tinka

1. Từ lưu huỳnh, bột sắt, muối ăn, oxi, nước, các điều kiện phản ứng và xúc tác cần thiết có đủ. Hãy
viết các phương trình phản ứng điều chế các muối : FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl3, Na2S.
2. Có các oxit : CaO, Fe2O3, SO3. Viết ph¬ương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các oxit đó lần
lượt tác dụng với : Nư¬ớc, axit clohiđric, natri hiđroxit.
3. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho Ba kim loại vào các dung dịch :
MgCl2, FeCl2, AlCl3, (NH4)2CO3.
 
T

tinka

Câu 2: (4 điểm)
1. Có ba chất khí: etan, etilen và axetilen. Trình bày phương pháp hóa học để :
a. Nhận biết các chất trên nếu chúng đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn.
b. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp chứa ba chất trên.
2. Cho hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối hơi so với H2 là 24. Nung nóng hỗn hợp trên với xúc tác
thích hợp trong bình kín thì được hỗn hợp mới có tỉ khối hơi so với H2 là 30.
Xác định phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp trước và sau phản ứng.
 
Top Bottom