$\color{DarkGreen}{\fbox{Box Lí 8} \text{ Chào Hè Mới}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
E

evilfc

bài 27 nè:
a)
ta có $Q_thu=m_n.c_n.(t_3-t_2)=0,25.4200.(60-58.5)=1575(J)$
b)theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:
$Q_toả=Q_thu$
\Leftrightarrow$m_chì.c_chì.(t_1-t_2)=1575$
\Leftrightarrow$0,3.c_chì.(100-60)=1575$
\Leftrightarrow$c_chì=131,25(J/Kg.K)$
 
N

nhoc_surita

đề bài

Do các bạn làm bài với tốc độ quá nhanh nên tớ post thêm bài để mn cùng giải nha
$\fbox{BÀI 28}$: a, Tính nhiệt lượng cần thiết để tăng 5kg đồng từ $20^o$ lên $50^o$
b, Nếu tăng 5kg đồng trên từ $100^o$ lên $130^o$ thì nhiệt lượng cần thiết có bằng câu a ko
c, Với nhiệt lượng trên có thể làm tăng 5 lít nước lên bao nhiêu độ
$\fbox{BÀI 29}$: Một khối nước đá 1,4kg ở nhiệt độ -$10^o$ truyền cho môi trường ngoài nhiệt lượng là 29,4J .tính nhiệt lượng cuối cùng của khối nước đá

p/s: Chú ý đánh số bài.
 
Last edited by a moderator:
E

evilfc

bài 1 trước

a) Q=m_đ.c_đ.(50-20)=5.380.30=57000(J)
b)nhiệt lượng cần thiết bằng câu a vì độ tăng nhiệt độ không thay đổi
c)$Q=57000=m_n.c_n.T$
\Rightarrowt=$\dfrac{57000}{5.4200}=2,7^0C$
 
E

evilfc

bài 2 đây:
ta có:$Q=29,4=m_{đá}.c_{đá}.T$
\Rightarrow$T=\dfrac{29,4}{1,4.2100}=0,01$
vậy nhiệt lượng cuối cùng của nước đá $-10+0,01=-9,99^oC$
kiểm tra lại giùm mình nhé cũng sợ sai
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_surita

đáp án

câu 1 bạn làm đúng rùi,mềnh chữa câu 2 nha :
Nhiệt độ thay đổi một lượng : $ \triangle \ t = \frac{Q}{m . c} = 10^o$
Do klg nc đá toả nhiệt nên nhiệt độ giảm xuống ,vì vậy nhiệt độ cuối cùng là -$20^o$
 
E

evilfc

mình không nhớ $c_đá$ nhưng khoảng 2100 mà sao $\dfrac{Q}{m.c}=10$ được trong khi Q chỉ có 29,4 J.
giải thích giùm mình
 
N

nhoc_surita

đề bài

Tiếp nhá
$\fbox{BÀI 30}$: Hãy tính nhiệt lg cần thiết để tăng nhệt độ ko khí của phòng 4m . 5m . 3m từ $5^o$ lên $20^o$ . Khối lg riêng của ko khí là 1,29 kg/$m^3$
$\fbox{BÀI 31}$: Một đồng tiền xu gồm 90% bạc và 10% đồng .Tính nhiệt dung riêng của đồng tiền này
$\fbox{BÀI 32}$: Với cùng một độ tăng nhiệt độ ,10g nhôm hấp thụ một lg nhiệt bằng nhiệt lg hấp thụ của 21,3g niken .Tính nhiệt dung riêng của niken

p/s: Chú ý đánh số bài.
 
Last edited by a moderator:
J

junmatngu

mình giải bài 4 nhá :
Khi trong 1Kg hợp kim của đồng xu có 0.9Kg bạc và 0.1Kg đồng.Để làm 1KG hợp kim tăng lên 1 độ C cần cung cấp cho bạc 1 nhiệt lượng là :
Q1=0,9.230.1=207(J)
Và cung cấp cho đồng 1 nhiệt lượng
Q2 = 0,1.380.1=38(J)
Nhiệt lượng cần để cung cấp cho 1Kg hợp kim tăng thêm 1 độ C là
Q=Q1 + Q2 =245(J)
Vậy nhiệt dung riêng của đồng tiền là 245 J/Kg.K
 
T

trang.bui35

BÀI 3: Hãy tính nhiệt lg cần thiết để tăng nhệt độ ko khí của phòng 4m . 5m . 3m từ $5^o$ lên $20^o$ . Khối lg riêng của ko khí là $1,29 kg/m^3$
Giải: (sai thì sửa nhé!)
Nhiệt lượng cần thiết để tăng nhệt độ ko khí:
Q=m.c. (20-15)= (4.5.3).1,29.15=1161 J
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

Tiếp nhá
BÀI 3: Hãy tính nhiệt lg cần thiết để tăng nhệt độ ko khí của phòng 4m . 5m . 3m từ $5^o$ lên $20^o$ . Khối lg riêng của ko khí là 1,29 kg/$m^3$

Bài này mình làm thế này:
Thể tích phòng là: $4.5.3=60(m^3)$
Theo công thức: $D=\frac{m}{V}$
\Rightarrow Khối lượng không khí trong phòng là: $m=1,29.60=77,4(kg)$
Từ đó theo công thức: $Q=m.c.\Delta t$ ta tính đước nhiệt lượng cần thiết
 
P

phuong_july

$\fbox{ Thử Sức Cùng Với Đề Thi HSG}$
Hôm nay là thứ năm như thường lệ mình sẽ post 1 đề thi HSG lên để mọi người cùng làm. Bắt đầu ngay nhé! :)

$\fbox{Câu I}$.
1 khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi $\frac{1}{3}$ thể tích, nếu thả trong dầu thì nổi $\frac{1}{4}$ thể tích. Hãy xác định khối lượng riêng của dầu, biết khối lượng riêng của nước là $1g/cm^3$

$\fbox{ Câu II}$.
Với các dụng cụ và vật liệu sau: cốc, cân, bộ quả cân, nước đã biết KLR $D_n$, chất lỏng chưa biết KLR. Hãy trình bày cách xác định KLR của chất lỏng?

$\fbox{ Câu III}$.
Muốn có 100l nước ở nhiệt độ $35^oC$ thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ $15^oC$. Lấy KLR của nước là $D=1000kg/m^3$

$\fbox{ Câu IV}$.
Cho 2 hệ ròng rọc (pa-lăng) giống nhau (hình vẽ). Vật A có khối lượng $M=10kg$
a. Lực kế chỉ bao nhiêu?( bỏ qua ma sát và khối lượng các ròng rọc).
b. Bỏ lực kế ra, để kéo vật lên cao thêm $50cm$ người ta tác dụng 1 lực $F=28N$ vào điểm B. Tính trọng lượng mỗi ròng rọc ( bỏ qua ma sát).
Hình vẽ:


 
T

trinhminh18

mình giải câu 1 nha!

1 khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi [FONT=MathJax_Main]1[FONT=MathJax_Main]3[/FONT] thể tích, nếu thả trong dầu thì nổi [FONT=MathJax_Main]1[/FONT][FONT=MathJax_Main]4[/FONT] thể tích. Hãy xác định khối lượng riêng của dầu, biết khối lượng riêng của nước là
Giải : Vì khi đã cân bằng thì trọng lượng miếng gỗ = trọng lượng phần nước bị chiếm chỗ nên khối lượng miếng gỗ = khối lượng nước bị chiếm chỗ. Ta có:
Dgỗ.V=Dnước.$\dfrac{2}{3}$V\Rightarrow$\dfrac{Dgỗ}{D nước}$=$\dfrac{2}{3}$
tương tự như vậy : $\dfrac{D gỗ}{D dầu}$=$\dfrac{3}{4}$
\Rightarrow $\dfrac{D dầu}{D nước}$=$\dfrac{8}{9}$
\RightarrowDdầu = 0,88g/cm3

[/FONT]
 
T

trinhminh18

mình giải câu 3 nha!

Muốn có 100l nước ở nhiệt độ [FONT=MathJax_Main]35[FONT=MathJax_Math]o[/FONT][FONT=MathJax_Math]C[/FONT] thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ [FONT=MathJax_Main]15[/FONT][FONT=MathJax_Math]o[/FONT][FONT=MathJax_Math]C[/FONT]. Lấy KLR của nước là 1000kg/m3
Giải: Ta có:
Nhiệt lượng do nước ở $15^o$C thu vào là: $Q1=C.m1.(35-15)$
[/FONT]

Nhiệt lượng do nước ở $100^o$C thu vào là: $Q2=C.m2.(100-35)$
Mà $Q1=Q2$ (theo PT cân = nhiệt ) nên:
$C.m1.20=C.m2.65$
\Rightarrow$m1.20=m2.65$
\Rightarrow$\dfrac{m1}{m2}$=$\dfrac{13}{4}$
Mặt khác $m1+m2=100$
\Rightarrowm1
~ 76,5 kg
m2
~
23,5kg

 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 33}$.
Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở $20^oC$.Thả vào đó một quả cầu nhôm khối lượng 200g được nung nóng đến 100 độ C.Cho $c_{Nhôm}=880J/kg.K$
a.Tính nhiệt độ cuối của nước khi cân bằng nhiệt xảy ra.(Coi chỉ có nước và quả cầu trao đổi nhiệt cho nhau
b.Thực tế,có $20$% nhiệt lượng quả cầu tỏa ra làm nóng nhiệt lượng kế.Tính nhiệt độ của nước sau khi cân bằng nhiệt
$\fbox{ Bài 34}$.
Có hai bình cách nhiệt.Bình 1 chứa 5 kg nước ở $80^oC$,bình 2 chứa 2 kg nước ở $20^oC$.Múc một 1 kg nước từ bình 1 sang bình 2.Sau khi bình 2 có cân bằng nhiệt,lại múc 1kg nước từ bình 2 trở lại bình 1.Tính nhiệt độ của mỗi bình khi có cân bằng nhiệt.
Trong lúc mình đăng lời giải của đề thi trên mọi người làm mấy bài này nhé!
Chú ý bài này chưa có ai giải. Mọi người giải đi, mình chịu. :)
$\fbox{BÀI 32}$
Với cùng một độ tăng nhiệt độ ,10g nhôm hấp thụ một lg nhiệt bằng nhiệt lg hấp thụ của 21,3g niken .Tính nhiệt dung riêng của niken
 
P

phuong_july

$\fbox{ Câu II}$ trong đề thi.

Dùng cân và bộ quả cân xác định khối lượng cốc rỗng: $m_1$
Dùng cân và bộ quả cân xác định khối lượng cốc có nước: $m_2$
khối lượng nước trong cốc: $m_n=m_2-m_1$
Thể tích nước trong cốc: $V=\frac{m_n}{D_n}=\frac{m_2-m_1}{D_n}$
Dùng cân và bộ quả cân xác định khối lượng cốc chứa đầy chất lỏng: $m_3$
Khối lượng chất lỏng trong cốc: $m'=m_3-m_1$
KLR chất lỏng: $D=\frac{m'}{V}=\frac{(m_3-m_1)D_n}{m_2-m_1}$

 
T

trinhminh18

bạn ơi còn câu 4 trong đề thi nữa, bạn đưa đáp án nốt đi nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
p/s::D:D Thật ra cái đề này thầy giáo cho mình xong phải tự tìm lời giải lấy. Bài này mình chưa làm được. :D:D. m.n làm đi.
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11


$\fbox{ Câu IV}$.
Cho 2 hệ ròng rọc (pa-lăng) giống nhau (hình vẽ). Vật A có khối lượng $M=10kg$
a. Lực kế chỉ bao nhiêu?( bỏ qua ma sát và khối lượng các ròng rọc).
b. Bỏ lực kế ra, để kéo vật lên cao thêm $50cm$ người ta tác dụng 1 lực $F=28N$ vào điểm B. Tính trọng lượng mỗi ròng rọc ( bỏ qua ma sát).
Hình vẽ:


Bài giải:

a) Nhận thấy các ròng rọc sử dụng đều là ròng rọc động.

Vậy nên độ lớn lực căng dây mỗi bên sẽ bằng 1/2 trọng lượng của vật.

Theo quy tắc trên, số chỉ của lực kế là:$F_{lk}=10:2:2=2,5 \ \ (N)$

Vậy lực kế chỉ $2,5N$

b) Gọi trọng lượng mỗi ròng rọc là $P_r$

Công của lực kéo là:

$A=28.0,5=14 \ \ (J) \ \ (1)$

Mà:

$A=\dfrac{P_v+P_r}{4}.0,5+\dfrac{P_r}{2}.1=\dfrac{5}{8}P_r+\dfrac{P_v}{8}= \dfrac{5}{8}P_r+1,25 \ \ (J) \ \ (2)$

Từ $(1), (2)$, ta tìm được: $P_r=20,4 \ \ (N)$

Đáp số: $20,4N$ :)
 
P

phuong_july

Bài giải:

a) Nhận thấy các ròng rọc sử dụng đều là ròng rọc động.

Vậy nên độ lớn lực căng dây mỗi bên sẽ bằng 1/2 trọng lượng của vật.

Theo quy tắc trên, số chỉ của lực kế là:$F_{lk}=10:2:2=2,5 \ \ (N)$

Vậy lực kế chỉ $2,5N$

b) Gọi trọng lượng mỗi ròng rọc là $P_r$

Công của lực kéo là:

$A=28.0,5=14 \ \ (J) \ \ (1)$

Mà:

$A=\dfrac{P_v+P_r}{4}.0,5+\dfrac{P_r}{2}.1=\dfrac{5}{8}P_r+\dfrac{P_v}{8}= \dfrac{5}{8}P_r+1,25 \ \ (J) \ \ (2)$

Từ $(1), (2)$, ta tìm được: $P_r=20,4 \ \ (N)$

Đáp số: $20,4N$ :)
:):)
Phải đổi $10kg=100N$ chứ chị nhỉ? Phải không chị?
Đáp án sẽ là:
a. $25N$
Phần b em có thắc mắc cái này :D
Em làm thế này. Chị nhìn xem nó bị thế nào?
Để vật cao thêm 50cm có nghĩa là ròng rọc Alên cao 50cm \Rightarrow Ròng rọc B lên cao 100cm
Tổng quãng đường di chuyển là: $50+50+100 =200cm =2m$
Công có ích: $ P.h=100. 0,5=50J$
$A_{tp}=28.2=56J$
\Rightarrow $A_{hao phí}=6J$
mặt khác:
$A_2=P_A.s_A+P_B.h_B$ ( mà $P_A=P_B$)
\Rightarrow $6=P_A.0,5+P_A.1$
Đến đây tìm được $P_A=P_B=4N$
:):)

 
N

nguyentranminhhb

:):)
Phải đổi $10kg=100N$ chứ chị nhỉ? Phải không chị?
Đáp án sẽ là:
a. $25N$
Phần b em có thắc mắc cái này :D
Em làm thế này. Chị nhìn xem nó bị thế nào?
Để vật cao thêm 50cm có nghĩa là ròng rọc Alên cao 50cm \Rightarrow Ròng rọc B lên cao 100cm
Tổng quãng đường di chuyển là: $50+50+100 =200cm =2m$
Công có ích: $ P.h=100. 0,5=50J$
$A_{tp}=28.2=56J$
\Rightarrow $A_{hao phí}=6J$
mặt khác:
$A_2=P_A.s_A+P_B.h_B$ ( mà $P_A=P_B$)
\Rightarrow $6=P_A.0,5+P_A.1$
Đến đây tìm được $P_A=P_B=4N$
:):)


Cho a hỏi là tại sao công hao phí $A_2=P_A.s_A+P_B.h_B$
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom