$\color{DarkGreen}{\fbox{Box Lí 8} \text{ Chào Hè Mới}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
C

congratulation11

Bài 9.
Một chiếc ấm bằng nhôm khối lượng m1=0,5kg, chứa m2=2kg nước. Tất cả đang ở nhiệt độ ban đầu t1=20*C. Hỏi cần phải tốn bao nhiêu nhiệt lượng để ấm nước đạt đến nhiệt độ sôi t2=100*C? Cho Cnhôm=880J/kg.K, Cnước=4200J/kg.K

Nhiệt lượng cần để cung cấp cho ấm và nước nóng tới 100*C là:

$Q=(t_2-t_1)(m_1.C_{Al}+m_2.C_{n}) \\ = (100-20)(0,5.880+2.4200) \\ =707200 \ \ (J)$

Đáp số: $707200 J$

----------

Có 1 câu hỏi chủ pic thế này: Tại sao trong đơn vị của nhiệt dung riêng lại có K, trong khi đó lúc tính lại chắng có đại lượng nào mang đơn vị K nhỉ??? ;))
 
P

phuong_july

Có 1 câu hỏi chủ pic thế này: Tại sao trong đơn vị của nhiệt dung riêng lại có K, trong khi đó lúc tính lại chắng có đại lượng nào mang đơn vị K nhỉ??? ;))

Em giải thích thế này: Độ K ($^oK$) là đơn vị nhiệt độ trong thang nhiệt độ Kenvin. Độ lớn của 1 độ trong thang nhiệt độ Kenvin bằng độ lớn của 1 độ trong thang nhiệt độ Celsius (1).Theo công thức tính nhiệt lượng:
$Q=m.c.\Delta t$ \Rightarrow $c=\frac{Q}{m.\Delta t}$ Thay đơn vị vào ta được $c$ có đơn vị là $J/kg.^oC$ Theo (1) ta được điều cần giải thích. :):)
Em giải thích loạn xì ngậu. :p:p
 
P

phuong_july

Em là em cứ sợ sẽ thiếu bài cho mọi người làm. :p:p
Nên em tiếp tục đăng!
$\fbox{Bài 11}$.
Một hỗn hợp gồm 3 chất lỏng không có tác dụng hoá học với nhau có khối lượng lần lượt là: $m_1=1kg$, $m_2=2kg$, $m_3=3kg$. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là: $c_1=2000J/kg.K$, $t_1=10^oC$; $c_2=4000J/kg.K$, $t_2=10^oC$; $c_3=3000J/kg.K$, $t_3=50^oC$. Hãy tìm:
a. Nhiệt độ hốn hợp khi cân bằng nhiệt.
b. Nhiệt lượng để làm nóng hốn hợp từ điều kiện ban đầu đến $30^oC$.

$\fbox{Bài 12}$. Trộng lẫn rượu vào nước, người ta thu được 1 hốn hợp nặng 140g ở $t=36^oC$. Tính khối lượng nước và rượu đã pha biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ $t_1=19^oC$ và nước có nhiệt độ $t_2=100^oC$. Biết: $c_{rượu}=2500J/kg.K$, $c_{nước}=4200J/kg.K$

$\fbox{Bài 13}$.
Muốn có nước ở nhiệt độ $t=50^oC$, người ta lấy $m_1=3kg$ nước ở nhiệt độ $t_1=100^oC$ trộn với nước ở $t_2=20^oC$.
Hãy xác định lượng nước cần dùng.



 
P

phuong_july

Mọi người chú ý làm nốt mấy bài này nữa nhé! :):)
$\fbox{Bài 6}$.
Một ô tô vượt qua 1 đoạn đường dốc gồm 2 đoạn: lên dốc và xuống dốc. Biết thời gian lên dốc bằng phân nửa thời gian xuống dốc, vận tốc trung bình khi xuống dốc gấp 2 lần vận tốc trung bình khi lên dốc. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường dốc của ô tô. Biết vận tốc trung bình khi lên dốc là 30km/h.
$\fbox{Bài 10}$.
Để xác định nhiệt độ của 1 chiếc lò, người ta đặt trong lò 1 cục sắt khối lượng $m_1=0,5kg$ rồi thả nhanh vào trong bình chứa $m_2=4kg$ nước có nhiệt độ ban đầu là $t_1=18^oC$. Nhiệt độ cuối cùng trong bình là $t_2=28^oC$. Hãy xác định nhiệt độ của lò. Bỏ qua trao đổi nhiệt với vỏ bình. Cho $c_{sắt}=460J/kg.K$, $c_{nước}=4200J/kg.K$
 
N

nhuquynhdat

bài 11

a)Nhiệt lượng thu là ( ko biết tên chất nên đành vậy :D)

$Q_1=m_1.c_1.\Delta t_1=1.2000.(t-10)=2000(t-10)$

$Q_2=m_2.c_2.\Delta t_2=2.4000(t-10)=8000(t-10)$

Nhiệt lượng tỏa ra là:

$Q_3=m_3.c_3.\Delta t_3=3.3000(50-t)=9000(50-t)$

Do nhiệt lượng thu bằng nhiệt lượng tỏa nên $Q_1+Q_2=Q_3$

$\to 2000(t-10)+8000(t-10)=9000(50-t)$

$\leftrightarrow 10000t-100000=450000-9000t$

$\leftrightarrow 19000t=550000 \leftrightarrow t=28,94^oC$

b) Phần này ko chắc, sai thì thôi :p

Nhiệt lượng cần để làm nóng hỗn hợp lên $30^oC$ là:

$Q=m_1.c_1.\Delta t_1+m_2.c_2.\Delta t_2+m_3.c_3.\Delta t_3=2000(30-10)+8000(30-10)+9000(50-30)=380000J$

Bài 12

Gọi khối luợng của rượu và nước lần lượt là $m_1; m_2$

Ta có; $m_1+m_2=140g=0,14 kg$ (1)

Nhiệt lượng rượu thu vào là:

$Q_{thu}=m_1.c_1.\Delta t_1=m_1.2500(36-19)=42500m_1$

Nhiệt lượng nước tỏa ra là:

$Q_{tỏa}=m_2.c_2.\Delta t_2=m_2.4200(100-36)=268800m_2$

Do nhiệt lượng thu bằng nhiệt lượng tỏa nên

$Q_{thu}=Q_{tỏa} \to 42500m_1=268800m_2 \to m_1=\dfrac{2688}{425}.m_2$ (2)

Thay (2) vào (1) ta được

$\dfrac{2688}{425}.m_2+m_2=0,14 \to m_2=0,019 (kg)$

$\to m_1=0,12 kg$

Vậy....

bài 13

Gọi lượng nước cần dùng là $m_2$

Nhiệt lượng nước ở $100^oC$ tỏa vào là;

$Q_{tỏa}=m_1.c.\Delta t_1=3.4200.(100-50)=630000J$

Nhiệt lượng nước ở $20^oC$ thu vào là;

$Q_{thu}=m_2.c.\Delta t_2=m_2.4200.(50-20)=126000m_2$

Do Q thu = Q tỏa nên $126000m_2=630000 \to m_2=5 (kg)$

Vậy...

Rụng tay mất :p
 
Last edited by a moderator:
L

lovekaitokid1412

bh phải nộp vậy bây h mình lười lắm k muốn làm và minhg không có máy tính để tính nên k làm đc
 
N

nguyentranminhhb

b) Phần này ko chắc, sai thì thôi :p

Nhiệt lượng cần để làm nóng hỗn hợp lên $30^oC$ là:

$Q=m_1.c_1.\Delta t_1+m_2.c_2.\Delta t_2+m_3.c_3.\Delta t_3=2000(30-10)+8000(30-10)+9000(50-30)=380000J$
Đúng là sai thật:D
Để tính nhiệt lượng cần đốt nóng hỗn hợp thì lấy $Q_{thu}$ -$Q_{tỏa}$ để xem cần thêm bao nhiêu nhiệt lượng nữa

Nhiệt lượng cần để làm nóng hỗn hợp lên $30^oC$ là:
$Q=m_1.c_1.\Delta t_1+m_2.c_2.\Delta t_2-m_3.c_3.\Delta t_3=2000(30-10)+8000(30-10)-9000(50-30)=20000J$
 
C

congratulation11


Em giải thích thế này: Độ K ($^oK$) là đơn vị nhiệt độ trong thang nhiệt độ Kenvin. Độ lớn của 1 độ trong thang nhiệt độ Kenvin bằng độ lớn của 1 độ trong thang nhiệt độ Celsius (1).Theo công thức tính nhiệt lượng:
$Q=m.c.\Delta t$ \Rightarrow $c=\frac{Q}{m.\Delta t}$ Thay đơn vị vào ta được $c$ có đơn vị là $J/kg.^oC$ Theo (1) ta được điều cần giải thích. :):)
Em giải thích loạn xì ngậu. :p:p

Chị thì giải thích thế này ;))
Cụ thể:
--Độ chia trong thang độ Kenvin bằng với độ chia trong thang độ Celcius...
--Về độ lớn: $t \ \ (^oC)=273+t \ \ (K)$

Như vậy: $t_1-t_2 \ \ (^oC) = (t_1+273)-(t_2+273) \ \ (^oC) = T_1-T_2 \ \ (K)$

$T_1, \ \ T_2$ là cách kí hiệu nhiệt độ với đơn vị Kevin.

Do vậy ta có kí hiệu như trong công thức... :p

P/s: hình như bài của mình mang tính chất phá hoại thì phải ;))
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{Bài 10}$ Giải Tắt thôi nhé! Mọi người giải nốt bài vận tốc kia nhé! Mai không có ai giải mình sẽ giải. ( Chán phần vận tốc này rồi ). :D:D
$t=t_2+\frac{m_2c_2}{m_1c_1}(t_2-t_1)=758,4^oC$
@
congratulation11: Phá hoại gì chị?? :D:D
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 11}$
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có $m_1=100g$ chứa $m_2=400g$ nước ở nhiệt độ $t_1=10^oC$.
Người ta thả vào nhiệt lượng kế 1 thỏi hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng $m=200g$ được nung nóng đến $t_2=120^oC$. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống là $14^oC$. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim. Cho $c_{nhôm}=900J/kg.K$, $c_{nước}=4200J/kg.K$, $c_{thiếc}=230J/kg.K$.

$\fbox{Bài 12}$
Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ $150^oC$ khi thả vào 1 bình nước thì làm nhiệt độ nước tăng từ $20^oC$ lên $60^oC$. Thả tiếp vào nước khối sắt thứ 2 có khối lượng $\frac{m}{2}$ ở $100^oC$ thì nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu? Coi như chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các khối sắt và nước.

$\fbox{Bài 13}$
Hai bình nước giống nhau, chứa 2 lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ $t_1$, bình thứ 2 có nhiệt độ $t_2=\frac{3}{2}t_1$. Sau khi trộn lẫn với nhau, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là $25^oC$. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình.

 
C

congratulation11

$\fbox{Bài 6}$.Một ô tô vượt qua 1 đoạn đường dốc gồm 2 đoạn: lên dốc và xuống dốc. Biết thời gian lên dốc bằng phân nửa thời gian xuống dốc, vận tốc trung bình khi xuống dốc gấp 2 lần vận tốc trung bình khi lên dốc. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường dốc của ô tô. Biết vận tốc trung bình khi lên dốc là 30km/h.

Vận tốc trung bình khi lên dốc là $V_{len}=30km/h$
--> Vận tốc trung binh khi xuống dốc là: $V_x=60km/h$
Gọi thời gian lên dốc là: $t$
--> Thơi gian xuống dốc sẽ là: $2t$

Vận tốc trung bình là: $V=\dfrac{V_{len}.t+V_x.2t}{t+2t}= \dfrac{30t+120t}{3t}=\dfrac{150t}{3t}=50 \ \ (km/h)$

Đáp số: Năm mươi ki-lô-mét trên giờ :p
 
Last edited by a moderator:
K

kenhaui

$\fbox{Bài 11}$
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có $m_1=100g$ chứa $m_2=400g$ nước ở nhiệt độ $t_1=10^oC$.
Người ta thả vào nhiệt lượng kế 1 thỏi hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng $m=200g$ được nung nóng đến $t_2=120^oC$. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống là $14^oC$. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim. Cho $c_{nhôm}=900J/kg.K$, $c_{nước}=4200J/kg.K$, $c_{thiếc}=230J/kg.K$.
Giải :
Đổi : $200g= 0,2kg$
Gọi $m_3$ là khối lượng của nhôm có trong hợp kim
$m_4$ là khối lượng của thiếc có trong hợp kim
theo bài ra ta có :
$m_3+m_4= 0,2 kg$ \Leftrightarrow$m_3= 0,2-m_4$ (1)
Nhiệt lượng mà hợp kim tỏa ra để giảm nhiệt độ từ $120^0C $xuống $14^0C$ là
Q tỏa ra = $(m_1.c_1+m_4.c_4)(t_2-t_1)$=$ 10600(9m_3+2,3m_4)$
Nhiệt lượng mà nhiệt lượng kế và nước thu vào là
Q thu vào = $(m_1.c_1+m_2.c_2)(t_3-t_1)$ =$ 7080J$
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ,ta có
Q tỏa ra = Q thu vào
\Leftrightarrow
10600$(9m_3+2,3m_4)$ =7080J
\Leftrightarrow
$(9m_3+2,3m_4) $=$\frac{708}{1060}$
Từ (1) ta có $m_3= 0,2-m_4$
\Leftrightarrow$9(0,2-m_4)+2,3m_4$=
$\frac{708}{1060}$
\Leftrightarrow$1,8 - 9m_4 +2,3m_4$=
$\frac{708}{1060}$
\Leftrightarrow $m_4= 169g$
\Rightarrow$m_3= 31g$

 
Last edited by a moderator:
K

kenhaui

$\fbox{Bài 12}$
Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ $150^oC$ khi thả vào 1 bình nước thì làm nhiệt độ nước tăng từ $20^oC$ lên $60^oC$. Thả tiếp vào nước khối sắt thứ 2 có khối lượng $\frac{m}{2}$ ở $100^oC$ thì nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu? Coi như chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các khối sắt và nước
Giải

Gọi khối lượng của nước là :$m$
$c1$ là nhiệt dung diêng của nước
$c2$ là nhiệt dung riêng của sắt
Sau khi thả khối sắt thứ 1 ta có :
$M.c_1(60-20) = m.c2(150-60)$
\Rightarrow $\frac{MC1}{mC2}=2.25$(1)
Gọi $t$ là nhiệt độ sau cùng ta có :
$M.c1(t-20)$=$m.c2(150-t)+\frac{1}{2}m.C2(100-t) $
\Rightarrow $M.c1(t-20)$=$m.c2(200-1,5t)$ (2)
Từ (1) và (2)
\Rightarrow $ t=65$
 
Last edited by a moderator:
K

kenhaui

$\fbox{Bài 13}$
Hai bình nước giống nhau, chứa 2 lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ $t_1$, bình thứ 2 có nhiệt độ $t_2=\frac{3}{2}t_1$. Sau khi trộn lẫn với nhau, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là $25^oC$. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình.
Giải:
Gọi $t$ là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt
Bình nước có nhiệt độ $t1$ thu nhiệt
$Q1= m1c1(t-t1)$
Bình nước có nhiệt độ $t2$ tỏa nhiệt:
$Q2=m2c2(t2-t)$
Áp dụng phương trình nhiệt ta có ;
$Q1=Q2$
\Leftrightarrow
$m1c1(t-t1)$=$$m2c2(t2-t)$
Với $m1=m2$ ; $c1=c2$
nên
$(t-t1)$=$(t2-t)$
\Rightarrow$t= \frac{t1+t2}{2}=\frac{t1+3/2t1}{2}=\frac{5/2t1}{2}$
\Rightarrow$t1= \frac{2t}{5/2}=\frac{50}{5/2} = 20^0C$
\Rightarrow$t2=30^0C$
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{Bài 14}$
Người ta trộn 2 chất lỏng có nhiệt dung riêng, khối lương, nhiệt độ ban đầu của chúng lần lượt là $c_1,m_1,t_1$ và $c_2,m_2,t_2$. Tính tỉ số khối lượng của 2 chất lỏng trong các TH sau:
a. Độ biến thiên nhiệt độ của chất lỏng thứ 2 gấp đôi so với độ biến thiên nhiệt độ của chất lỏng 1.
b. Hiệu nhiệt độ ban đầu của 2 chất lỏng so với hiệu nhiệt độ cân bằng và nhiệt độ ban đầu của chất lỏng thu nhiệt bằng tỉ số \frac{a}{b}

$\fbox{Bài 15}$
Có 2 bình cách nhiệt. Bình 1 chứa $m_1=2kg$ nước ở $t-1=20^oC$, bình 2 chứa $m_2=4kg$ nước ở $t_2=60^oC$. Người ta rót 1 lượng nước từ bình 1 sang bình 2, sau khi cân bằng nhiệt, người ta rót 1 lượng nước m như thế từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là $t_1=21,95^oC$.
a. Tính lượng nước m trong mỗi lần rót và nhiệt độ cân bằng $t_2$ của bình 2.
b. Nếu tiếp tục thực hiện lần 2, tìm nhiệt độ cân bằng của mỗi bình.

$\fbox{Bài 16}$
Để xác định nhiệt dung riêng của 1 chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20g nước ở nhiệt độ $100^oC$. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp đó là $37,5^oC$. Khối lượng hốn hợp là $140g$. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đó biết rằng nhiệt độ ban đầu của nó là $20^oC$. Cho $c_{nước}=4200J/kg.K$
Tiếp tục nhé! Nay mình đăng bài hơi muôn.:):)
 
K

kenhaui

$\fbox{Bài 14}$
Người ta trộn 2 chất lỏng có nhiệt dung riêng, khối lương, nhiệt độ ban đầu của chúng lần lượt là $c_1,m_1,t_1$ và $c_2,m_2,t_2$. Tính tỉ số khối lượng của 2 chất lỏng trong các TH sau:
a. Độ biến thiên nhiệt độ của chất lỏng thứ 2 gấp đôi so với độ biến thiên nhiệt độ của chất lỏng 1.
b. Hiệu nhiệt độ ban đầu của 2 chất lỏng so với hiệu nhiệt độ cân bằng và nhiệt độ ban đầu của chất lỏng thu nhiệt bằng tỉ số \frac{a}{b}
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có :
$Q$ tỏa ra = $Q$ thu vào
$m_1c_1 \Delta t_1$= $m_2 c_2 \Delta t_2$ ( $\Delta t_2$ = $2\Delta t_1$)
$\frac{m_1}{m_2}$=$\frac 2{c_2}{c_1}$
Hiệu nhiệt độ ban đầu của hai chất lỏng là :
$t_2 - t_1$= $\Delta t_2$+$\Delta t_1$
Hiệu nhiệt độ cân bằng với nhiệt độ đầu của chát lỏng thu nhiệt là :
$ t - t_1$=$\Delta t_1$
Theo bài ra ta có :
$\frac{t_2-t_1}{\Delta t_1}$=$\frac{\Delta t_2+\Delta t_1}{\Delta t_1}$=
$ \Delta t_2$=$\frac{a-b}{b} .\Delta t_1$
Do đó : $m_1c_1$=$\frac{a-b}{b} .m_2c_2$
$\frac{m_1}{c_2}=\frac{a-b}{b}.\frac{c_2}{c_1}$
 
Last edited by a moderator:
K

kenhaui

$\fbox{Bài 15}$
Có 2 bình cách nhiệt. Bình 1 chứa $m_1=2kg$ nước ở $t-1=20^oC$, bình 2 chứa $m_2=4kg$ nước ở $t_2=60^oC$. Người ta rót 1 lượng nước từ bình 1 sang bình 2, sau khi cân bằng nhiệt, người ta rót 1 lượng nước m như thế từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là $t_1=21,95^oC$.
a. Tính lượng nước m trong mỗi lần rót và nhiệt độ cân bằng $t_2$ của bình 2.
b. Nếu tiếp tục thực hiện lần 2, tìm nhiệt độ cân bằng của mỗi bình.
Giải :

Rót lần $1$
Từ bình $1$ sang bình $2$, khi cân bằng nhiệt ở $t_2'$ ta có:
$mc(t_2' – 20) = m_2c(60 – t_2')$
\Leftrightarrow$mt_2' - 20m=240-4t_2'$
\Leftrightarrow$(m+4)t_2'-20m=240$ (1)
Từ bình $2$ sang bình $1$ khi cân bằng nhiệt ở $t_1'= 21,95^0C$ :
$(m_1-m)c (21,95-20)=mc(t_2'- 21,95)$
\Leftrightarrow$(2-m).1,95= mt_2'- 21,95m$
\Leftrightarrow$mt_2'-20m= 3,9$ (2)
Từ (1)\Rightarrow$t_2'=\frac{240+20m}{m+4}$ (3) thay vào (2)
Ta có :
$\frac{m(240+20m}{m+4}$ -$20m$= $3,9$
\Leftrightarrow$240m +20m^2-20m^2-80m= 3,9m+15.6$
\Leftrightarrow$156,1m=15,6$
\Leftrightarrow$m = 0,1$ thay vào (3) ta tính được $t_2' = 59^0C$
 
P

phuong_july


$\fbox{Bài 15}$
Có 2 bình cách nhiệt. Bình 1 chứa $m_1=2kg$ nước ở $t-1=20^oC$, bình 2 chứa $m_2=4kg$ nước ở $t_2=60^oC$. Người ta rót 1 lượng nước từ bình 1 sang bình 2, sau khi cân bằng nhiệt, người ta rót 1 lượng nước m như thế từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là $t_1=21,95^oC$.
a. Tính lượng nước m trong mỗi lần rót và nhiệt độ cân bằng $t_2$ của bình 2.
b. Nếu tiếp tục thực hiện lần 2, tìm nhiệt độ cân bằng của mỗi bình.

$\fbox{Bài 16}$
Để xác định nhiệt dung riêng của 1 chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20g nước ở nhiệt độ $100^oC$. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp đó là $37,5^oC$. Khối lượng hốn hợp là $140g$. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đó biết rằng nhiệt độ ban đầu của nó là $20^oC$. Cho $c_{nước}=4200J/kg.K$
Tiếp tục nhé! Nay mình đăng bài hơi muôn.:):)
Mình giải phần b nhé!
Bình 1 có $t'_1=21,95^oC$, bình 2 có $t'_2=59^oC$ nên sau lần rót từ b1 sang b2 theo pt cân bằng nhiệt ta có:
$t''_2=\frac{mt'_1+m_2t'_2}{m+m_2}=58,12^oC$
Lần rót từ b2 sang b1:
$t''_1=\frac{mt''_2+(m_1-m)t_1}{m_1}=23,76^oC$
$\fbox{Đáp án bài 16}$. $c_1=2500J/kg.K$
 
P

phuong_july

$\fbox{ Thử Sức Cùng Với Đề Thi HSG}$
$\fbox{Câu 1(5điểm)}$. 1 chiếc xe phải đi từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian dự định t. Nếu xe chuyển động với vận tốc $v_1=48km/h$ thì xe tới B sớm hơn dự định 18phút. Nếu xe chuyển động với vận tốc $v_2=12km/h$ thì xe đến B muộn hơn dự định 27 phút.
a. Tìm chiều dài AB và thời gian dự định t.
b. Để đến B đúng thời gian dự định t, thì xe phải chuyển động từ A đến C ( C thuộc AB) với vận tốc $v_1=48km/h$ rồi tiếp tục từ C đến B với vận tốc $v_2=12km/h$. Tìm chiều dài AC.

$\fbox{Câu 2(6đ)}$. 1 thanh gỗ hình trụ, tiết diện đều không thấm nước: Có chiều cao $h=20cm$, tiết diện $S=2cm^2$ thả vào nước thì thanh gỗ nổi và bị ngập đúng 1 nửa trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước $d_0=10^4N/m^3$
a. Tính trọng lượng riêng của gỗ.
b. Để thanh gỗ nổi ở tư thế thẳng đứng trong nước, người ta dính vào đầu dưới của thanh gỗ đó 1 miếng sắt nhỏ (do phần lớn miếng sắt găm sâu vào gỗ nên thể tích miếng sắt chiếm chỗ trong nước không đáng kể). Sau khi đính xong thả vào nước thì thấy chiều dài phần thanh gỗ nhô lên trên mặt nước là $h_1=2cm$. Tính trọng lượng miếng sắt.
c. Để nguyên miếng sắt hỏi phải cắt bỏ phần trên của thanh gỗ 1 đoạn bằng bao nhiêu để đầu trên của thanh gỗ vừa ngang mặt nước.

$\fbox{Câu 3(4đ)}$. Hai gương phằng $(G_1)$ và $(G_2)$ có mặt phản xạ hợp với nhau 1 góc $\alpha=45^o$. Một điểm sáng S nằm ở khoảng giữa 2 gương (như hình vẽ).
Hãy trình bày cách vẽ và vẽ đường đi của 1 tia sáng SI (xuất phát từ S) đến gương $(G_1)$, phản xạ trên gương $(G_1)$ theo phương Ị tới gương $(G_2)$, rồi phản xạ trên gương $(G_2)$ và đi qua S.
Hình vẽ hơi xấu, tại nóng quá không thể nào ngồi vẽ tỉ mỉ được. Mọi người thông cảm. :D:D


$\fbox{Câu 4(5đ)}$. Cho 2 bình trụ thông với nhau bằng 1 ống nhỏ có khoá, chiếm thể tích không đáng kể. Bán kính đáy của bình A là $r_1$, của bình B là $r_2=0,5r_1$
-Khi khoá K đóng. Đổ vào bình A 1 lượng nước có chiều cao $h_1=28cm$, sau đó đổ lên trên mặt nước 1 lớp chất lỏng cao $h_2=4cm$ có trọng lượng riêng $d_2=9000N/m^3$ và đổ vào bình B chất lỏng thứ 3 có chiều cao $h_3=6cm$, trọng lượng riêng $d_3=8000N/m^3$ ( TLR của nước là $d_1=10000N/m^3$, các chất lỏng không hoà tan với nhau).
a. Tính áp suất tác dụng lên đáy mỗi bình.
b. Mở khoá K để 2 bình thông nhau. Tính độ chênh lệch chiều cao của mặt thoáng chất lỏng ở 2 bình.


 
P

phuong_july

$\fbox{Câu Chuyện Vật Lí: Piôt Nicôlaiêvich Lêbêđep-Người "cân" ánh sáng}$

Trong một lần trò chuyện với nhà thực vật học Nga nổi tiếng Timiriadep, nhà vật lí học Anh Uyliam Tômxơn nói với vẻ thán phục :” Tôi suốt đời đã chống lại Măcxoen, không thừa nhận áp suất ánh sáng của ông ấy, vậy mà giờ đây Lêbêđep của các ông đã buộc tôi phải quy hàng trước những thí nghiệm của ông ta”.
Trước Lêbêđep, ngay từ năm 1873, nhà vật lí Anh Măcxoen đã đưa ra kết luận rằng tia sáng phải gây ra áp suất cơ học lên những vật nó gặp trên đường. Biết bao nhiêu ý đồ đo áp suất ánh sáng của các nhà bác học có tên tuổi đều không đi đến thành công. Ngay Phrexnen, nhà thực nghiệm Pháp tài ba cũng phải chịu bó tay. Còn nhà bác học kiêm vật lí Anh Uyliam Crúc cũng mới chỉ vạch mặt được những “kẻ gây rối” cản trở việc đó. Vì thế ta không lấy làm lạ rằng ở cuối thế kỉ XIX, nhiều nhà khoa học không chịu thừa nhận ý kiến cho rằng ánh sáng có áp suất.
Con đường từ lí thuyết đến chứng minh bằng thực nghiệm thật đầy chông gai !
Làm sao có thể đo được sức ép cực kì nhỏ bé của tia sáng mặt trời lên gương khi nó còn thua xa sức ép của một chú muỗi đậu nhẹ trên gương ? Nhưng khó khăn đâu phải chỉ có thế. Lại còn phải làm sao loại trừ được tác dụng của dòng khí đối lưu và hiệu ứng bức xạ kế nảy sinh trong lúc đó.
Thật vậy, trong khi thí nghiệm, dưới tác dụng của ánh sáng, không khí được hun nóng, tạo thành những dòng đối lưu. Các dòng này tác dụng lên gương một lực lớn hơn bản thân lực tác dụng của ánh sáng hàng trăm nghìn lần ! Lại còn hiệu ứng bức xạ kế gây ra do các phân tử không khí này đi từ mặt được hun nóng của gương! Như chúng ta biết, ở mặt được soi sáng nhiệt độ bao giờ cũng cao hơn mặt kia, các phân tử không khí nảy đi từ mặt ấy rõ ràng với vận tốc cao hơn và làm cho gương giật lùi mạnh hơn so với mặt kia không được chiếu sáng. Thành thử, do hiệu ứng bức xạ kế, gương chịu tác dụng của một áp suất cùng chiều với áp suất ánh sáng.
Vững tin vào lí thuyết của Măcxoen, học tập kinh nghiệm của những người đi trước, Lêbêđep bắt tay vào trừ khử những “kẻ gây rối”. Chính ông đã chế tạo, thu nhặt, mài giũa các chi tiết cho bộ dụng cụ tự ông nghĩ ra. Và cuối cùng lại chính ông thay đổi, giũa đi giũa lại, kiếm tìm, thu góp, hoàn chỉnh các dụng cụ…
Làm thế nào đây để thu được áp suất ánh sáng dưới dạng “thuần khiết” ? Câu hỏi ấy chừng như choán cả tâm trí ông suốt những tháng năm đằng đẵng.
Đúng rồi, phải “cân”, phải “cân”… ánh sáng. Muốn thành công nhất thiết phải giảm số phân tử không khí bao quanh đĩa cân. Ông đặt một cân xoắn nhỏ, rất nhạy, do tự tay mình chế tạo, vào trong một bình thuỷ tinh và dùng bơm chân không để hút không khí. Nhưng với các bơm chân không hoàn thiện nhất thời ấy, trong bình vẫn còn lại quá nhiều phân tử không khí. Lêbêđep nghĩ ra một mẹo. Ông bỏ vào trong bình một giọt thủy ngân, đốt nóng từ từ, đồng thời tiếp tục hút không khí. Thủy ngân bốc hơi và dồn đuổi tất cả những phân tử không khí còn lại ra khỏi bình. Thế còn bây giờ làm thế nào tránh được hơi thủy ngân. Lêbêđep đã làm lạnh bình xuống -400C, tới lúc thủy ngân đông lại trên thành bình.
Lêbêđep đã loại trừ các dòng đối lưu bằng một pháp thuật tài tình. Ông buộc các tia sáng của cùng một nguồn phải lần lượt rọi lên cả hai phía của đĩa cân. Lẽ dĩ nhiên, trong trường hợp ấy, cả hai bên phải trái sẽ có cùng điều kiện nhiệt độ và lúc ấy sẽ không có dòng đối lưu.
Bây giờ Lêbêđep chuyển sang xử lí hiệu ứng bức xạ kế. Sau khi thiết kế hàng chục thí nghiệm nhằm mục đích tóm bắt quy luật hành động của hiệu ứng bức xạ kế, Lêbêđep nhận thấy nó giảm khi áp suất không khí trong bình giảm. Ngoài ra, Lêbêđep còn phát hiện ra rằng, hiệu ứng bức xạ kế tăng tỉ lệ với độ dày của đĩa cân. Giờ đây, tuy không thể loại trừ hẳn được hiệu ứng bức xạ kế, nhưng rõ ràng có thể tính được nó, Lêbêđep đã nghĩ cách làm hai đĩa cân trên mỏng hơn hai đĩa cân dưới rất nhiều. Tia sáng rọi lần lượt lên một đĩa mỏng rồi một đĩa dày. Sự chênh lệch của góc xoắn sẽ cho biết độ lớn của áp suất do hiệu ứng bức xạ kế gây ra.
Như thế là bài toán đã được giải quyết !
Nói thì đơn giản, nhưng trong sự đơn giản ấy ẩn dấu những khó khăn chồng chất và những cố gắng phi thường, nhiều khi tưởng như không vượt nổi, để đi đến thành công.
Thế là, sau ba năm trời tìm tòi căng thẳng, thực hiện những thí nghiệm tinh vi , năm 1899, lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, Lêbêđep phát hiện được rằng ánh sáng quả thực đã tác dụng một sức ép lên các vật thể và đã đo được độ lớn của nó, chứng minh bằng thực nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết Măcxoen.
Vào mùa hạ năm 1900, Lêbêđep trình bày kết quả công trình nghiên cứu của mình tại Hội nghị quốc tế các nhà Vật lí ở Pari. Và, công trình hoàn chỉnh “Khảo sát thực nghiệm về áp suất ánh sáng” của ông được công bố năm 1901 trên tờ tạp chí Đức “Biên niên vật lí học”.
Đánh giá về kết quả của công trình này, nhà vật lí Đức F.Pasen đẽ viết cho ông :”Tôi coi kết quả của ông như là sự tiến bộ lớn nhất của vật lí học trong những năm gần đây… Tôi đánh giá được những khó khăn mà ông đã gặp, đặc biệt là ít lâu trước đây bản thân tôi đã thử chứng minh sự tồn tại của áp suất ánh sáng và cũng đã làm thử những thí nghiệm tương tự, nhưng không hề thu được một kết quả cụ thể nào…”
Sau khi công bố, phát minh của Lêbêđep nhanh chóng được các nhà vật lí sử dụng một cách rộng rãi, xem như cơ sở của những lí thuyết mới về vật lí vũ trụ.
Viện hàn lâm khoa học Nga đã tặng Lêbêđep giải thưởng về công trình nghiên cứu đặc sắc nói trên.
Những đem thức trắng kéo dài, cường độ lao động quá mức, sự căng thẳng đáng sợ kể cả về thể xác lẫn tinh thần đã giáng 1 đòn chí mạng vào sức khoẻ của ông. Bệnh đau tim đã ngấm ngầm gây ra cho ông nhưng cơn choáng và co thắt dữ dội.
Ông đã mất ngày 14 tháng 3 năm 1912 khi mới 46 tuổi.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom