$\color{DarkGreen}{\fbox{Box Lí 8} \text{ Chào Hè Mới}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thaolovely1412

$\fbox{Bài 133}$
Người ta dùng 1 bình để đo KLR của thuỷ tinh hạt bằng cách dùng cân thực hiện 1 số phép đo và thu được kq như sau:
- Khối lượng bình không: $m_1=26,5(g)$
- Khối lượng bình thuỷ tinh chứa đầy hạt: $m_2=61,5(g)$
- Khối lượng bình có chứa số hạt thuỷ tinh kể trên và được đổ đầy nước: $m_3=97(g)$
- Khối lượng bình chỉ chứa đầy nước: $m_4=76(g)$
Dựa vào các kq trên hãy tính KLR của thuỷ tinh.
$\fbox{Bài 134}$
Đổ 0,5 lít rượu vào 1 lít nước rồi trộn đều ta thấy thể tích của hỗn hợp giảm đi 0,4% thể tích tổng cộng của các chất thành phần. Tính KLR của hỗn hợp biết KLR của rượu và nước lần lượt là $D_1=0,8g/cm^3$, $D_2=1g/cm^3$

Bài 134
Gọi [TEX]m_1[/TEX] và[TEX] m_2[/TEX] lần lượt là khối lượng của nước và rượu
[TEX]\Rightarrow m_1=D_1.V_1=0,8.500=400 (g)[/TEX]
[TEX]m_2=D_2.V_2=1.1000=1000 (g)[/TEX]
Khối lượng tổng cộng của hỗn hợp: [TEX]m=m_1+m_2=1400 (g)[/TEX]
Thể tích của hỗn hợp: [TEX]V=99,6%.1500=1494 (cm^3)[/TEX]
Khối lượng riêng của hỗn hợp:
[TEX]D=\frac{m}{V}=\frac{1400}{1494} g/cm^3[/TEX]
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 133}$
Người ta dùng 1 bình để đo KLR của thuỷ tinh hạt bằng cách dùng cân thực hiện 1 số phép đo và thu được kq như sau:
- Khối lượng bình không: $m_1=26,5(g)$
- Khối lượng bình thuỷ tinh chứa đầy hạt: $m_2=61,5(g)$
- Khối lượng bình có chứa số hạt thuỷ tinh kể trên và được đổ đầy nước: $m_3=97(g)$
- Khối lượng bình chỉ chứa đầy nước: $m_4=76(g)$
Dựa vào các kq trên hãy tính KLR của thuỷ tinh.
Khối lượng nước trong bình không có hạt thuỷ tinh: $m_4-m_1$
Khối lượng thuỷ tinh hạt trong bình: $m=m_2-m_1$
Khối lượng nước trong bình có chứa thuỷ tinh hạt: $m_3-m_2$
Dung tích bình: $\frac{m_4-m_1}{D_0}$ ($D_0$ là KLR nước)
Thể tích nước trong bình có thuỷ tinh: $\frac{m_3-m_2 } {D_0 }$
Thể tích của thuỷ tinh hạt: $V=\frac{m_4-m_1} {D_0}-\frac{m_3-m_2} {D_0 }=\frac{m_4+m_2-m_3-m_1}{D_0}$
KLR của thu ỷ tinh: $D=\frac {m}{V}=\frac{m_2-m_1}{m_4+m_2-m_3-m_1}.D_0=2,56g/cm^3$
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 135}$
Tìm tỉ lệ thể tích của nước và rượu sao cho hỗn hợp cho chúng có khối lượng riêng $D=960kg/m^3$, biết KLR nước là $D_1=1000kg/m^3$, của rượu là $D_2=800kg/m^3$. Xem thể tích hỗn hợp bằng tổng thể tích của các chất thành phần.
$\fbox{Bài 136}$
1 thỏi nhôm hình lập phương cạnh $a=10cm$, có khoét 1 lỗ tròn và đổ đầy bạc vào đó, tất cả cân nặng 3090g. Hãy tính thể tích lỗ chứa bạc đó biết KLR của nhôm là $2,7g/cm^3$, của bạc là $10,5g/cm^3$.
 
T

thaolovely1412

$\fbox{Bài 135}$
Tìm tỉ lệ thể tích của nước và rượu sao cho hỗn hợp cho chúng có khối lượng riêng $D=960kg/m^3$, biết KLR nước là $D_1=1000kg/m^3$, của rượu là $D_2=800kg/m^3$. Xem thể tích hỗn hợp bằng tổng thể tích của các chất thành phần.
$\fbox{Bài 136}$
Giả sử nước và rượu có thể tích lần lượt là [TEX]V_1, V_2[/TEX]
Ta có: [TEX]960=\frac{V_1D_1+V_2D_2}{V_1+V_2}[/TEX]
\Rightarrow [TEX]960(V_1+V_2)=1000V_1+800V_2[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]V_1(1000-960)=V_2(960-800)[/TEX]
[TEX] \Rightarrow \frac{V_1}{V_2}=4[/TEX]
Vậy [TEX] \frac{V_1}{V_2}=4[/TEX]
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 136}$
1 thỏi nhôm hình lập phương cạnh $a=10cm$, có khoét 1 lỗ tròn và đổ đầy bạc vào đó, tất cả cân nặng 3090g. Hãy tính thể tích lỗ chứa bạc đó biết KLR của nhôm là $2,7g/cm^3$, của bạc là $10,5g/cm^3$.
thể tích hình lập phương = $a^3=1000$
Gọi V là thể tích lỗ chứa bạc \Rightarrow thể tích của nhôm là $1000-V$
$m_{Al}=2,7V(g)$
$m_{bạc}=10,5(1000-V)(g)$
Ta có pt:
$2,7V+10,5(1000-V)=3090$
Từ đó tìm được $V=950(cm^3)$
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom