$\color{DarkGreen}{\fbox{Box Lí 8} \text{ Chào Hè Mới}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
K

kenhaui

$\fbox{Câu 1(5điểm)}$. 1 chiếc xe phải đi từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian dự định t. Nếu xe chuyển động với vận tốc $v_1=48km/h$ thì xe tới B sớm hơn dự định 18phút. Nếu xe chuyển động với vận tốc $v_2=12km/h$ thì xe đến B muộn hơn dự định 27 phút.
a. Tìm chiều dài AB và thời gian dự định t.
b. Để đến B đúng thời gian dự định t, thì xe phải chuyển động từ A đến C ( C thuộc AB) với vận tốc $v_1=48km/h$ rồi tiếp tục từ C đến B với vận tốc $v_2=12km/h$. Tìm chiều dài AC
Giải:
Gọi $S_{AB}$ là độ dài quảng đường $AB$.
$t$ là thời gian dự định đi
Theo bài ra, ta có.
-Khi đi với vận tốc $V_1$ thì đến sớm hơn thời gian dự định $(t)$ là $t_1$ = $18$ phút ( $= 0,3 h$)
Nên thời gian thực tế để đi hết quảng đường AB là:
$t-t_1$ =$\frac{SAB}{v_1}$
Hay $S_{AB} = V_1 (t – 0,3) (1)$
- Khi đi với vận tốc $V_2$ thì đến trễ hơn thời gian dự định (t) là $t_2 = 27$ phút ( $= 0,45 h$)
Nên thực tế thời gian cần thiết để đi hết quảng đường $AB$ là:
$(t + t_2)$=$\frac{SAB}{V_2}$
Hay $SAB = V_2 (t + 0,45)$ (2)
Từ ( 1) và (2) , ta có:
$V_1 ( t- 0,3) = V_2 (t + 0,45) $ (3
Giải PT (3), ta tìm được:
$t = 0,55 h = 33$ phút
Thay $t = 0,55 h$ vào (1) ta tìm được:
$S_{AB} = 12 $Km
b. Gọi $t_{AC}$ là thời gian cần thiết để xe đi tới A đến C $(S_{AC})$ với vận tốc $V_1$
Gọi $t_{CB}$ là thời gian cần thiết để xe đi từ C đến B $( S_{CB})$ với vận tốc $V_2$
Theo bài ra, ta có:$ t = t_{AC} + t_{CB}$
Hay $t=\frac{SAC}{V_1} +\frac{SAB -SAC}{V_2}$
\Rightarrow$S_{AC}$=$\frac V_1{SAB- V_2t}{V_1-V_2}
Thay các giá trị đã biết vào (4), ta tìm được
$S_AC = 7,2$ Km
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{Câu 2(6đ)}$
Gọi trọng lượng thanh gỗ là P(N).
TLR của gỗ là $d(N/m^3)$
a. Ban đầu, khi thả thanh gỗ vào nước thanh gỗ nổi và ngập 1 nửa trong nước. Ta có:
$P=F_{A.1}$ \Leftrightarrow $d.S.h=d_0.\frac{1}{2}.S.h$ \Rightarrow $d=\frac{1}{2}.d_0=\frac{1}{2}.10^4(N/m^3$)
b. Khi đính thêm miếng sắt vào thanh gỗ, thanh gỗ vẫn nổi, vì thể tích sắt chiếm chỗ trong nước không đáng kể nên chỉ có khối gỗ chiếm chỗ trong nước
Gọi TLR của miếng sắt là $P_S(N)$
Ta có:
$P+P_S=F_{A2}$ \Leftrightarrow $d.S.h+P_S=d_0.S(h-h_1)$
Thay số vào ta tìm được: $P_S=0,16(N)$
c. Giữ nguyên miếng sắt. Để thanh gỗ nổi ở trạng thái mà đầu trên ngang mặt nước ta phải cắt trên đầu trên thanh gỗ 1 đoạn $(h_2)$.
Gọi Trọng lượng của gỗ khi đó là: $P'(N)$
Ta có:
$P'+P_S=F_{A3}$ \Leftrightarrow $d.S(h-h_2)+P_S=d_0.S(h-h_2)$
Nhân bung ra xong thay số vào tìm được: $h_2=4cm$
 
P

phuong_july

Trong lúc mình đăng lời giải của đề thi ở trên thì mọi người làm mấy bài này nhé! :)
$\fbox{Bài 17}$
Hãy chỉ ra các xác định nhiệt dung riêng của 1 vật rắn nguyên chất bằng các dụng cụ sau: nước(biết nhiệt dung riêng $C_n$), nhiệt lượng kế, nhiệt kế, cân, bộ quả cân, bình đun, dây buộc, bếp.

$\fbox{Bài 18}$
a.Một ấm nhôm có khối lượng $m_1=0,25kg$ chứa $1,5$ lít nước ở $t_1=20^oC$. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi lượng nước trên. Biết $c_{nhôm}=880J/kg.K$, $c_{nước}=4200J/kg.K$
b. Tính lượng dầu cần dùng. Biết hiệu suất khi đun nước bằng bếp dầu là $30%$ và năng suất toả nhiệt của dầu là $q=44.10^6J/kg$

$\fbox{Bài 19}$
Một ấm nhôm có khối lượng $m_1=0,25kg$ chứa $1$ lít nước ở $t_1=20^oC$.
a. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi lượng nước trên. Biết $c_{nhôm}=880J/kg.K$, $c_{nước}=4200J/kg.K$
b. Tính lượng củi khô cần để đun sôi lượng nước trên.
Biết $q_{củi khô}=10^7J/kg$ và hiệu suất khi sử dụng nhiệt của bếp lò là $30%$.
 
P

phuong_july

$\fbox{Câu 3(4đ)}$.
Lấy $S_1$ đối xứng S qua gương G1 \Rightarrow $S_1$ là ảnh tạo bởi gương $(G_1)$
Lấy $S_2$ đối xứng qua $(G_2)$ \Rightarrow$S_2$ là ảnh tạo bởi gương $(G_2)$
Nối $S_2$ với S cắt gương $(G_2)$ tại J \Rightarrow $JS$ là tia phản xạ trên gương $(G_2)$
Nối $S_1$ với J cắt gương $(G_1)$ tại I \Rightarrow $IJ$ là tia phản xạ nối trên gương $(G_1)$ đồng thời là tia tới gương $(G_2)$
Nối S với I \Rightarrow $SI$ là tia tới gương $(G_1)$
\Rightarrow $SIJ$ là đường đi của tia sáng cần vẽ.
Hình vẽ không mang tính chất chính xác tuyệt đối :D :

 
E

evilfc

bài 18 trước

a) ta có Q=$Q_1+Q_2=(m_1.c_1+m_2.c_2).(t-t_1)$
=(0,25.880+1,5.4200).(100-20)=521600
b)$Q_tp=Q:H=521600:30%=1738666,67(J)$
$m_dầu=Q_tp /q= 1738666,67: 44.10^6=0,04$
 
P

phuong_july

$\fbox{Câu 4(5đ)}.$
a. $P_a=d_1.h_1+d_2h_2=2160(N/m^2)$
$P_b=D_3h_3=480(N/m^2)$
b. Theo gt: $d_2h_2(=360N/m^2)<d_3h_3(=480N/m^2)$
$\rightarrow$ Mực nước ở bình A phải cao hơn mực nước ở bình B.
\Rightarrow Hình vẽ ( hơi xấu):p:p:


Xét điểm N trong B nằm tại mặt phân cách giữa nước và chất lỏng thứ 3
Điểm M là điểm nằm trong A trên cùng mp ngang với N
Ta có:
$P_N=P_M$ \Leftrightarrow $d_3h_3=d_2h_2+d_1x$ (x: độ dài lớp nước trên M)
Thay số vào ta tìm được: $x=1,2(cm)$
Mặt thoáng chất lỏng 3 trong B cao hơn mặt thoáng chất lỏng 2 ở A
Là: $\Delta h=h_3-(h_2+x)=0,8(cm)$

 
T

trinhminh18

mình giải câu a thôi nhé

[FONT=MathJax_Main]Bài 19
Một ấm nhôm có khối lượng [FONT=MathJax_Math]m
[FONT=MathJax_Main]1[/FONT][FONT=MathJax_Main]=[/FONT][FONT=MathJax_Main]0[/FONT][FONT=MathJax_Main],[/FONT][FONT=MathJax_Main]25[/FONT][FONT=MathJax_Math]k[/FONT][FONT=MathJax_Math]g[/FONT] chứa [FONT=MathJax_Main]1[/FONT] lít nước ở [FONT=MathJax_Math]t[/FONT][FONT=MathJax_Main]1[/FONT][FONT=MathJax_Main]=[/FONT][FONT=MathJax_Main]20[/FONT][FONT=MathJax_Math]o[/FONT][FONT=MathJax_Math]C[/FONT].
a. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi lượng nước trên. Biết [FONT=MathJax_Math]c[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT][FONT=MathJax_Math]h[/FONT]ô[FONT=MathJax_Math]m[/FONT][FONT=MathJax_Main]=[/FONT][FONT=MathJax_Main]880[/FONT][FONT=MathJax_Math]J[/FONT][FONT=MathJax_Main]/[/FONT][FONT=MathJax_Math]k[/FONT][FONT=MathJax_Math]g[/FONT][FONT=MathJax_Main].[/FONT][FONT=MathJax_Math]K[/FONT], [FONT=MathJax_Math]c[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT]ư[FONT=MathJax_Math]c[/FONT][FONT=MathJax_Main]=[/FONT][FONT=MathJax_Main]4200[/FONT][FONT=MathJax_Math]J[/FONT][FONT=MathJax_Main]/[/FONT][FONT=MathJax_Math]k[/FONT][FONT=MathJax_Math]g[/FONT][FONT=MathJax_Main].[/FONT][FONT=MathJax_Math]K[/FONT]
[/FONT]
Giai: Ta có: khối lượng nước là 1 kg
Q=m1.c1.(t2-t1)+m2.c2.(t2-t1) (trong đó, m1, c1 là khối lượng nước; m2, c2 là khối lượng nhôm)
\Rightarrow Q=4200.1.(100-20)+880.0,25.(100-20)=353600
[/FONT]
 
P

phuong_july

$\fbox{ Bài 18}$.
Dùng cân xác định khối lượng:
+ Nhiệt lượng kế $m_k$
+ Nước trong nhiệt lượng kế $m_1$
+ Vật rắn $m_2$
Đo:
+ Nhiệt độ nước trong nhiệt lượng kế $t_1$
+ Nhiệt độ nước có vật trong bình đun trên bếp $t_2$
+ Lấy vật thả nhanh vào nhiệt lượng kế, đo nhiệt độ cân bằng $t$.
Theo pt cân bằng nhiệt ta có: $c_2=\frac{(m_kc_k+m_1c_n)(t-t_1)}{m_2(t_2-t)}$
Làm thí nghiệm nhiều lần, giá trị $c_2$ là giá trị trung bình của các lần đo.

$\fbox{ Đáp án phần b Bài 19}$. $m=0,118kg$
 
P

phuong_july

$\fbox{ Bài 19}$. Khi đốt cháy $m_1=200g$ dầu hoả bằng bếp dầu thì có thể đun đến sôi 10l nước có nhiệt độ ban đầu là $t_=20^oC$. Hãy xác định hiệu suất của bếp. Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là $q=45.10^6J/kg$

$\fbox{ Bài 20}$ Bỏ 1 vật rắn khối lượng $100g$ ở $100^oC$ vào $500g$ nước ở $15^oC$ thì nhiệt độ sau cùng của vật là $16^oC$. Thay nước bằng $800g$ chất lỏng khác ở $10^oC$ thì nhiệt độ sau cùng là $13^oC$. Tìm $c_{ vật rắn}$ và $c_{chất lỏng}$. Cho $c_{ nước}=4200J/kg.K$
Tiếp tục ủng hộ pic nhé mọi người! :)

 
T

trinhminh18

Khi đốt cháy [FONT=MathJax_Math]m[FONT=MathJax_Main]1[/FONT][FONT=MathJax_Main]=[/FONT][FONT=MathJax_Main]200[/FONT][FONT=MathJax_Math]g[/FONT] dầu hoả bằng bếp dầu thì có thể đun đến sôi 10l nước có nhiệt độ ban đầu là [FONT=MathJax_Math]t[/FONT][FONT=MathJax_Main]=[/FONT][FONT=MathJax_Main]20[/FONT][FONT=MathJax_Math]o[/FONT][FONT=MathJax_Math]C[/FONT]. Hãy xác định hiệu suất của bếp. Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là [/FONT]
[FONT=MathJax_Math]q[FONT=MathJax_Main]=[FONT=MathJax_Main]45.10[/FONT][FONT=MathJax_Main]6[/FONT][FONT=MathJax_Math]J[/FONT][FONT=MathJax_Main]/[/FONT][FONT=MathJax_Math]k[/FONT][FONT=MathJax_Math]g[/FONT]
[/FONT]
giai :ta có: Q= q.m= $45.10^6.0,2$=9000000
A=Qi=0,2.c.80=... (mình ko nhớ c của dầu, thông cảm hem)
\RightarrowH=$\dfrac{A}{Q}$=$\dfrac{Q1}{Q}$=...
[/FONT]
 
P

phuong_july

$\fbox{ĐA Bài 20}. c_1=250J/kg.K; c_2=906,25J/kg.K$
Thư giãn với 1 số bài dễ nhé! :)

$\fbox{Bài 21}$. Tính nhiệt lượng cần truyền cho $15kg$ nhôm để tăng nhiệt độ từ $20^oC$ lên $70^oC$. Biết $c_{nhôm}=880J/kg.K$

$\fbox{Bài 22}$. 1 ấm đun nước bằng nhôm có $m=0,5kg$ chứa 1l nước ở $20^oC$. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước. Biết $c_{nước}=4200J/kg.K$, $c_{nhôm}=880J/kg.K$

$\fbox{Bài 23}$ 1 cái may khi hoạt động với côn suất $P=850W$ thì nâng được 1 vật nặng $m=75kg$ lên độ cao $14m$ trong $20s$
a. Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian trên
b. Tính hiệu suất của máy

$\fbox{Bài 24}$. Người ta cung cấp cho $2,5l$ nước 1 nhiệt lượng $18kJ$. Hỏi nước tăng thêm bao nhiêu độ?
 
P

phuong_july

$\fbox{Câu Chuyện Vật Lí: MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CỦA NHIỆT}$


Để trả lời câu hỏi “Nhiệt là gì?”, lịch sử vật lí đã xác nhận có hai quan niệm trái ngược nhau.
Vào đầu thế kỉ XVIII, người ta cho rằng nhiệt là một loại chất đặc biệt gọi là “chất nhiệt”, đó là một thứ chất lỏng vô hình, không trọng lượng, có thể thấm sâu vào mọi vật và có thể truyền từ vật này sang vật khác. Người ta còn gán cho “chất nhiệt” một thuộc tính quan trọng nữa là tính “bảo toàn”. Dựa vào mô hình “chất nhiệt” và “nguyên lí bảo toàn chất nhiệt” người ta đã hình thành hàng loạt các khái niệm cơ bản của nhiệt như nhiệt lượng, nhiệt dung, nhiệt dung riêng ... và hàng loạt các phương trình, trong đó có phương trình cân bằng nhiệt (cho đến ngày nay vẫn sử dụng). Thuyết chất nhiệt được phổ biến chiếm địa vị thống trị trong gần một thế kỉ.
Giả thuyết cho rằng bản chất của nhiệt là do chuyển động của các hạt vật chấtcòn ra đời trườc cả thuyết chất nhiệt, tuy nhiên vào thời kì đó người ta không tài nào chứng minh được sự tồn tại của các hạt vật chất, không đưa ra được các phương trình mô tả các quá trình truyền nhiệt như trong thuyết chất nhiệt đã làm. Do đó thuyết này bị rơi vào quên lãng.
Cho đến thế kỉ XIX, khi những thí nghiệm của Jun (nhà vật lí người Anh) xác định được một cách chính xác sự tương đương giữa nhiệt lượng và công thì thuyết động học phân tử về bản chất của nhiệt mới thắng thế.
Bằng thí nghiệm của mình, Jun đã chứng tỏ được rằng nguyên lí cơ bản của thuyết chất nhiệt là bào toàn chất nhiệt là không đúng. Thí nghiệm nổi tiếng của Jun (xác định mối liên hệ giữa công và nhiệt) là một minh chứng cho sự đúng đắn của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (đã được nhắc lại nhiều lần trong các phần cơ học, điện học ...).


 
T

trang.bui35

Bài 23:
a) Công máy đã thực hiện được trong 20s
A=P.t=850.20=17 000J
b) Công nâng vật:
A=F.s=750.14=10 500J
Hiệu suất:
H= $\frac{Ai.100 %.}{A} = \frac{ 10 500.100 %.}{17 000}$=61,76%.

Còn cái ô chữ sao rồi, sao ko mở nữa? :D;)
 
T

trang.bui35

Bài 24. Người ta cung cấp cho 2,5l nước 1 nhiệt lượng 18kJ. Hỏi nước tăng thêm bao nhiêu độ?
Giải:
Nhiệt lượng tỏa ra của nước:
$Q_R $=18kJ=18000J.
Nhiệt lượng thu vào của nước:
$Q_V=m_2.c_2.\Delta t_2 =2,5.4200.\Delta t_2=10500.\Delta t_2$
Độ tăng nhiệt độ của nước:
Ta có: $Q_R=Q_v$
\Rightarrow 18 000=10 500.$\Delta t_2$
\Leftrightarrow $\Delta t_2 = \frac{18 000}{10 500}$
\Leftrightarrow $\Delta t_2=1,71^0 C$
Vậy nước tăng thêm $1,71^0 C$. (Bài này tương tự bài thi học kì hai của mình).
:p
 
T

trang.bui35

Giải

Post thêm vài bài nữa đi bạn!!!.............................................................................................................................
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 25}$.
Dùng 1 bếp dầu để đun sôi 2kg nước ở $20^oC$ đựng trong 1 ấm nhôm có $m=0,5kg$. Tính nhiệt lượng bếp dầu cần toả ra để đun nước. $c_{nước}=4200J/kg.K$, $c_{nhôm}=880J/kg.K$

$\fbox{Bài 26}$
Người ta thả thỏi nhôm có $m=105kg$ được đun nóng ở nhiệt độ $142^oC$ vào 1 bình nhiệt lượng kế đựng nước ở $20^oC$. Sau 1 thời gian nhiệt độ của vật và nước trong bình đều bằng $42^oC$. Tính $m_{nước}$

$\fbox{Bài 27}$
Để xác định $c_{chì}$, người ta thả 1 miến chì có khối lượng $300g$ được nung nóng tới $100^oC$ vào $0,25kg$ nước ở nhiệt độ $58,5^oC$, nước nóng tới $60^oC$
a. Tính nhiệt lượng nước thu vào.
b. Tính nhiệt dung riêng của chì.
Tiếp tục mọi người ơi. Ai có bài nào hay, khó hoặc chưa tìm được lời giải thì đăng lên tất cả cùng làm nhé! :):)
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 22}$. bài này dễ mà không ai giải sao mình giải luôn nhé!:)
$\fbox{G}$
Nhiệt lượng cần truyền cho ấm
$Q_1=m_1c_1.\Delta t=35200(J)$
Nhiệt lượng cần truyền cho nước:
$Q_2=m_2c_2.\Delta t=33600(J)$
\Rightarrow $Q=Q_1+Q_2=371200(J)$
 
N

nhoc_surita

$\fbox{Bài 25}$.
Dùng 1 bếp dầu để đun sôi 2kg nước ở $20^oC$ đựng trong 1 ấm nhôm có $m=0,5kg$. Tính nhiệt lượng bếp dầu cần toả ra để đun nước. $c_{nước}=4200J/kg.K$, $c_{nhôm}=880J/kg.K$

$ \triangle \ t = t_2 - t_1 = 100^o - 20^o = 80^o$
$Q_{nước} = m_1 . c_1 . \triangle \ t_1 = 2 . 4200 . 80 = 672000 (J)$
$Q_{ấm nước} = m_2 . c_2 . \triangle \ t_2 = 0,5 . 880 . 80 = 35200(J)$
$ Q_{toả} = 672000 + 35200 = 707200 (J)$
 
Last edited by a moderator:
T

trang.bui35

Bài 26.Người ta thả thỏi nhôm có m=105kg được đun nóng ở nhiệt độ $142^oC$ vào 1 bình nhiệt lượng kế đựng nước ở $20^oC$. Sau 1 thời gian nhiệt độ của vật và nước trong bình đều bằng $42^o$C. Tính $m_{nước}$
Giải:
$Q_R = m_1.c_1.(142-42)=105.880.100=9240000J$
$Q_V=m_2.c_2.(42-20)=m_2.4200.22=92400.m_2$
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt có:
$Q_R=Q_V
\Leftrightarrow $ 9240000=92400.m_2$
\Leftrightarrow $ m_2= \frac{9240000}{92400}$
\Leftrightarrow $ m_2=100kg$
Vậy cần 100kg nước.
;)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom