Toán $\color{Blue}{\fbox{TOÁN 9} \text{Ôn thi học kì II+ Ôn thi vào lớp 10.}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
C

congchuaanhsang

À thông báo cho mọi người biết luôn!!!

-Từ tuần sau(hoặc có thể là ngày mai luôn) ta sẽ bắt đầu ôn thi vào lớp mình

-Vì hầu hết các tỉnh đều thi học kỳ II rồi và các đề đã đăng hầu như cũng đã phủ hết kiến thức rồi!

-Hình thức ô nthi lớp 10 theo tớ là ntn:

+Đầu tiên ta cần đi các chuyên đề....sau đó mới post đề các năm

Các chuyên đề như sau:

-Chuyên đề 1: Rút gọn biểu thức đại số (cái này sợ m.n ngại gõ nên k biết có nên hay k :)))

-Chuyên đè 2: Hàm số bậc nhất+ bậc hai.

-Chuyên đề 3:Pt bậc 2+bậc nhất.

-Chuyên đề 4:Hệ pt bậc nhất có hai ẩn số.

-Chuyên đề 5:Giải toán = cách lập pt, hệ pt.

-Chuyên đề 6:Hình học chứng minh+tính toán.

-Chuyên đề 7:Bất đẳng thức, GTNN,GTLN, các hệ pt không mẫu mực(câu 1đ ý):cool:

.................................

mí chuyên đề dễ như 1,2,3,4,5 thì cần mí buổi thôi!

chủ yếu chuyên đề 6,7


....................................

M.n thấy thế nào. cần bổ sung hay bớt phần nào không ạ! :))

còn vấn đề thi chuyên hay k chuyên. thi thoảng thì topic cũng sẽ post đề chuyên nhé! :p

Chuyên đề 1, hầu hết các đề thi đều cho vào câu đầu (câu tránh điểm liệt:D) thì mình nghĩ là mọi người thạo cả rồi, chỉ cần chú ý trình bày cẩn thận chút thôi.
Bắt đầu post từ chuyên đề 2
Cho (P) y=$\dfrac{-x^2}{4}$ và đường thẳng (D) là 2 đường thẳng qua 2 điểm A, B thuộc (P) có hoành độ là -2; 4
Tìm M thuộc cung AB của (P) tương ứng với giá trị x thuộc [-2;4] sao cho S của MAB lớn nhất
Bài này hơi khó. Sau 24h mình sẽ post lời giải
 
H

huynhbachkhoa23

Chuyên đề 1, hầu hết các đề thi đều cho vào câu đầu (câu tránh điểm liệt:D) thì mình nghĩ là mọi người thạo cả rồi, chỉ cần chú ý trình bày cẩn thận chút thôi.
Bắt đầu post từ chuyên đề 2
Cho (P) y=$\dfrac{-x^2}{4}$ và đường thẳng (D) là 2 đường thẳng qua 2 điểm A, B thuộc (P) có hoành độ là -2; 4
Tìm M thuộc cung AB của (P) tương ứng với giá trị x thuộc [-2;4] sao cho S của MAB lớn nhất
Bài này hơi khó. Sau 24h mình sẽ post lời giải

$A(-2;1), B(4;4)$

$(D):y=\dfrac{1}{2}x+2$

Đặt $(H):y=\dfrac{1}{2}x+\alpha$

Giờ ta sẽ tìm $\alpha$ sao cho giao điểm của $(H)$ và $(P)$ là 1:

$\dfrac{1}{4}x^2-\dfrac{1}{2}x-\alpha =0$

hay $x^2-2x-4\alpha =0$

$\leftrightarrow \alpha = \dfrac{-1}{4}$ hay $M(1; \dfrac{1}{4})$
 
R

riverflowsinyou1

Góp 2 bài cho chuyên đề 1 =)) .
1) Rút gọn
$\frac{a}{\sqrt{a^2-b^2}}-(1+\frac{a}{\sqrt{a^2-b^2}}):\frac{b}{a-\sqrt{a^2-b^2}}$
và hãy xác định biểu thức trên khi $a=3.b$
2) Xét biểu thức
$y=\frac{x+x^2}{x-\sqrt{x}+1}-\frac{2.x+\sqrt{x}}{\sqrt{x}}+1$
a) Rút gọn $y$. Tìm $x$ để $y=2$
b) Giả sử $x>1$. C/m $y-|y|=0$
c) Tìm giá trị nhỏ nhất của $y$.
 
C

cherrynguyen_298

Toán đại 9

1.
$A=\left ( \frac{x-\sqrt{x}+7}{x-4} +\frac{1}{\sqrt{x}-2}\right )/\left ( \frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}-2}-\frac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}+\frac{2\sqrt{x}}{4-x} \right )$

SO Sánh A với $\frac{1}{A}$
 
Last edited by a moderator:
T

trungthinh.99

À thông báo cho mọi người biết luôn!!!

-Từ tuần sau(hoặc có thể là ngày mai luôn) ta sẽ bắt đầu ôn thi vào lớp mình

-Vì hầu hết các tỉnh đều thi học kỳ II rồi và các đề đã đăng hầu như cũng đã phủ hết kiến thức rồi!

-Hình thức ô nthi lớp 10 theo tớ là ntn:

+Đầu tiên ta cần đi các chuyên đề....sau đó mới post đề các năm

Các chuyên đề như sau:

-Chuyên đề 1: Rút gọn biểu thức đại số (cái này sợ m.n ngại gõ nên k biết có nên hay k :)))

-Chuyên đè 2: Hàm số bậc nhất+ bậc hai.

-Chuyên đề 3:Pt bậc 2+bậc nhất.

-Chuyên đề 4:Hệ pt bậc nhất có hai ẩn số.

-Chuyên đề 5:Giải toán = cách lập pt, hệ pt.

-Chuyên đề 6:Hình học chứng minh+tính toán.

-Chuyên đề 7:Bất đẳng thức, GTNN,GTLN, các hệ pt không mẫu mực(câu 1đ ý):cool:

.................................

mí chuyên đề dễ như 1,2,3,4,5 thì cần mí buổi thôi!

chủ yếu chuyên đề 6,7

....................................

M.n thấy thế nào. cần bổ sung hay bớt phần nào không ạ! :))

còn vấn đề thi chuyên hay k chuyên. thi thoảng thì topic cũng sẽ post đề chuyên nhé! :p


Chuẩn hai cái 6,7. Tớ up 2 câu 1 điểm của đề tuyển sinh nhé. Toàn BĐT thôi :D
1.Gọi $x_1, x_2$ là 2 nghiệm của pt: $x^2+2(m+1)x+2m^2+9m+7=0$ (m là tham số)

Chứng minh rằng: $\left | \frac{7(x_1+x_2)}{2}-x_1.x_2 \right |$\leq 18

2. Chứng minh $\frac{3012}{x^4-x^3+x-1}-\frac{1004}{x^4+x^3-x-1}+\frac{4016}{x^5-x^4+x^3-x^2+x-1}$>0


 
Last edited by a moderator:
E

eye_smile

Cho (P) y=$\dfrac{-x^2}{4}$ và đường thẳng (D) là 2 đường thẳng qua 2 điểm A, B thuộc (P) có hoành độ là -2; 4
Tìm M thuộc cung AB của (P) tương ứng với giá trị x thuộc [-2;4] sao cho S của MAB lớn nhất
Bài này hơi khó. Sau 24h mình sẽ post lời giải
Từ đề bài tìm được A(-2;-1);B(4;-4)
\Rightarrow (D) có PT: $y=\dfrac{-1}{2}x-2$
Do BA cố định nên $S_{AMB}$ lớn nhất \Leftrightarrow MH lớn nhất (MH là đường cao)
\Leftrightarrow M là tiếp điểm của (P) với đường thẳng // với (D) và tiếp xúc với (P)
\Rightarrow M($1;\dfrac{-1}{4}$)

p.s:K biết quá trình tính toán có sai sót gì k nhưng hg làm là thế
 
T

trungthinh.99

1.
$A=\left ( \frac{x-\sqrt{x}+7}{x-4} +\frac{1}{\sqrt{x}-2}\right )/\left ( \frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}-2}-\frac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}+\frac{2\sqrt{x}}{4-x} \right )$

SO Sánh A với $\frac{1}{A}$

$\frac{\left ( \frac{x-\sqrt{x}+7}{x-4} +\frac{1}{\sqrt{x}-2}\right )}{\left ( \frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}-2}-\frac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}+\frac{2\sqrt{x}}{4-x} \right )}$

\Leftrightarrow $ \frac{\frac{x-\sqrt{x}+7+\sqrt{x}+2}{x-4}}{\frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}-2}-\frac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}-\frac{2\sqrt{x}}{x-4}}$

\Leftrightarrow $\frac{\frac{x+9}{x-4}}{\frac{(\sqrt{x}+2)^2-(\sqrt{x}-2)^2-2\sqrt{x}}{x-4}}$

\Leftrightarrow $\frac{\frac{x+9}{x-4}}{\frac{2\sqrt{x}}{x-4}}$

\Leftrightarrow $\frac{x+9}{2\sqrt{x}}$

Gõ công thức le lưỡi luôn
 
Last edited by a moderator:
C

congchuaanhsang

Chuẩn hai cái 6,7. Tớ up 2 câu 1 điểm của đề tuyển sinh nhé. Toàn BĐT thôi :D
1.Gọi $x_1, x_2$ là 2 nghiệm của pt: $x^2+2(m+1)x+2m^2+9m+7=0$ (m là tham số)

Chứng minh rằng: $\left | \frac{7(x_1+x_2)}{2}-x_1.x_2 \right |$\leq 18

2. Chứng minh $\frac{3012}{x^4-x^3+x-1}-\frac{1004}{x^4+x^3-x-1}+\frac{4016}{x^5-x^4+x^3-x^2+x-1}$>0



Theo mình nghĩ thì hướng làm là:
1. Tính $\Delta$
Dùng Viét tính $x_1+x_2$ và $x_1x_2$ theo m rồi thay vào
2. Phân tích các mẫu thành nhân tử rồi rút gọn
P.s: M.n thông cảm đang vội nên viết hg vậy thôi
 
C

cherrynguyen_298

$\frac{\left ( \frac{x-\sqrt{x}+7}{x-4} +\frac{1}{\sqrt{x}-2}\right )}{\left ( \frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}-2}-\frac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}+\frac{2\sqrt{x}}{4-x} \right )}$

\Leftrightarrow $ \frac{\frac{x-\sqrt{x}+7+\sqrt{x}+2}{x-4}}{\frac{\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}-2}-\frac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}-\frac{2\sqrt{x}}{x-4}}$

\Leftrightarrow $\frac{\frac{x+9}{x-4}}{\frac{(\sqrt{x}+2)^2-(\sqrt{x}-2)^2-2\sqrt{x}}{x-4}}$

\Leftrightarrow $\frac{\frac{x+9}{x-4}}{\frac{2\sqrt{x}}{x-4}}$

\Leftrightarrow $\frac{x+9}{2\sqrt{x}}$

Gõ công thức le lưỡi luôn

bài bảo so sánh A với $\frac{1}{A}$ mà, đâu phải rút gọn đâu..........................
 
N

naniliti

\$\dfrac{x+9}{2\sqrt{x}}$ \geq $\dfrac{6\sqrt{x}}{2\sqrt{x}}=3$>$\dfrac{1}{4}$

Đề là so sánh A với [TEX]\frac{1}{A}[/TEX] chớ không phải 1/4 công chúa ơi :)
H đến đề mới nào!!!

(Nghiêm cấm BQL k được giải, để mem vào giải và sau 1 ngày k thấy ai giải thì tự nhiên :)))

_______________________________________________________________________
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2012-2013

Câu 2 (1,5 điểm)
Cho phương trình: $2x^2 - 4x + m - 3 = 0$ (*), với m là tham số thực. Tìm các giá trị của tham số m để phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt $x_1, x_2$ thỏa mãn điều kiện $x_1^2 + x_2^2 + x_1x^2 = 8$
Câu 3 (1,5 điểm)
Một khu vườn hình chữ nhật có kích thước chiều rộng bằng 1/3 kích thước chiều dài và có diện tích bằng $507m^2$. Tính chu vi khu vườn hình chữ nhật đó.
Câu 4 (4,0 điểm)
Cho đường tròn(O; R). Từ một điểm M ở ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến MA và MB với đường tròn (O) (A và B là các tiếp điểm). Một cát tuyến bất kỳ qua M cắt đường tròn (O) tại C và D (C nằm giữa M và D)
1) Chứng minh rằng OM vuông góc với AB;
2) Cho góc AMB = 60o. Tính diện tích hình quạt tròn OAB theo R;
3) Gọi I là trung điểm của DC. Chứng minh rằng các điểm A, O, I, B, M cùng nằm trên một đường tròn;
4) Gọi H là giao điểm của OM và AB. Chứng minh rằng MC.MD = MH.MO

Câu 2. Chỗ điều kiện hình như phải sửa thành $x_1^2 + x_2^2 + x_1x_2 = 8$
Giải:
Pt (*) có nghiệm [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] Δ' > 0 [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] 4 - 2(m-3) > 0 [TEX]\Leftrightarrow [/TEX] 10-2m > 0 \Leftrightarrow 5-m >0 [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] m <5

Theo vi et có:
$x_1 + x_2 = 2$ ~O)
$ x_1x_2 =$ $\frac{m-3}{2} $ %%-
Theo bài ra:$x_1^2 + x_2^2 + x_1x_2 = 8$ \Leftrightarrow $(x_1+x_2)^2 -x_1x_2 = 8 $ @};-

Thay ~O) và %%- vào @};- ta có:
@};- \Leftrightarrow 4 - $\frac{m-3}{2} $ = 8 \Leftrightarrow 8-m+3=16 \Leftrightarrow m =-5 (t/m m<5)
 
Last edited by a moderator:
L

letsmile519

Chuyên đề 3: (CĐ 2 đi qua vậy thôi nhé!)
Trong chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về các bài toán liên quan đến phương trình bậc hai, có thể chia theo các dạng sau :
- Dạng 1 : Giải phương trình bậc hai.
- Dạng 2 : Biện luận phương trình theo tham số.
- Dạng 3 : Hệ thức Viet và các dạng toán liên quan
- Dạng 4 : Các phương trình có thể đưa được về dạng phương trình bậc hai.


PHẦN 1
Lập phương trình bậc hai khi biết nghiệm số của nó.​

Bài 1 : Lập phương trình bậc hai có các hệ số hữu tỉ và có một nghiệm là :
$ \dfrac{\sqrt{2} - \sqrt{3}}{\sqrt{2} + \sqrt{3}}$

Bài 2 ( Đề thi tuyển sinh vào trường PTNK - ĐHQG TP.HCM, 2000 - 2001)
Gọi $ x_1, x_2 $ là hai nghiệm của phương trình $ x^2 - 7x + 3 = 0$
a, Hãy lập phương tình bậc hai có hai nghiệm là $ 2x_1 - x_2$ và $ 2x_2 - x_1$
b, Hãy tính giá trị của biểu thức : $ A = |2x_1 - x_2| + |2x_2 - x_1|$
Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm $ x_1^2 + x_2 $ và $ x_2^2 + x_1$

Bài 3 : Cho $ x_1, x_2 $ là các nghiệm ( nếu có ) của phương trình $ x^2 - 2x - 8= 0$
Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm : $ 2x_1 + x_2$ và $ 2x_2 + x_1$

PHẦN 3​
Xác định tham số để các nghiệm của phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện cho trước.​
Bài tập 4 ( Đề thi chọn HSG Toán Ba Lan, 1950 )
Cho hai phương trình bậc hai :
$$ x^2 + mx + n = 0 (1) $$
$$ x^2 + px + q = 0 (2) $$
Các tham số $m, n, p, q$ phải thỏa điều kiện gì để các nghiệm $ x_1, x_2 $ của (1) và $ x_3, x_4$ của (2) thỏa điều kiện: Mỗi phương trình có một nghiệm bị kẹp giữa các nghiệm của phương trình kia.

Bài 5 ( Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Toán trường THPT Trần Đại Nghĩa, TPHCM, 2002 - 2003 )
a, Cho phương trình $ x^2 - 5x - 1 = 0$. Gọi $ x_1, x_2 $ là các nghiệm của phương trình trên. Tính :
$$ A = ( x_1^2 - 4x_1 - 1 )( x_2^2 - 4x_2 - 1 ) $$
$$ B = ( x_1^3 - 5x_1^2 + 2 )( x_2^3 - 5x_2^2 + 2 )$$
b, Cho phương trình $ mx^2 + ( m^2 - 1 )x + 5 = 0$. Định $m$ để phương trình có hai nghiệm $ x_1^3 + x_2^3 = 0$.

- Đẳng thức đã cho không đối xứng giữa các nghiệm.
VD : $ 3x_1^2 + 4x_2^2 = 5; x_1 - x_2^3 = 5$

Bài 6 ( Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT Thạnh Mỹ Tây, TP.HCM, 1992 - 1993 )
Cho phương trình : $ x^2 + px + q = 0$. Tìm p và q, biết rằng phương trình có hai nghiệm $ x_1, x_2$ thỏa mãn :
$
$ \left\{\begin{array}{l}x_1 - x_2 = 5\\x_1^3 - x_2^3 = 35\end{array}\right. $$

p.s: phần 2 mình nghĩ k cần....phần 4 mình xin đk post sau.. sau 24h mình sẽ post lời giải
 
S

san1201

Câu 6

ta có $x_1-x_2=5$ \Leftrightarrow $(x_1-x_2)^2=25$
$(x_1-x_2)^2=(x_1+x_2)^2-4x_1x_2$
\Leftrightarrow $(x_1-x_2)^2=(-p)^2-4q$
\Leftrightarrow $p^2-4q=25$ (1)

$x_1^3-x_2^3= (x_1-x_2)^3+3x_1x_2(x_1-x_2)$
\Leftrightarrow $x_1^3-x_2^3= 5^3+3.q.5$
\Leftrightarrow $x_1^3-x_2^3=125+15q$
\Leftrightarrow $125+15q=35$ (2)

Từ (1) và (2) giải ra ta có $ p=7$ hoặc $-7$ và $q=-6$
 
F

forum_

Quá 15 tiếng rồi :D. Chắc là giải đc nhỉ :)

PHẦN 1
Lập phương trình bậc hai khi biết nghiệm số của nó.​

Bài 1 : Lập phương trình bậc hai có các hệ số hữu tỉ và có một nghiệm là :
$ \dfrac{\sqrt{2} - \sqrt{3}}{\sqrt{2} + \sqrt{3}}$

$x=\dfrac{\sqrt{2} - \sqrt{3}}{\sqrt{2} + \sqrt{3}}=\dfrac{2-3}{(\sqrt{2} + \sqrt{3})^2}$ \Leftrightarrow $-1=x(5+2\sqrt[]{6})$

\Leftrightarrow $-5x-1=2x\sqrt[]{6}$

Giả sử 2 vế ko âm, bình phương rồi rút gọn đc

$x^2+10x+1=0$
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom