Sử $\color{BLUE}{\fbox{LỊCH SỬ}\bigstar\text{THÔNG TIN LỊCH SỬ-NGHIÊN CỨU SÂU VÀ CHI TIẾT}\bigstar}$

S

scientists

Hé lộ “nữ điệp viên” xinh đẹp dưới trướng Trần Thủ Độ

kienthuc.net.vn- Công chúa Ngoạm Thiềm quyết vì ngôi báu của họ Trần mà cam phận về với Nguyễn Nộn, kẻ không chút danh giá, lại là địch thủ của triều đình.


Theo sử sách, khi nhà Trần mới lập, Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng là hai thế lực lớn nhất chống "tân" triều đình, phò nhà Lý. Vì không thể đối phó cùng lúc với cả hai kẻ địch, Thái sư Trần Thủ Độ đã sắp đặt gả Công chúa Ngoạn Thiểm cho Nguyễn Nộn...


Sách Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần ghi: Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu (nay là vùng Hải Dương), còn Nguyễn Nộn chiếm cứ vùng Bắc Giang. Cả hai tuy đều chống đối họ Trần, nhưng lại đồng thời là kẻ thù "không đội trời chung". Biết rõ điều đó, Trần Thủ Độ định kiếm kế tiêu diệt từng thế lực một. Đang lúc lo lắng mưu toan thì cơ may đến. Tháng 12 năm Mậu Tí (1228), Nguyễn Nộn bất thình lình đem quân tấn công và giết được Đoàn Thượng. Con của Đoàn Thượng là Đoàn Văn đem hết gia thuộc đầu hàng Nguyễn Nộn. Thế là trong chỗ không ngờ, kẻ thù Nguyễn Nộn đã giúp triều Trần tiêu diệt bớt đối thủ mạnh.


ktt_diepvien1_kienthuc.jpg




Tuy nhiên, từ buổi đó, thanh thế của Nguyễn Nộn rất lừng lẫy. Trần Thủ Độ lo lắng, chia quân chống giữ và sai sứ đem thư đến chúc mừng, gia phong Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương; đồng thời đem Công chúa Ngoạn Thiềm gả cho kẻ thù.


Lúc ấy, theo Việt sử giai thoại, sứ mạng của Công chúa Ngoạn Thiềm rất lớn: phải làm sao để vừa từng bước lung lạc Nguyễn Nộn, vừa thường xuyên cung cấp tin tức về tình hình thế lực Nguyễn Nộn cho triều đình rõ. Vì thế, có thể xem Ngoạn Thiềm là nữ điệp viên đặc biệt, phát huy quyền lực mềm của Trần Thủ Độ.


Dù là kẻ chơi bời chè chén bừa bãi, nhưng Nguyễn Nộn vẫn rất tỉnh táo, hết sức cảnh giác đối với Công chúa Ngoạn Thiềm. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: Nguyễn Nộn cho xây nơi ở riêng cho Ngoạn Thiềm và canh phòng rất cẩn mật, khiến Ngoạn Thiềm không sao thu thập được tin tức gì.


Để xoay chuyển tình thế, không thu được tin mật gửi Trần Thủ Độ thì phải tìm cách làm tiêu hao sinh lực địch, Công chúa Ngoạn Thiềm cùng một toán người hầu xinh đẹp đã triệt để tận dụng sắc đẹp, khiến viên tướng háo sắc này mê mệt trong nhục dục. Và chỉ ba tháng sau, Nguyễn Nộn bị bạo bệnh mà mất. Đó là năm Kỉ Sửu (1229). Trần Thủ Độ thở phào nhẹ nhõm. Song, từ thời điểm đó, mọi thông tin về Ngoạn Thiềm cũng bỗng dưng... mất vết.


Theo một số tài liệu, trong lịch sử tồn tại của Vương triều Trần, không phải duy nhất Công Chúa Ngoạn Thiềm được sử dụng như một quyền lực mềm, thâm nhập vào lòng dịch để làm nội gián, mà còn có công chúa Huyền Trân, An Tư... Tháng Chạp năm Ất Dậu (1285), hơn nửa triệu quân Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu, tràn sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Khi giặc áp sát kinh thành Thăng Long, tình hình trở nên vô cùng căng thẳng, nhiều tôn thất nhà Trần như: Trần Kiện, Trần Lộng và hoàng thân Trần ích Tắc đã đem toàn bộ gia quyến và liêu thuộc đi đầu hàng.


Trần Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả, mà quân ta lại cần có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, nên vua Trần Thánh Tông không còn cách nào khác, phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai dâng em gái út cho Trấn Nam Vương Thoát Hoan, để tạm cầu hòa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ viết vẻn vẹn: "Sai người đưa Công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan, là muốn làm thư giãn loạn nước vậy".


Tuân theo lệnh vua và vì an nguy của xã tắc, Công chúa An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính mạng để lâm trận đơn độc và làm nội gián cho triều Trần. Tháng 3 năm 1825, An Tư vào dinh Thoát Hoan (ở bờ Bắc sông Hồng). Ở trại giặc, Công chúa đã sống như thế nào, làm được những gì - không ai biết. Song, một điều rõ rằng, bà đã phải âm thầm nuốt nhục, chiều chuộng con trai của Hốt Tất Liệt... để làm tròn vai trò "hoà hảo", góp phần không nhỏ vào thắng của quân ta sau đó.


Bàn về việc làm này của nhà Trần, sử gia Ngô Thì Sĩ cho rằng: "Nhà Trần quen làm lối này, cốt được lợi trông thấy, đem má phấn đánh đổi lấy tràng thành, gả Ngoạn Thiềm cho Nguyễn Nộn, An Tư cho Thoát Hoan đều lối ấy cả...".
 
S

scientists

Bí ẩn cái chết của công chúa quên thân cứu nhà Trần

(Kienthuc.net.vn) - Với kế sách "Mỹ nhân kế", Trần Thánh Tông đã dùng chính sắc đẹp tài hoa của An Tư công chúa để đối phó với giặc.


Công chúa là con gái út của Trần Thánh Tông, em gái vua Trần Nhân Tông. Không rõ năm sinh và năm mất của bà. Hầu hết các sử sách đều chép bà là công chúa An Tư, duy chỉ có sách Việt sử tiêu án chép là công chúa Thiên Tư. Nói về công chúa An Tư, sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi ngắn gọn: "Vua Trần sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy".

Vì nước chấp nhận gian nan




Ngày ấy, vào đầu tháng 2 năm Ất Dậu (1285), sau nhiều lần vua Nguyên Hốt Tất Liệt sai sứ sang buộc vua Trần phải sang chầu, nếu vì lý do chính đáng nào đó không sang chầu được thì phải đưa vàng bạc châu báu sang thay và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo tay, mỗi hạng 2 người. Yêu sách của vua Nguyên không được vua Trần đáp ứng, vì thế vua Nguyên phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, sai Thái tử Thoát Hoan đem đại binh đánh tới Gia Lâm, vây hãm kinh thành Thăng Long, khiến Thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông phải di tản chiến lược bằng thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc, nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra.


Ngày 9/3/1285, thủy quân giặc Nguyên bao vây Tam Trĩ, suýt bắt được 2 vua Trần, trong khi tướng Trần Bình Trọng lại lâm trận, dũng cảm hy sinh ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế giặc mạnh và tấn công như vũ bão, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Nhượng và Hoàng thân Trần ích Tắc... mang gia quyến chạy sang trại giặc. Bấy giờ tướng Trần Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc nhưng không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu phản công, kế sách đối phó hữu hiệu nhất là "Mỹ nhân kế".


Bởi vậy, vua Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến sắc đẹp tài hoa tuyệt vời của người con gái út yêu quý của mình là công chúa An Tư. Vì nước, vì hiếu nghĩa, công chúa An Tư vâng lệnh vua cha và vua anh dũng cảm đi vào trận chiến chỉ có một mình, không một thanh gươm, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng đành chấp nhận gian nan tủi nhục, kể cả cái chết.


hinh-minh-hoa-an-tu-cong-chua-mau.jpg



Khoảng trống lịch sử

Công chúa An Tư sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, cũng còn là một người nội gián. Ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được những gì, cả bí mật bao trùm khó ai hiểu biết. Nhưng có điều chắc chắn là kể từ tháng tư năm 1285, sau khi An Tư chung sống bên cạnh tướng giặc Thoát Hoan, có lẽ vì những bí mật quân sự của giặc đã được tiết lộ qua An Tư và cũng vì đắm say nhan sắc của An Tư, tạo cơ hội cho quân nhà Trần bắt đầu phản công hầu khắp các mặt trận khiến cho quân giặc Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua bên kia biên giới. Không rõ trong các cuộc hỗn chiến ấy, việc sống chết của công chúa An Tư thế nào?


Sau chiến thắng, các vua Trần làm lễ tế cáo tại lăng miếu, khen thưởng các công thần, truy phong các tướng lĩnh, nhưng không hề nhắc đến công chúa An Tư. Như vậy công chúa còn sống hay đã chết trong đám loạn quân? Hay nàng đã được mang về phương Bắc?


Tại sách An Nam chí lược của Lê Tắc (Trắc) một thuộc hạ của Trần Ích Tắc và Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong có chép rằng: "Trước Thái tử (Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con...". Phải chăng người con gái họ Trần này là An Tư? Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định định điều ấy, nhưng dù triều Trần và sử sách có quên sự cống hiến của nàng cho đất nước và dân tộc thời chống ngoại xâm thì các thế hệ muôn đời sau vẫn mãi mãi dành cho nàng chỗ đứng kính trọng và thương cảm trong lòng dân tộc. Khoảng trống lịch sử đó sẽ được lấp đầy bằng tình cảm tôn kính của các thế hệ mai sau.
 
S

scientists

3 công chúa “hồng nhan bạc mệnh” của triều Nguyễn

(Kienthuc.net.vn) - Ba người chị em ruột này nổi tiếng về tài năng thơ phú, nhưng đều phải chịu những cảnh ngộ trớ trêu trong đời tư giữa chốn cung đình của mình.

Cả ba đều là con gái của vua Minh Mạng với bà Thục Tần Nguyễn Thị Bửu. Họ lần lượt có tên tự là Trọng Khanh,Thúc Khanh và Quý Khanh, nên được mệnh danh là Tam Khanh của nhà Nguyễn.

Công chúa Nguyệt Đình

Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh (1824-1892) tự Trọng Khanh, hiệu Nguyệt Đình, là con gái thứ 18 của vua Minh Mạng, chị cả trong Tam Khanh của nhà Nguyễn.

Thuở bé bà ở trong cung, đến năm 1849 thì cùng mẹ và hai người em gái ra ở Tiêu Viên trong phủ của anh trai là Tùng Thiện Vương Miên Thẩm – con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, đồng thời cũng là một nhà thơ nổi tiếng đương thời.
images1082161_cong_chua.jpg

Vốn thông minh, ham đọc sách, lại được Tùng Thiện Vương dẫn dắt nên Nguyệt Đình sớm bộc lộ khả năng thi phú của mình.

Năm 1850, bà kết hôn với Phạm Đăng Thuật, là con trai của Phạm Đăng Hưng, em của Phạm Thị Hằng, mẹ vua Tự Đức sau này. Hai vợ chồng cùng có tài nghệ thuật nên sống với nhau rất tâm đầu ý hợp. Tuy vậy, hai vợ chồng chỉ sinh được một con gái tên Uyển La, lại mất sớm vì bệnh tật.

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở màn cuộc xâm lược Việt Nam. Bi kịch tiếp tục xảy ra với Nguyệt Đình vào năm 1861, khi chồng bà vâng mệnh triều đình vào Nam Kỳ và chết vì việc nước.

Từ đó Nguyệt Đình thủ tiết, nuôi một đứa cháu là Phạm Đăng Tiến làm thừa tự, nhưng rồi thấy Tiến vô hạnh nên bà từ bỏ, dựng từ đường riêng ở trước mộ chồng. Bà mất năm 1892, dưới triều vua Thành Thái, được táng chung một chỗ với chồng.

Công chúa Nguyệt Đình có để lại bản thảo thơ gọi là Nguyệt Đình thi thảo, nhưng chưa được in ấn và hiện nay đã thất lạc hoàn toàn.

Công chúa Mai Am

Nguyễn Phúc Trinh Thận (1826 – 1904), tự Thúc Khanh, Nữ Chi, hiệu Diệu Liên, bút danh Mai Am là con gái thứ 25 của vua Minh Mạng.

Cùng với hai người chị em khác trong Tam Khanh, Lúc nhỏ bà sống trong Tử Cấm Thành, sau dời về Tiêu Viên của Tùng Thiện Vương, được tiếp xúc với thơ phú từ khi còn nhỏ.

Trong Tam Khanh, Mai Am được coi là người tài năng và nổi tiếng nhất. Bà là người sáng lập ra Thỉnh Nguyệt Đình, nơi bà chủ trì các đêm thơ có sự tham gia của nhiều danh sĩ đất kinh kỳ.

Năm 1850, bà kết hôn với hiệu úy Thân Trọng Di - cháu nội quan đại thần Thân Văn Quyền. Cuộc sống của bà với chồng tuy nhìn bề ngoài có vẻ yên ấm, nhưng bên trong thì không được hòa hợp.


Năm 1863, bà mới sinh con trai đầu lòng đặt tên Thân Trọng Mậu. Tuy nhiên, Mậu bị bệnh qua đời khi chưa đầy 5 tuổi. Vì đau đớn, bà đã làm 15 bài thơ khóc con. Sau này Mai Am không sinh thêm người con nào nữa.

Năm 1885, chồng bà theo vua Hàm Nghi ra Quảng Trị chống Pháp và mất tích giữa rừng trong một cuộc tấn công của kẻ thù, mãi mãi không tìm thấy xác. Mai Am lại viết 15 bài thơ khóc chồng, được khắc trên ngôi mộ giả của ông. Đến năm 1904 bà qua đời ở tuổi 79.

Hầu hết những sáng tác của Mai Am tập trung trong tập thơ chữ Hán mang tên Diệu Liên thi tập hay Lại Đức công chúa Diệu Liên tập, gồm 370 bài, còn được lưu giữ đến nay. Các tác phẩm của bà đã nhận được sự ca tụng của nhiều danh sĩ đương thời cũng như sau này.

Công chúa Tĩnh Hòa
Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa (1830 - 1882), tự Quý Khanh, Dưỡng Chi, hiệu Huệ Phố, biệt hiệu Thường Sơn, là con gái thứ 34 của vua Minh Mạng và là cô út trong Tam Khanh.

Cũng như hai người chị, Huệ Phố được lớn lên trong sự đào tạo bài bản về nghệ thuật. Vốn là người thông minh, bà sớm thông thạo kinh sử, thơ phú và âm nhạc.

Năm 1853, Tĩnh Hòa kết hôn với phò mã Đặng Huy Cát. Vì cùng yêu thích thơ ca nên hai người sống rất tâm đầu ý hợp. Nhưng đường con cái của Tĩnh Hòa cũng không được trọn vẹn. Bà sinh được 4 người con thì 3 người chết sớm. Người con còn lại là Đặng Hữu Phổ thi đỗ Cử nhân và làm đến chức Thị độc Nội các.

Khi Tôn Thất Huyết dấy binh chống Pháp, hai cha con Đặng Huy Cát - Đặng Hữu Phổ đã đi theo quân khởi nghĩa. Trong một cuộc tấn công quân Pháp ở Quảng Điền (Huế) năm 1885, cả hai đã bị bắt. Đặng Hữu Phổ bị kết án tử hình cùng năm, còn Đặng Huy Cát bị tù đày.

Dù vậy, bà đã không phải chứng kiến những biến cố đau đớn này vì đã qua đời trước đó ba năm (1882).

Công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa mất để lại cho hậu thế một tác phẩm duy nhất là Huệ Phố thi tập. Sáng tác này gồm bốn quyển với 216 bài thơ chữ Hán do bà viết từ năm 1845 cho đến những ngày cuối đời.
 
S

scientists

Tần Thủy Hoàng chết vì “nghiện” nuốt thủy ngân?
Kienthuc.net.vn - Việc phát hiện và khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một bước tiến dài trong ngành khảo cổ và giúp các sử gia có cái nhìn sâu hơn về một triều đại từng rất hưng thịnh trong lịch sử Trung Hoa, đồng thời nguyên nhân cái chết bất ngờ của Tần vương cũng bắt đầu hé mở.

Lăng mộ chứa nhiều bí ẩn

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cách thành phố Tây An 35km, phía nam là núi Linh Sơn và phía bắc là sông Vỹ, vị trí này được coi là "đế thủy" của Tần vương. Các nhà địa lý Trung Hoa ngày xưa cho rằng, vùng này mang thế đất con rồng. Lăng mộ Tần vương nằm trong lòng núi Lệ, được xem là ở chính giữa khu vực mắt rồng. Bởi vậy, đây là khu lăng mộ rất linh thiêng và mang nhiều điển tích kỳ lạ bao quanh.

Bà Hua Yue (81 tuổi), một cao niên sống gần núi Linh Sơn kể: "Theo truyền thuyết, cứ đến ngày rằm hàng tháng, đội quân đất nung lại sống dậy, hô vang câu thề quyết bảo vệ hoàng đế Tần Thủy Hoàng bằng thứ ngôn ngữ cổ. Còn hoàng đế thì ngồi trên ngai vàng, quan sát sự hùng vĩ của nơi cung điện tọa lạc với vẻ uy nghiêm và oai hùng".


images1074987_tanthuyhoang1_kienthuc.net.vn.jpg

Tần Thủy Hoàng - vị vua tàn bạo đời Tần.


Gần 4 thế kỷ đã trôi qua, các nhà khảo cổ học đã khám phá thêm nhiều di tích quanh lăng mộ của vị vua nổi tiếng tàn bạo Tần Thủy Hoàng. Đến thời điểm này, họ đã khai quật được hơn 2.000 chiến binh đất nung trong lăng mộ. Họ hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến Đội quân đất nung của Tần vương mỗi bức tượng một khuôn mặt, một trạng thái cảm xúc. Ý nghĩa của chúng cũng là điều gây tò mò cho các lịch sử gia và họ đang tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu Đội quân kỳ lạ này.

Theo dự đoán của các chuyên gia khảo cổ, còn khoảng hơn 6.000 bức tượng nữa, một con số khá lớn so với một lăng mộ vua chúa ở Trung Hoa thời xưa. Quá trình khai quật lăng mộ cũng gặp nhiều khó khăn, bởi các bức tượng đã bị thời gian "mài mòn" đi khá nhiều. Nhà khảo cổ Romey cho biết: "Khi chúng tôi bắt đầu khai quật đội quân đất nung vào những năm 70, do các bức tượng tiếp xúc với không khí và ánh sáng một cách đột ngột nên sau thời gian ngắn, từng mảng sơn bắt đầu bong ra và phai màu dần.

Ngày nay, chúng tôi đã tìm ra một kỹ thuật mới để bảo vệ màu sơn khi khai quật. Nếu khoa học có nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại và phương pháp khai quật tiến bộ, lăng mộ sẽ không bị thiệt hại nghiêm trọng và nhiều bí mật của lăng mộ cũng sẽ được giải đáp".

Điều mong muốn lớn nhất của các nhà khoa học chính là mở được khu lăng mộ trung tâm của Tần Thủy Hoàng và những bí mật ẩn sâu trong đó, mặc dù họ vẫn muốn bảo tồn những báu vật của thế giới cổ đại đầy màu sắc. Theo tài liệu cổ để lại, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã xây dựng cả một thế giới ngầm dưới lòng đất. Ở đó là cả một vương quốc với đền đài, cung điện nguy nga, trần hang động được mô phỏng theo bầu trời đêm với những vì sao làm từ ngọc trai.

Đặc biệt, vị vua còn chuẩn bị cho mình cả những phi tần bằng đất nung, nhưng đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy một bức tượng phi tần nào. Sách sử có ghi: "Ngôi mộ hoàng đế lộng lẫy, tất cả đều bằng vàng, xung quanh được đính đá quý, rải châu báu từ trong ra ngoài". Phần mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn là một dấu hỏi lớn với các nhà khoa học, bởi họ cũng không chắc chắn phần mộ của ông có thực sự nằm trong khu lăng mộ trung tâm hay không.

Phần mộ của vị vua đầu tiên của nhà Tần có những gì? Đây luôn là câu hỏi thu hút sự tò mò của công chúng không chỉ ở Trung Quốc mà còn là thắc mắc của rất nhiều các nhà khảo cổ và nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới.

Các tài liệu viết về lăng mộ Tần Thủy Hoàng thường nói tới những hệ thống bẫy rắc rối và bí ẩn có thể làm bị thương hoặc lấy mạng bất cứ ai dám xâm nhập vào đây. Tuy nhiên, lý do chính xác hơn là các nhà khảo cổ chưa đủ tự tin với công nghệ hiện tại do e ngại có thể làm hỏng những đồ vật chắc chắn là cực kỳ quí báu.

Họ cũng sợ cả những đồn đại về sự bí ẩn của lăng mộ Tần vương cũng tương tự những lời nguyền xung quanh lăng mộ Tutankhamun ở Ai Cập trước khi các nhà khảo cổ khai quật. Tuy nhiên, nếu những huyền sử là đúng thì lăng mộ Tần Thủy Hoàng đang chôn giấu một kho báu và đồ trang trí lớn hơn bất kỳ lăng mộ vua chúa nào trong lịch sử thời cổ đại, kèm theo đó là những lời nguyền đáng sợ.

Thủy ngân - phương thuốc “trường sinh bất tử” của Tần vương?

Tần Thủy Hoàng không chỉ là một vị vua mang tiếng tàn ác, giết người không ghê tay mà còn là một vị vua hoang tưởng với giấc mơ bất tử. Vị Tần vương dần trở nên điên khùng bởi các loại hóa chất kỳ dị nhằm duy trì sự bất tử để "vĩnh viễn trị vì trên ngôi báu". Ngay việc xây dựng cả một thế giới thu nhỏ với cung vua có đầy đủ binh lính bảo vệ quanh ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng đã thể hiện rõ điều này.

Có lẽ, Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại. Vị vua này sẵn sàng bỏ cả hoàng cung để đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Và rồi cuối cùng, vị hoàng đế này cũng tìm ra phương thuốc "quý giá" đó.


images1074994_tanthuyhoang2_kienthuc.netnv.jpg


Đội quân chiến binh đất nung bên trong lăng mộ khai quật được.

Trong một lần lang thang ở Quốc sử quán (nơi lưu trữ sách sử), Tần Thủy Hoàng bất ngờ tìm thấy một cuốn sách cổ về y học thời xưa. Cuốn sách này có đề cập đến một chất có thể ban cho con người một cuộc sống bất tử, trẻ mãi không già, đó chính là thủy ngân lỏng. Quá đỗi vui mừng, Tần Thủy Hoàng liền cho người đi khắp nơi, thu thập lượng lớn thủy ngân về cung. Thậm chí, Tần Thủy Hoàng còn cho xây một con sông thủy ngân lỏng vây quanh cung điện ngầm của mình.

Nguồn thông tin duy nhất về lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng như dòng sông thủy ngân được ghi chép rất cẩn thận trong cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên, sống vào đời Hán. Cuốn sách ra đời một thế kỷ sau khi Tần Thủy Hoàng chết. Tư Mã Thiên miêu tả rằng, hơn 700.000 người đã được huy động đào hầm ngầm xuyên dưới ba con sông. Khu hầm mộ được lát toàn bộ bằng đồng. Các nghệ nhân đã trang trí trần bằng châu báu mô phỏng bầu trời và các vì tinh tú, tạo ra sông và biển bằng thủy ngân, được xem là sức mạnh bảo tồn sự sống thời đó. Thậm chí, dân gian còn thêu dệt một loại máy đặc biệt đã được tạo ra nhằm giúp dòng sông thủy ngân luôn chảy.

Chính con sông chứa đầy thủy ngân ghi trong sử sách là lý do khác khiến các nhà khoa học phải bất đắc dĩ dừng việc khám phá. Thủy ngân ở đây có nồng độ rất cao, nếu cố khai quật vào sâu bên trong sẽ gây nguy hiểm như xói mòn, sạt lở đất ở khu vực xung quanh và tạo điều kiện cho thủy ngân thoát ra ngoài, gây ô nhiễm. Tuy nhiên, các sử gia vẫn đặt ra nghi vấn, lượng thủy ngân để tạo nên sông và biển cũng lên tới hàng chục ngàn tấn, liệu Tần Thủy Hoàng có đủ khả năng để thu thập được số thủy ngân lớn như vậy? Nhưng vì mộ Tần vương chưa được khai quật nên họ không thể biết chắc chắn những điều Tư Mã Thiên mô tả đúng đến đâu.

Trong nỗ lực kiểm chứng câu chuyện của Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân, 4.000 di vật được tìm thấy đã có phản ứng với radar xác định dấu hiệu hơi thủy ngân. Thật đáng ngạc nhiên, các kết quả xét nghiệm đã khẳng định những dấu hiệu tìm được là của thủy ngân, nhất là khu vực lăng mộ. Mọi bằng chứng đều hướng tới giả định: Có một dòng sông thủy ngân chảy quanh mộ Tần Thủy Hoàng, thậm chí là xung quanh tấm bản đồ nhà Tần.

Nhà khảo cổ Romney nói: "Có lẽ, thủy ngân chính là lý do khiến Tần Thủy Hoàng chết. Tần vương đã nuốt thủy ngân với ước muốn được trường thọ nhưng không ngờ, nó lại đặt dấu chấm hết cho cuộc đời vị vua tàn bạo ở tuổi 49".

Trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên có ghi: Tần Thủy Hoàng chết vì bạo bệnh và rất nhiều những cuốn sử khác cũng thừa nhận điều "dường như" đã hiển nhiên này. Cũng theo Sử ký, Tần Vương từ nhỏ đã mang bệnh, thể chất yếu đuối, lại làm việc quá sức, mỗi ngày phê duyệt văn thư lên tới 60 cân. Bởi thế, nguyên do dẫn đến cái chết của Tần Thủy Hoàng được kết luận là do mắc bệnh, cộng thêm sức ép của việc triều chính nặng nề, tham vọng bá quyền lúc nào cũng đè nặng trên vai của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Vậy, đâu là sự thật cho cái chết của Tần Thủy Hoàng? Liệu Tần vương có thực sự bị bạo bệnh hay không? Câu trả lời nằm trong chính khu lăng mộ trung tâm chưa được khai quật.
Theo NĐT
 
S

scientists

Ai là Từ Hi Thái hậu “phiên bản Việt Nam”?

(Kienthuc.net.vn)- Giữa hai nhân vật lịch sử, một của Trung Quốc và một của Việt Nam là Từ Hi Thái hậu và Tuyên phi Đặng Thị Huệ có rất nhiều điểm tương đồng…

Từ gái quê, trở thành người kiểm soát vua chúa nhờ nhan sắc

Từ Hi Thái hậu (1835–1908) có tên tục là Ngọc Lan, xuất thân từ một gia đình nông dân. Bà được đưa vào cung khi mới 16 tuổi, trong bối cảnh triều Mãn Thanh đang đi xuống, vua Hàm Phong ăn chơi sa đọa, bỏ bê việc triều chính.

Vua Hàm Phong khi ấy đã lập hoàng hậu và có tới 3000 cung nữ. Nhưng ngay từ lần đầu gặp mặt, vua đã say đắm Ngọc Lan vì sắc đẹp đặc biệt của cô thôn nữ này. Và Ngọc Lan đã tận dụng ưu thế của mình để chi phối hoàng đế cho đến tận ngày ông băng hà. Bà đã nhanh chóng được phong đến chức Ý Quý nhân, từ đó bắt đầu cuộc sống xa hoa gây huynh đảo cả triều đình Mãn Thanh.

Để duy trì nhan sắc, Từ Hi Thái hậu đã sử dụng rất nhiều món ăn quái đản. Tương truyền, bà nuôi 2 con chuột bạch bằng nhân sâm và cao lương mỹ vị, khiến chúng chuyển thành màu đỏ, rồi sai người đem đi hầm để ăn.

Bà cũng cho trồng trà trên núi, để đến mùa đông, khi hoa trà bị tuyết phủ, bà cho thả một đàn ngựa ra ăn hoa trà. Sau những con ngựa bị mổ ruột ra để lấy hoa trà trong bao tử chế thành trà uống, gọi là Trãm Mã Trà.

Cũng giống như Từ Hi Thái hậu, Tuyên Phi Đặng Thị Huệ vào cung năm 16 tuổi. Bà cũng là con nhà thường dân, có cuộc sống nghèo khổ, phải sống bằng nghề hái chè. Từ khi còn niên thiếu, Huệ đã nổi tiếng có sắc đẹp nhất vùng.

Khi Thị Huệ vào cung, chúa Trịnh Sâm đang có một cuộc sống hoang đàng xa xỉ với hàng trăm mỹ nữ. Tuy vậy, ông đã thích Huệ ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Với nhan sắc trời phú và tài đối đáp thông minh, Thị Huệ nhanh chóng chiếm được vị trí số một trong trái tim Trịnh Sâm. Ông phong cho Huệ làm Tuyên phi và cưng chiều hết mực.
images1073784_dang_thi_hue.jpg

Được chúa sủng ái, Huệ trở nên lộng hành, thường đóng kịch trước mặt chúa. Có khi Huệ không mặc gì, chỉ khoác lên người một chiếc khăn rất mỏng, lượn lờ qua lại để khiêu khích chúa. Chúa lao vào ôm thì Huệ lẩn rất nhanh, khiến chúa sôi cả máu lên mới thôi.

Khi có chuyện không vừa ý, Huệ thường giả vờ xây xẩm mặt mày, rồi kêu khóc thảm thiết. Có lần chúa thấy Huệ đang đùa nghịch viên ngọc ngọc dạ quang - báu vật truyền đời của gia tộc trên tay, liền bảo: Nhè nhẹ thôi, đừng làm ngọc xây xát!

Huệ liền thẳng tay ném viên ngọc xuống đất, trách chúa trọng của khinh người, rồi khóc lóc và bỏ sang cung khác. Chúa phải dỗ dành mãi Huệ mới chịu làm lành...

Sinh thế tử và giành quyền lực triều đình

Khi đã đạt những nấc thang danh vọng đầu tiên, Ngọc Lan chịu sức ép phải sinh được quý tử nối ngôi nếu muốn giành được nhiều quyền lực hơn nữa. Và bà đã sinh ra một đứa con trai vào năm 1856, người sau này sẽ trở thành Hoàng đế Đồng Trị. Từ lúc này, bà càng được sủng ái.

Sau khi Hoàng đế Hàm Phong qua đời, Hoàng hậu Từ An và Ý Quý nhân được triều đình tôn xưng là Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu và đảm nhận vai trò phụ chính cho Hoàng đế Đồng Trị còn nhỏ tuổi.

Với tham vọng quyền lực cùng tính cách quyết đoán và trí thông minh hơn người, Từ Hi Thái hậu từng bước gạt bỏ vai trò của Từ An Thái hậu và Hoàng đế Đồng Trị để trở thành người kiểm soát hoàn toàn việc triều chính. Sự hách dịch và độc đoán của bà lúc này đã lên đến đỉnh điểm…

Quay lại với phủ chúa Trịnh, vào năm 1777 Đặng Thị Huệ đã sinh con trai, được chúa yêu quý lấy tên mình thuở nhỏ đặt cho con là Cán. Trịnh Cán sớm tỏ ra là đứa trẻ khôi ngô và có thiên tư.

Trước đó, một quý phi tên là Ngọc Hoan đã sinh con trai cho chúa, đặt tên là Tông. Chúa Trịnh Sâm không yêu Ngọc Hoan nên không muốn lập Trịnh Tông làm Thế tử, mặc dù Trịnh Tông đã 15 tuổi và nhiều tài năng. Hiểu được suy nghĩ của chúa, Thị Huệ âm mưu cướp ngôi Thế tử cho Trịnh Cán.

Lúc này, triều đình chia làm 2 phe: phe Trịnh Tông, phe Trịnh Cán. Tuy vậy, phe Trịnh Tông đã thất thế sau một âm mưu giành ngôi bất thành. Từ đó, phe cánh của Thị Huệ ngày càng mạnh, người phụ nữ này ngày càng lộng hành.

Năm 1781, chúa Trịnh Sâm qua đời. Thị Huệ thông đồng với Huy quận công Hoàng Đình Bảo - một người đấy quyền lực trong phủ chúa - lập Trịnh Cán lên ngôi chúa. Tuyên phi Đặng Thị Huệ nghiễm nhiên trở thành người điều khiển triều chính giúp con, trên thực tế là nắm quyền kiểm soát toàn bộ triều đình.

Kết cục đau đớn cho hai mỹ nhân đam mê quyền lực

Cả Từ Hi Thái hậu và Tuyên phi Đặng Thị Huệ đều phải hứng chịu kết cục đáng buồn trong sự nghiệp của mình.

Dưới sự cầm quyền bảo thủ Từ Hi Thái hậu, triều đại Mãn Thanh đã suy yếu đến cùng cực. Trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân phương Tây đe dọa, bà hoàng này đã lấy số tiền dự tính đóng chiến hạm theo kiểu châu Âu để sửa sang Di Hòa viên làm nơi tĩnh dưỡng lúc về già.

Bà phải gánh chịu trách nhiệm về việc quân đội triều đình thảm bại khi liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, dẫn đến việc nhà Thanh phải ký hòa ước Tân Sửu nhục nhã năm 1901, mở đường cho Trung Quốc biến thành một chiếc bánh bị các cường quốc nhảy vào xâu xé…

Trái với Từ Hi Thái hậu giữ được ngôi vị cho đến lúc chết, quyền lực của Tuyên phi Đặng Thị Huệ sụp đổ rất nhanh chóng. Sau khi Trịnh Cán lên ngôi chúa, tình hình xã hội trở nên rất rối ren, dân chúng vô cùng hoang mang trước nguy cơ họa loạn.

Năm 1781, binh lính thân Trịnh Tông nổi loạn, truất ngôi Trịnh Cán và đưa Trịnh Tông lên ngôi vương. Phe cánh Đặng Thị Huệ bị truy lùng và trả thù ráo riết. Bản thân Thị Huệ bị giáng xuống hàng thứ dân, sau này đã uống thuốc độc tự vẫn trong sự uất ức và tiếc nuối thời kỳ hoàng kim.

Những biến cố này khiến quyền lực họ Trịnh suy yếu và sụp đổ hoàn toàn trước sức mạnh của nhà Tây Sơn vài năm sau đó.
 
S

scientists

5 mỹ nhân TQ có “của trời cho”... tê tái quỷ thần(1)

(Kienthuc.net.vn) - Tiếng khóc của họ làm kinh hãi đất trời, tê tái cả quỷ thần, viết nên những khúc bi ca ai oán nhất.


Tự cổ chí kim, phận nữ liễu yếu đào tơ vốn hay đa sầu đa cảm. Tâm hồn họ dễ yếu mềm, dễ xao động. Chả thế mà có lời ví von, tâm tình các nàng tựa như miếng bọt biển đẫm nước, chỉ cần vắt nhẹ, nước đã thi nhau nhỏ giọt. Không ít mày râu cũng vì giọt lệ nữ nhi mà mềm lòng.


Trong xã hội Trung Quốc cổ đại có 5 mỹ nhân đã lưu danh sử sách cũng chính nhờ những giọt nước mắt đầm đìa, ấy là: “Ban Trúc” Nga Hoàng và Nữ Anh, “Hám Thành” Mạnh Khương Nữ, “Đoạn trường” Thái Văn Cơ, “Kinh điểu” Lâm Đại Ngọc. Tiếng khóc của họ làm kinh hãi cả đất trời, làm tê tái cả quỷ thần, viết nên những khúc bi ca ai oán nhất.

Dưới đây là câu chuyện cụ thể về các nàng:


Hai mỹ nhân “khóc loang khóm trúc”


Nga Hoàng và Nữ Anh đều là con gái của vua Nghiêu, phụng mệnh cha “kết tóc se duyên” cùng Thuấn đế. Để lo liệu chuyện chính, thứ khi làm phi tử cho hai con gái yêu, vua Nghiêu bèn nghĩ ra một “diệu kế”. Khi ấy, nhân lúc Thuấn đang muốn dời về Bồ Phản, vua Nghiêu bèn lệnh cho hai con gái của mình xuất phát từ Bình Dương đi Bồ Phản, ai tới trước sẽ là chính cung, ai tới sau đành chấp nhận kém phận.


Nga Hoàng vốn bản tính chất phác, thực thà, nàng nhảy lên lưng ngựa mà thẳng tiến. Nữ Anh lại rất thích phô trương, nàng đủng đỉnh trèo lên một cỗ xe có la kéo, trông thực hoành tráng. Nhưng lúc này đang tiết hạ oi bức, cả ngựa lẫn la đều mồ hôi đầm đìa. Khi đi qua phía Bắc thôn Tây Dương, gặp một con suối, hai nàng liền dừng chân nghỉ giải lao một lát để lũ ngựa, la uống nước cho đỡ khát, rồi lại tiếp tục lên đường.


mynhan2_kienthuc-net-vn.jpg
Ảnh minh họa.​

Trên đường đi, chẳng ngờ con la kéo xe của Nữ Anh đột nhiên đau đẻ, nên chuyến hành trình bị gián đoạn. Lúc này, Nga Hoàng đã cưỡi ngựa đi được quãng xa. Nữ Anh bị rớt lại phía sau, chỉ còn biết ngóng theo bụi hồng bám gót ngựa phi của đại tỷ.


Dẫu phân chính thứ, nhưng Nga Hoàng, Nữ Anh đều rất hòa thuận khi sống chung một nếp nhà, giúp Thuấn đế an tâm mà lo việc thiên hạ.


Sau 39 năm chấp chính, vua Thuấn tới vùng sông Trường Giang thị sát, không may ông lâm bệnh đột ngột và qua đời ở đất Thương Ngô hoang dã. Thi hài Thuấn đế được chôn cất trên núi Cửu Nghi, nay thuộc huyện Ninh Viễn, Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam.


Hai vợ yêu của Thuấn nghe tin dữ, liền tới phương Nam tìm ông. Trên bờ Tương Giang, họ hướng về phía núi Cửu Nghi mà nước mắt lưng tròng. Những giọt lệ khóc thương của Nga Hoàng, Nữ Anh cứ thế tuôn rơi, thấm ướt cả những khóm trúc, khiến đám trúc xanh cũng lốm đốm vết lệ.


Những cây trúc ấy trở thành “Ban trúc” (trúc có vết đốm) của phương Nam, còn được gọi là trúc Tương Phi.


Có thuyết cho rằng, vua Thuấn mất, Nga Hoàng và Nữ Anh cũng chẳng thiết sống. Hai nàng liền gieo mình xuống dòng sông đang cuồn cuộn sóng nước, trở thành nữ thần sông Tương. Có bài thơ Đường tuyệt hay, ca ngợi tấm lòng thủy chung son sắt của hai mỹ nữ này:


Ngu đế nam tuần khứ bất hoàn,
Nhị phi u oán vân thủy gian.
Đương thời huyết lệ tri đa thiểu?
Trực đáo nhi kim trúc thượng ban.


Tạm dịch:


Vua Ngu đi mãi không về,
Hai phi ai oán giữa dòng sông Tương.
Biết bao huyết lệ tuôn rơi?
Tới nay trúc đốm vẫn còn khóc than.


Tới nay, đã hơn 5.000 năm trôi qua, nhưng trên lá trúc vẫn thấm vết lệ của hai nàng Nga Hoàng và Nữ Anh. Tình cảm sâu đậm giữa vợ chồng họ quả xưa nay hiếm. Cũng vì lẽ ấy, Nga Hoàng và Nữ Anh cũng trứ danh thiên hạ vì những giọt nước mắt than thương khi mất chồng.


(Còn nữa)
 
S

scientists

“Đoạn trường” Thái Văn Cơ


Thái Văn Cơ là con gái danh sĩ Thái Ung sống vào thời Tam Quốc, số phận của nàng vô cùng thê lương. Do loạn Đổng Trác, Thái Ung cha nàng bị Tư đồ Vương Doãn giết chết. Về sau, tại vùng Quan Trung lại xảy ra hỗn chiến giữa Lý Thôi và Quách Dĩ, dân chúng khắp vùng Trường An nháo nhác tìm nơi lánh nạn. Thái Văn Cơ cũng theo đám dân đen lưu lạc khắp phương.


Có thuyết cho rằng, khi ấy, quân Hung Nô thừa cơ cướp phá, vơ vét tài sản của bách tính. Một ngày nọ, Thái Văn Cơ bị quân Hung Nô bắt đi. Đám lính thấy nàng trẻ đẹp nên đem dâng cho Tả Hiền Vương. Thoáng chốc nàng đã sống 12 năm ở đất Nam Hung Nô, an phận làm vợ Tả Hiền Vương.


Sau khi quan hệ giữa Nam Hung Nô và nhà Hán trở nên hữu hảo, Tào Tháo mới chợt nhớ ra, con gái của Thái Ung - một người bạn đã mất của mình nay vẫn bị cầm giữ nơi đất khách quê người, bèn phái sứ giả đem theo lễ vật tới chuộc về. Tào Tháo còn đích thân làm mối gả nàng cho Đồn Điền đô úy Đổng Tự.


Ngờ đâu, ít lâu sau đó, Đổng Tự phạm pháp, bị thuộc hạ của Tào Tháo bắt, xử tội chết. Thấy chồng sắp bị xử tử, Thái Văn Cơ vô cùng lo lắng, vội chạy ngay tới Ngụy Vương phủ để cầu xin. Nàng xõa tung tóc, đi chân trần, vừa vào phủ đã quỳ ngay xuống trước mặt Tào Tháo mà giãi nỗi tâm tư. Cuối cùng, tấm chân tình của mỹ nhân cũng khiến Tào Tháo rung động và tha chết cho chồng nàng.


Nghĩ về cuộc đời lắm nỗi truân chuyên của mình, lại thêm nhớ thương con gái hiện còn lưu lại đất Hung Nô, Thái Văn Cơ quặn thắt nỗi lòng, niềm hạnh phúc hồi hương bị nỗi sầu bi khi cốt nhục chia ly nhấn chìm, khiến nàng chẳng còn thiết sống. Mắt ngấn lệ, nàng viết “Bi phẫn thi” và “Hồ già thập bát phách”, để lại cho đời những áng thơ được xem là “thiên cổ tuyệt xướng”. Trong bài “Bi phẫn thi”, nàng viết:

Đán tắc hiệu khấp hành,
Dạ tắc bi ngâm toạ,
Dục tử bất năng đắc,
Dục sinh vô nhất khả.
Bỉ thương giả hà cô,
Nãi tao thử ách hoạ?


Dịch thơ:


Sớm đi thê thảm khóc,
Tối rên, chỉ biết ngồi.
Muốn chết mà không được,
Muốn sống chẳng đường thôi.
Ta nào gây tội lỗi,
Sao đày đọa hỡi trời?

(Điệp Luyến Hoa dịch - Trích nguồn: Thivien.net)


Trong bài “Hồ già thập bát phách”, nàng giãy bày tâm tư:


Thành đầu phong hỏa bất tằng diệt
Cương trường chinh chiến hà đắc yết ?
Tử khí triêu triêu xung tái môn
Hồ phong dạ dạ xuy biên nguyệt
Cố hương cách hề âm trần tuyệt
Khốc vô thanh hề khí tương yết
Nhất sinh tân khổ hề duyên biệt ly
Thập phách bi thâm hề lệ thành huyết.


Dịch:


Tôi sinh ra bản tính vô vi
Tôi vào đời nhà Hán suy vi
Trời ác độc chừ làm chia cắt
Đất ác độc chừ gặp thời loạn ly
Gươm giáo đầy rẫy chừ khắp nơi nguy hiểm
Dân chúng lưu vong chừ ai cũng sầu bi
Lửa khói ngập trời chừ người Hồ hưng thịnh
Ý chí dư thừa chừ tình nghĩa suy
Tục lạ xứ người chừ không thích hợp
Gặp cảnh ô nhục chừ than với ai
Sáo thổi một hồi chừ đàn một phách
Lòng đau đớn chừ không người hay!


(Người dịch: phanlang @www.tvvn.org – Trích nguồn: thivien.net )


Tâm tình của Thái Văn Cơ làm rung động khắp chốn Trường Thành, khiến ai ai cũng nhỏ lệ thương cảm. Chính vì thế, nàng trở thành một trong số những “khốc nữ” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cổ đại.


(Còn tiếp)
 
S

scientists

Chẩn bệnh vô sinh cho đại mỹ nhân Dương Quý Phi

Kienthuc.net.vn - Đẹp đến như Dương Quý Phi còn có tỳ vết: cơ thể có mùi hôi, bạc phúc vô sinh, thậm chí là bị tiểu đường. Quả khó mà đạt tới độ “mười phân vẹn mười”.

Là một trong bốn mỹ nhân có vẻ đẹp vĩnh cửu của Trung Quốc cổ đại, Dương Quý Phi nổi tiếng thiên hạ bởi nhan sắc “tu hoa” (đến hoa cũng hổ thẹn). Ngợi ca nhan sắc khuynh nước khuynh thành của Dương Quý Phi, “thi tiên” Lý Bạch có bài: “Thanh bình điệu”: “Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung, Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng. Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến, Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng”. (Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. Gió xuân dìu dặt giọt sương trong. Ví chăng non ngọc không nhìn thấy, Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông - Ngô Tất Tố dịch).

48-a55c6.jpg


Nhưng phàm là con người khó mà đạt tới độ “thập toàn thập mỹ”. Nhà văn Kỷ Liên Hải trong cuốn "Kỷ Liên Hải khâm phục Tứ Đại Mỹ Nhân" từng đúc kết ra rằng, xưa nay, người ta vẫn hay tôn sùng nhan sắc tuyệt trần của các nàng, mà ít ai để ý, tứ đại mỹ nhân cũng như bất kỳ một người nào khác, vẫn có những điểm yếu của mình.

Riêng với Dương Quý Phi, mỹ nhân có vẻ đẹp “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” bị cho là có những khiếm khuyết về sức khỏe. Ngoài giả thuyết cơ thể mỹ nhân có mùi hôi, còn có một số giả thuyết cho rằng, Dương Quý Phi gặp trục trặc ở đường sinh nở và mắc bệnh nội tiết.


Nỗi buồn vô sinh

Dân gian Trung Quốc thường lưu truyền câu nói: “Hoàn phì, Yến sấu”, ý chỉ Dương Quý Phi béo, Triệu Phi Yến gầy. Vẻ đẹp phú thái đầy đặn của Dương Quý Phi - người con gái sắc nước hương trời trong cung nhà Đường từng được xem là chuẩn mực cho nét đẹp của người phụ nữ bấy giờ.

Trong bài “Trường hận ca”, thi nhân Bạch Cư Dị cũng có câu thơ hàm ý mô tả vẻ đẫy đà của người đẹp: “Ôn tuyền thủy hoạt tẩy ngưng chi” (ý chỉ nước suối nóng chảy trôi mỡ tụ). Nhưng chính cơ thể tròn trịa, đẫy đà ấy lại trở thành con dao hai lưỡi, khiến Dương Quý Phi mắc phải những trở ngại về sức khỏe.

Có quan điểm cho rằng, vẻ đầy đặn là nguyên nhân khiến đại mỹ nhân không thể thụ thai. Dấu hiệu vô sinh xuất hiện ngay từ thời Ngọc Hoàn hãy còn bừng bừng sức xuân, sống nghĩa phu thê mặn nồng với Hoàng Thọ vương Lý Dục – con thứ 18 của Đường Huyền Tông. Dù trong độ tuổi lý tưởng để thụ thai, nhưng Dương Quý Phi vẫn không có tin mừng.


Nếu xét ở góc độ y học hiện đại, quá béo là tác nhân gây hại tới tử cung, thậm chí dẫn tới chứng ung thư nội mạc tử cung. Với những phụ nữ có thân hình quá khổ, tổ chức mỡ sẽ khiến nội tiết tố androgen trong máu biến chuyển thành một loại oestrogen đặc biệt có khả năng gây ung thư.
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, phụ nữ quá mập mạp thường không có kinh nguyệt đều đặn. Khi vòng kinh bị rối loạn, cơ chế rụng trứng cũng trở nên thất thường và dẫn tới nguy cơ bị đa nang buồng trứng hoặc không có progesterone ức chế tăng sinh nội mạc tử cung, dễ gây ra hiện tượng tăng sinh quá độ nội mạc tử cung, thậm chí dẫn tới chứng ung thư nội mạc tử cung. Thực tế cho thấy, những phụ nữ có vấn đề ở tử cung và buồng trứng thường gặp trắc trở về khả năng sinh nở.
Khốn khổ vì chứng tiểu đường?
Lại có quan điểm cho rằng, Dương Quý Phi có khả năng bị tiểu đường. Trong đông y, căn bệnh này được gọi là chứng tiêu khát và đã xuất hiện từ thời xưa. Rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như gen, môi trường, thói quen ăn uống, vận động thể lực, stress. Trong đó, những người có thân hình quá mập, thói quen ăn uống thiếu khoa học, uống nhiều rượu hoặc căng thẳng thần kinh kéo dài…thường dễ có nguy cơ mắc bệnh.




Người xưa chỉ ca tụng Dương Quý Phi là “viên ngọc quý” sở hữu vẻ đẹp tròn trịa, đầy đặn, nhưng ít ai quan tâm tới vấn đề sức khỏe của đại mỹ nhân. Nhưng theo cách nhìn nhận của người hiện đại, vẻ đẫy đà, nảy nở của người đẹp thời Đường thực chất là dấu hiệu của bệnh tật. Các nghiên cứu y học chỉ rõ, béo phì là một nguyên nhân có thể dẫn tới chứng tiểu đường. Những người quá mập mạp cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao bị tiểu đường.
Dương Quý Phi vốn rất thích ăn vải. Vải ở miền Bắc không ngon ngọt như ở phía Nam, nên để chiều lòng người đẹp, Đường Minh Hoàng thường sai quân vượt đường xa xôi diệu vợi, chở vải tươi từ phương Nam về tận kinh đô cho nàng thưởng thức.
Mỗi chùm vải đều mang nặng mồ hôi, thậm chí cả mạng sống của người lẫn ngựa. Dương Quý Phi thường đứng trên lầu cao mà ngóng trông người về. Khi nhìn thấy bụi tung mù mịt từ xa, nàng khấp khởi mừng thầm vì biết vải đã được đem về. Nhà thơ Đỗ Mục thời Đường trong bài: “Quá hoa thanh cung tuyệt cú”có hai câu mô tả việc này: “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu, Vô nhân tri thị lệ chi lai” ((Bụi hồng người đẹp mỉm cười, Nào ai đã biết vải tươi mới về).
Ai cũng biết, vải là loại quả chứa hàm lượng đường cao, cũng là món ăn không tốt với người bị tiểu đường. Các nghiên cứu y học cho thấy, thích ăn đồ ngọt tuy không liên quan trực tiếp tới chứng bệnh này, nhưng nếu ăn quá nhiều ngọt, sẽ ảnh hưởng tới tụy, từ đó dẫn tới bệnh tiểu đường. Trong cuốn “Tân Đường thư Huyền Tông Quý Phi Dương thị truyện” cũng đề cập tới thú nghiện ăn vải của người đẹp Ngọc Hoàn. Ăn nhiều đâm nghiện, vậy ai dám đảm bảo, nàng không mắc phải căn bệnh nội tiết này?.
(Còn nữa)
 
S

scientists

Lại nói, Dương Quý Phi còn có thú vui uống rượu và uống rất cừ. Điều này từ lâu đã không còn là bí mật trong chốn hậu cung. Vở diễn nổi tiếng trong kinh kịch “Quý Phi say rượu” cũng mô tả cảnh mỹ nhân vì ấm ức chuyện hoàng đế không tới đình Bách Hoa như đã hẹn, liền một mình uống rượu tiêu sầu tới mức say mèm rồi đau khổ trở về cung.
Theo ghi chép của sử sách, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi thường cùng nhau thức đêm ẩm tửu đối ca. Tương truyền, vì rất nâng niu, trân trọng thân thể ngọc ngà của đại mỹ nhân, nhà vua từng mời nghệ nhân khéo tay làm một chiếc cốc dành riêng cho người đẹp. Cốc này mỗi lần chỉ rót được phân nửa, nếu rượu đầy ngập sẽ tràn sạch ra ngoài.
Những nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, thói quen uống rượu trong thời gian dài là một yếu tố khác khiến chứng tiểu đường thêm trầm trọng. Vì vậy, nguy cơ mắc bệnh của Dương Quý Phi không phải là không có.
Một biểu hiện khác cho thấy người đẹp có bệnh trong người là vì những căng thẳng lâu ngày khi sống trong chốn hậu cung. Nhà thơ Bạch Cư Dị trong “Trường hận ca” từng lột tả đến tận cùng mức độ sủng ái mà bậc thiên tử dành cho Dương Ngọc Hoàn bằng hai câu nổi tiếng: "Hậu cung giai lệ tam thiên nhân, tam thiên sủng ái tại nhất thân” (Hậu cung giai nhân trên ba ngàn, ba ngàn yêu chiều dồn mình nàng).
Với nhan sắc trời phú như vậy, chẳng khó lý giải khi Đường Huyền Tông dù “tam cung, lục viện” vẫn đắm say, mê mẩn và hết mực sủng ái nàng. Nhưng chốn hậu cung vốn nhiều hiểm nguy. Vị trí của Dương Quý Phi luôn có nguy cơ bị tranh giành bởi những phi tần, mỹ nữ khác. Trong vở “Quý Phi say rượu” cũng đề cập tới điều này. Dương Ngọc Hoàn vốn bày tiệc tại đình Bách Hoa để đợi Đường Huyền Tông tới cùng vui vẻ, nhưng đợi hoài đợi mãi mà chẳng thấy bóng dáng người thương. Hóa ra hoàng đế đã đổi ý, tới Tây cung vui vẻ cùng Mai Phi, để mặc mỹ nhân ngóng trông trong vô vọng. Ngọc Hoàn vì tức giận, tủi hờn đã một mình ẩm tửu tiêu sầu tới mức say mèm. Điều thú vị là trong “Dương Thái Chân ngoại truyện” của Nhạc Sử đời Tống có chi tiết kể rằng, chị của Dương Quý Phi, tức Quắc Quốc phu nhân cũng có ý tranh giành với em gái, “dĩ bất biến ứng vạn biến” mà có được sủng ái của Đường Huyền Tông.

Cũng như những triều đại phong kiến khác, người đẹp trong chốn hậu cung thời Đường Huyền Tông nhiều vô số kể, nên chuyện phi tử phải nghĩ trăm phương ngàn kế để được hoàng đế yêu chiều là lẽ thường tình. Vì vậy, Dương Quý Phi khó lòng tránh khỏi chuyện “đấu đá”, tranh giành với đám phi tần trong cung. Sống giữa môi trường luôn phải kèn cựa, cạnh tranh gay gắt như vậy, chắc hẳn, nàng phải chịu đựng những áp lực nặng nề về mặt tinh thần. Xét theo góc độ sinh lý, áp lực tinh thần quá lớn sẽ khiến nội tiết bị rối loạn, dễ có nguy cơ bị tiểu đường. Rối loạn nội tiết phải chăng cũng là nguyên nhân khiến đại mỹ nhân dù bừng bừng sức xuân vẫn không thể mang thai rồi sinh nở như bao phụ nữ khác.

Như vậy, thân hình mập mạp, thói quen ăn uống không khoa học và thường xuyên căng thẳng, áp lực có thể đã khiến đại mỹ nhân xuất hiện những dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Nhưng dù có tỳ vết trên cơ thể hay những khiếm khuyết về sức khỏe, Dương Quý Phi với nhan sắc tuyệt mỹ của mình vẫn là viên minh châu lấp lánh mà đấng quân vương luôn nâng niu, trân trọng như một báu vật chốn hoàng cung.

Thùy Dương (theo Sina, Huanqiu)
 
S

scientists

Khiếm khuyết của Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa
vietnamnet.vn-Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi đều không phải là người hoàn hảo, họ cũng có những nhược điểm riêng nhưng điều quan trọng là họ biết cách để khắc phục và làm tôn vẻ đẹp của mình lên.

tay_thi.jpg


Tây Thi

Tây Thi - An Dĩ Hiên
Mặc dù có sắc đẹp "trầm ngư" (cá lặn) nhưng nàng Tây Thi lại có đôi bàn chân to hơn người bình thường rất nhiều. Vì thế, nàng đã nghĩ ra một biện pháp để giấu đi nhược điểm của mình. Kết hợp với niềm đam mê nhảy múa, Tây Thi thường mặc những chiếc váy dài quá mắt cá, đồng thời nàng tự tạo cho mình một đôi guốc gỗ, như vậy không những Tây Thi khiến mình trở nên mềm mại hơn trong các điệu múa, vừa có thể che đi đôi chân thô kệch.

07.JPG


Ðiêu Thuyền
Điêu Thuyền: tai nhỏ

Người đẹp "bế nguyệt" (trăng cũng phải nấp vào mây) Điêu Thuyền có thể thực hiện mỹ nhân kế một cách thuận lợi là vì nàng có vẻ đẹp trời cho không ai sánh được. Tuy nhiên, đôi tai của nàng lại hoàn toàn lạc lõng so với cơ thể hoàn hảo đó. Tai của Điêu Thuyền rất nhỏ, nhỏ tới nỗi nhiều lúc nàng không thể nghe rõ. Biết nhược điểm của mình nên Điêu Thuyền thường xuyên chăm chút cho đôi tai, nàng gắn lên đó những chiếc khuyên ngọc thạch thật đẹp.

49d1eef8_vuong_chieu_quan.jpg


Vương Chiêu Quân

Vương Chiêu Quân: lệch vai

Mỹ nhân có vẻ đẹp "lạc nhạn" (chim sa) cũng có chút tự ti về bờ vai của mình. Vì vậy, mỗi lần đi ra ngoài, Vương Chiêu Quân thường khoác thêm chiếc áo lông thú. Những chiếc áo mềm mại đã giấu đi được khiếm khuyết của Chiêu Quân, ngoài ra, màu sắc sặc sỡ của chúng đã tôn lên vẻ đẹp như tranh vẽ của nàng.


7374213.jpg


Dương Quý Phi

Dương Quý Phi: có mùi hôi cơ thể



Mỹ nhân có vẻ đẹp "tu hoa" (hoa cũng phải héo rũ vì hổ thẹn) Dương Quý Phi có mùi cơ thể rất khó chịu. Vì thế nàng rất thích tắm. Ngoài ra, mỗi lần tắm, Dương Quý Phi lại cho thêm một chút hoa tươi vào chậu nước, mùi thơm của những cánh hoa thấm đều trên làn da của nàng vừa có thể át đi mùi hôi khó chịu, vừa khiến nàng lúc nào cũng thơm tho.


Những nhược điểm trên của Tứ đại mỹ nhân cũng chỉ là truyền thuyết, còn sự thực ra sao thì vẫn không có cách nào chứng minh. Nhưng sắc đẹp và tài năng của các mỹ nhân là có thật và sự thực là tên tuổi của họ tới nay vẫn được người đời nhắc tới.

 
S

scientists

10 sự kiện lịch sử nổi bật vào ngày 8/3
(Kienthuc.net.vn) - Trong lịch sử thế giới, ngày 8/3 là ngày xảy ra nhiều sự kiện quan trọng như ngày lên ngôi của Nữ hoàng Anh Anne hay Cách mạng tháng Hai ở Nga...

su_kien%201_kienthuc_btth.jpg


Năm 1702, Nữ hoàng Anh Anne lên ngôi báu sau khi vua William III qua đời.

su_kien%202_kienthuc_wrdh.jpg


Ngày 8/3/1844, Vua Oscar I lên ngai vàng trị vì Thụy Điển và Na Uy.

su_kien%203_kienthuc_psih.jpg


Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại New York, Mỹ: 12 giờ làm việc/ngày. Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được đánh dấu lần đầu tiên được tổ chức (19/3) ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ. Khi đó, hơn một triệu người tham gia.

su_kien%2011_kienthuc_zkgt.jpg


Ngày 8/3/1917, cuộc Cách mạng Nga (thường gọi là Cách mạng tháng Hai - theo lịch Nga cũ) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhằm lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Sa hoàng Nikolai II và vương triều Romanov trị vì hơn 300 năm ở nước Nga.

su_kien%205_kienthuc_eslg.jpg


Ngày 8/3/1921: Thủ tướng Tây Ban Nha là Eduardo Dato bị ám sát khi đi ra từ tòa nhà Quốc hội ở Madrid.

su_kien%206_kienthuc_ihbq.jpg


Ngày 8/3/1924, vụ nổ mỏ than tại Castle Gate, Utah khiến 171 người thiệt mạng.

su_kien%207_kienthuc_zqvv.jpg


Ngày 8/3/1942, quân đội Hà Lan đầu hàng Nhật Bản, kết thúc thời kỳ nước này áp đặt sự thống trị tại khu vực Đông Ấn. Quân đội Hà Lan đã chính thức rút quân toàn bộ khỏi đảo Java sau khi cuộc chiến tranh kết thúc được 2 tháng.


su_kien%208_kienthuc_bngx.jpg


Ngày 8/3/1950, Nguyên soái Liên Xô Voroshilov (bên trái ảnh) thông báo với thế giới rằng, nước này đã phát triển bom nguyên tử.

su_kien%2010_kienthuc_aqsn.jpg


Ngày 8/3/1985: Vụ đánh bom xe ô tô xảy ra tại Beirut, Lebanon khiến 45 người thiệt mạng, 175 người bị thương. Mục tiêu của vụ đánh bom trên được cho là một giáo sĩ Hồi giáo Shia cực đoan Sheikh Muhammad Husain Fadlallah.

su_kien%2012_kienthuc_hygk.jpg


Ngày 8/3/2013, Triều Tiên bãi bỏ tất cả các hiệp ước không xâm phạm giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Trong ảnh là binh sĩ Triều Tiên.
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

Nhan sắc ma chê quỷ hờn của những bà hoàng Trung Hoa

(Phunutoday) - Khi nói đến vợ vua, ai cũng nghĩ đó đều là những trang tuyệt sắc, nghiêng nước nghiêng thành. Vậy nhưng, trong thực tế có không ít bà hoàng Trung Hoa lại sở hữu nhan sắc mà mỗi lần nói đến đều khiến người ta phải rùng mình vì mức độ “quá xấu”.

Mô Mẫu - nhan sắc “quỷ dạ xoa”, trái tim hiền đức

Hoàng Đế là nhân vật mở đầu cho lịch sử viễn cổ Trung Hoa, là một trong ba vị vua thời thái cổ của Trung Quốc (bên cạnh Phục Hy, Thần Nông). Ông họ Công Tôn, tên Miên Viên, cũng có họ khác là Hùng thị. Trong cuộc đời mình, Hoàng Đế lấy 4 người vợ, đó là Luy Tổ, Phương Lôi Thị, Đồng Ngư Thị, Mô Mẫu, và có tổng cộng 25 người con.

Về sau, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn trở thành những nhân vật lỗi lạc, kế tục sự nghiệp của Hoàng Đế. Một trong các bà vợ của ông là Mô Mẫu và đây cũng được xem là người đàn bà xấu nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Mô Mẫu vô cùng xấu xí, nhan sắc của bà thậm chí còn được ví với quỷ dạ xoa. Trong “Tứ tử giảng đức luận”, Hán Vương Tử Uyên có nói: “Mô mẫu người lùn, dù hiền lành nhưng vẫn không giấu nổi (bộ mặt) xấu.

Tuy nhiên, ẩn bên trong nhan sắc xấu xí kinh hoàng ấy lại là một trí tuệ vượt bậc và một trái tim hiền đức. Đức hạnh của Mô Mẫu được phụ nữ đương thời ca ngợi. Trong “Cửu chương, tích vãng nhật”, Khuất Nguyên đã đánh giá Mô Mẫu rất cao cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Nhà thơ Khuất Nguyên khi viết về bà đã dành những lời thơ đẹp nhất, ca tụng bà là một người phụ nữ hoàn hảo. Và cũng chính vì thế mà Hoàng Đế đã cưới một người đàn bà có nhan sắc xấu xí như vậy làm vợ mình.

Truyền thuyết nói rằng, những chiến công của Hoàng Đế như đánh bại Viêm Đế, giết Xuy Vưu đều có sự góp công, góp sức của Mô Mẫu. Không phụ kỳ vọng của chồng, ngoài khả năng thực thi chính sách đức hóa, Mô Mẫu còn hiệp trợ đắc lực Hoàng Đế trải qua 52 trận chinh chiến, đánh bại Xuy Vưu, hàng phục Thần Nông, bình định thiên hạ, thống nhất 3 đại bộ lạc, kết thúc thời kỳ hỗn mang, kiến dựng quốc gia đầu tiên có chủ quyền trên thế giới. Mô Mẫu luôn tận tụy giúp đỡ Hoàng Đế từ phía sau.

Bà âm thầm, lặng lẽ làm mọi công việc để Hoàng Đế có thể yên tâm đánh bại kẻ thù. Do đó, những thắng lợi của Hoàng Đế trong các trận chinh chiến, hợp nhất các bộ lạc để yên lòng thiên hạ, đưa Trung Quốc cổ đại tiến đến thời kỳ văn minh hơn… có đóng góp không nhỏ của Mô Mẫu. Hoàng Đế được coi là vị vua đầu tiên của Trung Quốc tỏ ra tôn sùng vẻ đẹp nội tâm thay vì vẻ bề ngoài. Như vậy, cũng có thể nói Mô Mẫu góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp khai mở một thời đại văn minh trong lịch sử dân tộc Trung Hoa.

Vương hậu tài đức Chung Vô Diệm

Chung Vô Diệm tên thật là Chung Ly Xuân, người đất Vô Diệm, nay thuộc phía Đông huyện Đông Bình, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Bà có tên thường gọi là Chung Ly Vô Diệm. Chung Vô Diệm là người đàn bà xấu xí nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, được mệnh danh là một trong Ngũ xú Trung Hoa.



Đó là một người đàn bà với trán dô, mắt trũng sâu như miệng hố, bụng to, mũi hếch, yết hầu trồi lên như đàn ông, da đen như hắc ín, đầu đã to mà lại ít tóc, lưng gù, chân như cột đình…

Chính vì bà xấu quá nên đến 40 tuổi mà Chung Vô Diệm vẫn chưa lấy được chồng. Thế nhưng, điều đáng kinh ngạc hơn cả là người đàn bà sở hữu vẻ ngoài xấu xí ấy lại trở thành vợ của Tề Tuyên Vương, một ông vua nổi tiếng hiếu sắc trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Tề Tuyên Vương (đầu thế kỷ 3 trước Công Nguyên) là một ông vua nổi tiếng “túng dâm”. Tuyên Vương mê tên nịnh thần Vương Hoàn có tính ham rượu và chơi ngông, bèn cho xây Tuyết Cung, mở vườn săn để thỏa sở thích ngông cuồng. Không những thế, nhà vua còn tín nhiệm nhóm Tắc Hạ quy tụ các triết gia, văn gia, chính trị gia, chuyên đàm thiên thuyết địa, không có gì thực tiễn.

76 thành viên Tắc Hạ đều được ăn lương Đại phu nhưng không giúp việc triều đình. Thời Tề Tuyên Vương chấp chính, chính trị nước Tề hủ bại, quốc sự tối tăm. Năm 316 trước Công nguyên, Yên Vương đem vương vị trao cho đại thần Tử Chi, dẫn đến đại loạn. Mạnh Kha là khanh tướng của Tề Vương, khuyên Tuyên Vương thừa cơ phạt Yên. Khuông Chương được giao nhiệm vụ lãnh đạo quân Tề tấn công nước Yên.

Sau 50 ngày, Khuông Chương chiếm toàn bộ lãnh thổ nước Yên, giết chết Yên Vương, bắt sống Tử Chi và lóc thịt. Quân Tề còn tru sát bách tính, dân Yên phản kháng khiến Khuông Chương phải triệt thoái. Mạnh Kha khuyên Tề Tuyên Vương lấy cái nhân để mưu đồ bá nghiệp, không nên giết hại dân mà nên lập vua ở đất Yên. Nhưng Tề Tuyên Vương không nghe những lời trung chính. Chính vào thời điểm này, người đàn bà xấu xí bậc nhất Chung Ly Xuân đến quốc đô với quyết tâm can gián Tề Vương, bất chấp cái chết có thể ập xuống đầu mình.

Chuyện xưa kể lại rằng, một hôm, Tề Tuyên Vương mở đại yến vui đùa cùng với mỹ nữ và các quan lại. Trong lúc nhà vua đang vui vẻ, say mê yến tiệc thì ở ngoài ngọ môn có một người đàn bà trán rộng mắt sâu, hầu lộ, mũi cao, răng lồi, cổ bạnh, xông thẳng vào triều. Lính ngọ môn thấy người cổ quái như vậy liền chặn người đàn bà lại. Người đàn bà không hề kinh sợ mà bình tĩnh xưng danh: “Ta ở huyện Vô Diệm, họ Chung Ly tên là Xuân, tuổi gần 40 còn kén chồng. Nghe đại vương mở yến ở Tuyết Cung, ta đến yết kiến, xin vào hậu cung quét dọn”.

Nhìn thấy nhan sắc của Chung Ly Xuân, bọn lính đều bưng miệng cười, không cho vào. Tuy nhiên, trước thái độ kiên quyết của Chung Ly Xuân, một tên lính vào tâu với Tuyên Vương. Chung Ly Xuân được vào bái kiến Tuyên Vương. Vừa nhìn thấy dung mạo của Chung Ly Xuân, Tuyên Vương đã bịt mũi bảo Chung Ly Xuân phải đứng cách xa. Trong khi đó, bá quan văn võ đều ôm bụng cười ngặt nghẽo trước nhan sắc xấu xí của người đàn bà họ Chung.

Tuyên Vương hỏi: “Phi tần trong cung quá nhiều, người nào cũng đẹp, mụ thì xấu quá. Chốn hương đảng chẳng ai hỏi tới mụ. Giờ mụ đến đây xin xỏ ta điều gì? Hoặc mụ có tài gì lạ không?”. Chung Ly Xuân liền trợn mắt, hếch răng, vỗ vào đầu gối bình bịch, nói: “Nguy lắm! Nguy lắm!... Thiếp trợn mắt là thay vua nhìn vào cái nạn binh lửa, hếch răng thay vua trị tội những kẻ chống lại lời can gián, cất tay thay vua đổi kẻ sàm nịnh, vỗ gối thay vua đạp phá yến này”.

Tuyên Vương nghe Ly Xuân nói vậy liền nổi giận, mắng: “Quả nhân làm sao có bốn điều ấy? Mụ nhà quê dám nói càn. Hãy lôi cổ ra ngoài!”. Chung Ly Xuân bình tĩnh nói: “Khoan! Để thiếp kể bốn tội đó của đại vương rồi sẽ chịu chết. Thiếp nghe Vệ Ưởng nước Tần dùng biến pháp canh tân nước Tần thành một cường quốc, không bao lâu họ sẽ đánh ra ải Hàm Cốc, cùng với Tề quyết đề kháng. Tất nhiên, Tề không cự lại Tần. Nay, đại vương trong triều không có lương tướng, ngoài biên thiếu canh phòng. Thần thiếp trừng mắt thấy đại vương thế đó”.

Rồi Chung Ly Xuân lại tiếp lời: “Đại vương tham rượu, đắm sắc, bao nhiêu trang quốc sắc đại vương bắt đem về, bỏ bê triều chính. Người trung nghĩa, bậc trí thức can gián, đại vương không hề nghe. Thần thiếp hếch răng nói với đại vương những lời đó. Bọn Vương Hoàn ưa xu nịnh, đám tắc Hạ khoa ngôn, đại vương tin bọn ấy, lương phạn cứ cấp đủ cho chúng, nhưng nước Tề ta chẳng nhận được gì.

Bệ hạ bị chúng mê hoặc, xã tắc sắp đảo điên, nên thần thiếp mới thay đại vương đuổi bọn chúng! Đại vương xây Tuyết Cung, mở Liệp Uyển làm dân cùng nước kiệt, thiếp vỗ vào gối thay đại vương phá bỏ những thứ ấy đi”. Nói xong những lời can gián ấy, Chung Ly Xuân bèn quỳ lạy mà nói: “Hết lời! Đại vương giết đi”. Trước những lời lẽ thống thiết mà hợp tình, hợp lý của Chung Ly Xuân, Tề Tuyên Vương như bừng tỉnh, bèn than rằng: “Nếu không có lời Chung Ly nữ, ta không bao giờ thấy được những lỗi lầm của mình”.

Vậy là, Tuyên Vương lập tức dẹp bỏ hết yến tiệc, đem Chung Ly Vô Diệm về cung phong làm Vương hậu, đuổi tên Vương Hoàn, giải tán nhóm Tắc hạ... Sau đó, với sự trợ giúp của nàng Chung, vua Tề đã làm cho nước mình trở nên cường thịnh. Người có tài có đức trong thiên hạ thấy nhà vua sủng ái người đàn bà vừa già, vừa xấu nhưng đức hạnh đó càng tin tưởng, ra mặt cống hiến.

Túc Lựu - cô gái bướu cổ thành hoàng hậu nước Tề

Túc Lựu cũng người nước Tề, làm nghề chăn tằm, dệt lụa. Nàng là cô gái xấu xí, dị dạng bởi một khối u lớn ở cổ. Bởi ai nhìn thấy cũng ghê nên đã đến tuổi trưởng thành mà Túc Lựu vẫn chẳng có ai hỏi cưới. Một lần, Tề Mẫn Vương đi tuần du Lâm Truy, quê hương Túc Lựu. Thấy vua đi với cả một đoàn ngựa xe lộng lẫy, cờ xí rợp trời, dân chúng xung quanh nô nức đổ ra đón. Chỉ có nàng Túc Lựu vẫn thản nhiên hái dâu bên đường. Vừa ngạc nhiên vừa “tự ái”, vua cho gọi lại hạch hỏi, nàng trả lời: “Bố mẹ sai đi hái dâu, thiếp không dám để tâm đến việc gì khác”.

Hỏi han thêm mấy câu thấy cô gái đối đáp thông minh, cứng cỏi, nhà vua thú vị vì cô gái quê mà tỏ ra không màng danh lợi, không sợ uy quyền nên ra lệnh đón về cung. Tưởng Túc Lựu cảm động, dập đầu tạ ơn, không ngờ nàng từ chối: “Chưa xin phép cha mẹ đã lên xe với người khác là hành vi xấu xa.

Nếu nhà vua không dùng lễ để tương cầu, thiếp dù chết cũng không dám tuân lệnh”. Tề Mẫn Vương đành dùng lễ chính thức đón nàng vào cung. Thấy nhà vua long trọng rước về một người con gái dị dạng, các mỹ nữ trong cung thảy đều bật cười, khinh thị. Nhưng tất cả phải tái mặt, im tiếng khi Tề Mẫn Vương sẵng giọng: “Cái đẹp của diện mạo sao dám sánh với vẻ đẹp của đức hạnh? Bên ngoài lụa thơm, gấm đẹp mà bên trong hỏng nát, xấu xa thì có ích gì?”.

(Còn nữa)
 
S

scientists

Giả Nam Phong - hoàng hậu vừa xấu xí vừa tàn bạo

Nhắc đến các hoàng hậu xấu ma chê quỷ hờn, không thể không nói đến Giả Nam Phong. Có điều trong khi những bà vợ vua kể trên được người đời kính trọng vì dung mạo tuy xấu xí nhưng tài đức rạng rỡ, thì hoàng hậu của Tấn Huệ Đế lại khiến thiên hạ rùng mình vì xấu cả nết lẫn người. Giả Nam Phong là con gái Giả Sung – công thần khai quốc nhà Tây Tấn, có công giúp cha con Tư Mã Chiêu – Tư Mã Viêm lật đổ nhà Tào Ngụy. Mẹ bà là Quách Hoè, nhờ chồng cũng được phong tước Quảng Thành quân. Giả Sung không có con trai, chỉ sinh được bà và một người em gái là Giả Ngọ.

images630862_Gia_Nam_Phong.jpg
Giả Nam Phong
Khi Tư Mã Viêm lên ngôi hoàng đế (265), Giả Nam Phong lên 9 tuổi. Dù người con lớn nhất là Tư Mã Trung có trí tuệ kém phát triển nhưng Tấn Vũ Đế vẫn lập làm thái tử. Năm 271, Vũ Đế tính chuyện kén con dâu. Ban đầu, Vũ Đế định chọn con gái đại thần Vệ Quán cho Trung, nhưng sau đó lại nghe hoàng hậu Dương Diễm khuyên nên lấy con gái Giả Sung. Lúc đó, thái tử Trung lên 13 tuổi, Vũ Đế sai người đến hỏi con gái nhỏ của Giả sung là Giả Ngọ lên 12. Nhưng lúc đó Giả Ngọ quá bé, không mặc vừa áo cưới. Vì vậy, Vũ Đế thấy Giả Sung có con gái lớn là Giả Nam Phong đã lên 15 tuổi, bèn cho lấy thái tử. Từ đó Giả Nam Phong trở thành thái tử phi.

Theo như những gì sử sách chép lại, Giả Nam Phong có thân hình lùn, chỉ cao chừng 1m40, người cục mịch, chân vừa ngắn vừa to, lưng gù, da đen, răng vẩu. Các nét trên mặt không cân đối với cái mũi tẹt và hếch, đôi môi dày thâm sì, vẻ mặt trông dữ tợn và nanh ác. Người ta thường nói rằng toàn bộ cái xấu mà trời đất có thể gom góp được đều tụ lại hết ở Giả Nam Phong. Và điều kinh khủng hơn cả là tâm địa của người đàn bà này cũng đen tối, xấu xa như vẻ bên ngoài của bà ta.

Ngay khi còn là thái tử phi cho đến lúc ở ngôi hoàng hậu, Giả Nam Phong đều giết người không gớm tay, từ các mỹ nữ nhận được ân sủng của chồng mình cho đến các vị quan không ăn cánh với bà. Trước khi cưới Giả Nam Phong, Tư Mã Trung đã được vua cha ban cho cung nhân Tạ Cửu. Tạ Cửu được phong làm Tài Nhân. Giả Nam Phong chỉ sinh được 4 công chúa, còn Tài nhân Tạ Cửu lại sinh được người con trai là Tư Mã Duật. Sau khi diệt được Đông Ngô, Tấn Vũ đế sa vào hưởng lạc, ít chú ý đến triều chính. Thấy Tư Mã Trung trí tuệ kém, Vũ Đế cũng có lo ngại về người kế vị, bèn làm phép thử. Vũ đế giao cho Trung phê thử một tập tấu sớ của các quan. Giả Nam Phong lo sợ Tư Mã Trung bị phế sẽ mất ngôi hoàng hậu trong tương lai nên tìm cách sai người làm hộ cho Tư Mã Trung.

Giả Nam Phong tìm đến quan nội thị Trương Hoằng. Nội thị Trương Hoằng khuyên rằng: Hoàng thượng biết Thái tử không giỏi chữ, nếu viết uyên bác quá sẽ lộ ra là nhờ người làm hộ. Giả Nam Phong bèn nhờ Trương Hoằng lại khéo léo dùng lối văn chân phương nông cạn để diễn đạt. Tư Mã Trung cứ thế theo bài mẫu chép lại và mang nộp cho vua cha. Tấn Vũ đế cho rằng Trung cũng ít nhiều có hiểu biết nên tạm gác việc thay thái tử.

Năm 274, hoàng hậu Dương Diễm mất, Vũ Đế lập em họ Dương Diễm là Dương Chỉ làm Hoàng hậu, tức là Dương hoàng hậu thứ hai. Cha của Dương hậu là Dương Tuấn được cất nhắc làm đại thần. Giả phi rất độc ác, có lần vì không vừa lòng bèn giết luôn người hầu trong cung. Một cung nữ khác trong cung có thai với thái tử, Giả phi phát hiện bèn lấy ngọn kích nhỏ cầm tay phóng đến làm người cung nữ bị thương và xảy thai. Vũ Đế đế thấy Giả phi vừa xấu xí mà tính tình lại hung hãn, thường có ý phế bỏ.

Tuy nhiên, mỗi lần Vũ Đế nổi giận, Dương hoàng hậu lại can rằng nên nể Giả Sung có công lớn với triều đình mà để cho Giả Nam Phong tại vị. Vì vậy Giả Nam Phong mới không bị phế truất. Tuy nhiên Giả phi không biết ý tốt của mẹ chồng, lại cho rằng Dương hậu nói xấu mình với Vũ Đế nên mang oán hận trong lòng. Con cả của Trung là Tư Mã Duật còn nhỏ đã tỏ ra là người thông minh lanh lợi, khiến Vũ Đế rất yêu quý. Vệ Quán nhiều lần khuyên Tấn Vũ đế nên thay ngôi thái tử. Vũ Đế cho rằng tuy con *** nhưng cháu giỏi thì sau này có thể giúp con, vì vậy càng thôi ý định thay thái tử.

Năm 290, Tấn Vũ Đế mất, Tư Mã Trung lên nối ngôi, tức là Tấn Huệ Đế. Giả Nam Phong lên ngôi hoàng hậu. Cha Dương thái hậu là Dương Tuấn, tức là ông ngoại của Huệ Đế làm chức Thái phó phụ chính. Huệ Đế lúc đó đã 32 tuổi nhưng vẫn ngờ nghệch. Giả hậu thấy vua Huệ Đế ngây ngô, muốn đoạt quyền hành. Nhân các vương họ Tư Mã bất bình vì ngoại thích Dương Tuấn nắm quyền, Giả hậu bèn cùng Đông An công Tư Mã Do và Nhữ Nam vương Tư Mã Lượng bàn mưu kết tội Dương Tuấn chuyên quyền. Năm 292, Do và Lượng theo lệnh Giả hoàng hậu làm binh biến vây bắt Dương Tuấn. Dương thái hậu trong lúc nguy cấp bèn viết thư vào vải gấm, sai buộc vào tên bắn ra ngoài để kêu gọi người đến cứu cha. Nhưng bức thư bị quân của Tư Mã Do bắt được.

Do và Lượng bắt giết cả nhà Dương Tuấn. Giả hậu vốn hận Dương thái hậu, lấy chứng cứ bức thư gấm để kết tội Dương thái hậu cùng mưu phản nghịch với Dương Tuấn, vì vậy Dương thái hậu cũng bị kết tội và bị phế. Vợ Dương Tuấn, mẹ của Dương thái hậu - bà ngoại của Huệ Đế, là Bàng thị - cũng bị hành hình, dù Dương thái hậu nhẫn nhục viết thư xưng làm thần dân để mẹ được tha cũng không kết quả. Không lâu sau đó, chính Dương thái hậu cũng bị kết tội và bị bỏ đói ở thành Kim Dung.

Không chỉ nổi tiếng bởi việc tàn sát không ghê tay nhằm bảo vệ lợi ích và vị trí quyền lực của mình, người đàn bà xấu xí Giả Nam Phong còn là bà hoàng hậu hoang dâm vô độ. Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, độ hoang dâm của Giả hoàng hậu không còn từ ngữ nào để có thể diễn tả. Là một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí nhưng không vì thế mà bà mặc cảm trước những người đàn ông. Chính người chồng của bà cũng phải công nhận rằng bà là một người cuồng dâm. Sự xấu xí và tàn độc của vợ khiến Tư Mã Trung không dám gần gũi một phi tần hay cung nữ nào khác. Giả Nam Phong chưa một đêm nào có thể ngủ mà không có đàn ông.

Chuyện gần gũi, quan hệ với đàn ông chưa bao giờ có thể đủ để thỏa mãn nhục dục của bà. Nhiều người đàn ông cường tráng trong cung đã tìm cách lẩn trốn chỉ sau một đêm gần gũi với người đàn bà này. Cuồng loạn hơn nữa là Giả Hoàng hậu còn sai người ra ngoài tìm kiếm nhiều người đàn ông khác đến phục vụ bà hoan lạc hàng đêm. Vừa xấu xí, tàn độc vừa hoang dâm nên Hoàng hậu Giả Nam Phong luôn bị dè bỉu, khing bỉ, đàm tiếu mặc dù bà đã leo lên được đến ngôi vị cao nhất trong hậu cung.

Hận cho nhan sắc của mình, lại phải chung chăn gối với một vị hoàng đế đần độn, Giả Hoàng hậu đã gian dâm để thỏa mọi “nỗi niềm riêng tư” của mình. Mặc dù đã gian dâm với rất nhiều những người đàn ông khác nhưng để tránh bị bại lộ, hại đến danh tiếng nên sau mỗi lần mây mưa, Giả Hoàng hậu lần lượt giết chết từng bạn tình nhằm che đậy tội lỗi hoang dâm của mình.

Câu chuyện ngoại tình của vị hoàng hậu hoang dâm vô độ này đã không thể bị bại lộ nếu không có một người tình của bà bị bắt vì tội “ăn trộm đồ trong hoàng cung”. Cũng từ lời khai của người đàn ông may mắn đã không bị giết sau mỗi lần mây mưa nên bản chất dâm loạn và ác độc của Giả Hoàng hậu mới bị phanh phui. Người đàn ông này có tên là Lạc Nam, sống ở kinh thành thời nhà Tây Tấn khi đó. Nhờ có vẻ đẹp hút hồn với thuật phòng the siêu đẳng, nên mỗi lần hành sự xong, Giả Hoàng hậu đều cho Lạc Nam rất nhiều vàng bạc châu báu mà không đem y ra giết như những người đàn ông đáng thương khác.

Chính Lạc Nam cũng đã khai rằng, ông còn được sống là do sự khéo léo khua môi múa mép của mình, ông ta phải rót vào tai Giả Hoàng hậu những lời khen có cánh mà cả đời bà ta chưa bao giờ được nghe. Vì thế trong những người đàn ông được đưa vào cung hầu hạ Giả Hoàng hậu thì Lạc Nam là người duy nhất còn được sống sót để thường xuyên cung phụng hoàng hậu.

Chính vì là một kẻ vô danh tiểu tốt, không có nghề nghiệp nhưng Lạc Nam lại có một cuộc sống vương giả với rất nhiều vàng bạc châu báu đã khiến quan phủ nghi ngờ. Vào một đêm tối trời, quân lính của vị quan phủ này lại bắt gặp Lạc Nam mang đồ quý từ phía hoàng cung ra nên đã bắt y lại với tội danh "ăn cắp châu báu trong cung".

Đến lúc này Lạc Nam phải khai thật về số của cải và sự hoang dâm của Gỉa Nam Phong. Câu chuyện ngoại tình của vị hoàng hậu cuồng dâm đã lan truyền khắp kinh thành và lan sang cả những nước láng giềng.

Tháng 12 năm 299, Giả hậu bày cách hại thái tử Duật bèn sai người dụ thái tử uống rượu say rồi lừa viết bức thư phản nghịch. Thái tử Duật vì quá say không biết gì nên cứ thế chép lại nội dung do Giả hậu soạn sẵn. Giả hậu mang thư cho Huệ Đế xem để có cớ bỏ thái tử. Huệ Đế nghe theo, bèn phế Tư Mã Duật làm thứ dân, sai mang ra thành Kim Dung an trí, bất chấp những lời can ngăn của cận thần.

Mẹ thái tử Duật là Tạ phi cũng bị tống giam và tra tấn tới chết. Các đại thần Sĩ Ỷ và Tư Mã Nhã muốn phục ngôi thái tử, bèn nhờ cậy Triệu vương Tư Mã Luân là ông chú của Huệ Đế. Nhưng Luân muốn có cớ đánh Giả hậu nên nghe theo lời mưu sĩ Tôn Tú, bèn phao tin rằng triều thần muốn phục ngôi thái tử để phế Giả hậu. Giả hậu sợ hãi, bèn sai người hạ sát thái tử Duật ở nơi giam cầm để tuyệt lòng mong đợi của triều thần. Tư Mã Luân thấy Giả hậu giết thái tử, đã có cớ để khởi binh, lúc đó mới ra mặt.

Tháng 4 năm 300, Luân hợp sức với Tề vương Tư Mã Quýnh là cháu gọi Vũ Đế bằng bác. Hai người mang quân vào cung bắt sống Giả hậu và giết các phe cánh là Đổng Mãnh, Tôn Lự và tình nhân Trình Cứ. Các đại thần Trương Hoa, Bùi Ngỗi cũng bị bắt và xử chết trong vụ này. Giả hậu bị phế làm thứ nhân và bị giam ở thành Kim Dung. Ngày 9 tháng 4 năm đó, bà bị Tư Mã Luân sai người mang rượu độc đến ép tự vẫn, kết thúc cuộc đời người đàn bà vừa xấu xí vừa độc ác.

Hùng Hoàng
 
S

scientists

Chủ đề tiếp theo :
Tự Đức

250px-Vua_Tu_Duc.jpg

Tự Đức
(22 tháng 9, 1829 – 19 tháng 7, 1883) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.


Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến đổi với vận mệnh Đại Nam. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881 các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng mà vua không quyết dưới sự bàn ra của các đình thần. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa.

Thân thế


Nguyễn Phúc Hồng Nhậm sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (tức 22 tháng 9 năm 1829) tại Huế, là con thứ của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng. Khi còn nhỏ Hồng Nhậm còn có tên khác là Nguyễn Phúc Thì.

Vì anh trai của ông là Nguyễn Phúc Hồng Bảo, một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịu học hành, vì vậy, Thiệu Trị trước lúc qua đời, đã để di chiếu truyền ngôi cho ông. Bấy giờ ông mới 19 tuổi, nhưng học hành đã thông thái. Đến tháng 10 năm 1847, ông chính thức lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hòa, đặt niên-hiệu là Tự Đức, bắt đầu từ năm sau là 1848. Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn cai trị tuân theo phong cách Nho giáo.

Cai trị
Tự Đức lên ngôi vào tháng 10 năm Đinh Mùi 1847 theo di chiếu của vua cha Thiệu Trị. Bấy giờ ông mới có 19 tuổi, nhưng học hành đã thông thái.
Quan thần dưới thời Tự Đức

Phần lớn triều thần thời Tự Đức là những người có tầm nhìn hủ bại. Họ chỉ nhìn nhận tình hình bằng con mắt của cả ngàn năm trước khi các nước phương Tây đã bỏ xa nước Việt về công nghệ, kỹ thuật. Một số người ở Nghệ An đã xuất ngoại để giao du và học hỏi nhiều thứ mới mẻ, mà điển hình là ông Nguyễn Trường Tộ. Khi về nước, Nguyễn Trường Tộ liền thỉnh cầu Hoàng đế gấp rút cải cách kẻo mất nước. Tiếc thay,quan thần xàm tấu với Hoàng đế và ông cũng từ chối ban hành cải tổ. Cũng không phải tại vua Tự Đức không muốn cải cách đất nước nhưng vì khung cảnh thời gian. Cộng với việc nghe lời gian thần và ngu thần xúi bậy nên mới bị mất nước. Nhiều nhà sử học đã trách việc mất nước lên các quan thần dưới thời Tự Đức. Tuy nhiên dưới thời ông cũng có một số quan thần ưu tú như Tôn Thất Thuyết, Trần Tiễn Thành là những ví dụ điển hình.
Thuế má
120px-Gold_lang_Tu_Duc_CdM.jpg

Tiền vàng thời Tự Đức, trị giá một lạng vàng


Thuế má trong nước dưới thời Tự Đức đại khái cũng giống như các thời Minh Mạng (Thánh tổ) (1820 - 1841) và Thiệu Trị (Hiến tổ) (1841 - 1847) trước đó, nhưng từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm các tỉnh Nam kỳ rồi, lại phải bồi tiền binh phí mất 4 triệu nguyên, triều đình mới tìm cách lấy tiền, bèn phải cho quan Hầu Lợi Trịnh đánh thuế cao trong việc buôn bán thuốc nha phiến từ Quảng Bình đến Bắc kỳ, tuy không nhiều. Sử sách chép rằng mỗi năm nhà vua thu được có 302.200 quan tiền thuế nha phiến.

Nhà vua buộc phải dùng lối đời trước bán quan để lấy tiền, theo hình thức "quyên". Định lệ cho quyên từ 1.000 quan trở lên thì được hàm cửu phẩm, lên đến 10.000 thì được thăng hàm lục phẩm.

(Còn nữa)
 
S

scientists

Quân đội
Thời Tự Đức có nhiều giặc giã và là một thời rất là loạn lạc ở xứ Việt. Có nhiều giặc loạn khởi nghĩa chống lại triều đình và cộng với thực dân Pháp âm mưu chiếm hết toàn cõi nước Việt nên Tự Đức rất coi trọng binh võ. Vì vậy, vào năm 1861, Năm 1861, Tự Đức ra lệnh cho các tỉnh thành chọn lấy những thành niên trai tráng khỏe mạnh để đi lính. Năm 1865 thì có tổ chức khoa thi võ tiến sĩ.

Theo sách Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, thời Tự Đức, công tác quốc phòng của nhà Nguyễn có sự tương phản rõ rệt với các triều trước. Một trong những lý do khiến cho tình hình quân đội sa sút là vấn đề tài chính. Vũ khí và trang thiết bị làm mới gần như không có. Bộ binh được trang bị rất lạc hậu: 50 người mới có 5 khẩu súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1 lần 6 viên đạn. Vũ khí được bảo dưỡng cũng kém. Về thủy binh, không có tàu hơi nước nào được đóng mới, thủy quân thậm chí không đủ khả năng để bảo vệ bờ biển chống hải tặc. Việc giảng dạy binh pháp không còn chú trọng tới sách vở phương Tây nữa mà quay trở lại với Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo triều Trần. Đời sống binh lính không được quan tâm thỏa đáng, lương thực lại còn bị ăn bớt. Do đó tinh thần chiến đấu của binh sĩ không được cao.

Tuy rằng Đại Nam lúc đó các tướng sĩ tài giỏi không thiếu nhưng thời thế đã khác xưa thế mà vẫn còn dùng gươm giáo. Khi ấy, thực dân Pháp đã có súng ống tân tiến do đó gươm giáo của Đại Nam không thể địch nổi. Tuy Đại Nam có nhân lực dồi dào, vũ khí hiện đại để chiến đấu thì lại thiếu thốn trầm trọng. Chỉ 1 phần 10 các quân lính thì mới có một khẩu súng cũ, phải châm ngòi bắn mới được. Mà quân sĩ không chịu tập luyện bắn nhiều do sợ tốn tiền đạn được. Bởi thế khi quân Pháp tới Đại Nam chẳng thể chống nổi.

Quan điểm khoa học quân sự của vua quan triều Nguyễn không hề vượt quá khuôn khổ của khoa quân sự phong kiến. Việc không bắt kịp với thành tựu mới của khoa học phương Tây thời vua Tự Đức khiến cho quân sự Việt Nam bị lạc hậu nhiều. Vì vậy, khi quân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858, khoảng cách về trang thiết bị giữa quân đội nhà Nguyễn đã khá xa.


Các cuộc nổi loạn

Tự Đức là một vị vua chăm chỉ về việc trị dân, ngay từ năm Canh Tuất (1850) vua sai Nguyễn Tri Phương làm Kinh lược đại sứ 6 tỉnh Nam kỳ, Phan Thanh Giản làm Kinh lược đại sứ Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận, Nguyễn Đăng Giai làm Kinh lược đại sứ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Các đại thần này đi khám xét công việc các quan lại và sự làm ăn trong dân gian, có điều gì hay dở phải dâng sớ tâu về kinh đô cho vua biết.

Dù vậy, tại Bắc kỳ có 40 cuộc nổi loạn dưới triều Tự Đức. Chỉ có vài ba năm đầu còn hơi yên trị, từ năm 1851 trở đi, trong nước ngày càng nhiều cuộc nổi loạn. Bắc kỳ là nơi nhiều loạn nhất, bởi vì đây là đất của tiền triều Hậu Lê, nhiều người tưởng nhớ đến tiền triều, nên chỉ những người muốn làm loạn, hoặc tự nhận là hậu duệ triều Hậu Lê, hoặc tìm một người giả nhận dòng dõi nhà Hậu Lê, rồi tôn lên làm minh chủ để lấy cớ mà khởi sự.

Bấy giờ, ở Trung Quốc có quân Thái Bình Thiên Quốc nổi lên đánh nhà Thanh, đến khi tan vỡ thì tàn quân Thái Bình Thiên Quốc tràn sang Việt Nam cướp phá ở miền thượng du, quan quân nhà Nguyễn phải đi đánh dẹp rất phiền phức. Ở trong nước thì thỉnh thoảng lại có tai biến như nước lụt, đê vỡ,... Ở Hưng Yên, đê Văn Giang vỡ 18 năm liền, cả huyện Văn Giang trở thành bãi cát bỏ hoang, nhân dân đói khổ, nghề nghiệp không có, bở thế nên người đi làm giặc ngày càng nhiều.

Quân Tam Đường

Năm 1851, có nhóm giặc khách là Quảng Nghĩa Đường, Lục Thắng Đường, Đức Thắng Đường,... tục gọi là giặc Tam đường, quấy nhiễu ở mặt Thái Nguyên. Vua Tự Đức sai Nguyễn Đăng Giai ra kinh lược ở Bắc kỳ. Giai đã dùng cách khôn khéo dụ được quân nổi loạn về hàng. Bởi vậy trong hạt lại được yên một độ. Nhưng đến năm 1854, Nguyễn Đăng Giai qua đời, Bắc kỳ lại có loạn.

Quân Châu Chấu
Năm 1854, Tự Đức thứ 7, ở tỉnh Sơn Tây có một nhóm người đem Lê Duy Cự là hậu duệ của triều Lê ra lập làm minh chủ để khởi sự đánh Nguyễn. Lúc bấy giờ có Cao Bá Quát, người làng Phú Thụy, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh thi đỗ cử nhân, ra làm quan, được bổ chức giáo thụ phủ Quốc Oai (Sơn Tây). Cao Bá Quát là một nhà văn, nhà thơ lỗi lạc ở Bắc kỳ, mà cứ bị quan trên đè nén, cho nên bức chí, từ quan lui về dạy học, rồi theo nhóm người ấy xưng làm Quốc sư để dấy loạn ở vùng Sơn Tây và Hà Nội.

Lúc đầu nghĩa quân giành được một số thắng lợi ở Sơn Tây, Nam Định nhưng sau đó thì bị quân triều đình đánh tan. Theo Thư mục chính biên thì Cao Bá Quát bị bắn chết trong một trận đánh năm 1855, nhưng theo Việt Nam sử lược Quát bị quan phó Lãnh binh tỉnh Sơn Tây là Lê Thuận đánh bắt được và đem về chém tại làng. Vua Tự Đức ra lệnh cho tru di tam tộc dòng họ Cao.

Bởi vì tháng 5 ấy ở tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây có nhiều châu chấu phá hoại mùa màng, đến cuối năm lại có cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Cự, nên tục gọi là giặc Châu Chấu.

Sau khi Cao Bá Quát chết, Lê Duy Cự còn quấy rối đến mấy năm sau mới dẹp yên được.

Khởi nghĩa Lê Duy Phụng
Khởi nghĩa Lê Duy Phụng là tên gọi của cuộc nổi dậy do Lê Duy Phụng, trước đã từng tham gia trong lực lượng Pháp tiến đánh Nam Kỳ, lãnh đạo chống triều đình nhà Nguyễn ờ vùng ven biển Bắc kỳ từ năm 1861 đến 1865. Cuộc nổi dậy đã được các lực lượng nông dân khởi nghĩa, các nhóm giặc cỏ ở khắp Bắc Kỳ như Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An cũng như hải tặc ngoài biển ủng hộ nhiệt liệt, lan rộng khắp miền Bắc cho quân Pháp rảnh tay ở Nam Kỳ.

Hồng Bảo mưu giành ngôi

Theo lẽ thường, sau khi vua Thiệu Trị qua đời, ngôi vua sẽ được truyền cho người con trưởng là Nguyễn Phúc Hồng Bảo (1825 - 1854). Thế nhưng, khi vua Thiệu Trị mất, liền ngày ấy, các hoàng thân và các quan văn võ họp tại điện Cần Chánh để tuyên đọc di chiếu, theo đó hoàng tử thứ hai là Phúc Tuy công Nguyễn Phúc Hồng Nhậm được lập lên ngôi. Hồng Nhậm khóc lạy lãnh mạng. Di chiếu đọc chưa dứt, An Phong công (Hồng Bảo) phẫn uất thổ huyết hơn một đấu, nằm vật ngã giữa điện đình. Lúc làm lễ đăng quang, mấy người phải đỡ ông dậy, nghi lễ mới hoàn tất.

Lý do Hồng Bảo bị phế truất, sử nhà Nguyễn chép lời trăng trối lúc lâm chung của Thiệu Trị nói với các đại thần Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Tiếp:

“Trong các con ta, Hồng Bảo tuy lớn, nhưng vì thứ xuất, ngu độn ít học, chỉ ham chơi, không thể nối nghiệp lớn được. Hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm thông mẫn, ham học, rất giống ta, đáng nối ngôi vua. Hôm qua ta đã phê vào di chiếu để trong long đồng. Các ngươi phải kính noi đó, đừng trái mạng ta. ”

Dù vậy, Hồng Bảo không tin đây là ý của vua cha mà là do Trương Đăng Quế bày mưu, nên quyết chí báo thù người gây ra và tìm cách giành lại ngôi báu.

Quân Chày Vôi
Vào tình hình trước nguy cơ bị thực dân Pháp đô hộ. Đoàn Hữu Trưng, là một người có học thức, tin rằng vua Tự Đức bất tài và nghĩ rằng vua Hồng Bảo nếu được lên ngôi thì sẽ giải quyết được tình hình nguy cấp như hiện giờ. Trưng đứng về phía chủ chiến chống Pháp thay vì hòa. Ông còn phản Tự Đức vì Tự Đức không chịu cải cách đất nước. Do các người dân tham gia cuộc nổi dậy này đa số dùng chày vôi nên họ còn được gọi là quân chày vôi.
Giặc Khách ở Bắc kỳ

Thương mại

Tự Đức khước từ mọi giao thiệp với người phương Tây, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại. Năm 1850, có tàu của Hoa Kỳ vào cửa Đà Nẵng có quốc thư xin thông thương nhưng nhà vua làm ngơ không thèm tiếp thư.

Từ năm 1855 đến 1877 các nước Anh, Pháp và Tây Ban Nha nhiều lần có tàu vào cửa Đà Nẵng, cửa Thị Nại (Bình Định) và Quảng Yên xin thông thương cũng không được. Mãi đến khi Gia Định bị thực dân Pháp chiếm đóng, việc ngoại giao giữa triều đình với các nước phương Tây khó khăn, Tự Đức mới thay đổi chính sách, đặt ra Bình Chuẩn Ty để lo buôn bán và Thượng Bạc Viện để giao thiệp với người nước ngoài nhưng không có kết quả vì những người được ủy thác vào các việc này không được học hành gì về ngoại giao.

Việc cấm đạo

Sau khi lên ngôi vào năm 1848 thì vua Tự Đức đã có dụ cấm đạo, cũng vì sự cấm đạo tàn nhẫn này sẽ dẫn tới thực dân Pháp sau này có cớ mà qua xâm chiếm Việt Nam. Một trong những tuyên cáo của Tự Đức có ghi:
“ Đạo Chúa hiển nhiên là trái với tự nhiên, bởi nó không tôn trọng các tổ tiên đã khuất. Các thầy giảng đạo gốc Âu Châu, là các kẻ đáng tội nhất, sẽ bị ném ra biển, với đá cột quanh cổ, và một phần thưởng ba mươi nén bạc sẽ được trao cho bất cứ ai bắt được một người trong họ. Các thầy giảng gốc Việt Nam ít tội hơn, và trước tiên sẽ bị tra tấn để xem họ có sẽ từ bỏ những sai lầm của mình hay không. Nếu từ chối, họ sẽ in dấu trên mặt và đày đi đến những vùng rừng thiêng nước độc. Còn những ngu-dân thì các quan phải ngăn-cấm, đừng để cho đi theo đạo mà bỏ sự thờ-cúng cha ông, chứ đừng có giết hại... ”

Ba năm sau đó, năm 1851, sự khoan dung này dành cho các linh mục bản xứ đột nhiên bị bãi bõ. Từ đó dụ cấm đạo càng khắt khe hơn trước. Từ đó về sau: “hoặc là họ phải chà đạp lên thánh giá, nếu không sẽ chém làm hai ở ngang lưng.” (trảm yêu). Trong năm đó và năm kế tiếp, bốn vị giáo sĩ truyền đạo người Pháp đã bị chém đầu và thi thể bị ném trôi sông hay ra biển. Báo chí Công Giáo tại Pháp kêu la trong sự kinh hoàng, và sự khích động đã thu nhận được một cảm tình viên nơi Hoàng Hậu Pháp Eugenie, nhất là khi trong số các nạn nhân sau này có tên một vị tu sĩ Tây Ban Nha mà khi còn là một thiếu nữ, bà ta có quen biết tại Andalusia.

Về việc này, Trần Trọng Kim có lời bình:
“Sức đã không đủ giữ nước mà cứ làm điều tàn ác. Đã không cho người ngoại quốc vào buôn bán, lại đem làm tội những người đi giảng đạo. Bởi thế nước Pháp và nước I Pha Nho mới nhân cớ ấy mà đánh nước ta vậy.””

Năm 1856, chiến thuyền Catinat vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách triều đình Việt Nam về việc giết giáo sĩ Công giáo. Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy rồi bỏ đi. Có Giám mục Pellerin trốn được lên tàu, về Pháp thuật lại cho triều đình Pháp cảnh các giáo sĩ Công giáo bị đàn áp dã man ở Việt Nam. Pellerin nói rằng chỉ cần có loạn là các tín đồ Công giáo sẽ nổi lên đánh giúp. Cùng sự tác động của Hoàng hậu Pháp Eugénie, một người rất sùng đạo, Hoàng đế Pháp Napoléon III (1808 - 1873) quyết ý đánh Việt Nam.

(Còn nữa)
 
S

scientists

Cuộc xâm lược của Pháp
220px-Charles_Rigault_de_Genouilly.jpg


Trung tướng Pháp Charles Rigault de Genouilly

Năm 1858, trung tướng Pháp là Charles Rigault de Genouilly đem tàu Pháp và tàu Tây Ban Nha gồm 14 chiếc vào cửa Đà Nẵng bắn phá rồi hạ thành An Hải và Tôn Hải.

Dù chỉ đồn trú ở Đà Nẵng, các binh sĩ ngoại quốc đã bị khuất phục với các con số đáng sợ vì mắc bệnh dịch tả, kiết lỵ, và các chứng bịnh nhiệt đới khác, và một cuộc tiến quân trên nội địa bằng đường bộ hoàn toàn là điều không thực hiện được. Dòng sông Hương chảy từ Huế ra biển, nhưng chỉ có những tàu chạy ở tầm nước nông mới lưu thông được, và kém may mắn thay một số tàu chiến loại nhỏ được sản xuất đặc biệt tại Pháp cho chiến dịch Việt Nam lại bị phái sang Hồ Lake Garda để dùng chống lại người Áo trong một cuộc chiến nổ ra tại miền Bắc nước Ý. Hiển nhiên việc chỉ lảng vảng ở Đà Nẵng sớm bị chứng tỏ là không đạt được một mục đích gì cả. Nhưng bọn họ còn có thể đi đâu được nửa. Trung tướng Rigault de Genouilly đổi ý sang đánh Gia Định. Đầu năm 1859, Rigault de Genouilly dẫn quân Pháp và Tây Ban Nha vào cửa Cần Giờ, đánh thành Gia Định. Chỉ trong 2 ngày thì thành vỡ, quan hộ đốc Võ Duy Ninh tự vận. Xong trung tướng Rigault de Genouilly lại đem quân trở ra Đà Nẵng đánh đồn Phúc Ninh, quân của Nguyễn Tri Phương thua phải rút về giữ đồn Nại Hiên và Liên Trì.

Rigault de Genouilly bệnh phải về nước, thiếu tướng Page sang thay. Thiếu tướng Page đề nghị việc giảng hoà, chỉ xin được tự do giảng đạo Công giáo và được buôn bán với Việt Nam nhưng triều đình Huế không đồng ý. Đến năm 1862, quân Pháp chiếm Biên Hoà và Vĩnh Long. Triều đình Huế phái Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất, 1862. Trong bản hoà ước gồm 12 khoản có những khoản như sau:
150px-Phan_Thanh_Gian.jpg

Hình chụp quan đại thần Phan Thanh Giản năm 1863 tại Paris, Pháp

Việt Nam phải để cho giáo sĩ Công giáo người Pháp và người Tây Ban Nha được tự do giảng đạo và để dân gian được tự do theo đạo.
Việt Nam phải nhượng đứt cho nước Pháp các tỉnh Biên Hoà, Gia Định và Định Tường và phải để cho chiến thuyền của Pháp ra vào tự do ở sông Mê Kông.

Vua Tự Đức bèn nhường ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp và phái Phan Thanh Giản vào trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ còn lại. Năm 1867, thiếu tướng De la Grandière kéo quân đánh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản biết thế chống không nổi nên bảo các quan nộp thành trì cho bớt đổ máu rồi uống thuốc độc tự vẫn. Toàn đất Nam Kỳ thuộc về Pháp.

Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré sai trung úy hải quân Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Việt Nam mất bốn tỉnh là Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương

Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc là đầu đảng của quân Cờ Đen về hàng triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Hà Nội. Francis Garnier đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên triệu thiếu tướng Dupré về Pháp. Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy hải quân Paul-Louis-Félix Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và bốn tỉnh bị chiếm. Hai bên ký hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình Huế công nhận cả miền Nam là thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu bè và súng ống.

Năm 1882, thống đốc Le Myre de Vilers gởi thư cho triều đình Huế nói rằng vua ngu tối, bất lực, đất nước loạn ly, Pháp phải trấn an miền Bắc để bảo vệ quyền lợi của dân Pháp. Một mặt Le Myre de Vilers gửi đại tá hải quân Henri Rivière ra Hà Nội, đưa tối hậu thư cho quan Tổng đốc Hoàng Diệu bắt phải hàng. Đúng 8 giờ sáng thì quân Pháp tấn công, 11 giờ thành đổ, ông Hoàng Diệu treo cổ tự tử.

Khâm sai Pháp ở Huế là Rheinart sang thương thuyết, trong đó đòi nước Việt Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành thị Hà Nội cho Pháp. Triều đình cho người sang cầu cứu Trung Quốc. Triều đình nhà Thanh được dịp bèn gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây. Quân Pháp và quân Trung Quốc giao tranh. Đại tá Henri Rivière bị quân Cờ Đen giết tại cầu Giấy.

Sau cái chết của vua Tự Đức, các vị vua ít tuổi lần lượt được đưa lên Dục Đức, Hiệp Hòa ngày 20 tháng 08 năm 1883 Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An, một hiệp ước được ký kết Hiệp ước Quý Mùi 1883 với nội dung là xác nhận quyền bảo hộ dài của người Pháp lên Trung Kỳ và Bắc Kỳ
220px-Grave_tu_duc.jpg


Nhà bia trong lăng Tự Đức
Qua đời

Giữa khi đó, ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi, tức ngày 19 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng đế. Lăng vua Tự Đức hiệu Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Một điều rất đáng chú ý ở Khiêm Lăng là tấm bia ở Bi đình nặng trên 20 tấn do Tự Đức tự dựng cho mình. Thông thường, con phải dựng văn bia cho cha nhưng vì Tự Đức không có con ruột nên ông tự dựng.

Đời tư

Tự Đức được đánh giá là một vị vua tốt. Ông chăm chỉ xem xét việc triều chính và không hề trễ nãi, được các quan nể phục. Theo Việt Nam sử lược, ông thường hay chít cái khăn vàng mà nhỏ, và mặc áo vàng, khi có tuổi thì ông hay mặc quần vàng và đi giày hàng vàng do nội vụ đóng.

Văn học

Tự Đức là ông vua hay chữ nhất triều Nguyễn, nên ông rất đề cao Nho học. Ông chăm về việc khoa bảng, sửa sang việc thi cử và đặt ra Nhã Sĩ Khoa và Cát Sĩ Khoa, để chọn lấy người có tài văn học ra làm quan.

Tự Đức là người ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt yêu thích thơ văn. Đêm nào ông cũng xem sách đến khuya. Ông làm nhiều thơ băng chữ Hán, trong đó có bộ Ngự Chế Việt sử tổng vịnh, vịnh hàng trăm nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, ông còn làm cả sách bằng chữ Nôm để dạy cho dân dễ hiểu, điển hình như Luận Ngữ diễn ca, Thập điều, Tự học diễn ca... Có rất nhiều giai thoại về Tự Đức, nhất là những chuyện vua giao thiệp với nhà văn, học giả đương thời.

Nhà vua rất thích lịch sử, đã đặt Tập Hiền Viên và Khai Kinh Diên để ông ngự ra cùng với các quan bàn sách vở, thơ phú hoặc nói chuyện chính trị. Ông còn chỉ đạo cho Quốc sử quán soạn bộ sử lớn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, từ đời thượng cổ cho tới hết thời nhà Hậu Lê, trong đó ông tự phê nhiều lời bình luận.

Tự Đức cũng rất yêu nghệ thuật, đã tập trung nhiều người soạn kịch bản tuồng về kinh thành Huế, và lệnh cho soạn những vở tuồng lớn Vạn bửu trình tường, Quần phương hiến thụy.

Vua có hiếu

Tự Đức được người đời ca tụng là một ông vua có hiếu. Lệ thường cứ ngày chẵn thì chầu cung, ngày lẻ thì ngự triều: trong một tháng chầu cung 15 lần và ngự triều cũng 15 lần, trừ khi đi vắng và lâm bệnh. Trong suốt 36 năm thường vẫn như thế, không sai chút nào.

Dù làm vua, Tự Đức luôn kính cẩn vâng lời mẹ dạy. Ông đã ghi chép những lời răn của mẹ vào một cuốn sách, đặt tên là Từ huấn lục. Thậm chí, có lần do mải mê đi săn về cung hơi muộn, thấy mình phạm lỗi nên ông nằm ra, đặt chiếc roi lên mâm son để chờ Hoàng thái hậu Từ Dũ trừng phạt.
350px-Tu_duc_dang_roi.JPG


Trích đoạn cải lương Tự Đức dâng roi - thể hiện tấm lòng có hiếu của ông với Từ Dũ - màn trình diễn cải lương trên chợ nổi tại lễ hội ẩm thực thế giới 2010

Vợ


Ông không đặt Hoàng hậu, mà chỉ cao nhất là Hoàng quý phi.

Lệ Thiên Anh hoàng hậu (tước hiệu được phong sau khi mất) húy là Vũ Thị Duyên, con của Thái Tử Thái Bảo, Đông Các Đại Học Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Vũ Xuân Cẩn. Lăng của bà hiệu Khiêm Thọ Lăng, bên phía tả Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Ngoài ra ông còn một số bà vợ khác, với danh phận Hoàng phi:

Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm, thứ nữ của Hải An Kinh lược Đại thần kiêm Định An Tổng đốc Nguyễn Đình Tân (1798-1873). Ông người huyện Quảng Điền, đậu Hương tiến (Cử nhân), làm quan từ thời Minh Mạng. Đến thời Tự Đức, dù ông là một đại thần có công, nhưng vì "con ông là Đình Cán cùng công tử Hồng Tập mưu làm trái phép, Đình Tân tri tình mà dung túng ẩn nặc, bị nghĩ tội trượng đồ". Sau được vua gia ân cho khai phục Hồng lô Tự khanh rồi mất, truy tặng Lễ bộ Thượng thư.

Từ Cung tần, bà Nguyễn Thị Cẩm được phong làm Chiêu phi vào năm 1860, thuộc hàng Nhị giai phi. Rồi sau đó được tấn phong làm Thiện phi, thuộc hàng Nhất giai phi. Bà được giao dạy dỗ công tử Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, sau này lên ngôi là Đồng Khánh hoàng đế.

Học phi Nguyễn Thị Hương, người gốc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1870, theo lệnh vua Tự Đức, bà nhận công tử Nguyễn Phúc Ưng Hỗ (con của Kiên Quốc Công Nguyễn Phúc Hồng Cai; 1845-1876) bấy giờ mới 2 tuổi làm con nuôi (cho nhà vua). Về sau, vị Hoàng dưỡng tử này lên ngôi với niên hiệu Kiến Phúc.

Sau khi Dục Đức và Hiệp Hòa bị bức tử, quyền thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường tôn Kiến Phúc lên nhằm muốn điều khiển vua nhỏ theo ý mình; bà Học phi tuy không được tôn làm Hoàng thái hậu nhưng cũng có địa vị danh vọng; chỉ đứng sau bà Từ Dụ và Trang Ý; 3 người họp lại gọi là Tam cung.

Bà và Nguyễn Văn Tường có qua lại với nhau, dựa cậy nhau để thêm quyền trong triều, điều này khiến vua Kiến Phúc chú ý và có ý ghét. Bà Học phi lo sợ, bèn nhân hôm vua đau ốm, bà liền hạ độc vua.

Cung phi Lê thị, thường được gọi là Lê Thị Cung phi. Từ Thận tần, bà được tấn phong làm Cung phi vào tháng giêng năm Tự Đức thứ 13, tức là tháng 1-1860.

Lễ tần Nguyễn Nhược Thị Bích, nguyên là Lục giai Tiệp dư, khi mất được Thái hoàng thái hậu Từ Dụ truy tặng hiệu Lễ tần. Con gái của Nguyễn Nhược Sơn, quan Bố chính tỉnh Thanh Hóa. Nổi tiếng về tài văn chương và học thức trong triều đại nhà Nguyễn.

Con nuôi
Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa nên không có con. Ông nhận ba người cháu làm con nuôi:


  • Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Ưng Ái (1869 đổi thành Ưng Chân), tức vua Dục Đức
  • Hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, tức vua Đồng Khánh
  • Hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Đăng, tức vua Kiến Phúc

 
S

scientists

Ảnh hưởng của căn bệnh vô sinh trên tâm lý của vua Tự Đức

I. Dẫn nhập
Trong số các ông vua triều Nguyễn, vua Tự Đức là người giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử cận đại của đất nước Việt Nam chúng ta.


vua_Tu_Duc_0215146146e96-10226.jpg


Thời gian trị vì của ông kéo dài tất cả là 36 năm nhưng đó cũng là thời kỳ nhiễu nhương loạn lạc nhất so với các triều vua nhà Nguyễn trước. Trong nước thì có loạn Tam Đường (1851), loạn Châu Chấu (1854), loạn Tạ Văn Phụng (1861). Ngay tại kinh thành thì có loạn Giặc Chày Vôi (1866). Giặc từ ngoài vào là giặc Pháp kiếm cớ xâm chiếm nước ta, chính thức tấn công cửa biển Đà Nẵng vào năm 1858, chiếm Gia Định năm 1859, chiếm ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ năm 1861 buộc triều đình phải ký Hòa Ước Nhâm Tuất 1862. Năm 1867, quân Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, rồi lại đem quân tiến đánh miền Bắc khiến triều đình mất hết chủ quyền tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ và cuối cùng phải ký Hòa ước năm Giáp Tuất 1873.

Lịch sử cũng đã ghi vua Tự Đức là người “suốt đời sống trong tinh thần Nho giáo, xem trọng việc kính trời, trung hiếu, lấy đức Khiêm làm đạo để noi theo”. Trong bia lăng Tự Đức có ghi bài “Khiêm Cung Ký” mà ngày nay chúng ta còn đọc được, có chép lại đôi lời than thở của nhà vua như để biện minh: “Trong lúc vận nước khó khăn, quan lại lười biếng cầu an, lại ở trong một thế giới hám lợi, công khanh sĩ tử tham tàn dối trá, phô trương đôi chút công nhỏ để che những lỗi lầm lớn, hám lợi nhỏ để mang lấy họa to, ai cho thế là không phải thì xúm nhau mà chê bai ngu muội…”.

Theo Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả (do Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phúc Tộc biên soạn tại Huế năm 1994, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1995), khi nói về Ngài cũng đã phải viết: “Người ta chê ngài nhu nhược, thiếu tài lãnh đạo trong lúc trị vì mà còn để di hại về sau, nhưng thử nghĩ trong hoàn cảnh đó khó có ai xoay xở được”.

Sự thật thì vua Tự Đức là một ông vua ngay từ thuở nhỏ đã ốm yếu và nhiều bệnh tật nhất trong số các ông vua triều Nguyễn. Các chứng bệnh của vua Tự Đức đã được chúng tôi nghiên cứu kỹ càng và trình bày cặn kẽ trong bài “Hồ sơ bệnh lý của vua Tự Đức”.

II. Tóm tắt các bệnh tật của vua Tự Đức

A. Thời kỳ sơ sinh

“Bệnh Khó nuôi” (ốm yếu òi ọp) do suy yếu hệ miễn nhiễm.

B. Thời kỳ trưởng thành

1. Bệnh Tổng quát (General Medicine):

1/ Bệnh Gầy yếu (Abnormal Body Development).

2/ Bệnh Xanh xao (Fascies Anemic).

3/ Bệnh Mỏi xương chắc (Chronia Muskeloskeletal Pain).

4/ Bệnh Đau đầu hoa mắt (Chronic Headache and Dizziness).

5/ Bệnh Táo bón (Chronic Constipation).

6/ Bệnh Ăn khó tiêu (Chronic Dyspepsia).

7/ Bệnh Mờ mắt (Trouble of Vision).

8/ Bệnh Khó thở (Chronic Dyspnea).

9/ Bệnh Yếu sức (General Weakness).

10/ Bệnh Nói không ra hơi (Voice Weakness).

11/ Bệnh Đậu mùa (Variola).

2. Bệnh Chuyên khoa (Medical Specialties):

12/ Bệnh Vô sinh (Infertility) do giảm thiểu tinh trùng (Azoospermia/Oligospemia).

13/ Bệnh Thiểu năng tuyến sinh dục tiên phát (Primary Hypogonadism).

14/ Bệnh Tâm lý nữ hóa do giảm thiểu kích thích tố sinh dục Testostérone của bệnh Thiểu năng tuyến sinh dục tiên phát.

2. Tánh khí vua Tự Đức qua các tư liệu

1/ Đại Nam thực lục chính biên (Tập XXXI, Đệ Tứ Kỷ): có ghi rõ bài Khiêm Cung Ký do nhà vua viết ra và cho khắc vào văn bia đặt ở Khiêm Lăng, trong đó có đoạn nhà vua viết về mình như sau: “...Tính lại ít nói hay thẹn, phàm không phải là người rất thân cố, dầu là than phiên di thần, vào chầu gặp nhau cũng ít giao thiệp, Trẫm cũng vui yên về nhạt nhẽo vụng về… Lại vời vào nội điện, cho vào yết kiến Thái hậu, cho vuốt râu vua, không ngờ nước mắt chảy xuống…”.

Từ đoạn Khiêm Cung Ký của nhà vua nêu trên, chúng ta để ý đến những câu then chốt: “tính lại ít nói hay thẹn”, “vào chầu gặp nhau cũng ít giao thiệp”, “cho vuốt râu vua không ngờ nước mắt chảy xuống”.

Theo các tư liệu trên, ta thấy rõ ràng tánh tình của vua Tự Đức là tánh tình của một con người ủy mị, hay cả thẹn, ít nói và thường nói nhỏ như không ra hơi, rụt rè không muốn làm quen, ít giao thiệp, dễ xúc động đến nỗi chảy cả nước mắt cho dầu là chỉ mới được đưa tay lên vuốt râu vua cha.Tánh khí nầy không phải là tánh khí của một con người đầy rẫy tính cách của nam giới. Nói rõ ra thì đó có thể là tánh khí của một nữ nhi đa cảm và rụt rè hơn là tánh khí của một con người Nam giới bình thường, thích xông xáo và hay đột phá. Đây cũng không phải là lối “cư xử khiêm nhường” như nhà vua đã cố ý rêu rao lên qua nhan đề “Khiêm Cung” Ký của Vua. Nói tóm lại, đây chỉ có thể là triệu chứng của một con người nam yếu đuối, thiếu hẳn yếu tố nam nhi vì thiếu chất kích thích tố Testosterone trong cơ thể.

2/ Nguyễn Phúc Tộc thế phả khi nói đến vua Tự Đức cũng đã viết như sau: “Ngài lấy đức Khiêm làm đạo để noi theo. Khiêm là kính là nhường, có địa vị mà không ở, tự uốn nắn để hạ mình, vì thế nên ngài sống thanh đạm, nhưng cũng làm ngài trở nên mềm yếu”. “Người ta chê ngài nhu nhược, thiếu tài lãnh đạo trong lúc trị vì mà còn để lại di hại về sau…”.

III. Ảnh hưởng của căn bệnh “Thiểu năng tuyến sinh dục” trên tâm lý vua Tự đức

Nếu chúng ta đi ngược dòng lịch sử để phân tách các hoạt động của vua Tự Đức, chúng ta sẽ thấy vua Tự Đức đã có những hành động “không mấy đàn ông tính”, từ việc nhỏ cho đến việc lớn, từ việc riêng cho đến việc công.

A. Vua Tự Đức: con người tánh khí đàn bà

1/ Than thở về chuyện của mình qua các Chỉ Dụ: Vua Tự Đức thường xuống nhiều Chỉ Dụ để than van kể lể với thần dân về tình hình đất nước và về bệnh tật của mình. Cách kể lể nầy, chữ Anh Mỹ gọi là “Whining” (than van) hay “Crying on the shoulders” (khóc trên vai người khác) thường là cách thức bày tỏ sự bất lực của mình, một hành động phần lớn là của giới nữ nhân. Nhà vua để lộ ra một tâm lý yếu đuối, thiếu tự tin, luôn luôn xin lỗi: “Trẫm tài hèn sức mọn v.v”. Do sự suy yếu tinh thần, nhà vua đã để lộ nhiều cảm xúc của mình qua các lời lẽ trong các bài Dụ. Chẳng hạn trong Dụ ngày 23 tháng 3 năm Tự Đức thứ 29, nhà vua đã trách móc các quan sống không có tình nghĩa với vua và thờ ơ với vua: “Vua tôi là một thể, đau ốm quan hệ tới nhau, vậy có thể nào coi nhau như kẻ Tần người Việt được chăng?. Thế mà không ai tiến cử một thầy thuốc giỏi vậy là hạng bầy tôi ưu ái thành thực có đâu lại nên như thế?”.

2/ Giáng cấp bà Lệ Thiên Anh Quý phi

Bà vợ đầu của nhà vua là Lê Thiên Anh Quý phi (Vũ Thị Duyên) là con gái của quan Ngự Tiền đại thần Vũ Xuân Cẩn, nhập cung năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả, bà là người đức hạnh, lại chịu khó hầu hạ Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu (Từ Dụ Thái Hậu về sau), được Hậu ngợi khen nên vua rất thương mến. Tuy nhiên sau 39 năm lấy vua mà không có con, vào năm Tự Đức thứ 35 (trước khi vua mất (19.7.1883) đúng một năm), chỉ vì công việc bề bộn, “bà sai cung nhân dâng bữa cơm chiều hơi muộn” nên đã bị vua giáng từ Hoàng Quý phi xuống làm Trung phi. Bà đã được tấn phong chức Hoàng Quý phi từ năm 1870, tức 12 năm về trước. Sự giáng chức vì một lỗi nhẹ như vậy khó lòng có thể xảy ra ở một người chồng đầy lòng vị tha, đầy “đàn ông tính”. Cũng không thể đó là cách để nhà vua bày tỏ sự tức giận của mình trên người vợ vô tội vì bà ta đã không cho vua có một người con nối dõi, ngay trong thời kỳ vua đang còn trẻ và đang còn sung sức. Nếu đúng là vậy thì đó là “tâm lý trả thù vặt” của một ông chồng không mấy độ lượng, không mấy “đàn ông tính”. Vua ra đạo dụ như sau để chứng minh việc nầy: “Từ khi Trẫm bị bệnh nặng tới nay, đáng lẽ phải chăm chỉ lo lắng gấp bội, luôn luôn đứng ngồi hầu hạ bên giường và cho Trẫm ăn uống đầy đủ thích nghi, mới xứng với địa vị cao cả và đạo vợ chồng. Cớ sao một niềm trể nải, lại không thấy chút tình ưu ái. Đến nỗi việc dâng cơm nước thường ngày cũng cố ý trì trệ, no đói thất thường, vậy thì sự phụng dưỡng ở đâu và thuốc thang nào còn bổ ích?”

(còn nữa)
 
S

scientists

B. Vua Tự Đức: Con người thích thơ văn ủy mị

Vua Tự Đức là một ông vua thích thơ văn. Nguyễn Phúc Tộc thế phả cũng có ghi về nhà vua như sau: “Việc làm thơ ngâm vịnh ngài vốn có tài, từ lúc còn là Hoàng tử nhiều lúc đang hầu cơm đức Hiến tổ, đang ăn cũng bỏ đũa để ngâm vịnh, được vua Hiến Tổ rất ngợi khen”. Nhà Vua đã trước tác nhiều công trình văn học, dịch thuật, sưu tầm như Luận ngữ thích nghĩa ca, Ngự chế Việt sử tổng vịnh, Tự học giãi nghĩa ca, Ngự chế thi sơ tập, Ngự chế thi nhị tập, Ngự chế thi tam tập, Tự Đức thánh chế văn sơ tập, Tự Đức thánh chế văn nhị tập, Tự Đức thánh chế văn tam tập, Từ huấn lục,... Trong quyển Tùng Thiện Vương của mình, Ưng Trình kể chuyện: “Vua Tự Đức triệu Tùng Thiện Vương vào cung để dạy nhà vua làm thơ. Vương tâu vua xin đừng làm thơ vì nghề trị nước trách nhiệm nặng nề tâm không được nhàn, nên từ xưa các vị chí tôn dẫu làm thơ thì cũng chỉ tiêu khiển nhất thời mà thôi, tuy nhiên vì vua thích nên đành phải dạy”.

Đúng như Tùng Thiện Vương đã nêu lên, tình hình trong nước vào thời đó đầy loạn lạc cướp bóc lại thêm tình hình chính trị phức tạp, rắc rối nhất là sự nhòm ngó đất đai, đánh phá thành quách của ta từ phía quân Pháp. Trong một bối cảnh dầu sôi lửa bỏng như vậy, khó cho bất cứ kẻ lãnh đạo quốc gia nào còn có thời giờ rảnh rỗi để “ngâm thơ vịnh nguyệt” như Vua Tự Đức. Điều này đã nói lên tính cách khá bất thường trong sự suy nghĩ của nhà vua. Nhà vua làm một việc không đúng lúc đúng thì. Tánh thích thơ văn của nhà vua có lẽ cũng đã phát xuất do tính tình ủy mị, tình cảm, đi song đôi với trạng thái tinh thần yếu đuối sẵn có của nhà vua nên có thể vì thế mà nhà vua đã không thể nào tập trung được tất cả tinh thần vào việc triều chính lúc đó.

C. Vua Tự Đức: Con người chịu quá nhiều ảnh hưởng của mẹ

Vua Tự Đức là một người con rất có hiếu với mẹ là bà Từ Dụ Thái hậu. Từ “người con có hiếu với mẹ” đến “người con lệ thuộc mẹ”, khoảng cách không bao xa. Nhà vua tuy đã lớn nhưng vẫn nghe lời mẹ, “ngày chẵn hầu cung Từ Dụ, ngày lẽ ngự triều”. Vua soạn hẳn cả quyển Từ huấn lục để ghi các lời mẹ dạy. Trong sách Từ Dụ Hoàng Thái hậu có nói đến chuyện “vua thường vào hầu mẹ và đọc sử cho mẹ nghe cho đến khi mẹ dạy thôi đọc mới nghỉ, cho dù mỏi cách mấy nhà vua cũng ráng chịu”. Việc nước lúc đó đang rối rắm là thế, trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng vua Tự Đức cũng đã để quá nhiều thì giờ săn sóc hầu hạ mẹ, vượt quá đòi hỏi của chữ Hiếu của người thường.

Thời nay, đối với một người con trai còn giữ quá nhiều liên hệ tình cảm với mẹ mình như thế, một người con trai đã trưởng thành khôn lớn mà còn yếu đuối chịu ảnh hưởng của người mẹ hoặc quá nghe lời mẹ, chưa đạt tới tình trạng tự lập của “người đàn ông con trai” thì người đời gọi đó là “người con trai còn nắm gấu áo mẹ”. Y khoa ngày nay gọi người con trai đó là người có “Mặc cảm Oedipe” (Complexe d’Oedipe), theo nhà phân tâm học Freud.

Riêng về Từ Dụ Thái hậu, ông Phan Bội Châu với khẩu khí của một người làm cách mạng, đã viết trong quyển Việt Nam vong quốc sử một đoạn phê bình gay gắt Từ Dụ Thái hậu như sau: “Trong nước có Thái hậu họ Phạm thường can dự vào việc triều chánh. Vua Tự Đức việc gì cũng trình qua Thái hậu rồi mới thi hành. Nguyễn Văn Tường thường lấy những vật quý người Pháp hối lộ, đem hiến cho Thái hậu để kết bè đảng”. Cũng cần nói thêm, bà Từ Dụ là một con người “thích chuyện chính trị” hay tối thiểu, cũng là người “có đầu óc chính trị”, thích việc triều chánh. Trước đó, vào triều Thiệu Trị (1841-1847), bà cũng đã được chồng là vua Thiệu Trị (1807-1847) cho ngồi “buông rèm phía sau ngai vua”, theo dõi việc triều chính để có thể giúp vua các ý kiến khi cần.

Lịch sử cũng có ghi rõ, sau khi vua Tự Đức mất và sau khi Thất thủ Kinh đô năm Ất Dậu 1885, Từ Dụ Thái Hậu theo xa giá của vua Hàm Nghi ra đến Quảng Trị thì trở về lại Huế “để cho yên lòng thiên hạ” và chỉ dụ cho Nguyễn Văn Tường mời vua Hàm Nghi trở về Kinh nhưng vua Hàm Nghi đã không về lại. Đến tháng 8 năm Ất Dậu (1885), vì muốn triều Nguyễn được tiếp nối, bà đã ban Đạo Dụ đưa hoàng tử Ưng Kỳ lên ngôi vua tại Huế, lấy niên hiệu là Đồng Khánh. Ta thấy quả thật con người của Từ Dụ Thái hậu đã “rất quen với các quyết định quan trọng” trong chính trường, đã là tiếng nói quyết định trong thời gian Tự Đức ở ngôi. Vua Tự Đức được tiếng là người con chí hiếu có thể là vì nhà vua đã nhất nhất đều làm theo lời mẹ dạy. Và phải chăng chính bà Từ Dụ đã ngầm chủ trương hòa giải với Pháp và thuyết “Chủ hòa” của bà đã có ảnh hưởng trên những quyết định của vua Tự Đức trong quá khứ?

D. Vua Tự Đức: Con người thiếu tính quyết đoán

Vua Tự Đức đã tỏ ra là người thiếu cương quyết và nhất là thiếu tự tin trong vai trò lãnh đạo của mình.

1/ Vụ truyền ngôi cho Vua Dục Đức.

Theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả thì ngoài hai người con nuôi là con của Kiên Thái Vương, vua Tự Đức còn có một người con nuôi khác là Nguyễn Phúc Ưng Chân, con của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và đã được vua giao cho Lệ Thiên Hoàng Hậu trông coi dạy bảo. Vua Tự Đức ban di chiếu chỉ định ông này lên nối ngôi, tức vua Dục Đức sau này. Tuy nhiên, vua Dục Đức chỉ làm vua được ba ngày thì đã bị các Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết hạ bệ, đem giam ở “Dục Đức giảng đường” và đưa Hồng Dật tức vua Hiệp Hòa lên nối ngôi.

Cũng theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả thì sở dĩ có chuyện như vậy là vì trong di chiếu của vua Tự Đức có viết đến các nét xấu của người con nuôi Ưng Chân của mình với dụng ý “để cảnh tỉnh” ông vua tương lai. Vua Tự Đức đã viết trong di chiếu như sau: “…Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau nầy thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đang được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây”. Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết cùng Trần Tiễn Thành dâng sớ xin vua bỏ đoạn trên, lấy cớ di chiếu lập người nối ngôi trời thì những lời trên không hợp, nhưng vua Tự Đức không nghe lời, cho rằng “viết vậy để cảnh tỉnh”. Cũng vì vậy mà về sau, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã lấy cớ đó mà phế bỏ vua Dục Đức, rồi lại đem qua giam tại ngục thất phủ Thừa Thiên và bỏ đói cho chết.

Theo lệ thường, khi vua trước truyền ngôi lại cho vua sau thì tối thiểu, để chứng minh là mình đã không quyết định lầm, sẽ tuyên bố cho toàn dân biết những đức tính của người sắp bước lên ngôi vua thay thế mình hầu làm tăng uy tín cho vua sau trong vấn đề cai trị và lãnh đạo quốc gia nhất là trong trong hoàn cảnh khó khăn đương thời. Ở đây, vua Tự Đức đã làm ngược lại, viết rõ ra trong chiếu là người kế vị sau “chưa chắc đã đảm đang được việc lớn”. Điều nầy có thể đã nói lên tánh thiếu cương quyết của nhà vua và thiếu tự tin, nghi ngờ cả quyết định của mình, hầu như nhà vua muốn tỏ rõ cho mọi người biết là mình thật tình “không muốn truyền ngôi cho người đó chút nào, nhưng chỉ vì thế bí mà thôi”!. “Lời cảnh tỉnh” đó của nhà vua là bản án tử hình cho người con nuôi của mình và cũng từ hành động đó, nhà vua đã đưa nước nhà tới loạn Tứ Nguyệt Tam Vương tức vụ phế lập “ba lần trong bốn tháng” của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sau này.

Quả thật, vua Tự Đức đã phạm một lỗi lầm rất lớn về phương diện chính trị với tư cách một nhà lãnh đạo đất nước trong cảnh dầu sôi lửa bỏng đương thời. Người Pháp, giỏi về ngoại giao và chính trị, cũng đã có chữ dành cho trường hợp nầy, đó là một “Er- reur de jugement monumental” tức một “Sai lầm trầm trọng về nhận xét”.


(Còn nữa)
 
S

scientists

2/ Nên hòa hay nên chiến.

Trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước vào thời Vua Tự Đức, phải nói đó là một cảnh dầu sôi lửa bỏng. Quân Pháp càng lấn, quân ta càng thua. Hễ đánh là quân ta chạy dài trước súng đạn của người Pháp. Càng thua càng mất đất. Biết là thua mà vẫn đánh. Vua tôi không bình tĩnh ngồi nghĩ chiến lược sắp tới để cản bước tiến của quân Pháp. Vua Tự Đức và triều đình đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để đánh thắng khi cả quân số của Pháp trên đất nước chỉ có vài trăm. Khi Rigault de Genouilly đánh Đà Nẵng hai lần mà không kết quả và binh lính bị bệnh thời khí chết hại nhiều, đưa thư xin giảng hòa với ta mà chỉ đòi xin truyền đạo và tự do thương mãi, triều đình họp bàn mà vẫn không nhất quyết, kẻ chủ hòa người chủ chiến. Vua chỉ dựa vào các quan để đợi quyết định chứ chẳng có quyết định gì trong tư thế làm vua chỉ huy tất cả triều thần. Các vụ bàn cãi tại triều đình phần lớn không đi đến quyết định nào. Các quan bàn qua bàn lại vẫn không ra giải pháp và kết quả thường là bế tắc, vấn đề bị xếp xó hoặc chỉ biết giao lại cho một vài người xử lý, may nhờ rủi chịu. Các đại thần như Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu đã phải lấy cái chết để đền ơn vua nợ nước và để rửa sạch cái nhục riêng cho chính mình. (Chú thích 1).

Các nhà cải cách đi xa thấy rộng như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện... dâng sớ đề nghị cải cách nhưng vua Tự Đức cũng như các quan khư khư bảo thủ, chẳng chịu nghe lời để đem ra áp dụng. Vua Tự Đức và triều thần phần lớn cạn nghĩ, không trông xa thấy rộng và lại bảo thủ nên thường lâm vào thế thụ động, chỉ bàn cãi vu vơ, giải quyết vá víu và đợi nước đến chân mới nhảy nhưng “nhảy bao nhiêu cũng không qua khỏi”. Nước ta mất dần đất đai, từ ba tỉnh miền Tây rồi đến ba tỉnh miền Đông, rồi đến Bắc Kỳ và sau cùng là mấy ngay cả Kinh đô Huế!

Đúng như khoa Tâm lý học ngày nay đã chứng minh, mặc cảm thiếu “đàn ông tính” đã khiến cho nhiều người bệnh sinh ra thiếu tự tin, hay lưỡng lự, tiến tới rồi thối lui và chẳng bao giờ có thể cương quyết làm được việc gì cho vuông tròn, cho đến nơi đến chốn.

Đến đây, chúng tôi nghĩ là chúng ta đã có đủ tư liệu để chứng minh là, quả thật, vua Tự Đức đã hành xử việc nhà cũng như việc nước với tâm lý của một người thiếu “đàn ông tính” do vốn liếng kích thích tố “Testosterone” bị hụt hẫng trong cơ thể. Tình trạng nầy, theo chúng tôi là vì nhà vua đã bị bệnh “Thiểu năng tuyến sinh dục tiên phát” (Primary Hypogonadism), nguyên nhân chính của căn bệnh Vô sinh của nhà vua như chúng tôi đã trình bày ở phần trên. Tình trạng thiếu kích thích tố sinh dục “Testostérone” của nam giới trong cơ thể đã khiến cho nhà vua thiếu hẳn “Nam tính” mà người Anh Mỹ thường gọi là “Virility” hoặc “Masculinity”, tức là “Đàn ông tính” của giới nam nhi. Người đàn ông “thật đàn ông” (“a real man”) tính khí thường nghênh ngang, ăn nói hùng hồn và thường tự hào về cái đàn ông tính của mình. “Đàn ông” không phải là người thích ăn nói ỉu dỉu nhẹ nhàng hoặc “nói hay hụt hơi” như những người đàn bà con gái khác. (Chú thích 2).

IV. Trị liệu bệnh vô sinh do nguyên nhân thiểu năng tuyến sinh dục của vua Tự Đức theo Y khoa ngày nay

Nếu Vua Tự Đức sinh vào ngày nay thì Y khoa hiện đại sẽ chữa chạy thế nào cho căn bệnh Vô sinh của nhà vua nếu quả thật nhà vua bị bệnh Thiểu năng tuyến sinh dục tiên phát?

Bệnh Thiểu năng tuyến sinh dục tiên phát dẫn đến tình trạng thiếu Testosterone đã đành nhưng đó là nguyên nhân của “Hỗn loạn của sự sinh sản tinh trùng”, đưa đến bệnh “Không có tinh trùng” (Azoospermia) hoặc bệnh “Ít tinh trùng” (Oligospermia).

Trong trường hợp hoàn toàn vắng bóng tinh trùng (Azoospermia) thì rất khó mà chữa chạy gì cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu đó là “bệnh Ít tinh trùng” (Oligospermia) thì Y khoa ngày nay có thể chữa trị được phần nào.

Trong trường hợp bệnh Vô sinh thuộc “loại khá nặng” với số tinh trùng chỉ 10-20 triệu con trong 1 millilitre tinh khí và tinh trùng chuyển động chỉ 20-40% thì Y khoa ngày nay có thể dùng phương pháp “IUI” tức “Intra-Uterine Insemination” bằng cách đưa thẳng tinh trùng vào tử cung của người đàn bà để dễ thụ thai hơn. Kỷ thuật IUI này có thể phối hợp với sự chữa trị của người đàn bà phối ngẫu với thuốc “Clomiphène” hoặc “Gonadotro- pins” hoặc với kỹ thuật “ICSI” tức “Intracytoplasmmic Sperm Injection”.

Trong trường hợp bệnh Vô sinh “loại nặng”, chỉ có 10 triệu tinh trùng trong 1 mil- litre tinh khí và sức chuyển động của tinh trùng chỉ 10% bình thường thì Y khoa ngày nay dùng kỹ thuật “IVF” (In Vitro Fertilization) tức cấy tinh trùng trong ống nghiệm cùng với trứng (ovule) của người đàn bà, phối hợp cùng với kỹ thuật “ICSI” (Intracytoplasmic Sperm Injection).


Trong trường hợp người đàn ông không có tinh trùng (Azoospermia) và nếu muốn cho người vợ có thai thì có thể dùng tinh trùng của người đàn ông khác, nhưng đối với trường hợp của vua Tự Đức thì chắc chắn chẳng thể dùng phương pháp nầy được vì như thế thì đứa con sinh ra sẽ chẳng còn là giòng giống của nhà vua.

Phương pháp “IVF” tức cấy thai trong ống nghiệm thường rât tốn kém, đòi hỏi lấy trứng của người đàn bà đúng giờ đúng ngày và mỗi lần phải hút ra nhiều trứng. Dùng phương pháp này người đàn bà dễ bị sinh đôi (31%), sinh ba (6%) và nhiều hơn nữa (0.2%) (theo “Harrison’s Principles of Internal Medicine”, 16th Edition).

V. Kết luận

Qua hai bài nghiên cứu về vua Tự Đức dưới lăng kính Y khoa của, chúng ta thấy vua Tự Đức là một con người nhiều bệnh tật ngay từ lúc còn nhỏ. Nhà vua suốt đời đã phải uống thuốc để trị các chứng bệnh nhưng “bệnh nào vẫn tật nấy”. Từ lúc mới sinh ra, sức khoẻ nhà vua đã tồi tệ, có lúc tưởng không qua khỏi. Hệ thống đề kháng miễn dịch trong cơ thể của nhà vua yếu kém nên bệnh nầy tật nọ đã hoành hành cho đến cả khi vua đã trưởng thành. Ta có thể đếm cả thảy hơn 14 bệnh: bệnh hụt hơi, bệnh ăn không tiêu, bệnh táo bón, bệnh mắt mờ, bệnh mỏi xương cốt v.v.. nhưng nghiêm trọng hơn hết cả là “bệnh Vô sinh”.

Bệnh Vô sinh của vua Tự Đức đã được chúng tôi bàn đến rất kỹ trong bài “Thử thiết lập Hồ sơ Bệnh lý của vua Tự Đức”. Bệnh Đậu mùa mà vua bị mắc phải hồi 19 tuổi không phải là nguyên nhân của bệnh Vô sinh như sách vở xưa đã viết cũng như nhiều người đã lầm tưởng. Bệnh Vô sinh của vua đã được chúng tôi chứng minh là do bệnh “Thiểu năng tuyến sinh dục tiên phát”, gây nên sự giảm sút tinh trùng (Azoospermia hoặc Oligospermia) và sự giảm sút lượng kích thích tố “Testosterone” của phái nam trong cơ thể. Điều nầy đã gây nên ảnh hưởng trên phương diện tâm lý, khiến cho nhà vua trở nên nhu nhược ủy mị, lưỡng lự không cương quyết, không có tính quyết định mạnh bạo và sự thiếu quyết đoán trong cách sự xử lý công việc đã gây nên nhiều ảnh hưởng tai hại trong việc cai trị đất nước Việt Nam trong thời loạn, giữa lúc mà giặc Pháp đang quyết tâm đem quân qua xâm chiếm cho được nước ta.

Nếu vào hồi đó, chúng ta có một ông vua Tự Đức mạnh khỏe và dồi dào sức khoẻ, đức tính cương nghị, có lẽ tình hình chính trị của đất nước đã khác hẳn. Triều đình đã có thể thoát ra được tránh khỏi nước cờ bí mà vua quan ta ngày ấy tìm mãi mà vẫn không thấy lối ra và đành lòng để mất đất đai của xứ sở, đi từ Nam Kỳ cho đến Bắc Kỳ và mất luôn cả cả Kinh đô Huế khiến cho vua Hàm Nghi phải lưu lạc nơi đất khách quê người. Nghĩ mà buồn thay!

B.M.Đ
(SH278/4-12)
 
Top Bottom