S
scientists
Bài Do Thái
Suốt đời, Hitler là người bài Do Thái một cách mù quáng và quá khích. Di chúc của ông – viết ra vài giờ trước khi qua đời – chứa đựng lời công kích cuối cùng đối với người Do Thái, cho là họ có trách nhiệm đối với cuộc chiến mà ông phát động. Lòng căm thù nóng bỏng này được lan truyền qua nhiều người Đức, cuối cùng dẫn đến cuộc tàn sát kinh khủng trên diện rộng đến nỗi để lại một vết sẹo kinh hoàng trong nền văn minh của nhân loại và chắc chắn nó sẽ còn tồn tại khi mà con người còn sống trên Trái Đất.
Tinh thần bài Do Thái lan truyền mạnh mẽ trong các cấp chính quyền của Đức, đến nỗi các bị cáo trong Tòa án Nürnberg tin rằng thẩm phán trong các phiên tòa là người Do Thái!
Cuộc thảm sát Do Thái
"Giải pháp cuối cùng" là cụm từ do giới Quốc xã sử dụng (chỉ mới được đưa ra ánh sáng trước Tòa án Nürnberg) để chỉ các cuộc tàn sát người Do Thái tiếp diễn cho đến cuối cuộc chiến. Có nhiều tranh cãi về số người Do Thái bị sát hại. Theo hai binh sĩ SS làm nhân chứng tại Tòa án Nürnberg, Karl Eichmann ước tính con số này là từ 5 triệu đến 6 triệu. Eichmann là Trưởng ban Người Do Thái của tổ chức RSHA, thực hiện "Giải pháp cuối cùng" dưới sự chỉ đạo của Heydrich. Con số đưa ra trong bản cáo trạng của Tòa án Nürnberg là 5,7 triệu, trùng hợp với ước lượng của Hội đoàn Do Thái Thế giới. Riêng Reitlinger cho số thấp hơn, từ 4,2 đến gần 4,6 triệu.
Vào năm 1939, có khoảng 10 triệu người Do Thái sống trên những lãnh thổ bị lực lượng của Hitler chiếm đóng. Dù theo ước lượng nào, điều chắc chắn là phân nửa số người này đã bị Quốc xã sát hại. Đấy là hệ lụy chung cuộc và cái giá ghê gớm của sự lầm lạc mà nhà lãnh đạo Quốc xã truyền tải đến – hoặc chia sẻ với – nhiều người đi theo ông ta.
Tuần lễ Thủy tinh vỡ
Vào mùa thu 1938, có thêm một điểm ngoặt cho Quốc xã, diễn ra trong thời gian mà đảng viên sau này gọi là "Tuần lễ Thủy tinh vỡ".
Ngày 7 tháng 11, một thanh niên người Đức gốc Do Thái 17 tuổi tên Herschel Grynszpan bắn chết nhà ngoại giao Ernst vom Rath của đại sứ quán Đức ở Paris. Cha của anh trai trẻ này nằm trong số cả chục ngàn người Do Thái bị trục xuất sang Ba Lan. Để trả thù cho việc này và cho việc ngược đãi người Do Thái nói chung ở Đức mà anh trai trẻ tìm đến đại sứ quán Đức với ý định hạ sát đại sứ. Nhưng Ernst vom Rath được phái ra xem anh muốn gì, và bị anh bắn chết.
Đêm 9 rạng sáng 10 tháng 11, một đợt giết chóc tệ hại nhất, cho đến lúc này, xảy ra. Theo Quốc xã, đấy chỉ là do việc dân Đức có phản ứng "tự phát" với tin giết người ở Paris. Nhưng sau Thế chiến thứ hai, tài liệu tịch thu cho thấy Đức đã sắp đặt việc "tự phát".
Nội bộ Quốc xã báo cáo 119 giáo đường của người Do Thái bị đốt, 76 giáo đường khác bị phá hủy, 7.500 cửa hàng Do Thái bị phá phách. Có 20.000 người Do Thái bị bắt, 36 người chết, 36 bị thương nặng – đều là người Do Thái.
Người Do Thái còn phải chi trả cho sự phá hủy tài sản của họ. Nhà nước tich thu tiền bảo hiểm đáng lẽ họ nhận được. Thêm nữa, họ phải chung nhau trả khoản tiền phạt một tỉ Mark Đức vì lý do "tội ác ghê tởm của họ", theo lời Göring.
"Tuần lễ Thủy tinh vỡ" là dấu hiệu báo trước cho sự suy yếu tai hại mà cuối cùng sẽ dẫn nhà độc tài, chế độ của ông và đất nước của ông đến chỗ suy tàn. Chúng ta đã thấy đầy dẫy những biểu hiện của chứng hoang tưởng tự đại của Hitler. Nhưng từ trước đến giờ, Hitler đã cố tự kiềm chế ở những thời điểm khẩn trương trên bước đường đi lên của ông và của đất nước ông. Ở những thời điểm như thế, thiên tài về hành động gan lì và tính toán cẩn thận cho hậu quả đã giúp cho ông đạt hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng bây giờ, như ngày 9 tháng 11 và những hệ lụy về sau sẽ cho thấy, Hitler đang mất dần khả năng tự kiềm chế. Chứng hoang tưởng tự đại của ông đã trở nên áp chế. Biên bản buổi họp ngày 12 tháng 11 do Göring chủ trì cho thấy chính Hitler có trách nhiệm đối với đêm tàn phá trong tháng 11 ấy; chính ông đã thúc đẩy Göring loại trừ người Do Thái ra khỏi cuộc sống ở Đức. Từ lúc này trở đi, chủ nhân ông tuyệt đối của Đế chế thứ Ba sẽ không còn biết tự kiềm chế – đức tính đã thường cứu nguy cho ông trước đây. Và dù cho thiên tài của ông sẽ dẫn đến những cuộc thôn tính đáng kinh ngạc khác, những hạt mầm độc hại cho việc tự phá hủy chung cục của nhà độc tài và của đất nước ông đã được gieo cấy.
Suốt đời, Hitler là người bài Do Thái một cách mù quáng và quá khích. Di chúc của ông – viết ra vài giờ trước khi qua đời – chứa đựng lời công kích cuối cùng đối với người Do Thái, cho là họ có trách nhiệm đối với cuộc chiến mà ông phát động. Lòng căm thù nóng bỏng này được lan truyền qua nhiều người Đức, cuối cùng dẫn đến cuộc tàn sát kinh khủng trên diện rộng đến nỗi để lại một vết sẹo kinh hoàng trong nền văn minh của nhân loại và chắc chắn nó sẽ còn tồn tại khi mà con người còn sống trên Trái Đất.
Tinh thần bài Do Thái lan truyền mạnh mẽ trong các cấp chính quyền của Đức, đến nỗi các bị cáo trong Tòa án Nürnberg tin rằng thẩm phán trong các phiên tòa là người Do Thái!
Cuộc thảm sát Do Thái
"Giải pháp cuối cùng" là cụm từ do giới Quốc xã sử dụng (chỉ mới được đưa ra ánh sáng trước Tòa án Nürnberg) để chỉ các cuộc tàn sát người Do Thái tiếp diễn cho đến cuối cuộc chiến. Có nhiều tranh cãi về số người Do Thái bị sát hại. Theo hai binh sĩ SS làm nhân chứng tại Tòa án Nürnberg, Karl Eichmann ước tính con số này là từ 5 triệu đến 6 triệu. Eichmann là Trưởng ban Người Do Thái của tổ chức RSHA, thực hiện "Giải pháp cuối cùng" dưới sự chỉ đạo của Heydrich. Con số đưa ra trong bản cáo trạng của Tòa án Nürnberg là 5,7 triệu, trùng hợp với ước lượng của Hội đoàn Do Thái Thế giới. Riêng Reitlinger cho số thấp hơn, từ 4,2 đến gần 4,6 triệu.
Vào năm 1939, có khoảng 10 triệu người Do Thái sống trên những lãnh thổ bị lực lượng của Hitler chiếm đóng. Dù theo ước lượng nào, điều chắc chắn là phân nửa số người này đã bị Quốc xã sát hại. Đấy là hệ lụy chung cuộc và cái giá ghê gớm của sự lầm lạc mà nhà lãnh đạo Quốc xã truyền tải đến – hoặc chia sẻ với – nhiều người đi theo ông ta.
- Gestapo (Geheime Staatspolizei hoặc Mật vụ)
- Hermann Göring, cánh tay phải của Hitler
- Heinrich Himmler, Lãnh tụ Lực lượng áo đen SS, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đức
- Schutzstaffel, lực lượng áo đen SS
- Sicherheitsdienst, Cơ quan An ninh
Tuần lễ Thủy tinh vỡ
Vào mùa thu 1938, có thêm một điểm ngoặt cho Quốc xã, diễn ra trong thời gian mà đảng viên sau này gọi là "Tuần lễ Thủy tinh vỡ".
Ngày 7 tháng 11, một thanh niên người Đức gốc Do Thái 17 tuổi tên Herschel Grynszpan bắn chết nhà ngoại giao Ernst vom Rath của đại sứ quán Đức ở Paris. Cha của anh trai trẻ này nằm trong số cả chục ngàn người Do Thái bị trục xuất sang Ba Lan. Để trả thù cho việc này và cho việc ngược đãi người Do Thái nói chung ở Đức mà anh trai trẻ tìm đến đại sứ quán Đức với ý định hạ sát đại sứ. Nhưng Ernst vom Rath được phái ra xem anh muốn gì, và bị anh bắn chết.
Đêm 9 rạng sáng 10 tháng 11, một đợt giết chóc tệ hại nhất, cho đến lúc này, xảy ra. Theo Quốc xã, đấy chỉ là do việc dân Đức có phản ứng "tự phát" với tin giết người ở Paris. Nhưng sau Thế chiến thứ hai, tài liệu tịch thu cho thấy Đức đã sắp đặt việc "tự phát".
Nội bộ Quốc xã báo cáo 119 giáo đường của người Do Thái bị đốt, 76 giáo đường khác bị phá hủy, 7.500 cửa hàng Do Thái bị phá phách. Có 20.000 người Do Thái bị bắt, 36 người chết, 36 bị thương nặng – đều là người Do Thái.
Người Do Thái còn phải chi trả cho sự phá hủy tài sản của họ. Nhà nước tich thu tiền bảo hiểm đáng lẽ họ nhận được. Thêm nữa, họ phải chung nhau trả khoản tiền phạt một tỉ Mark Đức vì lý do "tội ác ghê tởm của họ", theo lời Göring.
"Tuần lễ Thủy tinh vỡ" là dấu hiệu báo trước cho sự suy yếu tai hại mà cuối cùng sẽ dẫn nhà độc tài, chế độ của ông và đất nước của ông đến chỗ suy tàn. Chúng ta đã thấy đầy dẫy những biểu hiện của chứng hoang tưởng tự đại của Hitler. Nhưng từ trước đến giờ, Hitler đã cố tự kiềm chế ở những thời điểm khẩn trương trên bước đường đi lên của ông và của đất nước ông. Ở những thời điểm như thế, thiên tài về hành động gan lì và tính toán cẩn thận cho hậu quả đã giúp cho ông đạt hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng bây giờ, như ngày 9 tháng 11 và những hệ lụy về sau sẽ cho thấy, Hitler đang mất dần khả năng tự kiềm chế. Chứng hoang tưởng tự đại của ông đã trở nên áp chế. Biên bản buổi họp ngày 12 tháng 11 do Göring chủ trì cho thấy chính Hitler có trách nhiệm đối với đêm tàn phá trong tháng 11 ấy; chính ông đã thúc đẩy Göring loại trừ người Do Thái ra khỏi cuộc sống ở Đức. Từ lúc này trở đi, chủ nhân ông tuyệt đối của Đế chế thứ Ba sẽ không còn biết tự kiềm chế – đức tính đã thường cứu nguy cho ông trước đây. Và dù cho thiên tài của ông sẽ dẫn đến những cuộc thôn tính đáng kinh ngạc khác, những hạt mầm độc hại cho việc tự phá hủy chung cục của nhà độc tài và của đất nước ông đã được gieo cấy.
(Còn nữa)