S
scientists
Cuộc sống lưu vong
Cựu hoàng Bảo Đại tại Paris
Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bảo Đại giao du với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có hạng. Bị cơ quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của mình. Năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở Chabrignac. Năm 1972, khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946), đến năm 1982 thì kết hôn. Bảo Đại nhập đạo Công giáo lấy tên thánh là Jean-Robert.
Trong thời gian này, ảnh hưởng của Bảo Đại tại các khu vực như Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đã phái các đại diện sang Pháp nhằm thuyết phục Bảo Đại tham gia một chính phủ liên hiệp nhằm thống nhất Việt Nam, nhờ đó thông qua Bảo Đại thì miền Bắc có thể thu hút thêm những người ủng hộ tại các địa phương mà Bảo Đại có ảnh hưởng. Dưới ảnh hưởng của các cuộc gặp mặt này, trong những buổi phát biểu công khai Bảo Đại đã thể hiện lập trường chống lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, chỉ trích chính phủ Nguyễn Văn Thiệu và kêu gọi thành lập một chính phủ liên hiệp tự do, trung lập và hòa bình tại Việt Nam.
Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây không ghi tên cha. Tại thị trấn Sacramento, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố. Ông cũng thăm viếng và chúc mừng các buổi lễ của cộng đồng Phật giáo và Đạo Cao đài người Việt ở California cùng các cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Texas. Bảo Đại cũng nhân dịp này thăm dò ý kiến của các cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ, từ đó tìm ra giải pháp cho việc hòa giải dân tộc.
Tang lễ
Mộ cựu hoàng Bảo Đại tại Nghĩa trang Passy, Paris.
Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) được tổ chức tại Hà Nội vào 1997.
Đám tang Bảo Đại được tổ chức một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.
Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói "Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi".
Vợ và tình nhân
Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, trong cuốn Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2006, thì những người vợ và tình nhân của Bảo Đại gồm:
Nam Phương Hoàng Hậu, quê Gò Công, Tiền Giang, Việt Nam, có hôn thú, có 5 người con
Bùi Mộng Điệp, quê Bắc Ninh, không hôn thú, có 3 người con
Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con
Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có 1 con gái, sau này cũng có đưa về Đà Lạt, cũng có một biệt thự như các bà thứ phi người Việt.
Lê Thị Phi Ánh ở Huế, (? - 1984: 62 tuổi) không hôn thú, có 2 người con
Vicky (Pháp), không hôn thú, có 1 con gái
Clément(?), vũ nữ và buôn lậu ở xóm Cigalle (Pháp), không hôn thú
Monique Marie Eugene Baudot (Pháp), có hôn thú, không có con
Các con
Tượng bán thân của vua Bảo Đại trong Dinh Bảo Đại
Vua Bảo Đại có 8 người vợ, tình nhân và có 13 người con.
Với Nam Phương Hoàng hậu
Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007
Công chúa Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 tại Đà Lạt
Công chúa Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938
Công chúa Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942
Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943
(Cả 4 người con còn lại của bà Nam Phương đều sống ở Pháp).
Tượng bán thân của vua Bảo Đại trong Dinh Bảo Đại
Với bà Bùi Mộng Điệp
Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh năm 1946 hiện nay đang sống ở Pháp.
Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm (1954 - 1955), chết khi một tuổi.
Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm (1957 - 1987), chết khi 30 tuổi vì tử nạn tại Nhật.
Với bà Jenny Woong
Nguyễn Phúc Phương Anh, sinh năm 1955, hiện nay đang sống ở Hawaii, Hoa Kỳ.
Với bà Phi Ánh
Nguyễn Phúc Phương Minh, (1950 - 2012) bà lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, rồi ly dị, trước Tháng 4 năm 1975 về Sài Gòn thăm thân mẫu và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời tại Hoa Kỳ.
Nguyễn Phúc Bảo Ân, sinh năm 1951 đang sống tại Westminster, là người con nối dõi nhà Nguyễn. Ông Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phước Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phước Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phước Quý Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại.
Với bà Vicky
Bảo Đại có một người con do bà Từ Cung nuôi từ nhỏ, sau đó vào Sài Gòn, là Nguyễn Phúc Bảo Ân.
Câu nói nổi tiếng
Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta. phát biểu khi từ chối sự bảo vệ của quân Nhật chống lại nguy cơ đảo chính của Việt Minh
Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ.
Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại hóa ra là giải pháp của người Pháp.
Đã đến lúc kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn và ít nhất là phục hồi hòa bình cùng sự hòa hợp. phát biểu năm 1972 nhằm kêu gọi hòa bình và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam
Xin cho tôi được sống và chết trong bình yên.
Trong thơ ca
Khi Bảo Đại sang Trung Quốc, nhà thơ Việt Nam đương thời Tú Mỡ có bài thơ châm biếm về việc này.
Trong điện ảnh
Hình tượng Bảo Đại được dựng thành bộ phim "Ngọn nến Hoàng cung" năm 2004 do diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đóng.
Tiền đồng "Bảo Đại thông bảo"
Tiền đồng Bảo Đại thông bảo là loại tiền đồng Việt Nam kiểu cổ sau cùng được chế tạo. Có ba loại tiền Bảo Đại Thông bảo: loại tiền đúc cỡ nhỏ, loại tiền đúc cỡ lớn mặt sau có nổi chữ "mười văn" và loại tiền đúc lớn có mặt sau "trơn". Tất cả được phát hành vào năm 1933.
Cựu hoàng Bảo Đại tại Paris
Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bảo Đại giao du với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có hạng. Bị cơ quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của mình. Năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở Chabrignac. Năm 1972, khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946), đến năm 1982 thì kết hôn. Bảo Đại nhập đạo Công giáo lấy tên thánh là Jean-Robert.
Trong thời gian này, ảnh hưởng của Bảo Đại tại các khu vực như Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đã phái các đại diện sang Pháp nhằm thuyết phục Bảo Đại tham gia một chính phủ liên hiệp nhằm thống nhất Việt Nam, nhờ đó thông qua Bảo Đại thì miền Bắc có thể thu hút thêm những người ủng hộ tại các địa phương mà Bảo Đại có ảnh hưởng. Dưới ảnh hưởng của các cuộc gặp mặt này, trong những buổi phát biểu công khai Bảo Đại đã thể hiện lập trường chống lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, chỉ trích chính phủ Nguyễn Văn Thiệu và kêu gọi thành lập một chính phủ liên hiệp tự do, trung lập và hòa bình tại Việt Nam.
Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây không ghi tên cha. Tại thị trấn Sacramento, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố. Ông cũng thăm viếng và chúc mừng các buổi lễ của cộng đồng Phật giáo và Đạo Cao đài người Việt ở California cùng các cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Texas. Bảo Đại cũng nhân dịp này thăm dò ý kiến của các cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ, từ đó tìm ra giải pháp cho việc hòa giải dân tộc.
Tang lễ
Mộ cựu hoàng Bảo Đại tại Nghĩa trang Passy, Paris.
Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) được tổ chức tại Hà Nội vào 1997.
Đám tang Bảo Đại được tổ chức một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.
Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói "Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi".
Vợ và tình nhân
Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, trong cuốn Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2006, thì những người vợ và tình nhân của Bảo Đại gồm:
Nam Phương Hoàng Hậu, quê Gò Công, Tiền Giang, Việt Nam, có hôn thú, có 5 người con
Bùi Mộng Điệp, quê Bắc Ninh, không hôn thú, có 3 người con
Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con
Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có 1 con gái, sau này cũng có đưa về Đà Lạt, cũng có một biệt thự như các bà thứ phi người Việt.
Lê Thị Phi Ánh ở Huế, (? - 1984: 62 tuổi) không hôn thú, có 2 người con
Vicky (Pháp), không hôn thú, có 1 con gái
Clément(?), vũ nữ và buôn lậu ở xóm Cigalle (Pháp), không hôn thú
Monique Marie Eugene Baudot (Pháp), có hôn thú, không có con
Các con
Tượng bán thân của vua Bảo Đại trong Dinh Bảo Đại
Với Nam Phương Hoàng hậu
Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007
Công chúa Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 tại Đà Lạt
Công chúa Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938
Công chúa Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942
Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943
(Cả 4 người con còn lại của bà Nam Phương đều sống ở Pháp).
Tượng bán thân của vua Bảo Đại trong Dinh Bảo Đại
Với bà Bùi Mộng Điệp
Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh năm 1946 hiện nay đang sống ở Pháp.
Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm (1954 - 1955), chết khi một tuổi.
Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm (1957 - 1987), chết khi 30 tuổi vì tử nạn tại Nhật.
Với bà Jenny Woong
Nguyễn Phúc Phương Anh, sinh năm 1955, hiện nay đang sống ở Hawaii, Hoa Kỳ.
Với bà Phi Ánh
Nguyễn Phúc Phương Minh, (1950 - 2012) bà lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, rồi ly dị, trước Tháng 4 năm 1975 về Sài Gòn thăm thân mẫu và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời tại Hoa Kỳ.
Nguyễn Phúc Bảo Ân, sinh năm 1951 đang sống tại Westminster, là người con nối dõi nhà Nguyễn. Ông Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phước Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phước Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phước Quý Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại.
Với bà Vicky
Bảo Đại có một người con do bà Từ Cung nuôi từ nhỏ, sau đó vào Sài Gòn, là Nguyễn Phúc Bảo Ân.
Câu nói nổi tiếng
Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta. phát biểu khi từ chối sự bảo vệ của quân Nhật chống lại nguy cơ đảo chính của Việt Minh
Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ.
Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại hóa ra là giải pháp của người Pháp.
Đã đến lúc kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn và ít nhất là phục hồi hòa bình cùng sự hòa hợp. phát biểu năm 1972 nhằm kêu gọi hòa bình và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam
Xin cho tôi được sống và chết trong bình yên.
Trong thơ ca
Khi Bảo Đại sang Trung Quốc, nhà thơ Việt Nam đương thời Tú Mỡ có bài thơ châm biếm về việc này.
Trong điện ảnh
Hình tượng Bảo Đại được dựng thành bộ phim "Ngọn nến Hoàng cung" năm 2004 do diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đóng.
Tiền đồng "Bảo Đại thông bảo"
Tiền đồng Bảo Đại thông bảo là loại tiền đồng Việt Nam kiểu cổ sau cùng được chế tạo. Có ba loại tiền Bảo Đại Thông bảo: loại tiền đúc cỡ nhỏ, loại tiền đúc cỡ lớn mặt sau có nổi chữ "mười văn" và loại tiền đúc lớn có mặt sau "trơn". Tất cả được phát hành vào năm 1933.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia