Sử $\color{BLUE}{\fbox{LỊCH SỬ}\bigstar\text{THÔNG TIN LỊCH SỬ-NGHIÊN CỨU SÂU VÀ CHI TIẾT}\bigstar}$

S

scientists

Ngô Đình Diệm - Bước đường từ Tri huyện lên Tổng thống

kienthuc.net - Người Mỹ nhận định, Ngô Đình Diệm "là một con người luôn muốn được tất cả, hoặc không có gì"...


Giai đoạn lịch sử đầy biến động tại miền Nam từ năm 1945 đến năm 1975 gắn liền với tên tuổi Ngô Đình Diệm - Tổng thống đầu tiên của chính quyền Sài Gòn.
Khi tôi bắt đầu thực hiện loạt bài viết này, cũng là đúng 50 năm ngày hai anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị nhóm đảo chính quân sự bắn chết, 1/11/1963 - 1/11/2013.
Ngô Đình Diệm sinh ngày 3/1/1901, tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha ông là Ngô Đình Khả, từng làm quan dưới triều Nguyễn. Sau khi Vua Thành Thái bị Pháp đày sang châu Phi, ông Khả trả ấn từ quan về quê làm ruộng. Một thuyết khác cho rằng, vì ông Khả không chịu ký vào đơn yêu cầu Thành Thái thoái vị, nên bị thực dân Pháp cách chức.
Ngô Đình Diệm bẩm sinh thông minh, đường học vấn lẫn chốn quan trường đạt nhiều thuận lợi. Năm 1921, khi mới 20 tuổi, ông tốt nghiệp Trường Hậu Bổ tại Hà Nội, được phong chức Tri huyện Hương Trà, sau đó chuyển sang làm Tri huyện Hương Thủy, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế). Năm năm sau, năm 1926, ông được bổ nhiệm làm Tri phủ Hải Lăng (Quảng Trị).
Năm 1929, ông nhậm chức Tuần vũ tỉnh Phan Thiết (Bình Thuận). Bốn năm sau, ông được bổ nhiệm làm Thượng thư Bộ lại dưới triều Vua Bảo Đại. Đó là năm 1933, khi Ngô Đình Diệm 32 tuổi, ông là Thượng thư trẻ nhất trong triều Nguyễn lúc bấy giờ.
Ngay khi nhậm chức, ông Diệm đề trình việc thành lập Viện Dân biểu với quyền hành pháp, nhưng chính phủ bảo hộ không thừa nhận. Tháng 7/1933, Ngô Đình Diệm từ quan để phản ứng lại sự phủ nhận Viện Dân biểu của Pháp.
Rời quan trường
Sau khi rời khỏi quan trường, Ngô Đình Diệm lui về ở ẩn, nhưng vẫn ngấm ngầm ủng hộ Hoàng thân Cường Để đang sống lưu vong tại Nhật với ý định thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ Pháp hoàn toàn.
Suốt từ năm 1933 cho đến năm 1940, ông Diệm được coi là một nhân vật quá khích, xếp chung với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam.
Có hai nhận định về ông Ngô Đình Diệm rất đáng lưu ý, nhận định này được đưa ra từ người Mỹ, những người vốn được xem là dựng lên Ngô Đình Diệm. "Ông ấy (tức Ngô Đình Diệm) là một con người luôn muốn được tất cả, hoặc không có gì", đây là tính cách nhất quán của ông Diệm từ khi ông làm quan cho đến lúc ông bị bắn chết, đúng nghĩa "được ăn cả, ngã về không". Và, "ông Ngô Đình Diệm là một con rối. Nhưng con rối ấy tự giật dây mình và giật dây luôn cả chúng ta". Điều này cho thấy, người Mỹ không xem ông Diệm là một kẻ bù nhìn, như bấy lâu nhiều người nhầm tưởng.
Khuya ngày 9/3/1945, người Nhật âm thầm thay thế vị trí của người Pháp tại An Nam. Thời điểm này, ông Diệm đang hoạt động tại Sài Gòn. Người Nhật thế chỗ người Pháp, ông Diệm rất hy vọng người Nhật sẽ đưa Hoàng thân Cường Để về để nắm giữ chính quyền, nhưng trái ngược với hy vọng của ông, người Nhật quay ngoắt sang ủng hộ Vua Bảo Đại. Bảo Đại mời ông Diệm làm Thủ tướng, nhưng ông từ chối. Sau cuộc thương lượng với người Nhật, ông Trần Trọng Kim ngồi vào vị trí này.
Ngày 17/4/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim ra mắt nhân dân với dàn nội các toàn là những bậc trí sĩ, thức giả đầy uy tín. Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu, thừa về tinh thần dân tộc, khát vọng tự do, chính sách đổi mới nhưng lại thiếu nghiêm trọng về thực quyền.
ktt_13.11_ngodinhdiem1_kienthuc_xzct.jpg

Ông Ngô Đình Diệm.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Vua Bảo Đại thoái vị, Chính phủ Trần Trọng Kim tan rã theo. Rồi Pháp lại nhanh chóng tái chiếm Việt Nam, Bảo Đại tiếp tục được biến thành con cờ trong tay người Pháp.
Năm 1949, Hiệp định Élysée được ký kết, Bảo Đại thêm lần nữa mời ông Diệm đứng ra làm Thủ tướng thành lập nội các. Ông Diệm lại từ chối: "Tôi không tin người Pháp, lại càng không tin vào nền độc lập nửa vời mà người Pháp vẽ ra".
Sau lần từ chối này, ông Diệm cùng Giám mục Ngô Đình Thục và người em ruột là Ngô Đình Nhu thành lập đảng Xã hội Thiên Chúa giáo. Ông Diệm muốn xây dựng đảng này thành một đảng độc lập với tất cả các thế lực khác trong nước. Thời điểm này, ông trông chờ vào sự giúp sức của Mỹ.
Năm 1950, ông Diệm cùng ông Thục sang Nhật, tìm cơ hội xin diện kiến Thống tướng Douglas MacArthur, tuy nhiên Thống tướng Douglas MacArthur tiếp kiến ông Diệm, ông Thục rất lạnh nhạt và tỏ ý khiên cưỡng, hoàn toàn không có động thái cho thấy sẽ ủng hộ.
Thất bại trong cuộc vận động Thống tướng Douglas MacArthur, nghe theo lời khuyên của Wesley Fishel, giáo sư chính trị Đại học Michigan, ông Diệm sang Mỹ, dùng đủ mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền Eisenhower nhưng cũng không thành công vì hai lẽ. Thứ nhất, Mỹ đang bận tham chiến tại Triều Tiên. Thứ hai, người Mỹ không muốn làm mất lòng người Pháp.
(Còn nữa)
 
S

scientists

Điều may mắn nhất của ông Diệm vào thời điểm tuyệt vọng này, chính là vị Hồng y Spellman nảy sinh hảo cảm với ông Thục và đồng ý nhận lời làm trung gian giúp ông Diệm có cơ hội diện kiến với những nhân vật quan trọng trong chính quyền Mỹ.
Từ sự giúp đỡ của Hồng Y Spellman, ông Diệm đã tranh thủ được tình cảm của dân biểu Walter H. Judd, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield. Đặc biệt là Thượng nghị sĩ John F. Kennydy rất nhiệt tình với ông Diệm.
Suốt trong những năm dài ở Mỹ, thi thoảng ông Diệm sang các nước châu Âu, như Bỉ, Ý, Pháp... nên ông có thêm nhiều kinh nghiệm hoạt động chính trị.
Ngày trở về…
Đầu năm 1954, Pháp kẹt cứng tại trận địa Điện Biên Phủ. Bảo Đại liên tục bắn tín hiệu sang Hoa Kỳ, yêu cầu ông Diệm trở về nước để thành lập chính phủ mới. Vẫn với lý do, "Không tin người Pháp", ông Diệm từ chối lời mời của Bảo Đại.
Thất bại ở trận địa Điện Biên Phủ, ngày 4/6/1954, Hiệp ước Laniel - Bửu Lộc được ký kết, Pháp đồng ý trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam. Ngày 16/6/1954, ông Diệm đồng ý trở về nước theo lời yêu cầu của Bảo Đại. Thế nhưng, ông Diệm vẫn buộc Bảo Đại phải đồng ý để chính phủ do ông thành lập được toàn quyền về chính trị và quân sự. Thêm lần nữa, Bảo Đại nhượng bộ ông Diệm.
Ngày Song thất, 7/7/1954, chính phủ do ông Ngô Đình Diệm thành lập chính thức ra mắt với nội các gồm 18 người, như: Thủ tướng kiêm Nội vụ và Quốc phòng: Ngô Đình Diệm; Quốc vụ khanh: Trần Văn Chương, Tổng trưởng Ngoại giao: Trần Văn Đỗ; Tổng trưởng Tài chính và Kinh tế: Trần Văn Của; Tổng trưởng Lao động và Thanh niên: Nguyễn Tăng Nguyên; Tổng trưởng Công chánh: Trần Văn Bạch; Tổng trưởng Y tế và Xã hội: Phạm Hữu Chương; Tổng trưởng Canh nông: Phan Khắc Sửu; Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục: Nguyễn Dương Đôn; Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: Trần Chánh Thánh; Bộ trưởng Thông tin: Lê Quang Luật; Bộ trưởng Đặc trách Công vụ Phủ Thủ tướng: Phạm Duy Khiêm; Bộ trưởng Nội vụ: Nguyễn Ngọc Thơ; Bộ trưởng Quốc phòng: Lê Ngọc Chấn…
Ngay sau khi thành lập chính phủ, ông Diệm đã có những động thái kiên quyết đến độc đoán, theo đúng cá tính của ông. Ông dẹp yên chuyện tướng Nguyễn Văn Hinh công khai đối đầu và đòi đảo chính. Tướng Bình Xuyên là Bảy Viễn (Lê Văn Viễn) đòi tắm máu Sài Gòn nếu không được tham gia chính quyền cũng bị ông Diệm từ chối cương quyết.
Quốc trưởng Bảo Đại thấy không điều khiển được Ngô Đình Diệm cũng tán thành theo người Pháp, gây áp lực đòi Mỹ thay bằng được ông Diệm. Ý của Bảo Đại là muốn đưa Nguyễn Văn Xuân lên làm Thủ tướng, hoặc chí ít là Phó thủ tướng, Nguyễn Văn Hinh làm Tổng Tham mưu trưởng còn tướng Bình Xuyên Bảy Viễn làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Các giáo phái lớn tại miền Nam thì chơi trò đi hàng hai, nửa ngã chiều này, nửa nghiêng chiều kia. Thậm chí, Đại sứ J. Lowton Collins cũng muốn thay thế gấp ông Diệm. Hơn một lần, Collins ngược về Mỹ, thuyết phục những người cầm quyền ở Washington thay thế ông Diệm.
Đại sứ Mỹ J. Lowton Collins nhận xét về ông Diệm: "Ông ấy quá quan tâm đến những vấn đề nhỏ nhặt, không có bất cứ sáng kiến đáng kể nào từ ngày nắm chính quyền. Những người có khả năng trong chính phủ đều khó chịu về thói quen quyết định trên đầu người khác của ông Diệm. Ông Diệm hoàn toàn không trông cậy vào họ, mà đặt hết niềm tin vào hai người em cùng những người chịu phục tùng ông ấy. Ông là người hoàn toàn không biết nhân nhượng và với thái độ của một người khổ hạnh, ông không thể đương đầu với những thế lực thực tại, điển hình nhất là Bình Xuyên…".
ktt_13.11_ngodinhdiem2_kienthuc_aygm.jpg

Ngô Đình Diệm và Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge.
Thời điểm này, chính phủ của ông Diệm cũng như bản thân ông tồn tại được thực chất là nhờ những tác động hết sức cần thiết của những người bạn là dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ mà ông đã tranh thủ được họ khi ông sang Mỹ vận động vào năm 1950.
Điển hình nhất của mối thân hữu này, là khi Đại sứ J. Lowton Collins một hai yêu cầu Washington phải thay thế Diệm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là Dulles nhờ đến sự tham vấn của Thượng nghị sĩ Mike Mansfield. Được hỏi, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield dành hết lời khen ngợi để nói về các ưu điểm của Ngô Đình Diệm. Kết quả, Ngoại trưởng Delles chỉ thị Đại sứ J. Lowton Collins phải nhất tâm ủng hộ Ngô Đình Diệm.
Thật ra, tất cả động thái của người Mỹ chỉ là nhằm câu giờ, để thông qua sự đối phó với các thế lực trong nước, họ sẽ có cái nhìn chính xác hơn về khả năng của Ngô Đình Diệm. Sau vụ dẹp yên tướng Hinh, bình ổn nhất thời các giáo phái và quan trọng hơn nữa là vụ bình định được cuộc nổi loạn của Bình Xuyên, ông Diệm trở thành một cá nhân khác trong mắt người Mỹ.
Một cứ liệu quan trọng khác, để xét về Ngô Đình Diệm, thông qua lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ là Dulles, ông Dulles nhận định: "Chúng tôi chỉ thị cho tất cả những nhân viên Sứ quán ở Sài Gòn bằng mọi cách trì hoãn việc thay thế ông Diệm. Bởi, nếu ông ấy không thoát ra được cuộc hỗn loạn thì ông ấy sẽ bị thay thế. Còn ngược lại, ông ấy sẽ trở thành nhân vật anh hùng trong buổi tao loạn. Một khi kết quả đã an bài, chúng tôi sẽ tính đến việc thay thế ông ấy bằng một trong hai nhân vật mà chúng tôi đã lựa chọn sẵn".
Khi tập trung được quyền lực trong tay thông qua cuộc đối đầu sống mái, chuyện gì đến sẽ đến, ông Diệm nhân danh tập thể phế truất chức Quốc trưởng của Bảo Đại, bác bỏ yêu cầu tổ chức Hội nghị hiệp thương để thảo luận về tổng tuyển cử thống nhất đất nước, tổ chức cuộc bầu cử sặc mùi gian lận để khẳng định sự tín nhiệm của nhân dân...
Ngày 26/10/1956, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Người ta gọi đây là nền Đệ nhất Cộng hòa…




Theo An ninh thế giới
 
S

scientists

Cái chết của anh em nhà họ Ngô: Những sai lầm của Ngô Đình Diệm

Sau khi dẹp yên sự phản kháng của tướng Nguyễn Văn Hinh, bình định cuộc nổi loạn Bình Xuyên, phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đẩy các giáo phái chống đối vào hàng ngũ tạm thời có trật tự… Uy tín lẫn vị thế của Ngô Đình Diệm tăng lên rất cao.
Nhiều tờ báo bắt đầu quay sang ủng hộ Diệm, người Mỹ biểu hiện sự tin tưởng vào ông gần như tuyệt đối. Bên ngoài là như vậy, còn bên trong, ông Diệm là người cao ngạo.

Sự thất vọng của người Mỹ
Ngoài việc dung dưỡng cho những cá nhân trong gia đình như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Trần Lệ Xuân… mặc sức hoành hành, ông Diệm còn có những động thái bảo vệ quyền lợi của cá nhân đó một cách cực đoan, bất chấp tất cả. Ngay cả việc điên cuồng chống lại những người Cộng sản từ miền Bắc cũng cho thấy sự bấn loạn của Ngô Đình Diệm trong giai đoạn ông cầm quyền.
Với Đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam, ông đã không đập tan được ý chí của người dân trong việc chống đối ông, thay vào đó, ông gieo rắc nỗi sợ hãi, hoài nghi vào cái mà ông gọi là "Chính nghĩa Quốc gia". Chính từ sự quá khích này, ông Diệm càng ngày càng khiến người Mỹ thất vọng, và đây có thể là sai lầm trọng yếu dẫn đến sự kết thúc của Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa.
Với những gì đã diễn ra tại miền Nam trong giai đoạn này, đặc biệt là cuộc đảo chính hụt ngày 11/11/1960, cho thấy rằng tất cả những biến động lớn trên chính trường Việt Nam Cộng hòa, đều phải có được cái gật đầu của người Mỹ. Bất chấp trước đó, người Mỹ nhìn nhận rằng: "Ông Ngô Đình Diệm là một con rối. Nhưng con rối ấy tự giật dây mình và giật dây luôn cả chúng ta".
Cố vấn Edward G.Lansdale là một người rất có hảo ý với Ngô Đình Diệm. Bản thân Ngô Đình Diệm, cũng có tình cảm sâu sắc với ông Edward G.Lansdale. Họ coi nhau là bạn. Edward G.Lansdale có hảo ý với Ngô Đình Diệm đến độ, ngày 30/1/1961, về Mỹ được 2 tuần sau chuyến công du tại Việt Nam Cộng hòa, Edward G.Lansdale đã viết một lá thư riêng gửi cho Ngô Đình Diệm với hy vọng ông Diệm sẽ chân thành nghe theo lời khuyên của ông. Edward G.Lansdale viết:
"...Nguy cơ hiện tại của ngài xuất phát từ những hành động của chính ngài. Họ (những thuộc cấp, phe chống đối ông Ngô Đình Diệm - PV) nói rằng Ngài muốn tự làm quá nhiều việc, rằng ngài không chịu trao trách nhiệm thật sự cho người khác và cứ can thiệp vào việc của họ. Họ nói, Ngài cho rằng ngài không bao giờ mắc sai lầm, và có quá nhiều tổ chức của ngài là ép buộc người khác phải tham gia, người ta tham gia trong lo sợ chứ không phải tự nguyện... Một việc ngài có thể làm là thông báo sắp cải tổ chính phủ. Ngài hãy triệu tập một phiên Hội nghị với sự tham gia của các tư lệnh và quân đội. Ngài có thể tuyên bố điều này trước Hội nghị và cho truyền thanh đến nhân dân trên toàn quốc… Phiên họp sẽ rất có lợi cho Ngài, nếu có sự tham gia của một số người Mỹ đang muốn giúp ngài. Hãy mời những người mà ngài tin rằng là thành thật... Đàn áp đối lập chính trị bằng cách bắt giam người hay đóng cửa báo chí sẽ chỉ làm cho những lời chê trách biến thành những cảm xúc thù hận…".

29_ba1313-450.jpg

Bà Trần Lệ Xuân tại Dinh Độc lập sau cuộc oanh tạc tháng 2/1962.
Đọc toàn bộ lá thư, mới thấy hết thiện ý mà Edward G.Lansdale dành cho ông Diệm. Có những đoạn, Edward G.Lansdale miêu tả chi tiết kế hoạch lấy lại lòng dân đến độ, ông Diệm chỉ cần làm theo là ngay lập tức có thể thu phục nhân tâm, cải thiện tình hình. Tuy nhiên, với một cá nhân như ông Diệm thì quá khó để nghe lời chỉ dạy từ một người không phải là người trong thân tộc họ Ngô.
Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, người ủng hộ hết lòng giúp Ngô Đình Diệm khi ông cùng Ngô Đình Nhu sang Hoa Kỳ kiếm tìm sự ủng hộ trước đây, đã bắt đầu cảm thấy chán ngán với tính cách cũng như việc điều hành quốc gia của ông Diệm.
Nghiêm trọng hơn, sau chuyến đi thị sát tại Việt Nam Cộng hòa vào tháng 12/1962, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield đã viết một bản phúc trình đệ trình Tổng thống Mỹ thời điểm này là J.Kennedy, trong đó cho rằng: "Chúng ta nên rút hết quân tại miền Nam Việt Nam để khỏi rơi vào một cuộc chiến tranh tuyệt vọng".
Không chỉ dừng lại ở bản phúc trình đầy bất lợi cho ông Diệm, Mike Mansfield còn liên tục trực tiếp gặp Tổng thống J.Kennedy để trình bày ý kiến của mình. Ở lần gặp thứ hai, Tổng thống J.Kennedy đã đồng ý với Thượng nghị sĩ Mike Mansfield rằng, Mỹ sẽ rút hết cố vấn quân sự ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng về sau, Tổng thống J.Kennedy đã không thể thực hiện ngay lời đồng ý của mình. Cho đến mãi sau năm 1965, Mỹ mới có dấu hiệu rút dần cố vấn quân sự Mỹ về nước.
Một cố vấn khác từng có mối quan hệ mật thiết với ông Diệm là Wolf Ladejinsky, người trước đây rất có thiện cảm đối với ông Diệm cũng đã bắt đầu xa lánh ông. Thay vì nói những lời tốt đẹp về Diệm, Wolf Ladejinsky quan tâm nhiều hơn đến những chính sách thái quá, sự yếu kém trong chính quyền của Ngô Đình Diệm.
Để cứu vớt người bạn mà mình yêu quý, cố vấn Edward G.Lansdale tha thiết thỉnh cầu Chính phủ Mỹ cho phép ông được trở lại Việt Nam để làm việc thêm lần nữa với Ngô Đình Diệm. Nhưng, thỉnh cầu này đã không được chấp thuận.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua Đại sứ Elbridge Durbrow liên tục kêu gọi Ngô Đình Diệm phải kiềm chế, cải thiện các điều kiện chính trị và bộ máy hành chính, nhưng đều không có kết quả.
Ngày 11/11/1960, Sài Gòn xảy ra đảo chính. Diệm - Nhu may mắn thoát nạn. Sau vụ đảo chính hụt này, Ngô Đình Diệm càng rốt ráo thực hiện những chính sách độc tài, mạnh tay hơn với những thành phần đối lập, kiểm soát sự trung thành của quân đội...
Ngày 27/2/1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc điều khiển máy bay oanh tạc Dinh Độc Lập. Vụ oanh tạc này khiến một nữ hầu cận của bà Trần Lệ Xuân thiệt mạng, bà Xuân bị thương nhẹ, còn anh em ông Diệm vẫn an toàn. Vài tháng sau, Phủ Tổng thống phát đi công văn của Ngô Đình Diệm, yêu cầu các nơi phải yểm trợ trong việc xây dựng lại Dinh Độc Lập.
Ngày 5/7/1963, 19 quân nhân trong vụ đảo chính ngày 11/11/1960 ra Tòa án Quân sự đặc biệt Sài Gòn. Ngày 8/7/1963, cũng Tòa án Quân sự này tiếp tục xét xử 35 đảng viên trong các đoàn thể, tôn giáo đã ủng hộ cuộc đảo chính ngày 11/11/1960.
Sau mỗi lần bị đảo chính, chống đối, Ngô Đình Diệm lại càng thẳng tay đàn áp phe đối lập lẫn bất kỳ ai có ý định phản kháng ông. Người Mỹ, đã hoàn toàn bất lực trước các quyết sách của Ngô Đình Diệm. Đại sứ Elbridge Durbrow, ngửa mặt than: "Cần phải có người thay thế ông Diệm trong tương lai gần"
Theo An ninh thế giới
 
S

scientists

Những cuộc điện đàm cuối cùng của Ngô Đình Diệm

Sau khi Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn lần lượt bị hạ sát theo những cách khác nhau, nhóm tướng lĩnh tham gia cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 lẫn người Mỹ đều tìm cách đổ vấy tội cho nhau.
Người Mỹ nói, họ không muốn anh em họ Ngô phải chết. Nhóm tướng lĩnh đảo chính lại khăng khăng: "Chúng tôi không liên quan đến cái chết của gia đình ông Ngô Đình Diệm".
Kỳ cuối bài viết này chủ yếu tập trung vào việc lý giải vai trò của người Mỹ trong cái chết của anh em nhà họ Ngô.

"Tuần trăng mật" đã kết thúc
Ngày 2/1/1963, quân đội của Ngô Đình Diệm thua trận tại chiến trường Ấp Bắc Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Đây là thất bại đầy đau đớn khiến người Mỹ không thể chấp nhận. Theo tài liệu thu thập được cho thấy, quân Việt Nam Cộng hòa đông hơn gấp 4 lần phía Cộng sản, với sự yểm trợ của thiết giáp và máy bay trực thăng, thế nhưng vẫn bị đánh cho tơi tả.
Sau lần thảm bại này, ngày 25/2, lần đầu tiên Tổng thống J.Kennedy nghĩ về một kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Việt Nam Cộng hòa. Tin này khiến Ngô Đình Diệm có cảm giác bị phản bội. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Washington đầy căng thẳng. Cả Ngô Đình Diệm lẫn người Mỹ đều bắt đầu xét lại mối quan hệ từ trước đó.
Cố vấn Tòa đại sứ John Mackelin, cấp báo về Bộ Ngoại giao Mỹ như sau: "Việc căng thẳng này có thể gây hậu quả tai hại cho chúng ta với ông Ngô Đình Diệm hơn cả một phản ứng công khai". Cuối tháng 3, ông Ngô Đình Nhu bắt tay vào kế hoạch ngăn chặn đảo chính do Mỹ sắp đặt.
Thế nhưng, không gì có thể ngăn chặn được sự sụp đổ của Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa, hàng loạt biến cố xảy ra tính từ tháng 4/1963 trở đi chỉ là giọt nước làm tràn ly. Bởi về đối nội, gia đình ông Ngô Đình Diệm bị chống đối khắp nơi. Còn về đối ngoại, Mỹ muốn một sự thay thế người đứng đầu Việt Nam Cộng hòa.
Một tình tiết rất đáng chú ý, ngày 29/8/1963, vào thời điểm cao trào của sự mâu thuẫn giữa chính quyền Sài Gòn và Washington, Tổng thống Pháp Charles De Gaulle, lên tiếng kêu gọi hai miền Nam - Bắc tham dự một hội nghị hòa bình, thống nhất và trung lập.
Ông Diệm không mặn mà lắm với lời kêu gọi này. Ông Nhu lại tiếp tục bắn tín hiệu cho người Mỹ: "Nếu các ông ngưng ủng hộ chúng tôi, thì chắc chắn sẽ có một chính phủ trung lập xuất hiện để gạt bỏ sự ảnh hưởng của các ông". Ông Nhu đã phạm sai lầm, tín hiệu này của ông càng khiến người Mỹ quyết tâm lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Ngày 30/10/1963, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Roger Hilsman gửi đến Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn một bức mật thư mà ông này gọi đó là "Hoàng hôn của các thần linh".
Trong bức mật thư này có đoạn: "Chúng ta cần khuyến khích nhóm đảo chính chiến đấu đến cùng và phá tan Dinh Độc Lập (nếu cần) để đạt được thắng lợi. Điều kiện cho gia đình họ Ngô là đầu hàng vô điều kiện, vì nếu không họ sẽ tìm cách gạt bỏ được lực lượng đảo chính lẫn sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Nếu gia đình họ Ngô bị bắt sống, vợ chồng ông Nhu phải nhanh chóng bị tống xuất sang Pháp hay bất cứ nước nào muốn nhận họ. Riêng ông Diệm, tùy thuộc vào ý muốn của các tướng lĩnh tham gia đảo chính".

28_dai1314-450.jpg

Đại sứ Mỹ Cabot Lodge và Ngô Đình Diệm.

Theo McCone, Giám đốc CIA thời đó, "Tổng thống Kennedy luôn nhấn mạnh, không được đối xử với ông Diệm cách nào tệ hơn là... lưu đày".
Một tiết lộ khác của tướng Taylor: "Tổng thống đang họp và nhận được tin hai anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu đã bị hạ sát. Tổng thống đứng phắt dậy, chạy vọt ra khỏi phòng họp. Khuôn mặt Tổng thống lúc đó lộ ra vẻ xúc động và choáng váng mà tôi chưa từng thấy bao giờ".
Tôi không hề tin cố Tổng thống J.Kennedy lại xúc động đến vậy khi nghe tin ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị bắn chết. Người Mỹ là những người diễn kịch giỏi. Mọi thứ biến động đều do họ giật dây nhưng bất cứ lúc nào họ đều mang khuôn mặt của một kẻ vô can.
Tài liệu cho thấy, sau khi anh em họ Ngô bị bắn chết, ngày 2/11/1963, Bộ Ngoại giao Mỹ có chỉ thị cho Lãnh sự Mỹ ở Huế, rằng: "Cần phải cho Ngô Đình Cẩn tị nạn nếu sinh mạng của ông ta bị nguy hiểm do bất cứ phía nào".
Tiếp đến, ngày 4/11, Bộ Ngoại giao tiếp tục gửi điện hỏa tốc cho Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, nhắc lại: "Cần phải tránh việc hãm hại ông Ngô Đình Cẩn bằng mọi giá. Chúng ta phải tận dụng mọi phương tiện của chính chúng ta để đưa ông ấy rời khỏi miền Nam Việt Nam, nếu cần thiết thì đưa luôn mẹ của ông ấy đi".
Ngày 5/11, tức là chỉ sau 1 ngày Bộ Ngoại giao Mỹ có công điện hỏa tốc gửi Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, tướng Đỗ Cao Trí xuất hiện trước Lãnh sự quán Mỹ ở Huế, nói ngắn gọn: "Các ông giao Ngô Đình Cẩn cho chúng tôi, nếu không chúng tôi sẽ không đảm bảo sự an toàn cho Lãnh sự quán".
Sau khi xin lệnh của Washington, phía Lãnh sự quán Mỹ đã giao Ngô Đình Cẩn cho tướng Trí, kèm theo lời đề nghị: "Các ông có quyền xét xử, nhưng không được phép xử tử ông ấy". Chính Đại sứ Mỹ Cabot Lodge cũng trấn an Washington rằng: "Ông Cẩn sẽ không bị xử tử". Thế nhưng, ngày 22/4/1964 Ngô Đình Cẩn đã bị chính quyền mới kết án tử hình và bị xử bắn vào ngày 10/5/1964.
Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị sát hại bởi nhóm đảo chính, bởi cả nhóm tướng lĩnh đảo chính lẫn người Mỹ đều sợ vào ngày mà gia đình họ Ngô có thể lật ngược thế cờ. Người Mỹ không muốn để lại hậu họa. Bởi họ thừa sức biết, Ngô Đình Diệm năm 1963 đã không còn là Ngô Đình Diệm của những năm trước đó. Ông Diệm thời điểm 1963, như một con hổ đã bị tước hết vuốt lẫn cắt gọn nanh.
Người hạnh phúc nhất sau cái chết của anh em họ Ngô chính là Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, Cabot Lodge. Cabot Lodge trước khi sang Sài Gòn đã rất muốn thay thế Ngô Đình Diệm. Thậm chí, cái chết của anh em họ Ngô cũng được Cabot Lodge đón nhận rất hân hoan. "Việc ông Diệm và ông Nhu bị bắn chết, là ngoài ý muốn của các tướng lĩnh tham gia đảo chính. Hơn nữa đây chỉ là chuyện không may, bởi không ai có thể giữ hết được trật tự khi đảo chính xảy ra". (Báo cáo của Cabot Lodge gửi Washington sau ngày 1/11/1963).
Cabot Lodge còn minh chứng cho thói cáo già của mình, ông đã nhận lời với linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng Đại học Huế rằng: "Tôi sẽ làm mọi cách để ông Cẩn không bị khép án tử hình. Lời tôi hứa với Cha hôm nay cũng là lời tôi hứa với Đức Giáo hoàng. Vậy bây giờ, trước mặt Cha tôi xin nhắc lại lời hứa đó".
Kết quả, ai cũng đã biết, Ngô Đình Cẩn vẫn bị bắn chết.
arr_1.gif

Ngô Kinh Luân
Theo An ninh thế giới
 
S

scientists

Nghi vấn “hòn máu tội lỗi” của Ngô Đình Diệm

kienthuc.net - Chuyện Diệm không quan hệ mật thiết với người phụ nữ nào có thể vì nguyên nhân khác: đó chính là đứa con rơi mà Diệm dùng từ "hòn máu tội lỗi".


Nghi vấn về giới tính của ông Ngô Đình Diệm là một câu chuyện hấp dẫn được báo chí và dư luận đề cập rất nhiều. Đến nỗi, một số nhân vật “tai to mặt lớn” của chính quyền Sài Gòn cũ và thậm chí cả trùm CIA ở Sài Gòn trước năm 1975 đều dành một phần trong hồi ký để nói về chuyện này.


Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ mới dừng lại ở mức phỏng đoán hoặc nghe gián tiếp chứ chưa một ai có đủ tư liệu để khẳng định. Người viết bài này đã may mắn gặp được một nhân chứng đặc biệt: Ông Nguyễn Hữu Thùy (nay đã hơn 90 tuổi, định cư tại Mỹ), người hầu thân tín của Ngô Đình Diệm và được ông lần đầu tiết lộ những điều mắt thấy tai nghe để hé mở những nghi vấn này.


Bí mật thế kỷ

Cuộc đời của nhân vật Ngô Đình Diệm, tổng thống độc tài, độc thân của chính quyền Sài Gòn cũ có nhiều góc khuất về chuyện tình yêu và tính dục mà dư luận quần chúng, đặc biệt là giới truyền thông đã bàn luận suốt một thời gian dài. Trong những câu chuyện tình yêu của Ngô Đình Diệm, giới truyền thông khi đó đưa ra hai nghi vấn lớn: Ông Diệm là người đàn ông bất bình thường về tính dục? Hay ông Diệm bị “xuôi cò”, trên bảo dưới không nghe? Ngược lại, có những nhân chứng quả quyết ông Diệm từng có tình nhân và đã có một con trai với một phụ nữ Nam Bộ không hôn thú...


Câu chuyện của giới truyền thông đã thu hút sự tò mò của dư luận trong suốt một thời gian dài. Nhiều nhân chứng thân cận với ông Diệm trong phủ tổng thống từ Tướng Trần Văn Đôn (Đeo hàm thiếu tướng, Tham mưu trưởng quân đội dưới thời Ngô Đình Diệm) cho đến Phạm Văn Nhu-cựu chủ tịch quốc hội nền “Đệ nhất Cộng Hòa” của chính quyền Sài Gòn cũ; thẩm phán Nguyễn Cần hay tri phủ Ngọa Thế Cầu (những người bạn của cả gia đình họ Ngô), Phạm Văn Nhu (bạn học thời niên thiếu) và thậm chí cả trùm CIA tại Sài Gòn khi đó là tướng Lansdale cũng đã lên tiếng qua các phương tiện truyền thông hoặc trong hồi ký về chuyện này.


ktt_14-7_diem1_kienthuc.jpg

Ngô Đình Diệm.

Lansdale, trùm CIA ở Sài Gòn một thời đã viết trong hồi kỳ rằng: "Khi tôi đề nghị với Diệm về việc đi nghỉ mát ở bờ biển, Ngô Đình Diệm không chịu đi. Tôi biết có một ngôi biệt thự của chính phủ giữa một rặng thông trên bãi biển ở Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) rất tiện đường xe từ Sài Gòn ra. Nơi đây là một địa điểm nghỉ mát lí tưởng. Dù Diệm không có ý kiến rõ rệt, nhưng gia đình Diệm ai cũng hăng hái với đề nghị này. Chỉ vì không muốn phá bỏ bầu không khí vui vẻ của mọi người trong gia đình, nên đã đồng ý đi nghỉ cuối tuần. Dẫu vậy, nhìn vẻ mặt Diệm chẳng thấy vẻ hài lòng khi đưa ra quyết định đó. Trong chuyến đi ấy, cận thần đã mang cho Diệm mấy cái quần tắm, nhưng ông ta không thích dùng mà chỉ dùng đồ lót của mình. Nhiều người rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng Diệm chỉ mặc loại quần lót dài thời xưa, dài quá đầu gối”.


Trong hồi ký của tướng Trần Văn Đôn kể rằng: Những buổi tối rảnh rỗi Ngô Đình Diệm thường gọi một số người thân cận vào dinh để ngồi nói chuyện chính trị, chuyện riêng tư của ông cho họ nghe. Tướng Lê Văn Tỵ, Trần Văn Đôn và Văn Thành Cao là những người hay được ông Diệm đột ngột triệu tập vào dinh, có khi sau 10 giờ đêm. Qua những câu chuyện đó, họ lờ mờ đoán rằng ông Tổng thống đầy quyền lực một thuở không lập gia đình, có lẽ do thời niên thiếu và cả lúc trưởng thành đã được chứng kiến cảnh vợ chồng bất hòa, cảnh bà vợ hỗn láo với các ông chồng. Nguyên nhân nữa là do Ngô Đình Diệm không thể nào quên được mối tình đầu với tiểu thư Trang Đài (con gái út của quan tuần triều Nguyễn) đã đi tu trong một dòng tu kín ở Sài Gòn, nên sau này ông Diệm tự dưng cảm thấy ngán lấy vợ nên chỉ sống độc thân cho đến lúc về với thế giới bên kia.


Nhân chứng đặc biệt lên tiếng


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương có một câu thơ đại ý: Đời người chỉ được phán xét khi “tiếng gỗ chạm săng”, tức tiếng gõ đóng nắp quan tài. Câu này quả đúng với trường hợp của ông Diệm. Lúc ông Diệm còn sống và đương chức, người ta còn bàn tán dè dặt chuyện thâm cung bí sử vì ngán đám mật vụ tay sai nhà Ngô. Nhưng khi ông ta bị nhóm tướng lãnh thân cận đảo chánh và giết chết thì tha hồ người ta, nhất là báo giới Sài Gòn, bàn tán sôi nổi về đủ thứ chuyện thâm cung bí sử của gia đình họ Ngô. Trong đó chuyện về tình yêu, tính dục của Ngô Đình Diệm được khai thác tối đa. Có một bài báo trên tờ Thẳng Tiến (của giới Công giáo khi đó) do tác giả có bút danh Tú Gàn (Thẩm phán Nguyễn Cần) quả quyết: Sau khi hạ sát anh em Diệm-Nhu, tướng Dương Văn Minh (người cầm đầu cuộc đảo chính) cũng tò mò và ra lệnh… vạch quần Diệm ra xem có “cái đó” không. Nhưng khi mục kích tận mắt, thấy Diệm cũng là đàn ông bình thường, thì quay mặt bỏ đi, để lại đám sĩ quan đứng nhìn nhau, tủm tỉm cười”.


ktt_14-7_nghiepchuong3_kienthuc.jpg

Mẹ con Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Lệ Thuỷ (trái).

Mặc dù không có mặt vào điểm kể trên nhưng ông Nguyễn Hữu Thùy, người hầu cận tin cẩn suốt thời gian Ngô Đình Diệm làm tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ cũng xác nhận ông Diệm là người đàn ông bình thường về mặt cơ thể. Ông Nguyễn Hữu Thuỳ năm nay đã đã ngoài 90 tuổi, hiện định cư tại Mỹ và có chuyến về thăm quê ở Đốc Sơ, Hương Trà, Thừa Thiên- Huế gần đây. Do có quan hệ gia đình (thông gia), nên người viết bài này đã có dịp theo chân ông vào thăm lại dinh Độc Lập, ra Bạch Dinh-Vũng Tầu vừa đi vừa chuyện trò. Khi nhắc đến chuyện “tế nhị” kia, thì ông Thùy dừng bước, xúc động nói rằng: “Họ đồn đoán không đúng”.


Ông Nguyễn Hữu Thuỳ kể: “Lúc máy bay ném bom dinh Độc Lập (do phi công Nguyễn Văn Cử ném năm 1962), chính tui là người dìu đỡ ông xuống gầm giường. Thường ngày ông uy nghi bao nhiêu thì khi có tiếng bom nổ ông rét run rồi đúng như câu “sợ són đá*i”, đứng lên không vững, ông phải dựa vào tui để thay quần, nên tôi thấy rõ…”. Là người hầu nhưng do Ngô Đình Diệm không có vợ con nên mọi sinh hoạt hàng ngày đều một tay ông Thuỳ đảm nhiệm. Và theo ông Thuỳ thì từ quần áo đến những vật dụng khác của ông Diệm đều như những người đàn ông bình thường. Chỉ có điều, đúng là ông Thuỳ không thấy ông Diệm có quan hệ mật thiết với người phụ nữ nào nhưng có thể do một nguyên nhân khác: đó chính là đứa con rơi mà Ngô Đình Diệm dùng từ “hòn máu tội lỗi”.


Sau này, Ngô Đình Cẩn là em út của ông Ngô Đình Diệm cũng cho biết: Ngay từ hồi còn niên thiếu, ông Diệm đã không thích gặp hay trò chuyện với bất cứ người đàn bà, con gái nào trừ mẹ và chị em ruột trong gia đình. Cứ mỗi lần có ai tới thăm mà đem theo con gái là y như rằng Ngô Đình Diệm lẩn mặt khó ai mà có thể thuyết phục ông ra chào hay là tiếp khách. Mọi người trong gia đình thấy Diệm đã lớn tuổi nên ra sức khuyên bảo và nhiều lần bàn đến chuyện vợ con cho ông Diệm. Nhưng lần nào cũng vậy ông đều gạt đi rồi giải thích theo lí của riêng mình: "Tôi còn phải để thì giờ, ý chí, nghị lực làm nhiều việc trọng đại khác chứ không thể phí phạm cho một người đàn bà".


Khi được hỏi về chuyện mối quan hệ giữa ông Diệm với Trần Lệ Xuân, ông Nguyễn Hữu Thùy không nói cụ thể vì “làm người hầu cho Tổng thống tốt nhất không nên tò mò những chuyện như thế kẻo hại vào thân”. Tuy nhiên, theo ông Thuỳ “Nếu có chuyện vụng trộm thì không thể trách ông Diệm vì ông Diệm là người đàn ông bình thường, lại cô đơn chiếc bóng, thì có ngã gục trước người đẹp là không tránh khỏi”. Dạo Trần Lệ Xuân chế ra mẫu áo cổ thuyền, tức áo để hở cổ đến vai, thì ông Thuỳ có nghe mẩu đối thoại giữa tổng thống và bà cố vấn như sau: “Thím không nên mặc áo để hở cổ ra như vậy!”. “Trời Sài Gòn nóng quá, em mặc vậy cho mát. Anh đừng lo”.

 
S

scientists

Nghi vấn Ngô Đình Diệm “ái nam ái nữ“

kienthucnet- Trong nhiều năm làm Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ, giới thân cận của Diệm không ai nghe thấy ông ta dù chỉ một lần nói về chuyện đàn bà con gái.

Cho tới nay, dư luận vẫn cho rằng, Ngô Đình Diệm là một người đàn ông bất lực. Khi nói chuyện với đàn bà, ông Diệm thường tỏ ra đỏ mặt tía tai như e thẹn.

Lại có người cho rằng ông Diệm ái nam ái nữ, tính tình bất thường nên hay cáu gắt và làm những điều không ai lường trước được. Vì vậy, Diệm không có lấy một người vợ và phải sống độc thân cho đến ngày tạ thế.

Theo lời kể của cụ tri phủ Ngọa Thế Cầu làm quan thời Bảo Đại và từng là bạn học thuở nhỏ của Diệm ở Huế cho biết, có một lần vào cuối năm trung học, cậu ấm Ngô Đình Diệm đã cùng với một người bạn trai cùng lớp (có thể là Ngọa Thế Cầu) ra chân cầu Bạch Hổ đứng hóng mát.

Tại đây, Diệm đã tâm sự và tự hứa với bản thân là không bao giờ để chuyện yêu đương, tình ái lăng nhăng trong tâm trí mà dồn tất cả cho việc học ở cấp trung học.

images1074890_ngodinhdiem1_kienthuc.net.vn.jpg

Ông Ngô Đình Diệm. Khi còn là sinh viên trường Hậu Bổ, vào một buổi sáng mùa hè, Ngô Đình Diệm đang ngồi đọc sách trên lầu tại nhà bà cả Lễ thì có mấy cô gái Huế đến chơi.

Thời điểm đó, Ngô Đình Diệm chỉ khoảng 18-19 tuổi, cái tuổi đang tân thời, tình cảm tràn trề, lãng mạn. Cứ tưởng cậu ấm cũng thích trêu đùa như những chàng trai tân khác nên các cô gái thuận theo số đông đã mạnh dạn trêu chọc, mồi chài cậu ấm.

Những tưởng các cô gái sẽ bị cậu ấm đùa lại, nhưng trái lại Ngô Đình Diệm bỗng nổi giận, mặt mày cau có đứng trên lầu mà mắng xuống các cô gái: "Con gái gì mà hư thân trắc nết như rứa!".

Cũng từ cái ngày cậu ấm bất thần nổi giận với các cô, người dân ở cả vùng Phú Cam đã rỉ tai nhau việc cậu ấm Ngô Đình Diệm sợ đàn bà con gái.

Sau này khi trở thành tri phủ Hòa Đa, tuần vũ Phan Thiết, Ngô Đình Diệm cũng chẳng đoái hoài gì tới chuyện lập gia thất dù rằng có rất nhiều gia đình quan lại danh giá lên tiếng gả con gái cho ông.

Mãi đến năm 1948, khi Ngô Đình Diệm gần tuổi ngũ tuần, giới thân cận của ông không ai nghe thấy Diệm nói về chuyện đàn bà con gái. Có lẽ do phần vì nể Ngô Đình Diệm cho nên trong những lần trò chuyện với ông không ai dám đề cập tới chuyện vợ con của Diệm.

Còn một số người ưa nịnh bợ mỗi khi gặp ông Diệm chỉ toàn nói chuyện tu hành, đạo đức thánh thiện.

Vì vậy, trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, Ngô Đình Diệm không được thông thạo về lĩnh vực tình ái, phụ nữ, đàn bà.

Rồi dần dần, mỗi khi nhắc tới Ngô Đình Diệm, người thân cũng như cộng sự viên của ông chỉ coi ông như một người đàn ông đứng riêng trong một thế giới không vướng mắc mùi tục lụy.

Sau này, khi trở thành tổng thống của chế độ Sài Gòn cũ cho đến năm 1963, nhiều người lại càng hồ nghi rồi trở nên tin tưởng Ngô Đình Diệm bất thường về sinh lý. Xoay quanh sự việc này, giới tri thức lại đem ra phân tích, giải thích theo sách vở.

Còn giới bình dân thì lại rỉ tai nhau theo những câu chuyện mang tính trào phúng theo kiểu bình dân.

Ngô Đình Nhu (em trai ông Diệm) sau này là cố vấn cho Diệm cũng đã một lần tiết lộ, sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi hay trong sinh hoạt hàng ngày anh em vẫn kháo, nói bông đùa với nhau cho thư giãn đầu óc, thoải mái tinh thần hoặc cho vơi đi nỗi nhớ vợ con.

Tuy nhiên, khi Ngô Đình Diệm vừa đến thì mọi người phải tản ra bắt tay ngay vào làm việc. Bởi Ngô Đình Diệm có thể ngồi nói chuyện liên miên hàng giờ đồng hồ với đủ thứ chuyện trên trời dưới đất nhưng không thích nghe những chuyện đàn bàn con gái mà cánh đàn ông thường bàn luận.

Sau vụ đảo chính hụt vào ngày 11/11/1960, một luật sư của chế độ Việt Nam cộng hòa đã buông lời bình phẩm về Ngô Đình Diệm trong lúc đang ngà ngà hơi men: "Ông cụ (tức Ngô Đình Diệm) thì liệt, ông Nhu coi bộ suy thận, cho nên bà Nhu mới tha hồ tung hoành, khống chế theo cái luật âm thịnh dương suy".
 
S

scientists

Những tội ác tày trời của "bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn

28_nguyen1237.jpg

Nguyễn Thị Sách (Ảnh chụp năm 1988 tại Sài Gòn).
Cuối tháng 4/1956, thời điểm mà tên lính viễn chinh cuối cùng của thực dân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Cẩn được ông anh là Tổng thống Ngô Đình Diệm phong chức "Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước". Như vậy, chiêu bài dựa dẫm vào mẹ già để mè nheo các ông anh xa xứ của Cẩn đã thành công.

Thủ đoạn lập dự án tổ chức hoạt động tại Trung phần và Cao nguyên của Ngô Đình Cẩn cũng đã toại nguyện. Vì vậy mà nhiều người nhìn thấy Cẩn vui và ra chiều hoan hỉ lắm. Cẩn đã hạ lệnh cho đám tay chân tổ chức yến tiệc, chụm đầu với đám thuộc hạ thân tín để bàn mưu tính kế cho bước đường hoạt động tiếp theo, vẽ bản đồ để mở rộng địa bàn cai trị, và cũng từ đây, vai trò "cố vấn tối cao tại miền Trung" của Cẩn bắt đầu phủ trùm lên tất cả các cơ quan, đoàn thể đóng trên dải đất miền Trung khắc nghiệt với vô vàn tội ác dã man.
Với tư cách là "Bạo chúa miền Trung", Cẩn sở hữu trong tay quân đội, cảnh sát, mật vụ, vũ khí, nhà giam, văn phòng, trụ sở… Bên cạnh "ông cố vấn" còn có cả bộ máy chính trị của đảng Cần Lao miền Trung do Cẩn làm thủ lĩnh. Tất cả bộ máy và sự hoạt động ở khu vực Trung phần này đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Sài Gòn và Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu.
Cẩn đã sử dụng rất nhiều tên lưu manh, gian ác để làm việc trong hệ thống mật vụ của mình. Bọn này theo lệnh Cẩn có thể theo dõi tất cả mọi người, mọi giới, mọi ngành kể cả đó là tướng tá đương chức của quân đội hay cảnh sát quốc gia… Những tên mật vụ này đã cậy thế của Cẩn để thỏa sức thực hiện chuyện khủng bố, ám sát, bắt bớ, cưỡng đoạt tài sản của bất cứ người dân nào mà chúng muốn.
Đối với người dân sinh sống trong vùng từ bờ Nam sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) vào cho đến Rừng Lá (Bình Thuận) đều phải chịu sự cai trị và dòm ngó của Cẩn. Đối với các hạng công chức từ tỉnh trưởng, quận trưởng, cho đến trưởng nha, trưởng ty, trưởng phòng… Ngô Đình Cẩn đều có quyền lựa chọn, cất nhắc hoặc là bãi miễn mà không cần xem xét đến tài năng, quá trình cống hiến, đảng phái chính trị hay tôn giáo đang tham gia mà chỉ dựa vào mức độ tình cảm, của cải đút lót, những người bà con cùng họ đạo ở giáo xứ Phủ Cam, gia đình và những ai khôn khéo luồn lách để lấy được thiện cảm và tình thương của "ông cậu".
Rên xiết trước những hành vi bạo ngược và hành động bạo tàn của "Bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn, đương thời, đã có rất nhiều người dùng các loại hình nghệ thuật truyền miệng để đả kích, trong đó có bài "Vịnh chuồng cọp" để ám chỉ "ông cậu" như sau: "Kìa xem chú cọp vẻ vang thay/ Sảnh rộng thềm cao ngự bấy nay/ Một kiếp tàn hung hùm xám đó/ Muôn dân ghê rợn ác ôn này/ Chầu hầu bao kẻ khôn gần mặt/ Thăm viếng nào ai dám bắt tay/ Mưa gió lầm than đâu đấy mặc/ Phòng riêng mộng ấm, tháng năm chày"…
Ngoài những việc làm ác nhân, thất đức, những thủ đoạn hết sức nham hiểm của Cẩn cùng bọn chó săn, mật vụ ở Trung phần và Cao nguyên, lúc bấy giờ, có không ít người còn phải rên xiết trước sự tàn độc của một người đàn bà thường hay xuất hiện bên cạnh "Bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn. Người đàn bà đó tên là Nguyễn Thị Sách (những người trong gia đình Cẩn thường gọi là Bạch - NV) nhưng người dân xứ Huế thì gọi bà ta bằng một cái tên khác là Luyến.
Luyến là con gái của bà Phạm Thị Bích (chị ruột bà Phạm Thị Thân - tức là chị con bà dì ruột của anh em Diệm). Nguyễn Thị Sách có chồng là ông Nguyễn Văn Luyến, một người đàn ông xấu trai, khuôn mặt có phần ngờ nghệch với môi dưới chìa ra. Người đời kể lại rằng, ông Luyến là người biết an phận thủ thường nên rất hiền lành, chất phác. Ông này làm nghề đi bỏ rượu lẻ cho hàng quán trong vùng để kiếm hoa hồng sinh sống, nuôi con. Vợ chồng ông Luyến có với nhau 3 đứa con, được đặt tên thứ tự là: Ngãi, Ái, Tình.
Có chồng, có con, nhưng phần lớn thời gian bà ta lại sinh sống trong nhà Ngô Đình Cẩn. Vì có quan hệ chị em bạn dì, nên từ những năm tháng anh em nhà họ Ngô Đình còn chạy đôn, chạy đáo chờ thời, Út Cẩn còn say đá gà, câu cá, thì Luyến đã đến ở trong nhà Cẩn để làm người quản gia.

29_nhieu1237-400.jpg

Nhiều người dân bị tra xét để tống giam.

Theo như lời thuật lại của ông Đỗ Mậu - một con người đầy duyên nợ với gia đình họ Ngô thì lúc xưa Luyến chỉ là một người đàn bà nghèo hèn, quê mùa, lam lũ, quanh năm suốt tháng chỉ đi chân đất, trên mình chỉ vận áo nâu với quần đen, lủi thủi ra vào dưới mái nhà quạnh quẽ để hầu hạ bà dì ruột của mình là "mệ cố" Phạm Thị Thân - người đã sinh ra anh em Ngô Đình Cẩn. Ấy vậy mà, từ khi Ngô Đình Diệm có quyền, Cẩn trở thành "cố vấn đặc biệt ở miền Trung", thì người trong, kẻ ngoài ai cũng thấy được sự lột xác thay hình một cách trơ trẽn của bà ta.
Người đàn bà quê kệch ấy mới ngày một ngày hai đã sai bảo người này người kia trong nhà với giọng điệu của một kẻ ăn trên, ngồi trốc. Tuyệt nhiên dưới mái nhà nhiều năm hiu quạnh, bỗng một ngày trở thành dinh thự chốn công đường kia, ai cũng phải "thưa bà", "bẩm bà". Người ta cũng bắt đầu thấy bà ta ăn diện một cách kệch cỡm, chân đi guốc hoa, quần là áo lượt, trên người đủ loại vòng vàng, nhẫn ngọc…
Mặc dù Luyến không có bất cứ một chức tước nào nhưng vì sinh sống chung trong gia đình Ngô Đình Cẩn nên bà ta cũng nắm quyền sinh sát trong tay. Ai đó làm trái ý bà ta, chỉ cần bà ta ca thán với ông Cẩn là cầm chắc người ấy phải "lên bờ xuống ruộng". Vì lẽ đó mà lúc bấy giờ ở Trung phần và Cao nguyên, viên chức chính quyền, tướng tá quân đội, cảnh sát quốc gia… đều phải cung kính, xu nịnh và đút lót cho bà ta để mua lấy sự bình yên. Những việc làm và cách hành xử với mọi người xung quanh của bà ta ghê gớm đến mức mà người dân xứ Huế hồi ấy đã đặt cho bà ta cái hỗn danh là "Đệ nhất phu nhân cố vấn miền Trung".
Có một chuyện mà cho đến sau này vẫn có nhiều người không biết, đó là chuyện bà ta thường xuyên tằng tịu, ăn nằm với Ngô Đình Cẩn và kết quả của câu chuyện tình của hai chị em bạn dì ruột này là bà ta đã sinh ra 3 người con. Tất nhiên là cả 3 người con này đều phải lấy họ của ông chồng chính danh Nguyễn Văn Luyến để làm họ của mình.
Ba người con của Cẩn với chị em bạn dì là Nguyễn Thị Oai, Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Văn Liêm (Thanh và Liêm là hai anh em sinh đôi). Cả 3 người con này đều có khuôn mặt và dáng đi rất giống với Ngô Đình Cẩn. Vì vậy mà sau này, người nhà họ Nguyễn và họ Ngô vẫn thường cật vấn ông Luyến rằng: "Vì răng mấy đứa nhỏ giống Út Cẩn rứa?". Ông Luyến là một con người chất phác, thật thà, nên mỗi khi được hỏi, ông thường hồn nhiên trả lời: "Bao nhiêu năm ni mụ nớ (đó) có cho tui mần ăn chi mô mà bảo mấy đứa nớ giống tui…".
Nhiều người có thế lực ở Huế sau này kể lại rằng: Vì chuyện ăn nằm với Cẩn có đến 3 mặt con nên quyền hành của bà ta lúc bấy giờ không khác chi Cẩn. Luyến cũng là một con người đã gây ra không biết bao nhiêu điều đắng cay, chua xót cho người dân xứ Huế thông qua bàn tay của "Bạo chúa miền Trung". Trước những việc làm trái ngược đó, đương thời, người dân xứ Huế có mấy câu vè để nguyền rủa bà ta như sau: "Mụ Luyến, thằng Thuyết (một kẻ hầu hạ của Ngô Đình Cẩn), một lũ ác ôn/ Giết chết không hồn, ô hô thằng Cẩn/ Ngày tàn đến nơi không đất mà chôn”…

Theo nữ tu Trương Thị Lý và bà Nguyễn Thị Huê thì sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963, Luyến đã đưa các con của mình vào Sài Gòn sinh sống ở một con hẻm nhỏ nằm phía sau khu chợ Tân Định. Nguyễn Thị Oai nay đã chết, Nguyễn Văn Thanh đang định cư tại Hoa Kỳ, Nguyễn Văn Liêm vẫn sống ở phía sau chợ Tân Định. “Đệ nhất phu nhân cố vấn miền Trung” chết năm 1996 tại nhà của Liêm.

(Còn nữa)
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

Chuyện Ngô Đình Cẩn ăn nằm có con với Luyến không những bị bà con họ hàng bên ngoại, bên nội, dân họ đạo ở giáo xứ Phủ Cam bàn tán, chửi rủa mà ngay cả ông Ma Duyệt là một người đầy tớ lâu năm, hết mực trung thành với gia đình ông Ngô Đình Khả, một người rất ít nói chỉ biết cung cúc làm những công việc bổ cau, têm trầu, nấu nước chè xanh, chăm lo quét dọn bàn thờ, kị giỗ cho gia đình Cẩn, lo cơm nước mỗi khi Diệm về Huế thăm gia đình. Một con người như vậy mà cũng không thể im lặng trước những việc làm vô liêm sỉ của Cẩn và mụ Luyến. Ông Ma Duyệt đã đem chuyện hú hí của Cẩn với Luyến ngay trong nhà thờ ông Ngô Đình Khả để trình với cha xứ Phủ Cam. Chuyện này có người nghe được và tâu lại với Ngô Đình Cẩn và Luyến làm Cẩn điên tiết nổi đóa tam bành.
Cẩn đã triệu tập ngay tại nhà riêng một cuộc họp khẩn cấp gồm có ông tỉnh trưởng Thừa Thiên, thẩm phán, cảnh sát… để xử tử Ma Duyệt vì dám xúc phạm đến phẩm hạnh và uy danh của "ông cố vấn chính trị miền Trung". Thế nhưng, những thành viên tham gia cuộc họp ấy đã không tán thành vì họ không biết phải ghép tội thế nào cho ông Ma Duyệt. Tuy nhiên, sau cuộc họp ấy, Cẩn vẫn âm thầm ra lệnh cho thuộc hạ của mình thi hành bản án tử hình đối với Ma Duyệt.
Vào một buổi chiều xứ Huế sụt sùi mưa bay, Cẩn hạ lệnh cho tay chân bắt Ma Duyệt trói lại bỏ vào trong bao bố mang ra cầu Bạch Hổ thả xuống sông Hương. Nhưng ơn trời là số ông Ma Duyệt chưa chết, vì người thi hành việc thả Ma Duyệt xuống sông Hương cũng là một người tỏ tường mọi việc làm tày trời của Cẩn và Luyến, nên đã báo trước cho Ma Duyệt biết để lận theo trong mình một con dao sắc, khi bị thả xuống sông thì tìm cách rạch bao bố để thoát thân. Ma Duyệt thoát ra khỏi bao bố, lặn thật sâu, bơi qua phía bờ bên kia rồi tìm cách bí mật vào Sài Gòn để trình báo sự việc với những người trong gia đình ông Cẩn. Nghe xong, ông Diệm đã cho giữ Ma Duyệt lại để lo việc cơm nước trong dinh Tổng thống.
Sau này, khi anh em ông Diệm bị tướng Dương Văn Minh đảo chính. Ông Ma Duyệt đã tìm đường quay lại Huế và sống ở dốc Mân Côi gần nhà thờ chánh tòa Phủ Cam và chỉ cách ngôi nhà của Cẩn vài trăm mét. Sau năm 1975, Ma Duyệt đưa cả gia đình đi vùng kinh tế mới ở Buôn Ma Thuột để làm ăn, vài năm sau ông Duyệt bị bệnh và mất ở vùng đất cao nguyên này.
Đối với xã hội, Ngô Đình Cẩn xếp những gia đình có chồng, con, anh em đi tập kết hoặc lên chiến khu, những trí thức, văn nghệ sĩ, tăng ni phật tử, những người có tư duy tiến bộ chống lại sự hà khắc, vô nhân đạo của "bạo chúa miền Trung" vào diện "Cộng sản nằm vùng" cần phải xử lý triệt để. Có thể bị giết hoặc buộc phải ký giấy ly hôn và phải lấy người phía "quốc gia" hoặc bị giam cầm cho đến chết. Cẩn dùng chính sách khủng bố "tố Cộng", "diệt Cộng", với những khẩu hiệu thâm độc như "tát nước bắt cá", "khuấy nước đọng bùn".
Với chính sách này, suốt dải đất miền Trung đã có hàng nghìn người đã bị tay chân của Cẩn bắt giam hoặc giết hại. Riêng ở Thừa Thiên từ tháng 8/1954 đến tháng 10/1958, chúng đã mở 53.710 lớp học tố Cộng với 230.977 người tham gia học tập, mở 314 lớp chỉnh huấn, bắt 2.907 cán bộ đảng viên phải học tập, 3.658 cán bộ đảng viên bị tố giác và bị bắt. Đó là thời kỳ máu lửa "Chỉ trong 2 năm chúng đã triệt hạ gần hết cấp ủy Thừa Thiên Huế, ở Quảng Nam, Quảng Trị cán bộ bị bắt cũng rất nhiều… có những người sau khi bị bắt đã đầu hàng chuyển sang hợp tác với địch để chống lại phong trào cách mạng, vì vậy trong thời điểm này quần chúng hết sức hoang mang.
Những chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho hòa bình, thống nhất nước nhà, những cán bộ cách mạng nằm vùng bám dân, những nhà hoạt động tình báo chiến lược… nếu chẳng may sa vào tay Ngô Đình Cẩn thì chắc chắn phải trải qua một cuộc hành trình đến với các lò tra tấn hết sức man rợ để chúng tra khảo, khai thác như: lao xá Ty Công an Thừa Thiên, lầu Hòa Bình, Trại Tòa Khâm, Trại Thừa Phủ, nhà giam của sở Vôi Long Thọ, Đồn Mang Cá nhỏ và cuối cùng là tử ngục Chín Hầm.
ANTG- Phan Bùi Bảo Thy
 
S

scientists

Chuyện người thất học thành Binh Bộ Thượng thư

(Kienthuc.net.vn) - Đinh Bạt Tuỵ không chỉ là người giỏi chiến đấu trên mặt trận ngoại giao mà còn là một người rất giỏi trong trực tiếp chỉ huy chiến đấu.

Tài cầm bút, giỏi cầm quân

Trong khoảng thời gian từ năm 1570 - 1583, quân nhà Mạc đã 13 lần tấn công vào Thanh Hoá - Nghệ An khiến nhiều nơi ruộng đồng bỏ hoang, nhân dân chịu cảnh đói khổ, dịch bệnh lan tràn, nhiều vùng nông thôn rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Trước tình hình đó, Đinh Bạt Tuỵ cùng Thái phó quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (Trịnh Mô), Lại Quận công Phạm Công Tích, Lai Quốc Khanh, Lê Cập Đệ, Hoàng Đình Ái... ngày đêm bàn mưu tính kế diệt quân Mạc trên đất Thanh - Nghệ chuẩn bị cho việc tiến quân ra Bắc.
Thời gian đầu Đinh Bạt Tuỵ lo huy động tân binh, chỉnh đốn quân sĩ, chiêu tập số dân phiêu tán từ các nơi, động viên họ trở về quê cũ dựng lại nhà cửa, chăm lo sản xuất ổn định cuộc sống. Ông còn cho xây dựng các đồn binh để phòng thủ các cửa ải và lập kho trại, rèn đúc khí giới, tích trữ lương thực chuẩn bị cuộc đánh Mạc lâu dài. Đinh Bạt Tuỵ còn bày mưu tính kế giúp vua thảo văn từ giao tiếp với các tướng giặc và chính ông cũng ĐÍCH THÂN CẦM QUÂN RA TRẬN: "Cửa Hội Thống đại binh tiền tuyến. Đồn núi Roi, truông Hến xông pha".
Tháng 7 năm Bính Tý (1576), trong một trận giao chiến lớn với quân Mạc, tướng Trịnh Mô (Nguyễn Cảnh Hoan) bị giặc bắt, sau đó tướng Phan Công Tích cũng bị tử trận. Trong hoàn cảnh đó, Đinh Bạt Tuỵ không vì thế mà tỏ ra hoang mang lo sợ. Ông đã biến đau thương thành hành động, ông đã kêu gọi binh sĩ của mình hãy noi gương các tướng lĩnh đã dũng cảm hy sinh mà chiến đấu. Giải phóng đến đâu, Đinh Bạt Tuỵ giúp dân hàn gắn vết thương chiến tranh, sửa lại đường sá, cầu cống ổn định cuộc sống mới.
Triều đình xét thấy Đinh Bạt Tuỵ không chỉ là người giỏi chiến đấu bằng ngòi bút trên mặt trận ngoại giao mà còn là một người rất tài giỏi trong trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Vì vậy, năm Quang Hưng thứ 8 (1588), triều đình thăng ông chức Binh Bộ Thượng thư.
den%20tho%20dinh%20bat%20tuy_plwh.jpg


Đền thờ Binh Bộ Thượng thư Đinh Bạt Tụy.

Người anh hùng của đất Bùi Ngoã
Từ năm 1588, thế lực của nhà Mạc yếu dần không đủ sức mở các cuộc tấn công cướp phá vùng Thanh - Nghệ nữa mà chỉ lo đốc thúc quân sĩ bảo vệ thành Thăng Long và gây cơ sở ở một số châu bản miền núi phía Bắc như Cao Bằng phòng khi bị thất thủ. Trong lúc đó, quan quân nhà Lê - Trịnh thế lực ngày càng phát triển, lại được sự ủng hộ của nhân dân nên ra sức xây dựng cơ sở hậu phương ở Nghệ An - Thanh Hoá, Tân Bình - Thuận Hoá làm bàn đạp vững chắc tiến công ra giải phóng đất Bắc.
Đầu năm 1591, vua Lê Thế Tông cùng với Thiết chế Trịnh Tùng mở cuộc hành binh lớn đánh trận quyết định ở Đông Kinh bắt được Mạc Mậu Hợp, lấy lại kinh thành. Trong cuộc hành quân đó, Đinh Bạt Tuỵ được giao hộ giá, nhưng do nhiều năm tháng vất vả lo toan việc nước, Đinh Bạt Tuỵ lâm trọng bệnh. Các lương y trong quân ngũ ra sức cứu chữa, nhưng bệnh tình không suy giảm và ông đã tạ thế ngày 17/4/1590, hưởng thọ 74 tuổi.
Mặc dầu vừa mới trở lại kinh đô, công việc triều chính còn bề bộn, cuộc chiến với quân Mạc chưa kết thúc, nhưng nhà vua vẫn cho triều đình tổ chức đưa linh cữu Đinh Bạt Tuỵ về an táng tại quê nhà. Nhân dân làng Bùi Ngoã xã Bùi Khổng vô cùng thương tiếc ông và coi ông như một vị anh hùng của đất Bùi Ngoã. Một người từ mồ côi, thất học vươn lên thành một trí thức khoa bảng, một người hiểu biết sâu rộng không những về chính trị, quân sự, ngoại giao đối với nhà Lê mà cả về giao thông, thủy lợi, đắp đập khai mương trên mảnh đất quê nhà.
Chí Đức
 
S

scientists

Đinh Bạt Tuy: Vị anh hùng quyết không thờ hai vua

(Kienthuc.net.vn) - Là người tôi trung không thể thờ hai vua, Đinh Bạt Tuỵ bỏ Thăng Long về Nghệ An mong tìm cách giúp vua dẹp loạn.

Đinh Bạt Tuỵ, một trí thức khoa bảng thời Lê - Trịnh, người không chỉ có những hiểu biết sâu rộng về chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn về giao thông, thủy lợi, đắp đập khai mương trên mảnh đất quê nhà.

Mồ côi cha mẹ khi 13 tuổi
Đinh Bạt Tuỵ người làng Bùi Ngoã (nay là xã Hưng Trung, huyện Hương Nguyên, tỉnh Nghệ An). Ông sinh ra trong một gia đình nho học. Dòng họ nhà ông từ đời Trần trở về sau nối đời theo nghiệp nho, có đủ tài văn võ. Ông thân sinh Đinh Bạt Tuỵ là Đinh Văn Hùng, tự Phúc Thiên, con trai đầu của cụ Đinh Văn La, vốn gốc tổ là Đinh Văn Đạt ở phủ Tràng An, động Hoa Lư thiên cư vào trấn Nghệ An, phủ Anh Sơn, huyện Hưng Nguyên, tổng Hải Đô, xã Bùi Khổng, thôn Bùi Ngoã vào đời nhà Lê.
Đinh Văn Hùng tính hiền lành, đức độ, có học nhưng không tham dự thi cử. Cụ là người có công xây dựng làng xã, động viên nhân dân tu bổ đê điều, ngăn nước mặn, làm cống tiêu úng, xây dựng đường làng. Mẹ Đinh Bạt Tuỵ là cụ bà Hoàng Thị Bào, con gái một dòng họ đông đúc có thế lực trong làng. Thời trẻ cụ Bào là một người hát ví có tiếng trong vùng. Bà tính tình khiêm nhã, khoan dung, thương yêu giúp đỡ người nghèo khó, người làng Bùi Ngõa ai cũng khen bà là đức độ, về sau bà được tôn là Liệt phu nhân.
Lúc thiếu thời Đinh Bạt Tuỵ đã tỏ ra có chí tiến thủ, chăm học lại học giỏi. Trong khi sức học của Đinh Bạt Tuỵ đang có nhiều tiến bộ thì một tai vạ ập đến với ông. Cả cha và mẹ cùng qua đời. Năm đó ông mới 13 tuổi, việc học hành phải bỏ dở, hàng ngày phải đi làm thuê để kiếm sống. Một thầy đồ trong làng quý mến sức học và ý chí vươn lên của Đinh Bạt Tuỵ đã đưa ông về nuôi dưỡng và cho ăn học. Năm 25 tuổi Đinh Bạt Tuỵ thi đỗ cử nhân. Được sự giúp đỡ của thầy và các bạn bè, ông ra Thăng Long và xin học tại Quốc Tử Giám.
2%20dao%20sac%20vua%20ban%20tang%20cho%20dong%20ho%20dinh_ekhe.jpg
Hai đạo sắc vua ban tặng cho dòng họ Đinh.​

Không thờ hai vua
Thời bấy giờ tình hình chính trị trong nước vô cùng rối ren: Vận nước đã suy, lòng người đã lìa, tài vua lại vào hạng kém. Trong bối cảnh đó, Mạc Đăng Dung vào kinh bắt vua phải nhường ngôi, giáng vua Lê xuống làm Cung Hoàng, bắt giam vua cùng Hoàng Thái hậu và sau đó buộc Thái hậu và vua phải tự tử. Bối cảnh đó đã xảy ra cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến làm đất nước bị chia cắt. Họ Mạc thống trị ở phía ngoài gọi là Bắc triều. Họ Trịnh phò Lê Trung Hưng ở vùng Thanh Hoá trở vào gọi là Nam triều. Là người tôi trung không thể thờ hai vua, Đinh Bạt Tuỵ bỏ Thăng Long về Nghệ An mong tìm cách giúp vua dẹp loạn. Tại sách Vạn Lại (thuộc huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) là nơi Trịnh Kiểm cho xây thành điện để vua Lê ở, Đinh Bạt Tuỵ ngày đêm dùi mài kinh sử để chờ dịp thi Hội.
Sau khi làm chủ được dải đất từ Thanh Hoá đến Tân Bình - Thuận Hoá, năm Thuận Thiên thứ 6 (1554), vua Lê cho mở khoa thi "chế khoa" đây là khoa thi đặc biệt nhà vua mở để gia ân, không theo tuần tự thường kỳ. Đinh Bạt Tuỵ dự thi và đỗ Đệ nhất giáp chế khoa xuất thân khoa Giáp Dần, niên hiệu Thuận Bình thứ 6 (1554) đời Lê Trung Tông. Tiếp đến Đinh Bạt Tuỵ được bổ làm quan giữ chức Hàn Lâm viện hiệu lý. Năm 1562, ông được giao thêm chức Đông các hiệu thư.
 
S

scientists

Chủ đề tiếp theo :
THÀNH CÁT TƯ HÃN

250px-YuanEmperorAlbumGenghisPortrait.jpg


Thành Cát Tư Hãn (IPA: [tʃiŋɡɪs xaːŋ]; phiên âm Hán: 成吉思汗; 1162[1]-1227) là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.

Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ 17 cho đến khi nó bị người Trung Quốc thống trị lại.
 
S

scientists

Yếu tố bất ngờ giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục TG

(Kienthuc.net.vn) - Thời tiết ấm áp bất thường kéo dài trong nhiều thập kỷ đã giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục hầu hết khu vực châu Á và Đông Âu.

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, Thành Cát Tư Hãn đã mở rộng lãnh thổ của mình nhờ tình hình thời tiết có sự thay đổi bất thường. Tại khu vực châu Á, thời tiết lạnh giá khô hạn giúp nhà lãnh đạo của đế chế Mông Cổ mở rộng đất đai, bành trướng ảnh hưởng. Với thời tiết ấm hơn, ẩm ướt hơn cho phép kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn mở rộng phạm vi hoạt động sang khu vực Trung Á.
Các nhà khoa học nghiên cứu những cây thông cổ Siberia ở miền trung Mông Cổ vào khoảng 2.000 năm trước tin rằng, sức mạnh của đế chế Thành Cát Tư Hãn nổi lên trùng khớp với thời điểm mưa lớn bất thường xuất hiện trong một vài thập kỷ. Điều đó khiến những cánh đồng cỏ khô cằn ở châu Á phát triển.
Những đồng cỏ màu mỡ, tươi non hơn trở thành nguồn cung thức ăn dồi dào cho đội ngựa chiến của quân đội Mông Cổ - đội quân sống theo kiểu du mục. Điều này đã góp công lớn giúp đội quân xâm lược của Thành Cát Tư Hãn đánh chiếm vùng lãnh thổ tại vùng viễn đông Trung Quốc, khu vực lãnh thổ xa cực nam của Afghanistan và vùng đất xa xôi ở phía tây của Nga và Hungary.
thanh_cat_tu_han%201_kienthuc_hawq.jpg


Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, biến đổi khí hậu góp phần quan trong trong quá trình chinh phục thế giới của Thành Cát Tư Hãn.

Theo chuyên gia nghiên cứu vòng sinh trưởng cây cối Amy Hessl thuộc ĐH West Virginia, vòng sinh trưởng cây cối trong thời gian từ khoảng năm 1180 – 1190 cho thấy, thời tiết hạn hán khốc liệt có thể dẫn đến sự bất ổn chính trị. Điều đó đã giúp Thành Cát Tư Hãn nổi lên và đạt được quyền lực vững mạnh cho đế chế Mông Cổ.
Sau giai đoạn đó, vòng sinh trưởng cây cối trong khoảng thời gian từ năm 1211 – 1225 với lượng mưa kéo dài và thời tiết ôn hòa trùng khớp với giai đoạn nổi lên mạnh mẽ của Thành Cát Tư Hãn.
"Thời tiết có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hạn hán sang ẩm ướt, thời tiết ấm dần lên cho thấy rằng, khí hậu đóng vai trò trong các hoạt động của con người. Nó đã tạo ra những điều kiện lý tưởng cho một nhà lãnh đạo xuất hiện và đưa bộ tộc của mình thoát khỏi sự hỗn loạn, phát triển quân đội và tập trung quyền lực. Trong trường hợp vùng đất đó khô cằn, nếu như đột ngột chuyển sang thời tiết có nhiều mưa, độ ẩm bất thường thì cây cối sẽ phát triển bất thường và chuyển thành động lực quan trọng. Thành Cát Tư Hãn là nhà lãnh đạo đã nắm bắt được làn sóng thay đổi đó", tiến sĩ Hessl cho hay.
Tâm Anh (theo Independent)

 
S

scientists

Giải mã bộ luật “để đời” của Thành Cát Tư Hãn (1)

Là một bộ luật rộng lớn, nhiều chi tiết với những nội dung luân lý tâm linh khác thường, Yasa còn hơn cả một thứ luật pháp.
Nó chính là công cụ đầy sức mạnh mà Thành Cát Tư Hãn dùng để duy trì trật tự chính trị và quân sự, một chỉ dẫn đạo đức, tư tưởng cho xã hội để xây dựng đế quốc Mông Cổ một thời hùng mạnh.

Kỳ 1: Một bộ luật quân sự
Thành Cát Tư Hãn, hay còn gọi là Khả Hãn hay Thiết Mộc Chân, trước khi qua đời đã kêu gọi thần dân trung thành với Yasa - một bộ luật dựa trên các tục lệ và truyền thống xa xưa của Mông Cổ. Vì cho tới nay không còn bản lưu nào còn lại, Yasa luôn bị bao phủ trong vòng bí ẩn và cả tranh cãi. Người ta chỉ biết về nó nhờ ghi chép của các học giả đời sau, bên cạnh những ảnh hưởng văn hóa vẫn còn sót lại. Việc Thành Cát Tư Hãn có thể sáng tạo ra một bộ luật phức tạp và toàn diện như vậy cách đây gần một ngàn năm dường như trái ngược với hình ảnh bấy lâu nay của ông là một nhà lãnh đạo thất học và tàn bạo.
ktt_6.9_thanhcat2_kienthuc_pqjd.jpg

Chân dung Thiết Mộc Chân - Thành Cát Tư Hãn.

Thành Cát Tư Hãn, được đặt tên là Thiết Mộc Chân, chào đời vào khoảng năm 1167 gần sông Onon, nằm dọc theo biên giới ngày nay giữa Mông Cổ và đông nam nước Nga. Cha ông là thủ lĩnh của Khất Nhan, một trong những bộ tộc sinh sống trên thảo nguyên vốn rất rời rạc của Mông Cổ. Năm 1198, Thiết Mộc Chân đã thể hiện kỹ năng quân sự hiếm thấy khi đánh bại vô số bộ tộc khác nhau và bắt binh sĩ của họ nhập vào đội quân ngày càng lớn mạnh của mình. Năm 1206, các thủ lĩnh Mông Cổ đã tôn Thiết Mộc Chân, khi đó 39 tuổi và đã cai trị toàn miền trung và miền đông Mông Cổ, lên làm Thành Cát Tư Hãn - có nghĩa là vua của cả thế giới.
Vào thời điểm đó, vị Đại Hãn đã hệ thống ra những nét cơ bản nhất của Yasa (theo tiếng Mông Cổ là “mệnh lệnh” hoặc “sắc lệnh”) rồi ngay lập tức đưa vào thi hành. Không ai dám coi thường Yasa, vì vi phạm những quy tắc của nó đồng nghĩa với không giữ được mạng sống.
Một phần không nhỏ của Yasa gắn với quân sự, trong đó nêu chi tiết các chiến thuật trên chiến trường cũng như công tác hậu cần, thành lập một cơ cấu chỉ huy chính thức - điều hoàn toàn có thể so sánh với những đội quân hiện đại. Theo Yasa, binh sĩ trong quân đội được chia thành các nhóm theo hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn và hàng chục nghìn người. Và đó chính là các đơn vị chỉ huy. Cách sắp xếp này giúp quân đội Mông Cổ dễ dàng được huy động nhanh chóng khi cần thiết.

ktt_6.9_thanhcat1_kienthuc_raoj.jpg
Chiến mão và gươm của Thành Cát Tư Hãn.

Các thủ lĩnh phải chuẩn bị đầy đủ cho binh sĩ của mình trong mỗi cuộc chiến. Thậm chí họ còn là người trực tiếp trao binh khí cho lính trước trận đánh. Họ phải tự kiểm tra binh sĩ và những ai thiếu vũ khí sẽ bị trừng phạt. Trên chiến trường, trong khi tấn công hay rút lui, nếu một binh sĩ đánh rơi vũ khí, người đi sau phải cúi xuống nhặt để trả lại cho chủ nhân của nó. Nếu không làm vậy, người lính đi sau sẽ phải chết.
Tất cả đàn ông, trừ một số ngoại lệ rất ít, đều phải đi lính. Những người không đi lính phải làm việc cho đế chế mà không được hưởng gì. Phụ nữ phải đi theo các binh sĩ khi họ đang trên đường chiến đấu. Để cho các binh sĩ đều được luyện tập, hàng năm một cuộc đi săn lớn được tổ chức vào mùa đông. Chính vì thế, không ai được giết hươu, nai, thỏ rừng, lừa và một số loại chim từ tháng 3 cho đến tháng 10.
Binh sĩ nào đào ngũ hay không chăm sóc ngựa của mình sẽ bị xử tội chết. Các thủ lĩnh bại trận hoặc không nghe lệnh triệu hồi của Khả Hãn cũng không thể sống sót. Nếu không được ra lệnh, kẻ nào cướp bóc kẻ thù cũng phải chịu chung số phận. Nhưng nếu được phép, binh sĩ và tướng lĩnh có quyền ngang nhau sở hữu những gì mình cướp được. Quan trọng là mỗi khi trở về từ trận chiến, mọi binh sĩ phải mang về cho Đại Hãn những chiến lợi phẩm.
Nhờ trung thành với giáo lý của Yasa, các đội quân Mông Cổ đã thành công đến mức Thành Cát Tư Hãn được mệnh danh là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất trong kỷ nguyên của ông. Những binh sĩ được trang bị đầy đủ và kỷ luật, sở hữu vũ khí và áo giáp cùng với chiến thuật đi trước thời đại đã đả bại không biết bao nhiêu thành trì và các đội quân trên đường xâm chiếm thế giới của quân Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của Thành Cát Tư Hãn đã tạo dựng nên một đế chế rộng lớn trải dài từ Siberia, phía nam đến Ấn Độ và Biển Aral, phía đông tới biển Nhật Bản, tương đương với vùng đất của 30 nước ngày nay.

 
S

scientists

Tình tiết cực lạ về mộ phần của Thành Cát Tư Hãn

(Kienthuc.net.vn) - Người Mông Cổ thường giết chết lạc đà con, khiến máu của nó chảy tràn trên mộ. Phải chăng, mộ của Thành Cát Tư Hãn cũng từng đẫm máu lạc đà?

Thành Cát Tư Hãn (Ghinggis Khan) được ngợi ca là nhà chính trị, nhà quân sự đại tài và vĩ đại của dân tộc Mông Cổ. Có thuyết cho rằng, ông sinh năm 1155 (không rõ ngày tháng) ở Bắc miền trung Mông Cổ. Lúc nhỏ có tên là Temujin. Ông kết hôn khi mới 16 tuổi, nhưng sau khi lên ngôi thì có rất nhiều vợ. Năm 20 tuổi, Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng là người có võ nghệ cao cường. Đến năm 1183 khi 22 tuổi, ông đã được tôn vinh là “Đại Hãn”. Thành Cát Tư Hãn chính là người đã lập ra Đế quốc Mông Cổ xuyên hai lục địa Âu - Á, phía đông gồm toàn bộ khu vực Đông Á, phía tây tới bờ biển Hắc Hải. Ông còn được các nhà sử học coi là “máy gieo hạt”, vì trong thời gian chiếm đóng hai châu lục, quân của ông đi tới đâu thì có con tới đó. Hiện theo các số liệu thống kê, có khoảng 16 triệu người rải rác khắp nơi mang dòng máu Nguyên Mông.
Lịch sử chép rằng, Thành Cát Tư Hãn là người hiếu sát và hiếu sắc. Năm 20 tuổi đã giết một lúc hơn 300 người thuộc bộ tộc Yekechiletu. Khi tấn công sang vùng Trung Á đã tàn sát dã man nhiều dân tộc, như đã giết tới 1,2 triệu người khi đánh chiếm vùng ven biển Hắc Hải.
Trung Quốc vừa cho xuất bản cuốn “Thành Cát Tư Hãn” do ông Bao Phong San, hậu duệ đời thứ 32 của Thành Cát Tư Hãn ở Khu tự trị Nội Mông biên soạn sau hơn 3 năm chuyên khảo cứu, tham khảo, hiệu chỉnh các tư liệu. Cuốn sách gồm ba phần 9 chương với hơn 500.000 chữ Trung Quốc ghi lại lịch sử Nguyên Mông từ thời ông cha của Thành Cát Tư Hãn tới 15 vị Hoàng đế Nguyên Mông. Ngoài ra, cuốn sách còn ghi lại địa chỉ liên hệ của hơn 1.000 con cháu hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn hiện đang sinh sống tại các nơi. Cuốn sách này là một trong số vô vàn tác phẩm đã khai thác về Thành Cát Tư Hãn. Trên thực tế, sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời vào tháng 8 năm 1227, bí ẩn ngàn năm về cái chết và mộ phần của ông vẫn chưa được giải mã.
Cái chết bí ẩn của nhà quân sự đại tài
Hiện có nhiều sử liệu khác nhau về cái chết của Thành Cát Tư Hãn. Năm 1368, khi Chu Nguyên Chương xưng đế lập ra triều Minh có hạ chỉ sửa lại lịch sử của nhà Nguyên, trong đó có phần liên quan tới cái chết của Thành Cát Tư Hãn. Nhà sử học Tống Liêm, thời nhà Minh cũng chỉ chép vỏn vẹn có 20 chữ về cái chết của Thành Cát Tư Hãn: “Thành Cát Tư Hãn bị ốm nặng, không chữa được nên đã qua đời vào mùa thu tháng 7 năm Nhâm Ngọ (tức 25/8/1227)”. Nhưng bị bệnh gì, vì sao lại ốm chết thì chưa được xác định rõ.
ktt_4.9_thanhcat2_kienthuc_mhgc.jpg

Chân dung Thành Cát Tư Hãn.

Bởi vậy, tới nay trong dân gian có 4 phiên bản về cái chết của Thành Cát Tư Hãn.
Một là, Thành Cát Tư Hãn bị ngã ngựa rồi ốm chết. Tập 14 về “Nguyên Triều Mật Sử” của người Mông Cổ chép: “Mùa thu năm 1226, Thành Cát Tư Hãn đưa theo phu nhân tấn công nước Tây Hạ. Vào mùa đông khi Thành Cát Tư Hãn cưỡi con ngựa hồng đi săn, vô tình gặp đàn ngựa rừng khiến con ngựa ông cưỡi trở nên hoảng sợ, lồng lên làm cho Thành Cát Tư Hãn ngã ngựa, bị ốm nặng. Các tướng lĩnh đi cùng khuyên Thành Cát Tư Hãn nên quay về chữa bệnh sau đó quay lại tấn công tiếp vẫn chưa muộn. Nhưng Thành Cát Tư Hãn là kẻ hiếu thắng, lại sợ người Tây Hạ chê cười, nên kiên quyết tiếp tục ở lại tấn công. Vì vậy, bệnh lại càng nặng thêm và qua đời”.

Hai là, bị hành thích (ám sát). Cuốn “Mông Cổ Nguyên Lưu” thời Khang Hy nhà Thanh năm 1662 chép rằng, khi tấn công Tây Hạ, binh lính đã bắt được Vương phi Tây Hạ xinh đẹp, liền đưa về dâng lên Thành Cát Tư Hãn. Vương phi Tây Hạ vốn căm thù quân Nguyên Mông, nên trong đêm ân ái nhân lúc Thành Cát Tư Hãn mỏi mệt đã dùng dao giết chết Thành Cát Tư Hãn.
Ba là, bị hạ độc. Một thương nhân người Italia có tên Marco Polo đã tới Trung Quốc làm ăn buôn bán vào năm 1275 thời Hốt Tất Liệt. Là thương nhân có quan hệ làm ăn suốt 17 năm với nhà Nguyên, nên ông giao tiếp rộng rãi. Chính Marco Polo đã ghi lại câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về Thành Cát Tư Hãn. Chuyện cho rằng, khi tấn công Tây Hạ, ông đã bị trúng tên tẩm thuốc độc của binh lính Tây Hạ nên ốm chết.
Bốn là, bị sét đánh chết, phiên bản này là của giáo chủ Cabine, Đại Sứ của Giáo hoàng La Mã cử tới Trung Quốc năm 1245 -1247. Khi mãn nhiệm, Cabine đã trình lại Giáo hoàng về nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn. Cabine phát hiện thấy mùa hè có rất nhiều người Mông Cổ bị sét đánh chết. Mỗi khi trời mưa có sét thì người Mông Cổ thường rất sợ hãi, bịt tai bỏ chạy, hỏi nguyên nhân vì sao, thì họ cho biết Thành Cát Tư Hãn trước đây cũng bị sét đánh chết. Tuy nhiên phiên bản này không có sức thuyết phục.
Giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết và trên thực tế, đã hơn 786 năm trôi qua kể từ khi Thành Cát Tư Hãn trút hơi thở cuối cùng (năm 1227), tới nay, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của nhà chinh phục đại tài vẫn phủ màu bí ẩn.

Những tình tiết bất ngờ về mộ phần của Thành Cát Tư Hãn
Suốt nhiều năm qua, các đoàn khảo cổ từ những nước tiên tiến trên thế giới đã cất công nghiên cứu, tìm kiếm mộ phần của Thành Cát Tư Hãn với những thiết bị tiên tiến, nhưng kết quả thu được vẫn chưa khiến dư luận hài lòng.
Nhân kỉ niệm 780 năm ngày mất của Thành Cát Tư Hãn (1227 - 2007), Trung Quỗc đã tổ chức cuộc hội thảo quốc tế mang tên “Thành Cát Tư Hãn và núi Lục Bàn” tại Khu tự trị Hồi Ninh Hạ với chủ đề chính “Mộ thành Cát Tư Hãn hiện ở đâu?”.
ktt_4.9_thanhcat1_kienthuc_smri.jpg

Lăng Thành Cát Tư Hãn.

Số liệu thống kê của Trung Quốc và Mông Cổ cho biết, hơn 200 năm qua đã có trên 100 đoàn khảo cổ với nhiều trang thiết bị hiện đại, tối tân và phương pháp tiên tiến nhất tổ chức tìm mộ Thành Cát Tư Hãn, nhưng vẫn chưa tìm thấy. Tiêu biểu có một số đoàn sau đây:
Từ năm 1990 tới năm 1993, đoàn khảo cổ Nhật Bản kết hợp với ngành khảo cổ Mông Cổ đã lặn lội tìm kiếm trên diện tích 10.000 km2. Họ đã phát hiện 3.500 khu mộ cổ chôn cất từ trước thế kỷ 13, nhưng vẫn không tìm thấy mộ thật của Thành Cát Tư Hãn.
Trong thời gian 5 năm kể từ năm 1995, đoàn khảo cổ của Mỹ đã dùng những máy móc thăm dò hiện đại kết hợp với vệ tinh định vị GPS tiến hành tìm kiếm ở khu vực phía đông Mông Cổ, nhưng cũng không xác định được mộ phần thực sự của Thành Cát Tư Hãn.
Tháng 7/2000, đoàn khảo cổ Mỹ căn cứ vào “Bản đồ lịch sử bí mật” của Mông Cổ để tiến hành tìm kiếm. Họ phát hiện 150 khu mộ cổ thời kỳ Thành Cát Tư Hãn, nhưng vẫn không tìm thấy mộ của ông.
Tháng 7/2003, có thông tin rằng, các chuyên gia đã phát hiện được di chỉ mộ của Thành Cát Tư Hãn ở Etok phía Tây thảo nguyên Ertos (Khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc). Nhưng rốt cuộc vẫn không đúng.
(Còn nữa)
 
S

scientists

Ngày 30/8/2007, tờ “Tin buổi sáng” của Trung Quốc đưa tin, giới khảo cổ Kazakhstan đã căn cứ theo những ghi chép của sử sách để đưa ra nhận định, mộ của Thành Cát Tư Hãn được chôn ở Kazakhstan. Nhưng tới nay vẫn chưa có căn cứ nào xác định thông tin này. Trong nhiều năm qua, các nhà khảo cổ và sử học của Trung Quốc cho rằng để tìm được mộ của Thành Cát Tư Hãn trước tiên cần xác định nơi ông qua đời. Họ đưa ra ba địa điểm có khả năng nhất: Một là vùng núi Lục Bàn thuộc Khu tự trị Hồi Ninh Hạ. Hai là huyện Thanh Thủy tỉnh Cam Túc. Ba là núi Linh Vũ thuộc Khu tự trị Hồi Ninh Hạ. Vì vậy, theo những chuyên gia này, mộ phần của Thành Cát Tư Hãn có khả năng được chôn cất tại ba địa điểm trên.
Trong khi đó, hầu hết các nhà sử học và khảo cổ thế giới cho rằng có bốn giả thuyết về mộ của Thành Cát Tư Hãn: Một là ở phía Nam núi Khentai, bắc sông Keroulen thuộc lãnh thổ nước Mông Cổ. Hai là ở vùng núi Khongor thuộc lãnh thổ Mông Cổ. Ba là ở núi Lục Bàn thuộc Khu tự trị Hồi Ninh Hạ của Trung Quốc. Bốn là ở vùng núi Thiên Lý thuộc Huyện Etok phía tây thảo nguyên Ertos, khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc.
Giới sử học Trung Quốc thì nhận định, Thành Cát Tư Hãn đã ở núi Lục Bàn trong vòng 2 – 3 tháng và qua đời tại đây. Trong thời gian lưu lại đây, ông có hai hoạt động chính. Một là làm việc, nghỉ ngơi an dưỡng ở thung lũng núi Lục Bàn và ở Lương Điện, thượng nguồn sông Kinh. Hai là xây dựng cung điện ở chân núi Lục Bàn, sau này trở thành Khai Thành của An Tây Vương Phủ. Thung lũng núi Lục Bàn là khu vực có cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ nên rất phù hợp để tĩnh dưỡng nghỉ ngơi. Thành Cát Tư Hãn sau những cuộc chinh chiến trường kỳ đã về đây tĩnh dưỡng rồi qua đời.
Tuy nhiên, nhiều nhà sử học và khảo cổ cho rằng chết là một chuyện, còn việc chôn cất lại là chuyện khác. Liệu thi hài của Thành Cát Tư Hãn có được chôn cất ở đây hay đã được di chuyển về đất Mông Cổ?
Giới sử học và khảo cổ Trung Quốc lập luận rằng, mộ của ông đặt ở vùng núi Lục Bàn là hợp lý nhất. Bởi vì, Thành Cát Tư Hãn ở đây lúc cuối đời, khi chết là mùa hè, nên thi hài khó có thể vận chuyển đi xa, cụ thể là đưa về Mông Cổ.
Trong khi đó, nhiều nhà khảo cổ và sử học nước ngoài lại đưa ra bằng chứng cho rằng, mộ phần của Thành Cát Tư Hãn được đặt trên đất Mông Cổ.
Dù đưa ra những quan điểm khác nhau, nhưng giới nghiên cứu các nước đều cho rằng, mộ của Thành Cát Tư Hãn khó tìm là do phong tục chôn cất của người Mông Cổ thời kỳ đó. Các vua quan cùng giới quí tộc giàu có Mông Cổ sau khi chết thường được đặt trong những chiếc quan tài đặc biệt. Những quan tài này làm bằng những khúc gỗ lớn đục rỗng để đặt thi hài vào trong và chôn sâu trong lòng đất. Sau khi chôn, người ta thường đưa hai mẹ con lạc đà đến trên mộ. Họ giết lạc đà con trước mặt lạc đà mẹ và để cho máu của lạc đà con chảy trên mộ.
Sau đó, mộ được san bằng phẳng, rồi trồng cây cỏ để xóa sạch dấu vết. Khi tới cúng viếng, người dân thường để lạc đà mẹ dẫn đường tới nơi lạc đà con bị giết. Lạc đà mẹ dừng lại và cất tiếng kêu thảm thiết nhớ con ở chỗ nào thì nơi đó chính là phần mộ được chôn. Mộ của Thành Cát Tư Hãn có thể cũng được chôn theo phong tục và nghi thức này. Hơn nữa, lúc sinh thời, Thành Cát Tư Hãn hiếu sát, nên bị người đời nguyền rủa. Để bịt đầu mối và tránh bị khai quật mộ trả thù, vua quan Nguyên Mông thời đó đã cho xây rất nhiều mộ giả. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mộ phần thực sự của ông tới nay vẫn là bí ẩn không lời giải.
Thời gian qua, một số nhà khảo cổ nước ngoài đã đề nghị được tiếp tục tới Mông Cổ tìm kiếm mộ Thành Cát Tư Hãn, nhưng dân chúng và chính phủ Mông Cổ không tán thành. Họ cho rằng việc đào bới và khai quật mộ tổ tiên là động mồ động mả, khiến con cháu li tán, bất ổn và làm ăn không phát đạt. Chính vì vậy mà ý định của nhiều đoàn khảo cổ các nước đã bị Mông Cổ từ chối.
 
S

scientists

Thành Cát Tư Hãn giết sạch 175 vạn người/giờ?

kienthuc_logo.png
-
Có quan điểm cho rằng, Thành Cát Tư Hãn từng giết sạch 1.748.000 người chỉ trong một giờ. Thực hư chuyện này ra sao?

Nếu lấy đi 1.748.000 sinh mạng chỉ trong một tiếng, nghĩa rằng mỗi phút Thành Cát Tư Hãn giết tới 29.133 người.
Được mệnh danh là nhà chinh phục vĩ đại, cuộc đời lẫn chuỗi thành tích lẫy lừng trên trận mạc của Thành Cát Tư Hãn luôn lấp lánh sắc màu huyền thoại. Mới đây, chuyên gia lịch sử và nhân loại học của Mỹ - Joshua Clark đã công bố bài viết với những phân tích mới về Thành Cát Tư Hãn - nhà lãnh đạo nổi tiếng và quan trọng của lịch sử thế giới.
images1016983_thanh_cat_tu_han2_kienthuc.net.vn.jpg


Vó ngựa chinh phục thế giới của Thành Cát Tư Hãn.Trong đó, sử gia này giải mã những bí ẩn xoay quanh cuộc đời, con người Thành Cát Tư Hãn, đặc biệt là tiết lộ những tình tiết mới liên quan tới lời đồn ông đã lấy đi 1.748.000 mạng người chỉ trong một giờ. Con số ấy quả khiến nhiều người giật mình hoảng sợ. Liệu Thành Cát Tư Hãn có khát máu tới vậy?

Theo Joshua Clark, có lẽ Thành Cát Tư Hãn không hề gây ra cuộc tàn sát đẫm máu với số lượng khủng khiếp như vậy. Trong bài viết, sử gia này đã đưa ra các phân tích và suy đoán của mình. Clark cho rằng, nếu trong hoàn cảnh bình thường, Thành Cát Tư Hãn không thể tàn sát nhiều người tới vậy. Đường đường là đấng quân chủ, ông ta có thể nắm giữ sinh mệnh của nhiều người chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng nếu giết sạch 1.748.000 người trong một tiếng, nghĩa rằng mỗi phút lấy đi 29.133 sinh mệnh, rõ ràng, điều ấy là không thể.


images1016984_thanh_cat_tu_han3_kienthuc.net.vn.jpg


Chân dung Thành Cát Tư Hãn.


Thông qua việc tổng hợp các tư liệu và chứng cứ lịch sử, chuyên gia này đã tiết lộ một câu chuyện thú vị liên quan tới lời đồn đại khó tin trên. Theo Clark, quả thực Thành Cát Tư Hãn từng lấy đi sinh mạng của ít nhất triệu người trong công cuộc chinh phục thế giới. Mỗi vùng đất chinh phục được, nhà lãnh đạo này lại miễn xá cho một bộ phận bình dân đầu hàng quân đội Mông Cổ, tiếp đó lấy mạng những kẻ cả gan phản kháng lại mình. Nhưng vì muốn thần thánh hóa thành tích lẫn khả năng chinh phục lãnh thổ của Thành Cát Tư Hãn mà người ta mới “gán” cho ông con số hoàn toàn mang tính khuếch trương như vậy. Trên thực tế, kẻ hung bạo là Đà Lôi - con trai út của ông và những hậu duệ.

Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn vì bị trúng tên trong chiến dịch tấn công Nishapur, không thể chữa khỏi nên đã qua đời. Sau cái chết của cha, người con út Đà Lôi vì muốn báo thù rửa hận, đã tiêu diệt toàn bộ dân chúng của thành phố này, thậm chí chó, mèo cũng không tha mạng. Quá trình tàn sát cứ thế tiếp diễn cho tới khi quân đội Mông Cổ tây chinh thì mới kết thúc. Theo ước tính của chuyên gia này, số dân bị giết lên tới hơn 1.750.000 người. Nhưng trong xã hội “cá lớn nuốt cá bé”, sự hung tàn cũng được thần thoại hóa, cũng trở thành một sức hấp dẫn kỳ lạ. Thế nên, lời đồn Thành Cát Tư Hãn giết sạch 1.748.000 người chỉ trong một giờ đã lan truyền rộng rãi. Lời đồn đại này tiếp tục góp phần thần thoại hóa hình tượng thần thánh của Thành Cát Tư Hãn. Trên thực tế, ông không phải là kẻ hiếu sát tàn bạo.

Bài viết của Joshua Clark lần nữa khắc họa hình ảnh chân thực về con người của Thành Cát Tư Hãn. Đương nhiên giới sử học Âu Mỹ không ngừng tranh luận về điều này. Nhưng dù sao Clark cũng đã “bóc trần” bí ẩn lịch sử về lời đồn đại trên và tìm ra hung thủ thực sự trong cuộc thảm sát.
 
S

scientists

Vì sao Thành Cát Tư Hãn “nhượng” vợ yêu cho thuộc hạ?

kienthuc_logo.png
- Vì sao Thành Cát Tư Hãn lại “hào phóng” tặng phi tử của mình cho kẻ thuộc hạ? Lý do thật lạ lùng, ấy là bởi ông gặp phải ác mộng khi đang “chung chăn gối” với nàng ta.


Trong tác phẩm viết về Thành Cát Tư Hãn, B. J. Vladimircov - nhà Đông phương học nổi tiếng nước Nga, cũng là nhà Mông Cổ học uy tín trên thế giới lần nữa khai thác những chuyện ít biết về nhà chinh phục vĩ đại này. Trong những nội dung mà cuốn sách đề cập, tính cách của Thành Cát Tư Hãn hiện lên với đủ đầy màu sắc.


Phụ nữ, tuấn mã và mỹ tửu


Tuy Thành Cát Tư Hãn tính tình nóng nảy, nhưng lúc cần, ông có thể kiểm soát được lòng nghi kỵ của mình. Ví như chuyện chính hậu Bột Nhi Thiếp (còn gọi là Bật Tê) bị bộ lạc Miệt Nhi Khất bắt đi rồi ép làm vợ kẻ lực sĩ Xích Lặc Cách Nhi. Sau khi đoạt lại vợ, Thành Cát Tư Hãn chẳng những vẫn dành cho bà rất nhiều tình cảm và sự tôn trọng, mà còn vĩnh viễn công nhận Bật Tê là chính hậu của mình. Duy nhất một điều, Truật Xích - người con trưởng bị nghi ngờ là giọt máu của bà và Xích Lặc Cách Nhi - cùng những hậu duệ của ông ta không bao giờ được coi là những người kế vị.


images1051999_thanhcat3_kienthuc.net.vn.jpg


Để “rải” đủ cung tần cho mình lẫn các quan lại cận thần, đôi lúc, Thành Cát Tư Hãn hào phóng chọn ra một phi tần trong đám hậu cung tặng cho vị tướng soái có thành tích đặc biệt. Đó cũng là nguyên do khiến nhà chinh phục vĩ đại này đã tự nguyện nhường phi tử Diệc Ba Cáp cho kẻ thuộc hạ Chủ Nhi Xả Ngạt. Nàng ta vốn là con gái của Trát Hiệp Cảm Bất và là cháu của Vương Hãn.

Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn trong chuyện này lại khá lạ lùng. Ấy là bởi, Thành Cát Tư Hãn đã mơ thấy ác mộng khi đang “chung chăn gối” với mỹ nhân. Vừa khéo khi ấy, Chủ Nhi Xả Ngạt lại đang làm nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài.


Thành Cát Tư Hãn bèn nói với Diệc Ba Cáp rằng: “Chẳng phải ta có ý chê nàng không đức hạnh, không nhan sắc, cũng không chê nàng thân thể kém thanh sạch. Ta coi nàng là một trong những hậu phi của mình. Nay, Chủ Nhi Xả Ngạt là một người đã lập nhiều công trạng khi chinh chiến, nên ta đem nàng tặng cho anh ta.”


Ấy là chuyện ít biết lý giải vì sao nhà lãnh đạo nổi tiếng và quan trọng của lịch sử thế giới này lại sẵn sàng trao tặng thiếp yêu của mình cho thuộc hạ.


Cuốn sách này còn tiết lộ thú tiêu khiển yêu thích của Thành Cát Tư Hãn. Ngoài săn bắn, ông cũng như người dân Mông Cổ vô cùng say mê tuấn mã và rượu ngon. Nhưng điểm khác biệt, khó lẫn của Thành Cát Tư Hãn với quần thần, ấy là khả năng kiềm chế bản thân rất tốt. Tuy đưa ra quy định không được phép rượu chè vô độ trong quân đội, nhưng ông cũng chẳng cứng nhắc cấm tiệt binh sĩ không được động vào thứ men say kia. Ông nói: “Nếu không thể cai rượu, thì cho phép tối đa mỗi tháng chỉ được say ba lần. Nếu vượt quá mức ấy, ắt sẽ phải xử tội. Nếu có thể chỉ nên say hai lần thay cho ba lần là rất tốt, chỉ say một lần lại càng tốt, không say bận nào còn tốt hơn nữa. Nhưng tìm đâu ra những kẻ không say bao giờ?”.


Một ngày nọ, Thành Cát Tư Hãn hỏi thuộc hạ thân tín của mình là Bác Nhĩ Truật rằng: “Ta hỏi ngươi, điều gì là vui nhất trong cuộc sống?”, Bác Nhĩ Truật trả lời: “Ngày xuân được cưỡi tuấn mã, dẫn theo chim ưng đi săn là vui sướng nhất”. Thành Cát Tư Hãn cũng lại đem câu ấy mà dò ý của Bác Nhĩ Hốt và các tướng lĩnh khác, bọn họ đều có chung câu trả lời như Bác Nhĩ Truật. Nhà chinh phục đại tài bèn nói: “Không phải vậy. Niềm vui lớn nhất của đời người là chiến thắng kẻ địch, đánh đuổi kẻ địch, đoạt mọi thứ của chúng, nhìn thấy người thân chúng phải rửa mặt bằng nước mắt, cưỡi ngựa của chúng và giành lấy vợ con chúng.”


Đây là thứ ngôn từ vô cùng đặc biệt, toát lên rất nhiều cá tính của Thành Cát Tư Hãn. Ông không hề bị mê hoặc bởi những niềm vui hay ánh hào quang, thậm chí quyền lực của kẻ vũ dũng. Ông coi trọng thắng lợi, coi đó là thành quả mà mình gặt hái được, coi chuyện chiếm đoạt được tài sản của kẻ thù sau khi đã thỏa khát khao phục thù là niềm vui lớn nhất trong cõi nhân sinh.


Mưu lược, công bằng và sự tham lam


Trong chiến tranh, Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng là nhà lãnh đạo giỏi dùng mưu lược. Thậm chí, để giành thắng lợi, ông sẵn sàng làm điều bội tín. Nhưng trong cuộc sống cá nhân, ông không hề biểu hiện tính cách này. Khi bàn tới chuyện khác, Thành Cát Tư Hãn tỏ rõ là người rất coi trọng nguyên tắc “vô tư công bằng”. Nhưng mặt khác, ông cũng lại có tính tham lam, luôn giữ dịt tài sản mà mình sở hữu.




Tượng Thành Cát Tư Hãn.


Với vai trò là một nhà chinh phục vĩ đại, tham gia vô vàn chiến dịch, chỉ huy bao cuộc tấn công, vây hãm, Thành Cát Tư Hãn chưa hề thể hiện vẻ dũng mãnh của kẻ thất phu. Tài cán của những tướng soái được lòng ông phải vượt trội so với đám binh sĩ. Tâm lý mạo hiểm cầu may cũng chưa từng hiện hữu trong ông. Tuy thống lĩnh toàn quân tác chiến và đóng vai trò chỉ huy trong những cuộc giao tranh, nhưng Thành Cát Tư Hãn chưa từng tham gia đội kỵ binh để hỗn chiến với quân thù. Bởi ông hiểu rõ, đó không phải là nhiệm vụ của một vị thống soái toàn quân.

Một ngày nọ, kẻ thân tín của Thành Cát Tư Hãn là Ba Lạt Na Nhan hỏi ông rằng: “Chúa thượng như bậc thần vũ, thành trì dù kiên cố tới mấy cũng công phá được. Xin hỏi ngài có điềm báo nào chăng?”. Thành Cát Tư Hãn trả lời rằng: “Khi chưa tức vị, ta thường ra ngoài một mình. Có lần gặp phải 6 kẻ nọ thủ tại một quan ải. Bọn họ không cho ta qua. Ta liền vác đao xông lên. Tên bắn như mưa, nhưng ta không bị thương chỗ nào. Ta giết sạch cả 6 tên để qua ải. Trên đường trở về, thấy bên cạnh 6 xác chết ấy là 6 con ngựa, ta bèn dẫn chúng về cùng. Điềm báo mà ngươi hỏi, có chăng chỉ là vậy.” Theo cách nghĩ ấy của Thành Cát Tư Hãn, đó chính là “điềm báo về khả năng chinh phục” của ông. Đấng “thượng thiên” đã định đoạt ông sẽ không chết kiểu “bất đắc kỳ tử”, mà giết sạch kẻ thù và đoạt được toàn bộ ngựa của chúng.
 
S

scientists

Hà Nội 100 năm trước đẹp mê hồn qua kỹ xảo 3D

Những tác phẩm đồ họa do Nhóm 3D Hà Nội thực hiện sẽ khiến nhiều người sửng sốt khi được chiêm ngưỡng... (Nguồn: TTT)

Những tác phẩm đồ họa của Dự án “Phục dựng phố cổ Hà Nội bằng 3D" do Nhóm 3D Hà Nội thực hiện sẽ khiến nhiều người sửng sốt khi được chiêm ngưỡng.

images1008101_1.jpg


images1008102_2.jpg
images1008105_5.jpg

images1008103_3.jpg

images1008106_6.jpg
images1008107_7.jpg

images1008108_8.jpg
images1008109_9.jpg
images1008110_10.jpg
images1008111_11.jpg
images1008112_12.jpg
images1008113_13.jpg
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

Địa đạo Củ Chi


500px-%C4%90%E1%BB%8Ba_%C4%91%E1%BA%A1o_C%E1%BB%A7_Chi.jpg


Mô hình địa đạo Củ Chi


Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.

VietnamCuChiTunnels.jpg



Một phần địa đạo Củ Chi
Lịch sử

Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.

500px-%C4%90%E1%BB%8Ba_%C4%91%E1%BA%A1o_C%E1%BB%A7_Chi_.jpg


Tái hiện cách sử dụng địa đạo của du kích Củ Chi, chui lên từ địa đạo.

500px-%C4%90%E1%BB%8Ba_%C4%91%E1%BA%A1o_C%E1%BB%A7_Chi_2.jpg


Lấp hầm lại.

500px-Ph%E1%BB%A7_%C4%91%E1%BA%A7y.jpg


Biến mất dưới lòng đất.

Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.

500px-C%C3%A1c_lo%E1%BA%A1i_b%E1%BA%A9y_5.jpg


500px-C%C3%A1c_lo%E1%BA%A1i_b%E1%BA%A9y_3_.jpg




500px-C%C3%A1c_lo%E1%BA%A1i_b%E1%BA%A9y.jpg


Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là "xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.

Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí...

(Còn nữa)
 
Top Bottom