BT xác suất và di truyền

D

duyzigzag

Xin xỏ.!!!!

Ai có tài liệu bài tập phần này cho mình xin với. Mình chưa học chắc phần này. Liên hệ qua yahoo: may_cay_hiendai
hoặc gửi qua duyzigzag@gmail.com
Thank trước nha.
 
D

duyzigzag

một tế bào sinh dưỡng của thể một kép dang ở kì sau nguyên phân ngươi ta đếm được 44 NST .Bộ NST lưỡng bội của loài này là:
a.2n=22
b.2n=46
c.2n=42
d.2n=24
 
V

vudinhtuan1995

phần này không có tài liệu đâu bạn à. bạn hãy tham khảo các đề thi thử , có nhiều dạng lắm đấy
 
H

hoan1793

Last edited by a moderator:
H

hoanganhfu08

tài liệu bài giảng ôn tập ADN ARN

Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080A
0
, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7,
alen b có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen
của cặp. Số nu mỗi loại về gen này trong giao tử là:
A. A = T = 675, G = X = 525. B. A = T = 1650, G = X =750.
C. A = T = 975, G = X= 225. D. A = T = 2325, G = X =1275.
 
H

hocmai.sinhhoc

Bài tập ADN

Đề bài: Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080A
0
, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7,
alen b có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen
của cặp. Số nu mỗi loại về gen này trong giao tử là:
A. A = T = 675, G = X = 525. B. A = T = 1650, G = X =750.
C. A = T = 975, G = X= 225. D. A = T = 2325, G = X =1275.

Chào em!
Ở bài này, em cần chú ý
Xét gen B: Lgen = 4080 Ao --> Tổng số Nu của gen B là: 2L/3,4 = 2400 Nu
A/G = 9/7, A + G = N/2 = 1200 --> Ta tính được A = T = 675 (Nu), G = X = 525 (Nu)
Xét gen b:
A + G = 1200, A/ G = 13/3 ta tính được số Nu từng loại của gen b: A = T = 975, G = X = 225
Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen tức là sẽ tạo ra giao tử Bb với số lượng từng loại như sau:
A = T = AgenB + Agenb = 975 + 675 = 1650
G = X = GgenB + Ggenb = 525 + 225 = 750
Do vậy đáp án B đúng
Chúc em học tốt nhé!

 
H

hoanganhfu08

cô có thể giải thích giúp em sự khác nhau của gen và alen k ạ. em thấy lúc dùng gen lúc dùng alen.
em có 1 thắc mắc nữa với bài sau :
Một gen có tổng số hai loại nuclêôtit bằng 40% số nuclêôtit của gen. Gen đó tái sinh hai đợt liên tiếp môi
trường nội bào cung cấp thêm 9000 Nu. Khi các gen con sinh ra đều sao mã bốn lần đã cần môi trường cung cấp
2908 Uraxin và 1988 Guanin. với đề bài này nếu đặt G+X=0,4(2A+2G) thì ra kết quả khác so với A+T=0,4(2A+2G).
vậy trong bài này em nên đặt ntn ạ
 
P

phamlinha2

Ra câu này thì thi ĐH mình móm chắc.......

Tổng hàm lượng ADN của các tế bào sinh tinh trùng và tế bào sinh trứng ơruooui giấm là 68pg (picrogam). Tổng hàm lượng ADN có trong tất cả các tinh trùng được tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong tất cả các trứng được tạo thành là 126pg. Biết rằng tất cả các trứng đều được thụ tinh, hàm lượng ADN có trong mỗi tế bào 2n của ruồi giấm ở trạng thái chưa nhân đôi là 2pg.
1. Xđ số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái ban đầu.
2. Nếu tất cả các hợp tử được hình thành đều trải qua một số lần nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN chứa trong tất cả các tế bào con được sinh ra sau những làn nguyên phân ấy là 256pg thì mỗi hợp tử đã nguyên phân mấy lần?
Mọi ng cố gắng giải giúp mình bài này với nhé! mình giờ mới học nên không hiểu cho lắm phần này..
Thank mọi ng trước nha!
 
H

hoanganhfu08

quá trình nhân đôi ADN

Câu 8. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN có nghĩa là
A. trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
B. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau.
C. 2 ADN mới được hình thành, 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc thay đổi.
D. 2 ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
em muốn hỏi tại sao câu D 2 ADN mới được tạo thành giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu lại k đúng
 
D

ducdao_pvt

Câu 8. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN có nghĩa là
A. trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
B. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau.
C. 2 ADN mới được hình thành, 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc thay đổi.
D. 2 ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
em muốn hỏi tại sao câu D 2 ADN mới được tạo thành giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu lại k đúng



Bán bảo tồn có nghĩa là giữ lại một nửa.
Còn câu D thì theo nguyên tắc khuôn mẫu bạn ạ!
 
P

phamlinha2

Bài tập về NST

Mọi ng giải giúp mình bài này nhé!
Cho biết: Ở người 2n=46, ở gà 2n=78, ở ngô 2n=20.
1) Xác định số kiểu giao tử được hình thành với các tổ hợp khác nhau về nguồn gốc bố mẹ của tất cả NST của các loài trên. Tỉ lệ mỗi kiểu giao tử khác nhau bằng bao nhiêu?
2) Tỉ lệ con sinh ra chứa 1/2 số NST là của bà nội bằng bao nhiêu?
Cảm ơn mọi người nha!
 
P

phamlinha2

[sinh 12]BT phần sinh học tế bào.

Mấy bài tập này khó hiểu quá! Thầy cô và các bạn giải giúp mình với nha!
1)
Ở ruồi giấm, một số tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 5 lần, có 87,5% số tế bào con tạo ra được sang vùng chín. Trong số các tinh trùng tạo ra, chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo 168 hợp tử.
a) Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh tinh trùng từ các tế bào sinh dục sơ khai đực nói trên.
b) Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được nở ra nếu tỉ lệ nở của số hợp tử XY là 50% và số hợp tử XX là 25%.

2) Khi theo dõi sự hình thành giao tử của 1 cá thể ở 1 loài sinh vật thấy số loại giao tử đực chứa 2 NST có nguồn gốc từ bố trong các cặp tương đồng là 45.
a) XĐ bộ NST của loài.(2n)
b) Tính tỉ lệ lệ giao tử cái chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ trong các cặp tương đồng.
c) Tính tỉ lệ hợp tử sinh ra được di truyền 2 NST có cùng nguồn gốc đời ông nội và 2 NST có nguồn gốc từ đời bà ngoại.
Thanks!
 
H

hocmai.sinhhoc

Bài tập nguyên phân, giảm phân

Chào em!
Trước tiên, trên diễn đàn, em chú ý cách đặt tên chủ đề nhé! Em nên đặt tên chủ đề là phần nội dung kiến thức nào chứ không nên đặt tên như vậy.
Ở bài tập này, em cần chú ý kiến thức về NP, GP, có chế của nó nhé
Đề bài: Tổng hàm lượng ADN của các tế bào sinh tinh trùng và tế bào sinh trứng ơruooui giấm là 68pg (picrogam). Tổng hàm lượng ADN có trong tất cả các tinh trùng được tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong tất cả các trứng được tạo thành là 126pg. Biết rằng tất cả các trứng đều được thụ tinh, hàm lượng ADN có trong mỗi tế bào 2n của ruồi giấm ở trạng thái chưa nhân đôi là 2pg.
1. Xđ số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái ban đầu.
2. Nếu tất cả các hợp tử được hình thành đều trải qua một số lần nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN chứa trong tất cả các tế bào con được sinh ra sau những làn nguyên phân ấy là 256pg thì mỗi hợp tử đã nguyên phân mấy lần?
1. Số lần nguyên phân
- Các tế bào sinh dục trước khi bước vào giảm phân đều có hiện tượng tự nhân đôi làm cho hàm lượng AND tăng lên gấp đôi: 2pg x 2 = 4 pg.
Một tế bào sinh dục đực 2n giảm phân cho 4 tinh trùng n. Một tế bào sinh dục cái 2n giảm phân cho 1 trứng n và 3 thể định hướng.
- Gọi x là số tế bào sinh dục đực 2n và y là số tế bào sinh dục cái 2n được tạo ra sau các đợt nguyên phân liên tiếp
Ta có hệ phương trình:
x.2pg + y.2pg = 68pg
x.4pg – ypg = 126pg
Giải hệ ta được y = 2, x = 32. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực là 5, tế bào sinh dục cái là 1.
2. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử
- Hai tế bào sinh dục cái giảm phân cho 2 trứng. Hai trứng thụ tinh cho 2 hợp tử, do đó số hợp tử tạo thành là 2.
- Tổng hàm lượng AND trong các tế bào của mỗi hợp tử là 256/2 = 128pg.
- Số tế bào con: 128/2pg = 64 = 2^6
Do vậy số lần nguyên phân của hợp tử là 6
Chúc em học tốt!
 
H

hocmai.sinhhoc

Sinh học tế bào

Chào em!
Đề bài: Ở ruồi giấm, một số tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 5 lần, có 87,5% số tế bào con tạo ra được sang vùng chín. Trong số các tinh trùng tạo ra, chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo 168 hợp tử.
a) Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh tinh trùng từ các tế bào sinh dục sơ khai đực nói trên.
b) Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được nở ra nếu tỉ lệ nở của số hợp tử XY là 50% và số hợp tử XX là 25%.
Hướng dẫn:
1. Gọi a là số tinh trùng tạo ra ( số tinh trùng X = số tinh trùng Y = a/2)
Ta có : 25% a/2 + 12,5% a/2 = 168
Số tinh trùng tạo ra là a = 896 tinh trùng
Số TB con đc tạo ra chuyển sang vùng chín : a/4 = 224 TB con
Số TB con thật sự được tạo ra : (224 x 100)/87,5 = 256 TB
Ta có một số tế bào sinh dục sơ khai đực (TBSDSK) nguyên phân 5lần tạo ra 256 TB con
số TB SDSK : 256/25 = 8
Số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh giao tử
(25+1 - 1 )* a* 2n = 4032 NST
2. Số cá thể đực và số cá thể cái
- Số tinh trùng X thụ tinh (25%) gấp đôi số tinh trùng Y thụ tinh (12,5)%. Do vậy số hợp tử XX gấp đôi số hợp tử XY.
- Số hợp tử XX = (168/3). 2 = 112.
Số hợp tử XY = 168 – 112 = 56
Số cá thể đực nở ra là: 56. 50% = 28.
Số cá thể cái nở ra: 112. 25% = 28.
Chúc em học tốt!
 
H

hocmai.sinhhoc

Bài tập tế bào

Bài 2. Khi theo dõi sự hình thành giao tử của 1 cá thể ở 1 loài sinh vật thấy số loại giao tử đực chứa 2 NST có nguồn gốc từ bố trong các cặp tương đồng là 45.
a) XĐ bộ NST của loài.(2n)
b) Tính tỉ lệ lệ giao tử cái chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ trong các cặp tương đồng.
c) Tính tỉ lệ hợp tử sinh ra được di truyền 2 NST có cùng nguồn gốc đời ông nội và 2 NST có nguồn gốc từ đời bà ngoại.
Hướng dẫn:
Xác định bộ NST 2n của loài:
Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST đơn có trong giao tử là n.
- Số giao tử đực chứa 2 NST có nguồn gốc từ bố. Ta có:
nC2 = 45
Giải PT trên em sẽ ra được n = 10 hay 2n = 20
Số giao tử cái chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ là 10C3 = 120
Tỉ lệ lệ giao tử cái chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ trong các cặp tương đồng là 120/ 2^10 = 0,1172.
3. Tính tỉ lệ hợp tử:
Số hợp tử sinh ra được di truyền 2 NST từ đời ông nội và từ đời bà ngoại là:
45.45 = 2025.
Tỉ lệ Số hợp tử sinh ra được di truyền 2 NST từ đời ông nội và từ đời bà ngoại là:
2025/(2^10). /(2^10) = 1,9312 . 10^-3
Chúc em học tốt nhé!
 
H

hocmai.sinhhoc

Bài tập về NST

Chào em!
Với dạng bài này em có thể làm như sau:
1.Số kiểu giao tử được hình thành với các tổ hợp khác nhau về nguồn gốc bố, mẹ:
- Người: 2n = 46 → Kiểu GT = 2^23
- Gà: 2n =78 → Kiểu GT = 2^39
- Ngô: 2n = 20 → Kiểu GT = 2^10
Tỉ lệ mỗi kiểu GT khác nhau:
- Người: 2^(1/23) ; - Gà:2^(1/39) ; - Ngô: 2^(1/10).

2. Tỉ lệ con sinh ra chứa ½ số nhiễm sắc thể là của “bà nội”:
- Ở người, 2n = 46 thì bố và mẹ đều có thể cho 223 kiểu giao tử khác nhau. Như vậy số hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST là: 2^23 x 2^23 = 246.
- Số hợp tử sinh ra chứa ½ số NST của bà nội là: 2^23 / 2^46
Tương tự ở gà và ở ngô:
* Gà: 2^39 / 2^78 * Ngô: 2^10 / 2^20

Chúc em học tốt nhé!

 
H

hardyboywwe

Thực ra thì đối với sinh vật nhân thực còn có mức điều hoà sau dịch mã nữa,chứ không chỉ dừng lại ở mức dịch mã:

-Mức này thể hiện ở sự điều hòa hoạt tính của protein.Sau khi mạch polipeptit được tổng hợp,protein nhiều khi bị những biến đổi thứ cấp trước khi biểu hiện hoạt tính.

Vì vậy khi xem qua câu này cách đây 2 tháng thì mình cũng thấy rất thắc mắc.Hôm nay mình mới thấy pic này và vào đây để thảo luận cùng các bạn,vì có thể trong đề thi trắc nghiệm cũng sẽ ra câu này.
 
H

hocmai.sinhhoc

Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực

Chào các em!
Ở sinh vật nhân thực, sự điều hòa hoạt động của gen diễn ra ở các mức độ từ trước phiên mã đến sau dịch mã. Tuy nhiên ở giai đoạn dịch mã, sự điều hòa thường ít được đề cập đến. Nếu chọn đáp án ở đây thì đáp án A đúng nhé!
Chúc các em học tốt!
 
H

hoanganhfu08

quá trình nhân đôi ADN

1 phân tử ADN ở s.v nhân chuẩn có 5 đơn vị tái bản khi nhân đôi ADN 1 lần thì đếm được số đoạn okazaki là 50 đoạn. số đoạn mồi cần cho p.t ADN nhân đôi 5 lần là? mọi ng làm jup mình vs
 
D

ducdao_pvt

1 phân tử ADN ở s.v nhân chuẩn có 5 đơn vị tái bản khi nhân đôi ADN 1 lần thì đếm được số đoạn okazaki là 50 đoạn. số đoạn mồi cần cho p.t ADN nhân đôi 5 lần là? mọi ng làm jup mình vs


Bài giải:

Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2.Số đơn vị tái bản

=> Số đoạn mồi = 60
Số đoạn mồi cần cho p.t ADN nhân đôi 5 lần = 60. ([tex]2^5[/tex] - 1) = 1860
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom