BT xác suất và di truyền

V

vudinhtuan1995

bạn có thể cho mình các công thức phần này được không ,mình xem không hiểu câu 1 và câu 2 cho lắm.ban giải thích rõ cho mình cái.tai sao câu 1 lại tạo ra được các tế bào như vậy, quá trình phát sinh giao tử như thế nào.mình cảm ơn nhiều
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

bạn có thể cho mình các công thức phần này được không ,mình xem không hiểu câu 1 và câu 2 cho lắm.ban giải thích rõ cho mình cái.tai sao câu 1 lại tạo ra được các tế bào như vậy, quá trình phát sinh giao tử như thế nào.mình cảm ơn nhiều

- Cái này ko có công thức đâu bạn, cứ áp dụng xác suất và lý thuyết là được

- Ở câu 1, ở lần NP thứ 3 có 1 TB có 1 cặp NST ko phận ly nên sẽ tạo ra 1 TB ở thể 1 nhiễm và 1 TB ở thể 3 nhiễm, còn các TB khác ko đột biến nên sẽ là 2n \Rightarrow có 3 loại TB
 
V

vudinhtuan1995

bài tập sinh

một tế bào sinh dưỡng của thể một kép dang ở kì sau nguyên phân ngươi ta đếm được 44 NST .Bộ NST lưỡng bội của loài này là:
a.2n=22
b.2n=46
c.2n=42
d.2n=24
Câu 2:Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AB//abXGhY ,Khi giảm phan bình thường(có xãy ra hoán vị gen ở kì dầu giảm phân I),Cho mấy loạitinh trùng tối đa
a.24 loại
b.8 loại
c.8 loại
d.12 loại
Câu 3:tại vùng chín của cơ thể đực có kiểu gen AaBbCcDe//dE tiến hành giam phân hình thành giao tử.biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường va có 1/3 tế bào xãy ra hoán vị gen .theo lý thuyết số lượng tể bào sinh dục chín tối thiểu tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa mang các gen trên là:
a.8
b.16
c.32
d.12
Câu 4:cà độc dược có 2n=24 NST. có một thể đột biến trong đó ở cặp NST số 1có 1 chiếc bị mất đoạn,ở một chiếc của NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 3 bị lặp 1đoạn.khi giảm phân nếu các cặp NST điẽn ra bình thườngthì trong các loại giaotử tạo ra ,giao tử đột biến có tỉ lệ
a.75%
b.25%
c.87,5%
d.12,5%
Câu 4:Ở cà độc dược có bộ NST 2n=12.dạng thể ba của loài này có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng NST.cho rằng sự kết hợp và phân li hoàn toàn ngẫu nhiên.
a.12
b.32
c.64
d.24
NHỜ CÔ SINHHOC VÀ CÁC BẠN GIẢI CHI TIẾT GIÙM EM.PHẦN NÀY EM HƠI YẾU VÀ KHÔNG HIỂU RÕ BẢN CHẤT Ạ.
 
D

ducdao_pvt

một tế bào sinh dưỡng của thể một kép dang ở kì sau nguyên phân ngươi ta đếm được 44 NST .Bộ NST lưỡng bội của loài này là:
a.2n=22
b.2n=46
c.2n=42
d.2n=24

thể một kép: 2(2n-1-1)= 44 => 2n= 24 => d

Câu 4:Ở cà độc dược có bộ NST 2n=12.dạng thể ba của loài này có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng NST.cho rằng sự kết hợp và phân li hoàn toàn ngẫu nhiên.
a.12
b.32
c.64
d.24

Số dạng thể ba: n= 6 dạng
Mà dạng thể ba: 2n + 1 -> GP cho ra 4 giao tử: 2 giao tử (n+1) và 2 giao tử n
=>dạng thể ba của loài này có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng NST là: 2.6=12 => a
 
Last edited by a moderator:
V

vudinhtuan1995

bạn ơi đáp án của câu 1 la 2n=24,câu 4 là 32.câu 4 thì mình cũng làm giống bạn.nhưng câu 1 mình làm thế này :tế bào sinh dưỡng thể 1 kép có bộ là:2n-1-1.tại ki sau np số NST là:2(2n-1-1)=44\Rightarrow 2n=24.câu này mình không chấc lắm hehe....
 
B

bobokute1995

Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá
trình tự sao từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành
ở đợt tự sao cuối cùng là bao nhiêu
giai
%A-%G=30%=(30%.2400):100=720nu [1]
ta lại có:A+G=1200[2]
từ 1 va 2 =>A=960 và G=240
theo ntbs:A=T=960 va G=x=240
sau 3 lần ts 7mach mới..
dợt tự sao cuối gồm 4mạch mới.A=T=3840 va g=x=960
 
D

ducdao_pvt

Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá
trình tự sao từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành
ở đợt tự sao cuối cùng là bao nhiêu ?
A. G = X = 920 ; A = T = 2760. B. G = X = 940 ; A = T = 3640.
C. G = X = 980 ; A = T = 2860. D. G = X = 960 ; A = T = 3840.

Bài giải
Theo đề bài ta có hpt:
[tex]\left{A + G = 50%\\ A - G = 30%[/tex]

<=>[tex]\left{A= 40% \\ G =10%[/tex]

<=>[tex]\left{A = 960 (nu) \\G =240(nu)[/tex]


Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành
sau 2 lần tự sao là: A= T= 960.(2^2-1) = 2880 nu
...........................G= X= 240.(2^2-1) = 720 nu

Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành
sau 3 lần tự sao là: A= T= 960.(2^3-1) = 6720 nu
...........................G= X= 240.(2^3-1) = 1680 nu

Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành
ở đợt tự sao cuối cùng là: A=T= 6720 - 2880 =3840 nu
....................................G=X= 1680 - 720 = 960 nu
=> D
 
N

nhockconancr

đột biến NST

1. Gen A quy định tính trạng đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng lặn hạt màu trắng . Trong phép lai nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây đỏ : 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của cây bố mẹ là:


2.Gen A quy định tính trạng thân cao trội htoan so với tính trạng thân thấp do gen a quy định . cây thân cao 2n+1 có kiểu gan AAa tự thụ phấn . kqua phân tích F1 sẽ là :
Các bạn giải chi tiết giùm và cho mình kinh nghiệm giải toán SInh các loại này nha . Mình *** sinh lắm
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

một tế bào sinh dưỡng của thể một kép dang ở kì sau nguyên phân ngươi ta đếm được 44 NST .Bộ NST lưỡng bội của loài này là:
a.2n=22
b.2n=46
c.2n=42
d.2n=24

Câu 2:Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AB//abXGhY ,Khi giảm phan bình thường(có xãy ra hoán vị gen ở kì dầu giảm phân I),Cho mấy loạitinh trùng tối đa
a.24 loại
b.8 loại
c.8 loại
d.12 loại

Gợi ý: 6 loại

Câu 3:tại vùng chín của cơ thể đực có kiểu gen AaBbCcDe//dE tiến hành giam phân hình thành giao tử.biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường va có 1/3 tế bào xãy ra hoán vị gen .theo lý thuyết số lượng tể bào sinh dục chín tối thiểu tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa mang các gen trên là:
a.8
b.16
c.32
d.12

Câu 4:cà độc dược có 2n=24 NST. có một thể đột biến trong đó ở cặp NST số 1có 1 chiếc bị mất đoạn,ở một chiếc của NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 3 bị lặp 1đoạn.khi giảm phân nếu các cặp NST điẽn ra bình thườngthì trong các loại giaotử tạo ra ,giao tử đột biến có tỉ lệ
a.75%
b.25%
c.87,5%
d.12,5%

Gợi ý: Vậy cứ xem là 3 chiếc bị đột biến, áp dụng [TEX]C^3_12[/TEX]/2^12

Câu 4:Ở cà độc dược có bộ NST 2n=12.dạng thể ba của loài này có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng NST.cho rằng sự kết hợp và phân li hoàn toàn ngẫu nhiên.
a.12
b.32
c.64
d.24

Gợi ý: Lật SGK cơ bản hay nâng cao, đều ghi rất rõ, có vẻ hình => Chọn A
 
D

ducdao_pvt

1. Gen A quy định tính trạng đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng lặn hạt màu trắng . Trong phép lai nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây đỏ : 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của cây bố mẹ là:

Bài giải:
AAaa x AAaa
Thể tứ bội về nguyên tắc có thể cho các loại giao tử 1n, 2n. 3n nhưng chỉ có loại 2n là có sức sống nên AAaa cho các loại giao tử là AA, aa, Aa
Ta có: ([tex]\frac{1}{6}[/tex]AA:[tex]\frac{2}{3}[/tex]Aa:[tex]\frac{1}{6}[/tex]aa) x ([tex]\frac{1}{6}[/tex]AA:[tex]\frac{2}{3}[/tex]Aa:[tex]\frac{1}{6}[/tex]aa)

=>[tex]\frac{35}{36}[/tex]A-:[tex]\frac{1}{36}[/tex]aa => 35 cây đỏ : 1 cây hạt trắng
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

2.Gen A quy định tính trạng thân cao trội htoan so với tính trạng thân thấp do gen a quy định . cây thân cao 2n+1 có kiểu gan AAa tự thụ phấn . kqua phân tích F1 sẽ là :

- Mình ko hiểu cái đề?, F1 cho các lạoi giao tử: [TEX]\frac{2}{6}A: \frac{1}{6}a: \frac{1}{6}AA: \frac{2}{6}Aa[/TEX]
 
H

hocmai.sinhhoc

Bài tập đột biến NST

Đề bài: 1. Gen A quy định tính trạng đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng lặn hạt màu trắng . Trong phép lai nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây đỏ : 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của cây bố mẹ là:


2.Gen A quy định tính trạng thân cao trội htoan so với tính trạng thân thấp do gen a quy định . cây thân cao 2n+1 có kiểu gan AAa tự thụ phấn . kqua phân tích F1 sẽ là :

Trả lời:
Ở câu 1, cô bổ sung 1 chút là đầu bài không cho bố mẹ ở thể tứ bội hay tam bội nên em cần xét các trường hợp có thể xảy ra.
Cây hạt trắng chiếm tỉ lệ 1/36 = 1/6 . 1/6
Em chú ý cơ thể có kiểu gen AAa cũng cho 1/6a.
Do vậy các trường hợp có thể xảy ra như sau: AAaa x AAaa, AAaa x AAa, AAa x AAa (giả thiết các giao tử sinh ra có sức sống như nhau).
Bình thường trong các đề thi trắc nghiệm, sẽ cho các trường hợp và có 1 trường hợp đúng. Em chú ý nhé!
Ở câu 2, cơ thể có kiểu gen AAa khi GP cho các loại giao tử 1/6AA : 2/6Aa : 2/6A : 1/6a.
Em có thể tự kẻ ô Pennet và xác định tỉ lệ phân tính ở đời sau nhé!

 
H

hocmai.sinhhoc

Câu 24. Từ 4 loại đơn phân A, T, G, X tạo ra 64 bộ ba. Có bao nhiêu bộ ba chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại
A?
A. 37. B. 57. C. 27. D. 47.
Ở câu này đáp án là A nhé, cảm ơn sự đóng góp của em!

Câu này ta dễ dàng tính được số bộ ba không chứa A là 3^3 = 27 (bộ ba)
Từ đó tính được số bộ ba có chứa ít nhất 1A là: 64 - 27 = 37.
Câu 7. Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể co xoắn cực đại quan sát được dưới kính hiển vi vào
A. kì trung gian. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối

Chúc em học tốt nhé!
 
C

contras

[LTĐH]Tiến hóa ở ĐVCXS

Các anh các chị giúp em trả lời câu này với
đặc điểm tiến hóa của động vật có xương sống



Chú ý!Cách đặt tên tiêu đề-đã sửa
 
Last edited by a moderator:
T

taysobavuong_leviathan

trả lời

Động vật có xương sống ( danh pháp khoa học : Vertebrata ) là một phân ngành của động vật có dây sống , đặc biệt là những loài với xương sống hoặc cột sống . Khoảng 57.739 loài động vật có xương sống đã được miêu tả. Động vật có xương sống đã bắt đầu tiến hóa vào khoảng 530 triệu năm trước trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri , một giai đoạn trong kỷ Cambri (động vật cóxương sống đầu tiên được biết đến là Myllokunmingia ). Các xương của cột sống được gọi là xương sống . Vertebrata là phân ngành lớn nhất của động vật có dây sống và bao gồm phần lớn các loài động vật mà nói chung là rất quen thuộc đối với con người (ngoài côn trùng ). Cá (bao gồm cả cá mút đá , nhưng thông thường không bao gồm cá mút đá myxin , mặc dù điều này hiện nay đang gây tranh cãi), động vật lưỡng cư , bò sát , chim và động vật có vú (bao gồm cả người ) đều là động vật có xương sống. Các đặc trưng bổ sung của phân ngành này là hệcơ , phần lớn bao gồm các khối thịt tạo thành cặp, cũng như hệ thần kinh trung ương một phần nằm bên trong cột sống. Các đặc trưng xác định khác một động vậtthuộc loại có xương sống là xương sống hay tủy sống và bộ khung xương bên trong. Bộ khung xương bên trong để xác định động vật có xương sống bao gồm các chất sụn hay xương, hoặc đôi khi là cả hai. Bộ khung xương ngoài trong dạng lớp áo giáp xương đã là chất xương đầu tiên mà động vật có xương sống đã tiến hóa. Có khả năng chức năng cơ bản của nó là kho dự trữ phốtphat, được tiết ra dưới dạng phốt phat canxi và lưu trữ xung quanh cơ thể, đồng thời cũng góp phần bảo vệ cơ thể luôn. Bộ khung xương tạo ra sự hỗ trợ cho các cơ quan khác trong quá trình tăng trưởng. Vì lý do này mà động vật có xương sống có thể đạt được kích thước lớn hơn động vật không xương sống , và trên thực tế về trung bình thì chúng cũng lớn hơn. Bộ xương của phần lớn động vật có xương sống, ngoại trừ phần lớn các dạng nguyên thủy, bao gồm một hộp sọ , cột sống và hai cặp chi . Ởmột số dạng động vật có xương sống thì một hoặc cả hai cặp chi này có thể không có, chẳng hạn ở rắn hay cá voi . Đối với chúng, các cặp chi này đã biến mất trong quátrình tiến hóa. Hộp sọ được coi là tạo thuận lợi cho sự phát triển của khả năng nhận thức do nó bảo vệ cho các cơ quan quan trọng như não bộ, mắt và tai. Sự bảo vệ này cũng được cho là có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của tính phản xạ cao đối với môi trường thường tìm thấy ở động vật có xương sống. Cả cột sống và các chi về tổng thể đều hỗ trợ cho cơ thể của động vật có xương sống. Sự hỗ trợ này tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển động. Chuyển động của chúng thường là do các cơ gắn liền với xương hay sụn. Hình dạngcơ thể của động vật có xương sống được tạo ra bởi các cơ. Lớp da che phủ phần nội tạng của cơ thể động vật có xương sống. Da đôi khi còn có tác dụng như là cấu trúc để duy trì các lớp bảo vệ, chẳng hạn vảy sừng hay lông mao. Lông vũ cũng được gắn liền với da. Phần thân của động vật có xươngsống là một khoang rỗng chứa các nội tạng. Tim và các cơ quan hô hấp được bảo vệ bên trong thân. Tim thường nằm phía dưới mang hay giữa các lá phổi . Hệ thần kinh trung ương của động vật có xương sống bao gồm não bộ và tủy sống. Cả hai đều có đặc trưng là rỗng. Ở động vật có xương sống bậc thấp thì não bộ chủ yếu kiểm soát chức năng của các thụ quan. Ở động vật có xương sống bậc cao thì tỷ lệ giữa não bộ và kích thước cơ thể là lớnhơn. Não bộ lớn hơn như vậy làm cho khả năng trao đổi thông tin giữa các bộ phận của não bộ là cao hơn. Các dây thần kinh từ tủy sống, nằm phía dưới não bộ, mở rộng ra đến lớp da, các nội tạng và các cơ. Một số dây thần kinh nối trực tiếp với não bộ, kết nối não với tai và phổi. Động vật có xương sống có thể tìm thấy ngược trở lại tới Myllokunmingia trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri (530 triệu năm trước). Cá không quai hàm vàcó mai (lớp Ostracodermi của kỷ Silur (444-409 triệu năm trước) vàcác loài động vật răng nón (lớp Conodonta )- một nhóm động vật có xương sống tương tự như lươn với đặc trưng là nhiều cặp răng bằng xương
 
D

duyzigzag

1. Chuỗi pôlipeptit chưa bị cắt bỏ a.a mở đầu. Chỉ khi nào nói "cho 1 phân tử prôtêin..." thì lúc đó mới cắt a.a mở đầu.

2. Khi chuỗi polipeptit thì nằm ở a.a 45 => Thành chuỗi protein thì mất a.a mở đầu => Thay đổi ở a.a 44


~ Ko chia nhỏ bài viết
 
Last edited by a moderator:
C

cuimuoimuoi_1969

[sinh học] tính ARN

Một gen có tổng hai loại nucleotit bằng 40% so với tổng số nucleotit của gen. Số liên kết hidro của gen bằng 3900. Gen đó sao mã tổng hợp một mARN được môi trường cung cấp 10% Uraxin và 20% Guanin.
Tính số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch đơn của cả gen và trên phân tử mARN sơ khai do gen đó tổng hợp ?
 
D

ducdao_pvt

Một gen có tổng hai loại nucleotit bằng 40% so với tổng số nucleotit của gen. Số liên kết hidro của gen bằng 3900. Gen đó sao mã tổng hợp một mARN được môi trường cung cấp 10% Uraxin và 20% Guanin.
Tính số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch đơn của cả gen và trên phân tử mARN sơ khai do gen đó tổng hợp ?





Bài giải:


Một gen có tổng hai loại nucleotit bằng 40% so với tổng số nucleotit của gen có 2 TH:

TH1: A + T = 40% [TEX]\to[/TEX] [tex]\left{A = T = 20% \\ G = X = 30%[/tex]

Mà 2.20%N + 3.30%N = 3900 => N= 3000 nu
[TEX]\to[/TEX] [tex]\left{A = 600 nu \\ G = 900 nu[/tex]


TH2: G + X = 40% [TEX]\to[/TEX] [tex]\left{A = T = 30% \\ G = X = 20%[/tex]

Mà 2.30%N + 3.20%N = 3900 => N= 3250 nu
[TEX]\to[/TEX] [tex]\left{A = 975 nu \\ G = 650 nu[/tex]


Gen đó sao mã tổng hợp một mARN được môi trường cung cấp 10% Uraxin và 20% Guanin.
[TEX]\to[/TEX] TH2 bị loại.

.....mARN: Um(300 nu).......Am(300 nu)..........Gm (600 nu)...........Xm (300 nu)
mạch gốc: A(300 nu)...... T(300 nu).............X (600 nu).............G (300 nu)
mạch bs: T(300 nu)........A(300 nu).............G (600 nu)..............X (300 nu)
 
C

cuimuoimuoi_1969

Bài giải:


Một gen có tổng hai loại nucleotit bằng 40% so với tổng số nucleotit của gen có 2 TH:

TH1: A + T = 40% [TEX]\to[/TEX] [tex]\left{A = T = 20% \\ G = X = 30%[/tex]

Mà 2.20%N + 3.30%N = 3900 => N= 3000 nu
[TEX]\to[/TEX] [tex]\left{A = 600 nu \\ G = 900 nu[/tex]


TH2: G + X = 40% [TEX]\to[/TEX] [tex]\left{A = T = 30% \\ G = X = 20%[/tex]

Mà 2.30%N + 3.20%N = 3900 => N= 3250 nu
[TEX]\to[/TEX] [tex]\left{A = 975 nu \\ G = 650 nu[/tex]


Gen đó sao mã tổng hợp một mARN được môi trường cung cấp 10% Uraxin và 20% Guanin.
[TEX]\to[/TEX] TH2 bị loại.

.....mARN: Um(300 nu).......Am(300 nu)..........Gm (600 nu)...........Xm (300 nu)
mạch gốc: A(300 nu)...... T(300 nu).............X (600 nu).............G (300 nu)
mạch bs: T(300 nu)........A(300 nu).............G (600 nu)..............X (300 nu)
cậu ơi,
sao X không bằng G vậy cậu?
cậu có chắc là bài này cậu làm đúng không vậy?
cho t lời giải thích về kết quả nha
 
D

ducdao_pvt

Trong 1 gen thì X = G - điều này là đúng
Trong 1 mạch của gen hoặc mARN thì X = G hoặc X # G bạn ạ!
 
Top Bottom