Sinh [Sinh 12] 3 ngày 1 đề sinh

N

nhoc_loc_choc1205

các đáp án co đều quá nhỏ, rất vô lí. Chả nhẽ con sinh ra từ bố mẹ dị hơp lại có xác xuất bệnh nhiều vậy=>Tóm lại đáp án có vấn dề.
Hay ai thử sửa đề xem có dc ko, Nhỡ đâu trúng dc đáp án nào
 
C

chiryka

Câu 14: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép (P) không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là
A. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy. B. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.
C. 75% cá chép không vảy : 25% cá có vảy. D. 4 cá chép không vảy : l cá chép có vảy

Câu này có 2 cách hiểu :
+nếu F1 chỉ cho lai các cá thể ko vảy sẽ cho tỉ lệ F2 giống F1 , là 2 ko : 1 có
+ nếu F1 ngẫu phối, xét kiểu gen F1 thấy tỉ lệ alen là 1 A : 2 a
=> tỉ lệ kiẻu hình ở F2 tuân theo hacdi-vanbec là :
Aa = 2 x 1/3 x 2/3 = 4/9
aa = 2/3 x 2/3 = 4/9
=> ko : có = 1 : 1

đáp án ở đâu?
 
C

chanhlap

uhm, cái câu nghèo vốn gen, chú ý định nghịa "vốn gen của quần thể" thì sẽ không bị nhầm với "tính đa hình và đa dạng về kiểu gen". vốn gen là toàn bộ các alen của 1 gen trong quần thể (hình như là thế).
 
N

nhoc_loc_choc1205

Câu này ko dùng hacdi dc. Vì quần thề cân bằng phải thỏa điều kiện các hợp tử có sức sống như nhau.Theo bài này  die suy ra ko dùng hacdi
 
K

ken_crazy

Câu 24: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử tính theo lí thuyết là
A. 36%. B. 16%. C. 25%. D. 75%.
Câu này tính ra ko có đáp án
q^2 = (10000-6400)/10000 = 0,36
=> q=0,6 => p=0,4
=> 2pq=0,48
 
C

cold_person

Câu 24: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử tính theo lí thuyết là
A. 36%. B. 16%. C. 25%. D. 75%.
Câu này tính ra ko có đáp án
q^2 = (10000-6400)/10000 = 0,36
=> q=0,6 => p=0,4
=> 2pq=0,48


48% so với tổng số, yêu cầu đề tính trên hạt này mầm nên là 48%/64%=75%
 
N

nhoc_loc_choc1205

ken nhần rồi, số hạt dị hợp trên tổng số hạt nảy mầm mà
vậy là 0.48/0.64=75% chứ
 
C

chiryka

Câu này ko dùng hacdi dc. Vì quần thề cân bằng phải thỏa điều kiện các hợp tử có sức sống như nhau.Theo bài này  die suy ra ko dùng hacdi
sao ko, coi F1 là quần thể khởi đầu , qua giao phối ngẫu nhiên rồi loại đi các kiểu gen AA . Gọi cho thầy giáo lúc nửa đêm thầy gầm gừ nhưng cũng chịu trả lời là "dùng được" >"<
 
C

cold_person

Câu 4: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 không thể theo gió hay nhờ sâu bọ để thụ phấn cho các cây của quần thể 2 được. Đây là một ví dụ về
A. cách li trước hợp tử. B. cách li khoảng cách.
C. cách li địa lí. D. giao phối không ngẫu nhiên

Đáp án là B
----------------------------------------------------------
 
H

huyetcongtu

1)xét gen thuộc NST thường, ở chim tính trạng hình dạng lông do 1 cặp gen quy định
P T/C: chim lông trắng, quăn X lông trắng, thẳng
F1 toàn lông trắng, quăn
F1 X F1
F2: 12 trắng, quăn : 3 đen thẳng : 1 trắng thẳng
màu sắc lông tuân theo quy luật di truyền nào?
trội k hoàn toàn
tác động cộng gộp
át chế trội
tác động bổ sung
2) điều kiện bài trên
hỏi có ? cặp gen chi phối kết quả lai
3
4
2
1
3) đk bài 1
hỏi các cặp gen nằm trên mấy nhóm gen liên kết
3
2
1
4

giải thích dùm tớ với nha thanks
 
H

huyetcongtu

Câu 4: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 không thể theo gió hay nhờ sâu bọ để thụ phấn cho các cây của quần thể 2 được. Đây là một ví dụ về
A. cách li trước hợp tử. B. cách li khoảng cách.
C. cách li địa lí. D. giao phối không ngẫu nhiên

Đáp án là B
----------------------------------------------------------

cách li khoảng cách là thuộc về cách li địa lí hủm?
vậy sao không tổng quát là cách li địa lí nhỉ?
 
C

chanhlap

đúng rồi, câu 14 không dùng hacđi dc ken ơi. Vì sức sống các alen là khác nhau, không thỏa định luật rồi. chắc sai đề, ỏ đề không rõ ràng rồi
 
D

denlongbaycao_hp_c1

cách li khoảng cách là thuộc về cách li địa lí hủm?
vậy sao không tổng quát là cách li địa lí nhỉ?

Câu 4: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 không thể theo gió hay nhờ sâu bọ để thụ phấn cho các cây của quần thể 2 được. Đây là một ví dụ về
A. cách li trước hợp tử. B. cách li khoảng cách.
C. cách li địa lí. D. giao phối không ngẫu nhiên

Đáp án là B
----------------------------------------------------------

hihi do em ko đọc kĩ đề chỗ quần thể 1 và 2 nên mới chọn A < sẽ đúng nếu trong cùng 1 quần thể > . Em xin đc chọn lại là đ/a C :| thực ra thì em cũng ko phân biệt đc cách li địa lí vs cách li khoảng cách là như thế nào cả =((=((=((=((


@@@@@@: còn câu 1 nữa : các anh chị ko thấy câu B giống câu D à :-/
 
Last edited by a moderator:
C

cold_person

hihi do em ko đọc kĩ đề chỗ quần thể 1 và 2 nên mới chọn A < sẽ đúng nếu trong cùng 1 quần thể > . Em xin đc chọn lại là đ/a C :| thực ra thì em cũng ko phân biệt đc cách li địa lí vs cách li khoảng cách là như thế nào cả =((=((=((=((


@@@@@@: còn câu 1 nữa : các anh chị ko thấy câu B giống câu D à :-/

đáp án của người ra đề là B thế mới chịu thua. ............................
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Đáp án đề sinh của nhóm TINH BAN FOREVER
1B–2D–3C–4B-5C-6A-7C-8B-9D-10B-11A-12A-13A-14D-15C-16D-17C-18A-19D-20C-21D-22C-23D-24D-25A-26D-27C-28B-29A-30B-31C-32D-33A-34B-35D-36D-37D-38C-39C-40C-41B-42A-43D-44C-45D-46C-47D-48C-49B-50A-51A-52B-53C-54A-55B-56A-57B-58D-59A-60D

Giải câu 38 cho các bạn :
ta có cao , dài , đỏ =0,05
thấp , dài , đỏ =0,2
trường hợp chọn dài đỏ làm nhóm gen liên kết thì ko ra kết quả trên . Nếu là A thi KH cao dài dỏ = thấp dài đỏ
** cao đỏ ( thấp vàng) liên kết với nhau. nhưng như thế theo đáp án B thì thấp đỏ là kiểu giao tử hoán vị < giao tử chứa cao đỏ ( trái giả thuyết )
**cao dài ( thấp ngan ) là gen liên kết vơi nhau. thì câu C phù hợp với t/so hvi gen = 20%
Câu 1 có thể B, D đều dc.
câu 9
(/AB và /ab) kì trung gian =>(ABXAB và abXab) (cặp nst kép )=> tiếp hợp thành 2 hàng => ( ABXAB || abXab) => hoán vị gen trên một cromatit thuộc 2 nst kép tương đồng =>( ABXaB và AbXab) => giảm phân 1 => (ABXaB) và (AbXab) => giảm phân 2 => (/AB) , (/aB) ,(/Ab),( /ab)
tRích của chiryka . Đó là trường hợp giảm phân có hoán vị , câu 9D
 
C

chiryka

đúng rồi, câu 14 không dùng hacđi dc ken ơi. Vì sức sống các alen là khác nhau, không thỏa định luật rồi. chắc sai đề, ỏ đề không rõ ràng rồi
Thầy mình nói : dùng được, nhưng loại kiểu gen AA ra khỏi F2 rồi tính lại tỉ lệ . bạn chú ý rằng bài này ko thoả công thức định luật (p + q)^2 =1, nhưng được áp dụng công thức để tính như thường , chỉ cần loại đi biến cố của đời con. Mình đã làm qua 1 số bài rồi thoả mãn hết. Đáp án đúng của bài này theo mình là ko vảy : có vảy = 1 : 1
 
H

haphuongdien

Câu 31: Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối để hình thành loài bằng cách ly tập tính?
A. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì chỉ có các cá thể tương tự với nhau mới giao phối được với nhau.
B. Đột biến làm biến đổi kiểu hình của cơ quan sinh sản nên giữa cá thể bình thường và cá thể đột biến không còn giao phối với nhau.
C. Đột biến rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng ở thực vật.
D. Đột biến dẫn đến rối loạn giới tính, gây chết hoặc vô sinh ở động vật.

Câu 32: Một gen ở vi khuẩn E.coli có 5998 liên kết photphoeste. Do đột biến, khi gen tự sao nhu cầu về số nucleotit tăng lên gấp rưỡi, gen đột biến tổng hợp 1 phân tử mARN có
A = 250 ribonucleotit, U = 750 ribonucleotit. Số nucleotit từng loại trong gen đột biến là:
A. A = T = 1000, G = X = 2000 . B A = T = 1000, G = X = 1250
C. A = T = 1000, G = X = 5000 D. A = T = 2000, G = X = 1000

5998 liên kết photphoeste = 2N-2 => N = 3000 Nu
khi gen tự sao nhu cầu về số nucleotit tăng lên gấp rưỡi => số tổng số Nu trong gen đột biến là 4500 Nu
A = 250 ribonucleotit, U = 750 ribonucleotit => số Nu loại A =T = 250+ 750 = 1000
=> G = X = (4500-2*1000)/2 = 2500/2 = 1250
=> B

Câu 33: Một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 30 phân đoạn okazaki, thì số đoạn mồi cần cho một đợt nhân đôi của đơn vị tái bản đó là:
A. 62 B. 32 C. 31 D. 30

sinh vật nhân chuẩn thì số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2
sinh vật nhân sơ thì số đoạn mồi = số đoạn okazaki

Câu 34: Một người bị hội chứng Đao có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Quan sát tiêu bản bộ nhiễm sắc thể của người này, thấy nhiễm sắc thể thứ 21 có 2 chiếc, nhiễm sắc thể thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lý nhất?
A. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của nhiễm sắc thể 14.
B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp nhiễm sắc thể 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó dần bị tiêu biến.
C. Đột biến dị bội thể ở cặp nhiễm sắc thể 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc thứ 21 gắn vào nhiễm sắc thể thứ 14 do chuyển đoạn.
D. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở nhiễm sắc thể 14.

Câu 35: Bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa xAa). Xác suất để có được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là
A. 27/64. B. 27/256. C. 9/64. D. 81/256.

Aa xAa --> Kiểu hình trội = 3/4 A_
chọn 3 người => (3/4)^3
chọn 3 người từ 4 người nhân thêm 3/4
=> Xác suất để có được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là (3/4)^3 * 3/4 = 81/256


Câu 36: Tái bản ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự phân biệt với tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ là:
1-Chiều tái bản 2-Hệ enzym tái bản 3-Nguyên liệu tái bản
4-Số lượng đơn vị tái bản 5-Nguyên tắc tái bản
Câu trả lời đúng là:
A. 2,4 B. 1,2 C. 1,5 D. 2,3

Câu 37: Sự hình thành loài mới theo Đacuyn như thế nào?
A. Loài mới được hình thành nhanh chóng dưới tác dụng của sự thay đổi tập tính động vật.
B. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.
C. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, thông qua việc tích lũy các biến đổi nhỏ trong thời gian dài tương ứng với ngoại cảnh.
D. Loài mới được hình thành nhanh chóng dưới tác động của ngoại cảnh.

Câu 38: Trong vùng ôn đới, loài hẹp nhiệt nhất là:
A. Loài sống ở tầng nước rất sâu.
B. Loài sống ở lớp nước tầng mặt, ngoài khơi đại dương.
C. Loài sống trong hang, nhưng kiếm ăn bên ngoài.
D. Loài sống trên tán cây.

Loài sống ở tầng nước rất sâu ít chịu ảnh hưởng của nhiệt do mặt trời chiếu xuống nên nhiệt độ rất thấp và rất ít thay đổi

Câu 39: Ở loài mèo nhà, cặp alen D, d quy định màu lông nằm trên NST giới tính X (DD : lông đen, Dd : tam thể, dd : lông vàng). Trong một quần thể mèo ở thành phố Luân Đôn người ta ghi được số liệu về các kiểu hình sau:


Tần số các alen D và d trong quần thể ở điều kiện cân bằng lần lượt là:
A. 0,726 và 0,274. B. 0,853 và 0,147. C. 0,871 và 0,129. D. 0,654 và 0,346.

Mèo đực: lông đen (XDY) ; lông vàng (XdY)
Mèo cái: lông đen (XDXD) ; lông vàng (XdXd) ; tam thể (XDXd)
Mèo đực : 311 lông đen, 42 lông vàng. Mèo cái : 277 lông đen, 20 lông vàng, 54 tam thể
Mèo đực : 0.44 lông đen, 0.06 lông vàng. Mèo cái : 0.4 lông đen, 0.028 lông vàng, 0.072tam thể
=> Tần số alen D = 0.876 ; Tần số alen d = 0.124 gần giống câu C và xém giống câu B mà hok biết có trúng hok. Nói chung là xấp xỉ thôi :d

Câu 40: Ưu điểm lớn nhất của phương pháp tạo giống cây trồng bằng nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn là:
A. Nhanh chóng tạo nhiều cây có kiểu gen đồng nhất.
B. Sản xuất rất nhanh nhiều cây thuần chủng.
C. Phát sinh nhiều cây đơn bội.
D. Dễ dàng tạo ra dòng thuần lưỡng bội.

Từ n -> 2n
 
N

ngocquyc8

Câu 21: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì:
A. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
B. Hệ sinh thái dưới nước có đa dạng sinh học cao hơn.
C. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
D. Môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng.


Câu 22: Điểm khác nhau trong kỹ thuật chuyển gen với plasmit và với virut làm thể truyền là:
A. Virut có thể tự xâm nhập vào tế bào phù hợp.
B. Sự nhân lên của virut diễn ra trong nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra trong tế bào chất.
C. Chuyển gen bằng virut bị hạn chế là chỉ chuyển được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại virut nhấtđịnh.
D. Cả A, B, C đúng.


Câu 23: Muốn tìm hiểu mức phản ứng của kiểu gen ở một giống vật nuôi, ta cần phải làm gì?
A. Tạo các con vật có cùng một kiểu gen, rồi cho chúng sống ở những môi trường khác nhau.
B. Tạo các kiểu gen khác nhau, nuôi ở điều kiện chỉ khác nhau ở nhân tố thí nghiệm.
C. Cho các con vật nuôi ở những điều kiện có thể khác nhau ở nhân tố thí nghiệm.
D. Tạo các kiểu gen khác nhau, nuôi ở điều kiện thí nghiệm như nhau.[/I]

Câu 24: Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi:
A. Theo cấu trúc tuổi của quần thể.
B. Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
C. Do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.
D. Theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.


Câu 25: Khi lai 2 thứ cây thuần chủng với nhau được F1. Cho F1 tự thụ, thu được F2 có tỉ lệ 1 cây cao quả tròn : 2 cây cao quả bầu dục : 1 cây thấp quả dài. Biết quả dài là tính trạng lặn. Kiểu gen của P là:
A. AABB X aabb, B. AAbb X aaBB C. [TEX] \frac{AB}{AB}[/TEX] x [TEX] \frac{ab}{ab}[/TEX] D. [TEX] \frac{Ab}{Ab}[/TEX] x [TEX] \frac{aB}{aB}[/TEX].


Câu 26: Sự khác biệt rõ nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là:
A. Năng lượng được sử dụng lại, còn các chất dinh dưỡng thì không.
B. Các chất dinh dưỡng được sử dụng lại, còn năng lượng thì không.
C. Các cơ thể sinh vật luôn luôn cần năng lượng, nhưng không phải lúc nào cũng cần chất dinh dưỡng.
D. Tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối.


Câu 27: Một người đàn ông bị bệnh bạch tạng và máu khó đông có vợ bình thường, họ sinh 1 con trai bị bệnh bạch tạng, 1 con gái bị bệnh máu khó đông. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con gái bình thường và 1 con trai bệnh bạch tạng và máu khó đông là:
A. 3/512 B. 3/8 C. 5/8 D. 1/512


Câu 28: Một loài thú, locus quy định màu lông gồm 3 alen theo thứ tự át hoàn toàn như sau: A > a' > a trong đó alen A quy định lông đen, a' - lông xám, a – lông trắng. Qúa trình ngẫu phối ở một quần thể có tỷ lệ kiểu hình là 0,51 lông đen: 0,24 lông xám: 0,25 lông trắng. Tần số tương đối của 3 alen là:
A. A = 0,7 ; a' = 0,2 ; a = 0, 1 B. A = 0,3 ; a' = 0,2 ; a = 0,5
C. A = 0, 4 ; a' = 0,1 ; a = 0,5 D. A = 0, 5 ; a' = 0,2 ; a = 0,3


Câu 29: Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên quan trọng trong trường hợp nào sau đây?
A. Thành phần kiểu gen về một nhóm gen liên kết nào đó bị thay đổi dột ngột.
B. Những quần thể có vốn gen kém thích nghi bị thay thế bởi những quần thể có vốn gen thích nghi hơn.
C. Sự thay đổi tần số các alen của một gen trong quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến phát tán trong quần thể và làm thay đổi tần số các alen.


Câu 30: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nucleotit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của en zim. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Sự xuất hiện các axitnucleic và protein chưa phải là xuất hiện sự sống.
B. Protein cũng có thể tự tổng hợp mà không cần đến cơ chế phiên mã và dịch mã.
C. Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và protein.
D. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa protein và axitnucleic.
 
K

ken_crazy

Câu 35: Bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa xAa). Xác suất để có được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là
A. 27/64. B. 27/256. C. 9/64. D. 81/256.

Aa xAa --> Kiểu hình trội = 3/4 A_
chọn 3 người => (3/4)^3
chọn 3 người từ 4 người nhân thêm 3/4
=> Xác suất để có được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là (3/4)^3 * 3/4 = 81/256
Xác suất chọn 3 người có kiểu hình trội : (3/4)^3
Xác suất người còn lại có kiểu hình lặn : 1/4
Có 4 cách sắp xếp trường hợp 3 T - 1 L
=> KQ= (3/4)^3*1/4*4= 27/64
=> A

Câu 39: Ở loài mèo nhà, cặp alen D, d quy định màu lông nằm trên NST giới tính X (DD : lông đen, Dd : tam thể, dd : lông vàng). Trong một quần thể mèo ở thành phố Luân Đôn người ta ghi được số liệu về các kiểu hình sau:


Tần số các alen D và d trong quần thể ở điều kiện cân bằng lần lượt là:
A. 0,726 và 0,274. B. 0,853 và 0,147. C. 0,871 và 0,129. D. 0,654 và 0,346.

Mèo đực: lông đen (XDY) ; lông vàng (XdY)
Mèo cái: lông đen (XDXD) ; lông vàng (XdXd) ; tam thể (XDXd)
Mèo đực : 311 lông đen, 42 lông vàng. Mèo cái : 277 lông đen, 20 lông vàng, 54 tam thể
Mèo đực : 0.44 lông đen, 0.06 lông vàng. Mèo cái : 0.4 lông đen, 0.028 lông vàng, 0.072tam thể
=> Tần số alen D = 0.876 ; Tần số alen d = 0.124 gần giống câu C và xém giống câu B mà hok biết có trúng hok. Nói chung là xấp xỉ thôi :d
cái này ken làm giống Diện.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom