Vật lí Giải thích hiện tượng Vật Lí

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Vậy là hiện tượng trên vẫn chưa làm khó được các bạn rồi :D Có thể giải thích như @Tên để làm gì hoặc @God of dragon , còn bạn @Chris Master Harry thì còn quá ngắn gọn chưa diễn tả được hết em nhé.

HT 16: Vì sao nhiệt kế lại dùng thuỷ ngân mà không phải thứ khác?
 

manh huy

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng bảy 2021
213
266
76
Hà Nội
THCS Ngọc Lâm
x
Vậy là hiện tượng trên vẫn chưa làm khó được các bạn rồi :D Có thể giải thích như @Tên để làm gì hoặc @God of dragon , còn bạn @Chris Master Harry thì còn quá ngắn gọn chưa diễn tả được hết em nhé.

HT 16: Vì sao nhiệt kế lại dùng thuỷ ngân mà không phải thứ khác?
nhiệt kế y tế sử dụng thủy ngân là do thủy ngân thỏa mãn các tiêu chí để làm 1 chất phù hợp: nở nhanh để đo độ biến đổi nhỏ (nđộ cở thể con người thường dao động ở 37 độ C), nhiệt độ đông đặc và nóng chảy phù hợp (khoảng [TEX]\pm[/TEX]300 độ) để đo được nhiệt độ
mấy yêu cầu trên thực chất rượu cũng nên có phần, nhưng do nhiệt nóng chảy của dầu không phù hợp lắm, nhưng đông đặc thì lại siêu thấp nên người ta dùng nhiệt kế rượu đo nhiệt độ môi trường
còn lại thì tại sao thủy ngân nguy hiểm nhưng cứ dùng là vì vấn đề tài chính thì e chịu :)
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
x

nhiệt kế y tế sử dụng thủy ngân là do thủy ngân thỏa mãn các tiêu chí để làm 1 chất phù hợp: nở nhanh để đo độ biến đổi nhỏ (nđộ cở thể con người thường dao động ở 37 độ C), nhiệt độ đông đặc và nóng chảy phù hợp (khoảng [TEX]\pm[/TEX]300 độ) để đo được nhiệt độ
mấy yêu cầu trên thực chất rượu cũng nên có phần, nhưng do nhiệt nóng chảy của dầu không phù hợp lắm, nhưng đông đặc thì lại siêu thấp nên người ta dùng nhiệt kế rượu đo nhiệt độ môi trường
còn lại thì tại sao thủy ngân nguy hiểm nhưng cứ dùng là vì vấn đề tài chính thì e chịu :)
Rất Oke luôn nhỉ :D Chúc mừng em đã có 1 câu trả lời vô cùng thuyết phục nhé :>

HT17: Khi mua đồ sứ, người ta thường quen tay gõ vào thành bên ngoài của nó. Nếu đồ sứ phát ra tiếng giòn vang, người ta sẽ chọn mua, còn nếu phát ra âm thanh đục và rè, người ta sẽ đặt trả lại trên giá. Làm như vậy có ý nghĩa gì? Phải chăng gõ vào đồ sứ có thể giúp phân biệt chất lượng?
 

iwasyourfriend

Học sinh gương mẫu
Thành viên
2 Tháng mười 2021
788
2,751
301
...
Long An
Rất Oke luôn nhỉ :D Chúc mừng em đã có 1 câu trả lời vô cùng thuyết phục nhé :>

HT17: Khi mua đồ sứ, người ta thường quen tay gõ vào thành bên ngoài của nó. Nếu đồ sứ phát ra tiếng giòn vang, người ta sẽ chọn mua, còn nếu phát ra âm thanh đục và rè, người ta sẽ đặt trả lại trên giá. Làm như vậy có ý nghĩa gì? Phải chăng gõ vào đồ sứ có thể giúp phân biệt chất lượng?
Dạ theo em chúng ta biết được vì khi vật thể dao động sẽ phát ra sóng âm, khi gõ vào nó, nó sẽ dao động phát ra âm thanh. Với đồ sứ hoàn hảo, khi bị gõ các bộ phận âm thanh đều dao động, âm thanh sẽ giòn vang, nhưng với đồ sứ có vết nứt, các bộ phận dao động trong nó sẽ khác nhau do đó sóng âm sẽ yếu hơn ạ.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Rất Oke luôn nhỉ :D Chúc mừng em đã có 1 câu trả lời vô cùng thuyết phục nhé :>

HT17: Khi mua đồ sứ, người ta thường quen tay gõ vào thành bên ngoài của nó. Nếu đồ sứ phát ra tiếng giòn vang, người ta sẽ chọn mua, còn nếu phát ra âm thanh đục và rè, người ta sẽ đặt trả lại trên giá. Làm như vậy có ý nghĩa gì? Phải chăng gõ vào đồ sứ có thể giúp phân biệt chất lượng?
khi vật thể dao động sẽ phát ra sóng âm, khi gõ vào vật thể, vật thể dao động phát ra âm thanh. Với đồ sứ có kết cấu hoàn hảo, khi bị gõ các bộ phận đều dao động, âm thanh sẽ giòn và vang, với đồ sứ có vết nứt, các bộ phận dao động khác nhau do đó sóng âm sẽ yếu.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Dạ theo em chúng ta biết được vì khi vật thể dao động sẽ phát ra sóng âm, khi gõ vào nó, nó sẽ dao động phát ra âm thanh. Với đồ sứ hoàn hảo, khi bị gõ các bộ phận âm thanh đều dao động, âm thanh sẽ giòn vang, nhưng với đồ sứ có vết nứt, các bộ phận dao động trong nó sẽ khác nhau do đó sóng âm sẽ yếu hơn ạ.
khi vật thể dao động sẽ phát ra sóng âm, khi gõ vào vật thể, vật thể dao động phát ra âm thanh. Với đồ sứ có kết cấu hoàn hảo, khi bị gõ các bộ phận đều dao động, âm thanh sẽ giòn và vang, với đồ sứ có vết nứt, các bộ phận dao động khác nhau do đó sóng âm sẽ yếu.
Bản chất 2 em hiểu đúng rồi nhé :D Cùng suy nghĩ 1 hiện tượng khác cho ngày cuối tháng nào :>
HT18: Tại sao người nguyên thuỷ có thể khoan gỗ để lấy lửa? Cơ chế của việc tạo ra lửa là gì?
 
  • Like
Reactions: iwasyourfriend

Minhtq411

Học sinh
Thành viên
5 Tháng mười một 2021
183
197
46
TP Hồ Chí Minh
Bản chất 2 em hiểu đúng rồi nhé :D Cùng suy nghĩ 1 hiện tượng khác cho ngày cuối tháng nào :>
HT18: Tại sao người nguyên thuỷ có thể khoan gỗ để lấy lửa? Cơ chế của việc tạo ra lửa là gì?
dạ, em nghĩ là họ dùng sự ma sát để tạo lửa, dùng 2 que gỗ cọ sát vào nhau thật mạnh và nhanh để tạo ra khói rồi cho bùi nhùi vào để có lửa.
Dựa theo lực ma sát thì càng cọ xát mạnh và nhanh thì lực ma sát càng lớn, mà lực càng lớn thì nhiệt càng cao nên tạo lửa.
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

iwasyourfriend

Học sinh gương mẫu
Thành viên
2 Tháng mười 2021
788
2,751
301
...
Long An
Bản chất 2 em hiểu đúng rồi nhé :D Cùng suy nghĩ 1 hiện tượng khác cho ngày cuối tháng nào :>
HT18: Tại sao người nguyên thuỷ có thể khoan gỗ để lấy lửa? Cơ chế của việc tạo ra lửa là gì?
Người nguyên thủy đã dùng hai tay vê một thanh gỗ có một đầu cắm xuống một miếng gỗ khác khô ráo có hình vuông, lực vê mỗi lúc một nhanh, thời gian chuyển động của thanh gỗ tương đối dài, tại vị trí tiếp xúc giữa thanh gỗ và miếng gỗ nhiệt sẽ dần nóng lên. Càng vê nhanh, nhiệt càng tăng lên, cuối cùng đốm lửa nhỏ bốc cháy, đưa mồi cỏ dễ cháy vào thế là lửa đã được nhóm lên rồi.
=> Nguyên nhân là do ma sát sinh nhiệt ạ.
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Lại sang tháng tiếp theo rồi, nhanh thật đấy :D Cùng đón chờ xem box lý tháng này có gì mới mẻ nha cả nhà :p
Khởi động chút nào

HT19: Nhiều khi ta thấy bóng đèn không sáng nữa, cầm bóng đèn kiểm tra thấy sợi tóc của bóng đèn đã bị đứt. Lúc này ta cầm bóng đèn lắc lắc nhẹ, sao cho sợi tóc dính vào nhau, đèn sẽ sáng hơn lúc ban đầu. Vì sao lại như vậy? Nếu sáng hơn thì có phải chúng ta nên làm đứt nhiều lần rồi lại lắc lại để cho nó sáng hơn nữa không nhỉ ? :cool:


Xem thêm: Tạp chí "Vật Lí HMF" - Số 3
Ủng hộ ôn bài tối nay tại 2 topic: [THCS] Ôn bài đêm khuya[THPT] Ôn bài đêm khuya
 

iwasyourfriend

Học sinh gương mẫu
Thành viên
2 Tháng mười 2021
788
2,751
301
...
Long An
*Giải thích hiện tượng:
Do khi bị đứt và được nối dính lại thì dây tóc của bóng đèn ngắn hơn trước nên điện trở của dây tóc nhỏ hơn trước. Trong khi đó, hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc vẫn như trước nên công suất P = U 2 R sẽ lớn hơn. Do vậy đèn sẽ sáng hơn so với trước ạ.
 

Nguyễn Hoàng Vân Anh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
20 Tháng tám 2021
726
2,730
276
17
Long An
Trường THCS Đông Thành
Do độ dài điện trở của vật dẫn điện gây ra. Sau khi tóc bóng đèn được nối lại, độ dài của nó sẽ ngắn lại. Điện trở của sợi tóc bóng đèn sẽ nhỏ điện áp đi qua bóng đèn vẫn như cũ, riêng cường độ dòng điện trong bóng đèn tăng lên, làm cho công suất của bóng đèn tăng khiến cho nó sáng hơn lúc ban đầu.
Lại sang tháng tiếp theo rồi, nhanh thật đấy :D Cùng đón chờ xem box lý tháng này có gì mới mẻ nha cả nhà :p
Khởi động chút nào

HT19: Nhiều khi ta thấy bóng đèn không sáng nữa, cầm bóng đèn kiểm tra thấy sợi tóc của bóng đèn đã bị đứt. Lúc này ta cầm bóng đèn lắc lắc nhẹ, sao cho sợi tóc dính vào nhau, đèn sẽ sáng hơn lúc ban đầu. Vì sao lại như vậy? Nếu sáng hơn thì có phải chúng ta nên làm đứt nhiều lần rồi lại lắc lại để cho nó sáng hơn nữa không nhỉ ? :cool:
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Lại đúng nữa rồi :>

HT 20: Tại sao nước chỉ sôi max ở $100^oC$ cho dù có tiếp tục truyền nhiệt cho nó?


Xem thêm: Tạp chí "Vật Lí HMF" - Số 3
Ủng hộ ôn bài tối nay tại 2 topic: [THCS] Ôn bài đêm khuya[THPT] Ôn bài đêm khuya
Khi ở 100 độ C nước là hỗn hợp của cả: trạng thái lỏng và trạng thái khí, bởi vì đó là thời điểm cân bằng giữa trạng thái lỏng và trạng thái khí. Chỉ cần đun nước ở trạng thái lỏng, thì khi tăng thêm lửa hoặc tiếp tục duy trì nhiệt, sẽ làm cho nước từ trạng thái lỏng dần chuyển sang trạng thái khí.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
trong điều kiện áp suất cao nước sẽ sôi trên [TEX]100^oC[/TEX] ạ
he he cảm ơn em nhiều nhé, đề chị cho chưa chặt chẽ rồi :D Nước cũng có thể sôi ở nhiệt độ thấp hơn $100^0C$ khi ở áp suất thấp đúng không em nhỉ :> Em có thể lấy ví dụ cụ thể cho 2 trường hợp không bình thường này không nè :>
Bổ sung: là điều kiện áp suất chuẩn em nhé :>
Khi ở 100 độ C nước là hỗn hợp của cả: trạng thái lỏng và trạng thái khí, bởi vì đó là thời điểm cân bằng giữa trạng thái lỏng và trạng thái khí. Chỉ cần đun nước ở trạng thái lỏng, thì khi tăng thêm lửa hoặc tiếp tục duy trì nhiệt, sẽ làm cho nước từ trạng thái lỏng dần chuyển sang trạng thái khí.
Chúc mừng em nhé, ngắn gọn xúc tích và chính xác :D

HT21: Các công nhân xây dựng hoặc công nhân hầm mỏ đều phải đội mũ bảo hộ khi làm việc. Mũ bảo hộ được làm theo hình bán cầu. Mũ bảo hiểm xe máy cũng có hình bán cầu. Theo bạn, tại sao lại là hình đó mà không phải hình dạng nào khác?
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
he he cảm ơn em nhiều nhé, đề chị cho chưa chặt chẽ rồi :D Nước cũng có thể sôi ở nhiệt độ thấp hơn $100^0C$ khi ở áp suất thấp đúng không em nhỉ :> Em có thể lấy ví dụ cụ thể cho 2 trường hợp không bình thường này không nè :>
Bổ sung: là điều kiện áp suất chuẩn em nhé :>

Chúc mừng em nhé, ngắn gọn xúc tích và chính xác :D

HT21: Các công nhân xây dựng hoặc công nhân hầm mỏ đều phải đội mũ bảo hộ khi làm việc. Mũ bảo hộ được làm theo hình bán cầu. Mũ bảo hiểm xe máy cũng có hình bán cầu. Theo bạn, tại sao lại là hình đó mà không phải hình dạng nào khác?
Mũ bảo hộ mang hình bán cầu là vững chắc nhất. Tính chất vững chắc của một vật thể ngoài nguyên nhân do độ cứng của chất liệu, điều quan trọng hơn là ngoại hình của nó. Theo đo đạc hình dạng vật thể chịu được xung lực bên ngoài tác động lớn nhất là dạng mặt cong lồi như hình bán cầu. Nguyên nhân là do mặt cong lồi có khả năng phân tán áp lực bên ngoài tác động dọc theo mặt lồi. Ngoài ra, lực tác động lên các vị trí là tương đối đồng đều, điều này khiến cho mũ có lớp vỏ dạng bán cầu có độ cứng khá cao.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Mũ bảo hộ mang hình bán cầu là vững chắc nhất. Tính chất vững chắc của một vật thể ngoài nguyên nhân do độ cứng của chất liệu, điều quan trọng hơn là ngoại hình của nó. Theo đo đạc hình dạng vật thể chịu được xung lực bên ngoài tác động lớn nhất là dạng mặt cong lồi như hình bán cầu. Nguyên nhân là do mặt cong lồi có khả năng phân tán áp lực bên ngoài tác động dọc theo mặt lồi. Ngoài ra, lực tác động lên các vị trí là tương đối đồng đều, điều này khiến cho mũ có lớp vỏ dạng bán cầu có độ cứng khá cao.
Đúng rồi em nhé!

HT22: Giải thích tại sao khi trời không có gió nhưng người ngồi trên xe máy chạy thấy mưa rơi xiên góc?
 
  • Like
Reactions: Cute Boy

Cute Boy

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng một 2018
770
1,510
216
Tuyên Quang
THCS Chết nhiêu lần
Khi trời không có gió thì so với mặt đất, hạt mưa chuyển động có vecto vận tốc theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
Đối với người ngồi trên xe chạy thì so với mặt đất người đó chuyển động có vecto vận tốc theo phương song song với mặt đất.
Tổng hợp 2 vetco vận tốc thì vecto vận tốc xiên góc nên người trên xe chạy thì hạt mưa như là rơi xiên góc,chạy càng nhanh thì mưa rơi càng xiên góc.
Em giải thích có vẻ không chac chắn mong anh chị thông cảm:D.
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Khi trời không có gió thì so với mặt đất, hạt mưa chuyển động có vecto vận tốc theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
Đối với người ngồi trên xe chạy thì so với mặt đất người đó chuyển động có vecto vận tốc theo phương song song với mặt đất.
Tổng hợp 2 vetco vận tốc thì vecto vận tốc xiên góc nên người trên xe chạy thì hạt mưa như là rơi xiên góc,chạy càng nhanh thì mưa rơi càng xiên góc.
Em giải thích có vẻ không chac chắn mong anh chị thông cảm:D.
Em giải thích đúng rồi nhé. Tham khảo cách giải thích bạn @No Name :D đưa ra hoặc lời giải thích của chị tại topic dưới nhé ^^ ( Ở đó sẽ có khá nhiều điều thú vị để em khám phá đó :p
[Vật lí 9] Giải thích hiện tượng vật lí.

HT 23: Các bạn có hay đi du lịch không, nhất là biển á :D Nếu có đã từng nhặt vỏ ốc và áp vào tai chưa nhỉ :> Khi đó chúng ta sẽ nghe thấy tiếng sóng đúng không nào :>> Vậy âm thanh sóng vỗ rì rào khi áp tai vào vỏ ốc đến từ đâu ta???
 
Top Bottom