Vật lí Giải thích hiện tượng Vật Lí

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
He he dạo này mọi người trao đổi sôi nổi quá ^^ vui quá trời luôn nè. Chị quay lại rồi đây :>>
Hiện tượng trên @Minh Dora @Death Game @Xuân Hiếu hust đã tư duy rất tốt nè. Còn @No Name :D nhầm chút xíu thôi không sao nhé.
Với câu hỏi như vậy thì trả lời như @Minh Dora là được chấp nhận rồi nha :D
Còn đây là hiện tượng ngày hôm nay nhé :Rabbit40
HT8: Khi đổ nước sôi vào vào cốc thủy tinh dày và cốc thủy tinh mỏng thì cốc nào dễ vỡ hơn? vì sao?
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
He he dạo này mọi người trao đổi sôi nổi quá ^^ vui quá trời luôn nè. Chị quay lại rồi đây :>>
Hiện tượng trên @Minh Dora @Death Game @Xuân Hiếu hust đã tư duy rất tốt nè. Còn @No Name :D nhầm chút xíu thôi không sao nhé.
Với câu hỏi như vậy thì trả lời như @Minh Dora là được chấp nhận rồi nha :D
Còn đây là hiện tượng ngày hôm nay nhé :Rabbit40
HT8: Khi đổ nước sôi vào vào cốc thủy tinh dày và cốc thủy tinh mỏng thì cốc nào dễ vỡ hơn? vì sao?
Cốc dày vẫn dễ vỡ hơn so với cốc mỏng. Bản chất thủy tinh truyền nhiệt rất kém cho nên những chỗ cầm nắm của đồ vật làm thủy tinh thường rất dày.

Ở đây do t/c nở vì nhiệt của vật rắn, khi đổ nước nóng vào thì thủy tinh phải nở ra, ở ly mỏng dù có nóng đột ngột hay từ từ thì cũng sẽ nở đều cả thành ngoài và thành trong. Còn ly dày do nóng khá đột ngột nên chỉ nở được ở thành trong mà chưa thể nở được từ từ ra thành ngoài, trong qua trình nở ra của thành trong gặp phần thành ngoài chưa thể nở được nên gây ra cản trở và làm cốc vỡ.
 
Last edited:

nhật đào

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng năm 2021
63
210
51
15
Tuyên Quang
Trường THCS Đức Ninh
Khi đổ nước sôi vào vào cốc thủy tinh dày và cốc thủy tinh mỏng thì cốc nào dễ vỡ hơn? vì sao?
Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì cốc thủy tinh dày sẽ dễ vỡ hơn là cốc thủy tinh mỏng vì khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng nên chúng chèn nhau làm vỡ cốc.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì cốc thủy tinh dày sẽ dễ vỡ hơn là cốc thủy tinh mỏng vì khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng nên chúng chèn nhau làm vỡ cốc.
"chèn nhau" ở đây nghĩa là như nào em nhỉ? Em nói cụ thể hơn được không? :D
 

nhật đào

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng năm 2021
63
210
51
15
Tuyên Quang
Trường THCS Đức Ninh
"chèn nhau" ở đây nghĩa là như nào em nhỉ? Em nói cụ thể hơn được không? :D
theo em thì:
''lớp thủy tinh ở thành trong của cốc nóng lên nhanh và nở ra, trong khi đó thì lớp thủy tinh bên ngoài chưa nóng lên và nở ra(thủy tinh dẫn nhiệt kém)''tạo nên sự dãn nở không đồng đều của cốc thủy tinh làm cho cốc bị vỡ
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Ở hiện tượng 8 này chị chúc mừng @Death Game@nhật đào đã tư duy đúng rồi nè. Chị gửi các em tham khảo thêm cách giải thích nhé :D
Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh có thành dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh có thành mỏng.
Lý do:
  • Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém. Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì phần thành cốc bên trong (tiếp xúc với nước) có nhiệt độ tăng lên nhanh chóng và nở ra, trong khi đó thành bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra (hoặc nở rất ít so với thành bên trong). Sự nở vì nhiệt không đồng đều ở thành bên trong và bên ngoài cốc gây ra lực lớn làm nứt cốc. Với cốc thủy tinh có thành mỏng thì thành cốc bên trong và bên ngoài có sự chênh lệch về nhiệt độ không đáng kể, chúng nở ra một cách đồng đều nên ít bị nứt vỡ.
Bổ sung thêm:
  • Những người uống trà nóng bằng cốc thủy tinh hay cho một chiếc thìa bằng bạc vào cốc nước trước khi uống là để chiếc thìa lấy bớt nhiệt của nước nóng trong cốc, do đó có thể làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc, hạn chế được sự nứt vỡ của cốc.

HT9: Khi thổi bong bong xà phòng, ta quan sát thấy lúc đầu bong bóng bay lên cao rồi dần dần rơi xuống (nếu bong bóng không vỡ giữa chừng). Hãy giải thích hiện tượng và cho biết tại sao bong bóng lại rơi xuống?
 

Xuân Hải Trần

Học sinh gương mẫu
Thành viên
9 Tháng bảy 2021
1,235
5,408
491
Hà Nội
Hogwarts School of Witchcraft and Wizardry!!
Ở hiện tượng 8 này chị chúc mừng @Death Game@nhật đào đã tư duy đúng rồi nè. Chị gửi các em tham khảo thêm cách giải thích nhé :D
Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh có thành dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh có thành mỏng.
Lý do:
  • Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém. Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì phần thành cốc bên trong (tiếp xúc với nước) có nhiệt độ tăng lên nhanh chóng và nở ra, trong khi đó thành bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra (hoặc nở rất ít so với thành bên trong). Sự nở vì nhiệt không đồng đều ở thành bên trong và bên ngoài cốc gây ra lực lớn làm nứt cốc. Với cốc thủy tinh có thành mỏng thì thành cốc bên trong và bên ngoài có sự chênh lệch về nhiệt độ không đáng kể, chúng nở ra một cách đồng đều nên ít bị nứt vỡ.
Bổ sung thêm:
  • Những người uống trà nóng bằng cốc thủy tinh hay cho một chiếc thìa bằng bạc vào cốc nước trước khi uống là để chiếc thìa lấy bớt nhiệt của nước nóng trong cốc, do đó có thể làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc, hạn chế được sự nứt vỡ của cốc.

HT9: Khi thổi bong bong xà phòng, ta quan sát thấy lúc đầu bong bóng bay lên cao rồi dần dần rơi xuống (nếu bong bóng không vỡ giữa chừng). Hãy giải thích hiện tượng và cho biết tại sao bong bóng lại rơi xuống?
Bong bóng rơi xuống vì trọng lực lớn hơn lực đẩy Acsimet của không khí ạ?
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Ác Quỷ

Bá tước Halloween
Thành viên
20 Tháng bảy 2019
763
3,503
301
Bình Phước
.
Ở hiện tượng 8 này chị chúc mừng @Death Game@nhật đào đã tư duy đúng rồi nè. Chị gửi các em tham khảo thêm cách giải thích nhé :D
Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh có thành dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh có thành mỏng.
Lý do:
  • Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém. Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì phần thành cốc bên trong (tiếp xúc với nước) có nhiệt độ tăng lên nhanh chóng và nở ra, trong khi đó thành bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra (hoặc nở rất ít so với thành bên trong). Sự nở vì nhiệt không đồng đều ở thành bên trong và bên ngoài cốc gây ra lực lớn làm nứt cốc. Với cốc thủy tinh có thành mỏng thì thành cốc bên trong và bên ngoài có sự chênh lệch về nhiệt độ không đáng kể, chúng nở ra một cách đồng đều nên ít bị nứt vỡ.
Bổ sung thêm:
  • Những người uống trà nóng bằng cốc thủy tinh hay cho một chiếc thìa bằng bạc vào cốc nước trước khi uống là để chiếc thìa lấy bớt nhiệt của nước nóng trong cốc, do đó có thể làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc, hạn chế được sự nứt vỡ của cốc.

HT9: Khi thổi bong bong xà phòng, ta quan sát thấy lúc đầu bong bóng bay lên cao rồi dần dần rơi xuống (nếu bong bóng không vỡ giữa chừng). Hãy giải thích hiện tượng và cho biết tại sao bong bóng lại rơi xuống?
Bong bóng rơi xuống vì trọng lực lớn hơn lực đẩy Acsimet của không khí.
Ban đầu, bong bóng bay lên có thể hiểu đơn giản là vì khi thổi ta đã truyền cho bóng 1 vận tốc nào đó, vận tốc này sẽ là tác nhân làm bóng bay lên rồi rơi xuống (gần giống chuyển động vật ném xiên, nhưng bong bóng có khối lượng rất nhỏ nên phải tính cả lực cản không khí)
 

Kiều Anh.

Cựu TMod Địa
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
1,208
5,414
511
Hà Nội❤️
Hà Nội
..................
Theo em thì :
Bong bóng rơi xuống vì trọng lực lớn hơn lực đẩy Acsimet của không khí.
Ban đầu, bong bóng bay lên có thể hiểu đơn giản là vì khi thổi ta đã truyền cho bóng 1 vận tốc nào đó, vận tốc này sẽ là tác nhân làm bóng bay lên rồi rơi xuống ;(
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
21
Nghệ An
Ở hiện tượng 8 này chị chúc mừng @Death Game@nhật đào đã tư duy đúng rồi nè. Chị gửi các em tham khảo thêm cách giải thích nhé :D
Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh có thành dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh có thành mỏng.
Lý do:
  • Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém. Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì phần thành cốc bên trong (tiếp xúc với nước) có nhiệt độ tăng lên nhanh chóng và nở ra, trong khi đó thành bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra (hoặc nở rất ít so với thành bên trong). Sự nở vì nhiệt không đồng đều ở thành bên trong và bên ngoài cốc gây ra lực lớn làm nứt cốc. Với cốc thủy tinh có thành mỏng thì thành cốc bên trong và bên ngoài có sự chênh lệch về nhiệt độ không đáng kể, chúng nở ra một cách đồng đều nên ít bị nứt vỡ.
Bổ sung thêm:
  • Những người uống trà nóng bằng cốc thủy tinh hay cho một chiếc thìa bằng bạc vào cốc nước trước khi uống là để chiếc thìa lấy bớt nhiệt của nước nóng trong cốc, do đó có thể làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc, hạn chế được sự nứt vỡ của cốc.

HT9: Khi thổi bong bong xà phòng, ta quan sát thấy lúc đầu bong bóng bay lên cao rồi dần dần rơi xuống (nếu bong bóng không vỡ giữa chừng). Hãy giải thích hiện tượng và cho biết tại sao bong bóng lại rơi xuống?
Do bong bóng sợ độ cao
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
Bong bóng rơi xuống vì trọng lực lớn hơn lực đẩy Acsimet của không khí.
Ban đầu, bong bóng bay lên có thể hiểu đơn giản là vì khi thổi ta đã truyền cho bóng 1 vận tốc nào đó, vận tốc này sẽ là tác nhân làm bóng bay lên rồi rơi xuống (gần giống chuyển động vật ném xiên, nhưng bong bóng có khối lượng rất nhỏ nên phải tính cả lực cản không khí)
Sự thực nếu ta thổi ngang hay thổi hướng xuống thì bóng vẫn bay lên.
Ở hiện tượng 8 này chị chúc mừng @Death Game@nhật đào đã tư duy đúng rồi nè. Chị gửi các em tham khảo thêm cách giải thích nhé :D
Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh có thành dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh có thành mỏng.
Lý do:
  • Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém. Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì phần thành cốc bên trong (tiếp xúc với nước) có nhiệt độ tăng lên nhanh chóng và nở ra, trong khi đó thành bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra (hoặc nở rất ít so với thành bên trong). Sự nở vì nhiệt không đồng đều ở thành bên trong và bên ngoài cốc gây ra lực lớn làm nứt cốc. Với cốc thủy tinh có thành mỏng thì thành cốc bên trong và bên ngoài có sự chênh lệch về nhiệt độ không đáng kể, chúng nở ra một cách đồng đều nên ít bị nứt vỡ.
Bổ sung thêm:
  • Những người uống trà nóng bằng cốc thủy tinh hay cho một chiếc thìa bằng bạc vào cốc nước trước khi uống là để chiếc thìa lấy bớt nhiệt của nước nóng trong cốc, do đó có thể làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc, hạn chế được sự nứt vỡ của cốc.

HT9: Khi thổi bong bong xà phòng, ta quan sát thấy lúc đầu bong bóng bay lên cao rồi dần dần rơi xuống (nếu bong bóng không vỡ giữa chừng). Hãy giải thích hiện tượng và cho biết tại sao bong bóng lại rơi xuống?
Ban đầu thể tích của bong bóng lớn, lực đẩy Ác si mét cùng với lực đẩy hướng lên của hơi nước bay hơi trong không khí nâng bong bóng bay lên. Sau đó do lực căng bề mặt của nước kéo thể tích bong bóng nhỏ lại, tác dụng của các hợp lực đẩy theo đó mà giảm, nên bong bóng bắt đầu rơi xuống.
 

nhật đào

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng năm 2021
63
210
51
15
Tuyên Quang
Trường THCS Đức Ninh
HT9: Khi thổi bong bong xà phòng, ta quan sát thấy lúc đầu bong bóng bay lên cao rồi dần dần rơi xuống (nếu bong bóng không vỡ giữa chừng). Hãy giải thích hiện tượng và cho biết tại sao bong bóng lại rơi xuống?
bong bóng bay lên có thể hiểu đơn giản là vì khi thổi ta đã truyền cho bóng 1 vận tốc, vận tốc này sẽ là tác nhân làm bóng bay lên rồi rơi xuống,
ban đầu thể tích bóng lớn hơn, nên lực đẩy Acsimet đôi khi đủ lớn để bóng có thể bay lên, theo thời gian, nội năng khí giảm dần, lực căng bề mặt làm thể tích bóng giảm, lực đẩy Acsimet giảm làm bóng rơi xuống chậm
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
bong bóng bay lên có thể hiểu đơn giản là vì khi thổi ta đã truyền cho bóng 1 vận tốc, vận tốc này sẽ là tác nhân làm bóng bay lên rồi rơi xuống,
ban đầu thể tích bóng lớn hơn, nên lực đẩy Acsimet đôi khi đủ lớn để bóng có thể bay lên, theo thời gian, nội năng khí giảm dần, lực căng bề mặt làm thể tích bóng giảm, lực đẩy Acsimet giảm làm bóng rơi xuống chậm
Nội năng là gì thế? Mình không hiểu, bạn giải thích được hong? Tại sao nội năng khí lại giảm thế?
 

nhật đào

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng năm 2021
63
210
51
15
Tuyên Quang
Trường THCS Đức Ninh
Nội năng là gì thế? Mình không hiểu, bạn giải thích được hong? Tại sao nội năng khí lại giảm thế?
nội năng là tổng động năngthế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
còn giải thích đơn giản thì hiện tượng trên như sau:
  1. bong bóng bay lên có thể hiểu đơn giản là vì khi thổi ta đã truyền cho bóng 1 vận tốc, vận tốc này sẽ là tác nhân làm bóng bay lên
  2. ta thổi ra,đồng nghĩa với việc thổi khí cacbonix vào quả bóng,cacbobix nặng hơn không khí nên bóng sẽ rơi xuống.
chắc thế ạ:W
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
nội năng là tổng động năngthế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
còn giải thích đơn giản thì hiện tượng trên như sau:
  1. bong bóng bay lên có thể hiểu đơn giản là vì khi thổi ta đã truyền cho bóng 1 vận tốc, vận tốc này sẽ là tác nhân làm bóng bay lên
  2. ta thổi ra,đồng nghĩa với việc thổi khí cacbonix vào quả bóng,cacbobix nặng hơn không khí nên bóng sẽ rơi xuống.
chắc thế ạ:W
: D mình đang hỏi tại sao nội năng lại giảm mà nhỉ?
 
Top Bottom