Vật lí [Vật Lí 9] Rèn kĩ năng phân tích mạch.

K

kienconktvn

dòng điện chia 3 nhánh là vậy hả anh kiencon
- N1: qua R1 -> cực âm
- N2: qua dây dẫn qua R4 -> cực âm
- N3: qua R7 ->....

dòng N3 không chỉ qua R7 nó còn qua R5 nữa, nhìn vô mạch chính thì hơi khó thấy nhưng để ý ở nút C, dòng N3 đi ra từ R5 và R7. nếu nhìn vô mạch vẽ lại thì thấy ngay,
 
K

kienconktvn

trong cả bài 8a và 8b thì tất cả các điện trở đều hoạt động. lúc đầu em nghĩ bài 8a thế này: nhìn vô thấy liền cực dương tới R1 tới cực âm, rồi em mới mắc R4 // R1. nhánh song song tiếp theo là R7 -> R5 -> R4. đến đây thì em không biết vẽ sao nữa nên thay đổi suy nghĩ

vậy thấy hình vẽ của chú kienduc nom đã hiểu chưa? :D
 
K

kienconktvn

quay lại cái vụ đoản mạch và dây dẫn.
theo như đã nói ở trên, th1: là đoản mạch; th2 là chập 2 đầu của 1 dây dẫn khi vẽ lại mạch đơn giản.
điều cơ bản ở đây là:

- th1: không có dòng điện I đi qua mạch.
- th2: có dòng điện đi qua dây dẫn: có thể hiểu ở đây là ampe kế trong mạch. (tất nhiên phải có dòng điện thì ampe kế mới biết đường mà cho giá trị được chứ, phải không? :D)

đễ rõ hơn, mình cho thêm vài ví dụ sau đây:
picture.php


đoạn mạch R1 nt R2 nt R3 ở trên song song với ampe kế, vì vậy dòng điện chỉ chạy qua ampe kế từ cực dương về cực âm. trong mạch R1 nt R2 nt R3 không có dòng điện, lúc này đoạn mạch bị nối tắt hay đoản mạch.

ở ví dụ 2 sau đây:
picture.php

lúc này đoạn mạch R1 nt R2 bị nối tắt, vì nó mắc song song với ampe kế lúc này chỉ có dòng điện chạy từ cực dương qua ampe kế qua R3 về cực âm, vậy đoạn mạch R1 nt R2 không có dòng điện đi qua hay bị đoản mạch (nối tắt)

ở ví dụ 3 sau đây:
picture.php

2 nút B và C được nối bởi 1 dây dẫn (có thể mắc ampe kế vào đó củng được)
ta có thể nhập 2 điểm này thành 1 điểm BC khi vẽ lại mạch để đơn giản mạch điện. Nhưng có 1 điều cần chú ý là ở trường hợp này có dòng điện đi qua đoạn dây dẫn B,C có điều chưa biết nó đi từ B về C hay ngược lại. Cái này tùy theo mạch điện mà xác định chiều của dòng điện, nó phụ thuộc vào các giá trị của điện trở. việc này ta hoàn toàn không xác định được khi vẽ lại mạch, ta nhập 2 điểm B và C với nhau thì làm sao thấy được điều này :D
picture.php

vì vậy việc vẽ lại mạch để đơn giản hóa mạch điện chỉ để ta xác định được mạch điện 1 cách chính xác, có thể tính được U,I nhưng đôi khi trong một vài bài toán ta cần dùng thêm cả mạch chính mới giải được.
chú ý: có trường hợp không có dòng điện qua BC mà ta sẽ gặp ở ví dụ tiếp theo.

ở ví dụ này, đây là một bài toán khá hay
picture.php

hãy bỏ ra 5' dùng tất cả các cách mà bạn biết để đọc mạch điện này???
...........................................................................................



nếu bạn có câu trả lời thì chắc chắn là sai :D
vì sao? đây là 1 đoạn mạch đặc biệt, các điện trở không phải song song cũng chẳng phải nối tiếp. Có 1 vài sách nâng cao có thể có đề cập đến dạng bài này, nhưng chỉ để làm mẫu, học nâng cao củng chỉ để làm cảnh cho biết mà thôi, các dạng mạch hình sao, mạch tam giác... đó là các loại mạch không dùng trong chương trình C2,3.
nhưng một khi bạn gặp dạng này trong đề thi, thì chắc chắn 1 điều là VB = VC nghĩa là hiệu điện thế UBC = 0 tức dòng điện qua R5 bằng 0 hay không có dòng điện qua R5. Ta nói R5 bị đoản mạch (nối tắt).
còn về điều kiện để UBC = 0, thì các bạn thử suy nghĩ thử.
PS: hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn rõ hơn bản chất đoản mạch là gì, tại sao mạch bị nối tắt. Và quan trọng hơn là phân biệt việc nhập 2 điểm với nhau được nối bởi dây dẫn và mạch bị nối tắt.
 
K

kienduc_vatli

quay lại cái vụ đoản mạch và dây dẫn.
theo như đã nói ở trên, th1: là đoản mạch; th2 là chập 2 đầu của 1 dây dẫn khi vẽ lại mạch đơn giản.
điều cơ bản ở đây là:

- th1: không có dòng điện I đi qua mạch.
- th2: có dòng điện đi qua dây dẫn: có thể hiểu ở đây là ampe kế trong mạch. (tất nhiên phải có dòng điện thì ampe kế mới biết đường mà cho giá trị được chứ, phải không? :D)

đễ rõ hơn, mình cho thêm vài ví dụ sau đây:
picture.php


đoạn mạch R1 nt R2 nt R3 ở trên song song với ampe kế, vì vậy dòng điện chỉ chạy qua ampe kế từ cực dương về cực âm. trong mạch R1 nt R2 nt R3 không có dòng điện, lúc này đoạn mạch bị nối tắt hay đoản mạch.

ở ví dụ 2 sau đây:
picture.php

lúc này đoạn mạch R1 nt R2 bị nối tắt, vì nó mắc song song với ampe kế lúc này chỉ có dòng điện chạy từ cực dương qua ampe kế qua R3 về cực âm, vậy đoạn mạch R1 nt R2 không có dòng điện đi qua hay bị đoản mạch (nối tắt)

ở ví dụ 3 sau đây:
picture.php

2 nút B và C được nối bởi 1 dây dẫn (có thể mắc ampe kế vào đó củng được)
ta có thể nhập 2 điểm này thành 1 điểm BC khi vẽ lại mạch để đơn giản mạch điện. Nhưng có 1 điều cần chú ý là ở trường hợp này có dòng điện đi qua đoạn dây dẫn B,C có điều chưa biết nó đi từ B về C hay ngược lại. Cái này tùy theo mạch điện mà xác định chiều của dòng điện, nó phụ thuộc vào các giá trị của điện trở. việc này ta hoàn toàn không xác định được khi vẽ lại mạch, ta nhập 2 điểm B và C với nhau thì làm sao thấy được điều này :D
picture.php

vì vậy việc vẽ lại mạch để đơn giản hóa mạch điện chỉ để ta xác định được mạch điện 1 cách chính xác, có thể tính được U,I nhưng đôi khi trong một vài bài toán ta cần dùng thêm cả mạch chính mới giải được.
chú ý: có trường hợp không có dòng điện qua BC mà ta sẽ gặp ở ví dụ tiếp theo.

ở ví dụ này, đây là một bài toán khá hay
picture.php

hãy bỏ ra 5' dùng tất cả các cách mà bạn biết để đọc mạch điện này???
...........................................................................................



nếu bạn có câu trả lời thì chắc chắn là sai :D
vì sao? đây là 1 đoạn mạch đặc biệt, các điện trở không phải song song cũng chẳng phải nối tiếp. Có 1 vài sách nâng cao có thể có đề cập đến dạng bài này, nhưng chỉ để làm mẫu, học nâng cao củng chỉ để làm cảnh cho biết mà thôi, các dạng mạch hình sao, mạch tam giác... đó là các loại mạch không dùng trong chương trình C2,3.
nhưng một khi bạn gặp dạng này trong đề thi, thì chắc chắn 1 điều là VB = VC nghĩa là hiệu điện thế UBC = 0 tức dòng điện qua R5 bằng 0 hay không có dòng điện qua R5. Ta nói R5 bị đoản mạch (nối tắt).
còn về điều kiện để UBC = 0, thì các bạn thử suy nghĩ thử.
PS: hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn rõ hơn bản chất đoản mạch là gì, tại sao mạch bị nối tắt. Và quan trọng hơn là phân biệt việc nhập 2 điểm với nhau được nối bởi dây dẫn và mạch bị nối tắt.

H4 là mạch cầu :
+mạch cầu cân bằng :I5 khác 0
+hk cân bằng thì bỏ R5
UBC =0 vì không biết dòng điền đi từ C-> B hay từ B-> C...... :)
 
K

kienduc_vatli

anh kiencon giải thích cho kienduc bài 6.2 đi........... chỗ ampe kế á........................ tỉ mỉ thêm một chút,..... hihi......................... :)
 
K

kienconktvn

H4 là mạch cầu :
+mạch cầu cân bằng :I5 khác 0
+hk cân bằng thì bỏ R5
UBC =0 vì không biết dòng điền đi từ C-> B hay từ B-> C...... :)

sao lại nói ngược vậy :eek:
mạch cân bằng thì mới không có I5 chứ :confused:
U BC=0 vì điện thế 2 đầu R5 bằng nhau tức là VB=VC, điều này không liên quan đến việc biết hay không chiều dòng điện như ví dụ 4. ở ví dụ này khi giải mạch ta sẽ giả sử chiều dòng điện, nếu tính ra dòng I > 0 thì giả sử chiều đã đúng, nếu I<0 thì chiều dòng điện sẽ ngược chiều với chiều mà ta đã giả sử.
 
K

kienconktvn

về bài 6.2 kienduc vẫn cứ cho rằng R1 và R2 bị nối tắt do nó mắc song song với ampe kế :D
nhưng thực tế nó đâu có song song đâu :D
nhắc lại lần nữa: 1 R mắc song song với ampe kế (hoặc dây dẫn) thì chắc chắn nó bị nối tắt, nhưng ở 6.2 ampe kế hoàn toàn không song song với R1 và R2.

rõ thêm chút:
picture.php

nhìn vào hình trên ta thấy rõ ràng có dòng điện đi qua R1 và R2, 2 dòng này gộp lại và đi qua R4 tức I4 để về cực âm.
vẫn có dòng điện đi qua ampe kế đó là dòng I23, dòng này đến nút C chia làm 2 một về R2 tức I2 và một về R3 tức I3.
có dòng điện qua mạch nên R1,R2 không hề bị nối tắt :D

vậy ở trường hợp nào nó bị nối tắt, có rất nhiều nhưng mình xin đưa ra 1 ví dụ đơn giản như sau:
picture.php

thực ra mạch này chính là mạch ở trên đã được mình cố tình bỏ đi R4. lúc này R1,R2 bị đoản mạch vì nó được mắc song song với ampe kế. xét về dòng điện, chỉ có dòng I23 chạy qua ampe kế và đến nút C nó không chia làm 2 mà chạy thẳng về R3 tức I3.
dòng I1 và I2 không tồn tại, vì chúng gặp ở nút B và chẳng biết đi đâu về đâu nữa :D
nếu kienduc vẫn chưa hiểu thì cứ post hỏi tiếp ;) nói chừng nào ngấm vô hiểu rồi thì thôi :D
 
K

kienduc_vatli

Bài test 2.

picture.php


Hi vọng mọi người hoàn thành tốt.

p/s: Chắc tối nay không online được.
51user1215485_pic103677_.jpg

-ampe kế được coi là dây dẫn, vôn kế bỏ
-dòng điện từ A chia ra 3 nhánh song song
+nhánh 1( xanh dương): qua R1 về B
+nháh 2 (màu xanh lá ): qua R5 về B
+nhánh 3 (ở giữa):
~ chập A với E => (R2//R6)nt R3
~chập E với G => [(R2//R6)nt R3] //R4
tóm lại mạch này là : R1//R5// [{(R2//R6)nt R3} //R4]

69image001.gif
 
K

kienduc_vatli

về bài 6.2 kienduc vẫn cứ cho rằng R1 và R2 bị nối tắt do nó mắc song song với ampe kế :D
nhưng thực tế nó đâu có song song đâu :D
nhắc lại lần nữa: 1 R mắc song song với ampe kế (hoặc dây dẫn) thì chắc chắn nó bị nối tắt, nhưng ở 6.2 ampe kế hoàn toàn không song song với R1 và R2.

rõ thêm chút:
picture.php

nhìn vào hình trên ta thấy rõ ràng có dòng điện đi qua R1 và R2, 2 dòng này gộp lại và đi qua R4 tức I4 để về cực âm.
vẫn có dòng điện đi qua ampe kế đó là dòng I23, dòng này đến nút C chia làm 2 một về R2 tức I2 và một về R3 tức I3.
có dòng điện qua mạch nên R1,R2 không hề bị nối tắt :D

vậy ở trường hợp nào nó bị nối tắt, có rất nhiều nhưng mình xin đưa ra 1 ví dụ đơn giản như sau:
picture.php

thực ra mạch này chính là mạch ở trên đã được mình cố tình bỏ đi R4. lúc này R1,R2 bị đoản mạch vì nó được mắc song song với ampe kế. xét về dòng điện, chỉ có dòng I23 chạy qua ampe kế và đến nút C nó không chia làm 2 mà chạy thẳng về R3 tức I3.
dòng I1 và I2 không tồn tại, vì chúng gặp ở nút B và chẳng biết đi đâu về đâu nữa :D
nếu kienduc vẫn chưa hiểu thì cứ post hỏi tiếp ;) nói chừng nào ngấm vô hiểu rồi thì thôi :D

hoan hô... hoan hô..... hiểu rồi đó... @};-@};-@};-
hay là anh cho em 1 số mạch rồi hỏi em mạch nào có điện trở nối tắt đi.... .......
hoặc thêm một số ví dụ nữa đi..................... :D:D
 
K

kienconktvn

hoan hô... hoan hô..... hiểu rồi đó... @};-@};-@};-
hay là anh cho em 1 số mạch rồi hỏi em mạch nào có điện trở nối tắt đi.... .......
hoặc thêm một số ví dụ nữa đi..................... :D:D

cái này thì nói với conech đó, a đâu có nhiều mạch như vậy đâu :D
PS: mà cũng hú hồn là chú kienduc đã hiểu hehe, nếu mà không hiểu thì chak a cũng bỏ chạy lấy thân thui chứ hết cách rồi :D
trể rồi chúc mọi người ngủ ngon :D
 
Last edited by a moderator:
N

nom1

tình hình là ở chỗ em, ngày mai vô trường tập trung rồi. chắc khoảng thời gian sau này em không rảnh. khi nào em rảnh sẽ ghé qua topic này để xem các mạch, có gì thắc mắc em sẽ hỏi. còn bài test nếu sớm thì chắc hôm nay em post lên nếu trễ chăc qua ngày mai. mà anh kiencon cho em hỏi cái trong bài của anh post lên á. ngay chỗ UBC=0 => VB = VC thì V là gì vậy anh. không phải là UB = UC hả?? lý do 2 cái bằng nhau thì em biết rồi mà còn V thì..
 
Last edited by a moderator:
N

nom1

cho em hỏi: làm sao biết 2 điểm nào có cùng điện thế mà chập? 2 điểm mắc cùng với cực hay l2 điểm mắc song song?
 
K

kienconktvn

tình hình là ở chỗ em, ngày mai vô trường tập trung rồi. chắc khoảng thời gian sau này em không rảnh. khi nào em rảnh sẽ ghé qua topic này để xem các mạch, có gì thắc mắc em sẽ hỏi. còn bài test nếu sớm thì chắc hôm nay em post lên nếu trễ chăc qua ngày mai. mà anh kiencon cho em hỏi cái trong bài của anh post lên á. ngay chỗ UBC=0 => VB = VC thì V là gì vậy anh. không phải là UB = UC hả?? lý do 2 cái bằng nhau thì em biết rồi mà còn V thì..

V là kí hiệu của điện thế tại 1 điểm. V A là điện thế tại điểm A.
Ta có VA - VB = UAB gọi là hiệu điện thế 2 điểm A và B.
 
K

kienconktvn

cho em hỏi: làm sao biết 2 điểm nào có cùng điện thế mà chập? 2 điểm mắc cùng với cực hay l2 điểm mắc song song?

thông thường 2 điểm được nối với nhau bởi dây dẫn, ampe kế thì có điện thế bằng nhau.
có trường hợp đặc biệt như mạch cầu đối xứng, như ở ví dụ trên a có nói,
 
K

kienconktvn

cho em hỏi: làm sao biết 2 điểm nào có cùng điện thế mà chập? 2 điểm mắc cùng với cực hay l2 điểm mắc song song?

2 điểm được nối bởi dây dẫn (ampe kế)
e có thể xem lại bài hướng dẫn 6.2 mà a mới post lên cho kienduc để hiểu thêm.
ở đây các điểm A, C được nối bởi ampe kế nên điện thế chúng bằng nhau, ta nhập 2 điểm này với nhau khi đơn giản mạch điện.(H9)
PS: chúc e năm mới học tốt nhá :cool:
 
N

nom1

dạ em cảm ơn anh. chúc anh và mọi người năm mới học tốt. anh có thể nêu ví dụ về trường hợp mà U âm được ko
 
N

nom1

nếu anh kiencon với anh saodo có mạch chứa khóa K thì cho em vài mạch để tập vẽ lại. ở chỗ em thấy toàn những bài như vậy, cho mạch có khóa K rồi yêu cầu tính toán khi K mở, K đóng
 
K

kienconktvn

nếu anh kiencon với anh saodo có mạch chứa khóa K thì cho em vài mạch để tập vẽ lại. ở chỗ em thấy toàn những bài như vậy, cho mạch có khóa K rồi yêu cầu tính toán khi K mở, K đóng

có khóa K hay không có, đó không phải là vấn đề.
vấn đề e cần hiểu là khi khóa K đóng, nghĩa là có dòng điện đi qua khóa K. nếu làm trường hợp này, e chỉ cần coi nó như là 1 dây dẫn (giống như ampe kế vậy).
nếu khóa K mở, không có dòng điện qua khóa K, e bỏ nó ra khỏi mạch khi vẽ lại (cứ xem nó như vôn kế vậy)
chỉ vậy thôi, ok? :D
 
Top Bottom