Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

U

ulrichstern2000

Bài 14: Từ quặng pirit sắt, nước biển, không khí, hãy viết các phương trình điều chế cách chất: FeSO4, FeCl3, FeCl2, Fe(OH)3, Na2SO3, NaHSO4.
Trong nước biển có NaCl
* H2SO4:
4FeS2+11O2→ (đk nhiệt độ) 2Fe2O3+8SO2
2SO2+O2→ (nhiệt độ + xúc tác) 2SO3
SO3+H2O → H2SO4
*FeSO4:
4FeS2+11O2 → (nhiệt độ) 2Fe2O3+8SO2
2NaCl+2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn) 2NaOH+H2+Cl2
Fe2O3+3H2→ (nhiệt độ) 2Fe+3H2O
Fe+H2SO4→ FeSO4+H2
*Fe2(SO4)3:
4FeS2+11O2 → (nhiệt độ) 2Fe2O3+8SO2
Fe2O3+3H2SO4 → Fe2(SO4)3+3H2O
*Fe(OH)3:
2NaCl+2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn) 2NaOH+H2+Cl2
H2+Cl2 → (nhiệt độ) 2HCl
4FeS2+11O2 → (nhiệt độ ) 2Fe2O3+8SO2
Fe2O3+6HCl → 2FeCl3+3H2O
FeCl3+3NaOH → Fe(OH)3+3NaCl
*Na2SO4:
2NaCl+2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn) 2NaOH+H2+Cl2
2NaOH+H2SO4 → Na2SO4+2H2O
*NaHSO4:
2NaCl+2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn) 2NaOH+H2+Cl2
NaOH+H2SO4 → NaHSO4+H2O
*Na2SO3:
4FeS2+11O2 → (nhiệt độ ) 2Fe2O3+8SO2
2NaCl+2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn )2NaOH+H2+Cl2
SO2+2NaOH → Na2SO3+H2O
 
U

ulrichstern2000

Bài 15: Từ FeS, BaCl2, không khí, H2O, viết các phương trình điều chế BaSO4.
4FeS + 7O2 → (nhiệt độ) 2Fe2O3 + 4SO2
2SO2 + O2 → (nhiệt độ + xúc tác) 2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
 
U

ulrichstern2000

Bài 16: Có 5 chất: MnO2, H2SO4 đặc, NaCl, Na2SO4, CaCl2. Dùng 2 hoặc 3 chát nào trong số trên điều chế được HCl, Cl2. Viết phương trình phản ứng.

Bài 17: Từ các chất sau: Cu, C, S, O2, H2S, FeS2, H2SO4, Na2SO3. Hãy viết phương trình phản ứng có thể điều chế SO2. Ghi rõ điều kiện (nếu có).

Bài 18: Viết phương trình điều chế NaOH từ các chất xođa, đá vôi, nước, muối ăn.

Bài 19: Nêu phương pháp để điều chế CO2, SO2. Phương pháp nào dùng trong công nghiệp, phương pháp napf dùng trong phòng thí nghiệm? Vì sao?

Bài 20: Hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3. Chỉ dùng Al và HCl hãy nêu 3 cách điều chế Cu nguyên chất.
 
U

ulrichstern2000

Bài 16: Có 5 chất: MnO2, H2SO4 đặc, NaCl, Na2SO4, CaCl2. Dùng 2 hoặc 3 chất nào trong số trên điều chế được HCl, Cl2. Viết phương trình phản ứng.
Giải bài 16:
*HCl:
H2SO4 (đặc) + NaCl (khan) → NaHSO4 + HCl
*Cl2:
4HCl (đặc) + MnO2 → MnCl2 + 2H2O + Cl2
 
U

ulrichstern2000

Bài 17: Từ các chất sau: Cu, C, S, O2, H2S, FeS2, H2SO4, Na2SO3. Hãy viết phương trình phản ứng có thể điều chế SO2. Ghi rõ điều kiện (nếu có).
Giải bài 17:
S + O2 → (nhiệt độ) SO2
4FeS2 + 11O2 → (nhiệt độ) 2Fe2O3 + 8SO2
Cu + 2H2SO4 (đặc) → (nhiệt độ) CuSO4 + SO2 + 2H2O
2H2S + 3O2 → (nhiệt độ) 2SO2 + 2H2O
C + 2H2SO4 (đặc) → (nhiệt độ) 2SO2 + CO2 + 2H2O
Na2SO3 + H2SO4 (đặc) → Na2SO4 + SO2 + H2O
 
U

ulrichstern2000

Bài 18: Viết phương trình điều chế NaOH từ các chất xođa, đá vôi, nước, muối ăn.
Giải bài 18:
CaCO3 → (nhiệt độ) CaO + CO2
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
 
U

ulrichstern2000

Bài 19: Nêu phương pháp để điều chế CO2, SO2. Phương pháp nào dùng trong công nghiệp, phương pháp naò dùng trong phòng thí nghiệm? Vì sao?
*CO2:
+ Phòng thí nghiệm:
2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2
+ Trong công nghiệp:
C + O2 → (nhiệt độ) CO2
CaCO3 → (nhiệt độ) CaO + CO2
*SO2:
+ Phòng thí nghiệm:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Cu + 2H2SO4 (đặc) → (nhiệt độ) CuSO4 + SO2 + H2O
+ Trong công nghiệp:
S + O2 → (nhiệt độ) SO2
4FeS2 + 11O2 → (nhiệt độ) 2Fe2O3 + 8SO2
*Giải thích:
- Trong phòng thí nghiệm, lượng khí cần thu ít, chủ yếu phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Trong công nghiệp, lượng khí cần thu nhiều, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống nên phải dùng phương pháp thu được nhiều khí nhất, mặc dù khí thu được không phải bao giờ cũng tinh khiết.
 
U

ulrichstern2000

Bài 20: Hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3. Chỉ dùng Al và HCl hãy nêu 3 cách điều chế Cu nguyên chất.
Giải bài 20:
- Cách 1:
+ Phản ứng nhiệt nhôm, thu được Cu và Fe
+ Cho hỗn hợp vào HCl dư, lọc chất rắn, sấy khô => Cu nguyên chất
- Cách 2:
+ Hòa tan hỗn hợp vào HCl dư
+ Điện phân hỗn hợp thu được Cu trước.
- Cách 3:
+ Cho Al tác dụng với HCl thu khí H2
+ Dùng H2 khử hai oxit kim loại
+ Cho hỗn hợp vào HCl dư, lọc chất rắn, sấy khô => Cu nguyên chất.
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 6: MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG – GIẢI THÍCH
I. Lý thuyết:
* Một số dung dịch có màu đặc trưng:
- Màu xanh lam: hợp chất tạo thành có Cu (II)
- Màu xanh nhạt: hợp chất tạo thành có Fe (II)
- Xanh da trời: hợp chất tạo thành có Cr (III)
- Màu gỉ sắt (nâu): hợp chất tạo thành có Fe (III)
- Màu da cam: hợp chất gốc axit (=Cr2O7)
- Màu vàng tươi: hợp chất gốc axit (=Cr2O4)
- Màu hồng tím: hợp chất gốc axit(- MnO4)
* Một số chất khí có mùi đặc trưng:
- Mùi khai: NH3
- Mùi hắc: SO2
- Mùi trứng thối: H2S
* Một số chất kết tủa có màu đặc trưng thường gặp:
- Màu trắng: muối: BaSO4, AgCl…; bazơ: Mg(OH)2, Zn(OH)2;…
- Màu keo trắng: bazơ: Al(OH)3, axit: H2SiO3....
- Màu xanh: bazơ: Cu(OH)2…
- Màu đỏ nâu: bazơ: Fe(OH)3
- Màu vàng: muối: BaCrO4, AgBr, AgI, Ag3PO4, S…
 
U

ulrichstern2000

II. Bài tập:
Bài 1: Hòa tan chất bột X màu trắng dùng nhiều trong xây dựng nước ta được dung dịch A có tính kiềm; thổi khí CO2 dư vào dung dịch A ban đầu thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch B. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa Y. Nung kết tủa Y thu được chất bột X. Xác định các chất X, Y, A, B và viết các phương trình phản ứng các hiện tượng trên.

Bài 2: A là chất bột màu vàng, không tan trong nước. Đốt A trong không khí thu được khí B, tiếp tục đốt khí B (xúc tác V2O5) được một chất lỏng C. C tan trong nước được một dung dịch D có tính axit. Dung dịch D đặc phản ứng được với kim loại đồng tạo thành khí B, biết khí B nặng gấp đôi khí oxi. Xác định các chất A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng trên.

Bài 3: Hòa tan một hỗn hợp muối cacbonat trung hòa vào nước tạo thành dung dịch A và chất rắn B. Dung dịch A cho tác dụng với NaOH đun nóng thấy một chất khí bay ra làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Chất rắn B hòa tan vào dung dịch axit HCl thấy có khí bay ra và thu được dung dịch C. Cho dung dịch C phản ứng dung dịch NaOH dư thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh và kết tủa để lâu ngoài không khí hóa đỏ nâu. Hỗn hợp muối trên là những muối nào? Viết các phương trình phản ứng thao các hiện tượng trên.
 
U

ulrichstern2000

Giải bài 1:
a) Ba(NO3)2 +H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
b) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
hoặc: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
c) 2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2
d) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
hoặc: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
 
U

ulrichstern2000

Giải bài 2:
Theo đề bài ta có:
A: S ; B: SO2; C: SO3; D: H2SO4 (đặc)
Các PTHH:
S + O2 → (nhiệt độ) SO2
2SO2 + O2 → (nhiệt độ + xúc tác) 2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
Cu + 2H2SO4 (đặc) → (nhiệt độ) CuSO4 + SO2 + 2H2O
 
U

ulrichstern2000

Giải bài 3:
- Khí bay lên làm quỳ tím hóa xanh => NH3
- Kết tủa trắng xanh để lâu ngoài không khí hóa nâu là Fe(OH)2
Vậy theo đề bài ta có:
A: (NH4)2CO3 ; B: Fe(OH)3; C: FeCl2
- Các PTHH:
(NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O
FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
2Fe(OH)2 + (1/2)O2 + H2O → 2Fe(OH)3
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 7: BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI AXIT​
(Bài tập phần này chỉ cần kết quả, có thể tóm tắt cách làm tùy ý)

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp kim loại Al và Zn với dung dịch axit H2SO4 loãng thu được 8,96 lít H2 (đktc).
a) Xác định thành phần % về khối lượng của nhôm và kẽm trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,5M để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên.

Bài 2: Hòa tan 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe bằng dung dịch HCl 14,6% (d = 1,08 g/ml) thu được 4,48 lít khí H2 thoát ra (đktc).
a) Tính % về khối lượng mỗi kim loại.
b) Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu phải dùng
c) Tính nồng độ % các muối có trong dung dịch sau phản ứng.
 
U

ulrichstern2000

Giải bài 1:
a) Gọi x, y lần lượt là số mol Al, Zn (x, y > 0)
Các PTHH:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (1)
x///////////////////////////////////////////(3/2)x
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 (2)
y//////////////////////////////////////y
PT theo khối lượng hỗn hợp:
27x + 65y = 11,9 (I)
nH2 = 0,4 (mol)
=> PT theo số mol H2:
x + (3/2)y = 0,4 (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình. Giải hệ được:
x = 163/490 (mol); y = 11/245 (mol)
=> mAl ≈ 8,98 (g)
=> %mAl ≈ 75,46%
=> %mZn ≈ 24,54%
b) nH2SO4 = (3/2)x + y = 533/980 (mol)
=> V(H2SO4) ≈ 0,92 (l)
 
U

ulrichstern2000

Giải bài 2:
a) Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Fe (x, y > 0)
PT theo khối lượng hỗn hợp:
27x + 56y = 5,5 (I)
Các PTHH:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)
x/////////3x///////////////x//(3/2)x
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
y//////2y//////////y////////////y
nH2 = 0,2 (mol)
PT theo số mol H2:
(3/2)x + y = 0,2 (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình, giải hệ được:
x = 0,1 (mol); y = 0,05 (mol)
=> mAl = 2,7 (g)
=>%mAl ≈ 49,09%
=>%mFe ≈ 50,91%
b) Theo PTHH (1) và (2) ta có:
nHCl = 3x + 2y = 0,4 (mol)
=> mHCl = 14,6 (g) =>mdd = 100 (g) => V(HCl) ≈ 92,6 (ml)
c) Theo PTHH (1) và (2):
mAlCl3 = 13,35 (g)
mFeCl2 = 6,35 (g)
Khối lượng dung dịch sau phản ứng:
mdd = m (kim loại) + m(dd HCl) – mH2 = 105,1 (g)
=> C%(AlCl3) ≈ 12,7%
C%(FeCl2) ≈ 6,04%
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 8: BÀI TẬP VỀ OXIT KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI AXIT
(Chỉ yêu cầu kết quả)

Bài 1: Hòa tan 16g oxit kim loại hóa trị III cần 300ml dung dịch HCl 2M.
a) Xác định công thức hóa học oxit
b) Tính khối lượng muối sau phản ứng.

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 11,52 gam hỗn hợp gồm Al2O3 và CaO cần 200ml dung dịch H2SO4 1,5M.
a) Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
b) Hãy tính khối lượng dung dịch HCl 15% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên dùng để thay dung dịch H2SO4.

Bài 3: Cho a gam MgO tác dụng vừa đủ với b gam dung dịch HCl 7,3%, sau phản ứng thu được (a + 27,5) gam muối.
a) Xác định giá trị a, b.
b) Tính C% của dung dịch muối thu được.
 
U

ulrichstern2000

Giải bài 1:
a) Gọi A là kim loại có hóa trị III.
Ta có công thức tổng quát oxit: A2O3 => M(A2O3) = (2A + 48) (g/mol)
nHCl = 0,6 (mol)
=> mHCl = 21,9 (g)
PTHH:
A2O3 + 3HCl → 2ACl3 + 3h2O
Theo PTHH ta có:
(2A + 48)/16 219/21,9 => A = 56 (Fe)
b) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
nFeCl3 = 0,2 (mol) => mFeCl3 = 32,5 (g)
 
U

ulrichstern2000

Giải bài 2:
a) Gọi x, y lần lượt là số mol của Al2O3 và CaO (x, y > 0)
PT theo khối lượng: 102x + 56y = 11,52 (I)
Các PTHH:
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O (1)
x////////////////3x
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O (2)
y/////////////y
nH2SO4 = 0,3 (mol)
PT theo số mol H2SO4 = 3x + y = 0,3 (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình, giải hệ được:
x = 0,08 (mol); y = 0,06 (mol)
=> mAl2O3 = 8,16 (g)
=> mCaO = 3,36 (g)
b) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O (3)
0,08///////////0,48
caO + 2HCl → CaCl2 + H2O (4)
0,06//////0,12
Theo PTHH (3) và (4) ta có:
nHCl = 0,6 (mol)
=> mHCl = 21,9 (g)
=> mdd (HCl) = 146 (g)
 
U

ulrichstern2000

Giải bài 3:
a) PTHH:
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
Theo đề bài ta có:
95a/40 = a + 27,5 => a = 20 (g)
mHCl = 36,5 (g)
=> mdd(HCl) = 500 (g) = b
mdd sau phản ứng = 520 (g)
b) mMgCl2 = 47,5 (g)
C%(MgCl2) ≈ 9,13%
 
Top Bottom