Toán 10 [11A]™ - Chuyên đề PTĐT

H

hoathuytinh16021995

a,Đường tròn [TEX](C_m)[/TEX] có tâm I(1;-m) và bk R=5
=>QUỹ tích tâm các đtròn [TEX](C_m)[/TEX] là đường thẳng x=1
b,Kẻ [TEX]IH\perp AB[/TEX] ([TEX]H\in AB[/TEX])
[TEX]d(I;\Delta )=\frac{\left | 3m \right |}{\sqrt{m^2+16}}[/TEX]=IH
dựa vào Pytago tính đc AB theo m
mà [TEX]S_{IAB}=12[/TEX]=>m
cậu !
chỗ này IH chớ!
sao AH đc!

Bài 5: Trong mp Oxy cho đường tròn (C): và đường thẳng d: 3x- 4y+m=0. Tìm m để trên d có duy nhất điểm P mà từ đó vẽ hai tiếp tuyến PA, PB tới (C) sao cho tam giác PAB đều.


Đường tròn (C) có tâm I(1;-2) và bk R1=3
ta tính đc PI=6
Mà I cố định=>Quỹ tích điểm P là đường tròn tâm I bán kính R2=6()
trên d có duy nhất điểm P thỏa mãn để bài d là tiếp tuyến của
d(I;d)=R2=>m
giải thích hộ tớ vì sao IP = 6 thế!
 
Last edited by a moderator:
H

heartrock_159

Bài tập : Mọi người tự post thêm nhé

1. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn C : (x-1)^2 + (y+2)^2 = 5. Góc ABC = 90, A(2;0) và diện tích tam giác ABC bằng 4. Tìm tọa độ đỉnh B, C

2. Cho đường tròn C : (z-1)^2 +(y-1)^2 = 4 và đường thẳng d : x -3y -6 =0. Tìm tọa độ điểm M thuộc d sao cho từ M kẻ được 2 tiếp tuyến MA, MB thỏa mãn tam giác ABM vuông
 
N

nach_rat_hoi

Bài tập : Mọi người tự post thêm nhé

1. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn C : (x-1)^2 + (y+2)^2 = 5. Góc ABC = 90, A(2;0) và diện tích tam giác ABC bằng 4. Tìm tọa độ đỉnh B, C

Tam giác nội tiếp đường tròn ak? chà, vậy ta có cái gì nhỉ? ái chà chà, lại còn có góc ABC=90 độ nữa, há há, thế thì AC là cạnh huyền đồng thời là đường kính hình tròn rồi, ac ac, sướng thế này,,..................

tìm được tâm I(1;-2), lại còn biết cả A(2;0) nữa, ố hố, thế điểm C tìm thế nào nhể?

Èo, cứ coi như là biết điểm C đi, làm thế nào nữa ta?

Gọi B(a;b) rồi tính S_ABC=4, B còn thuộc (C) nữa, giải hệ tìm ra B.

Nhưng mà thấy cách này có vẻ dài,chậc.

Tìm cách khác, tính được cạnh AC nè, vậy khoảng cách từ B đến AC tính theo diện tích ra 1 số, Vậy gọi H là chân đường cao hạ từ B xuống AC, BH ta tính được rồi này, IB cũng biết nữa, ac ac, vậy IH tìm thế nào trời ơi!!!!
IH tìm được rồi, ta tìm điểm H là ok lém rồi nak, vậy HB viết đc pt k nhể? có tìm giao với (C) được k nhể? Cách này nói dài mà làm có vẻ ngon đây. kà kà............
 
S

smileandhappy1995

1) cho (C)[TEX] x^2 + y^2 -2x + 2my + m^2 -24=0 [/TEX]
a) tìm quỹ tích tâm các đng tròn của (Cm)
b) cho [TEX]\delta [/TEX] : mx + 4y =0
tìm m biết[TEX]\delta [/TEX]cắt (C) tại 2 điểm A,B và S.IAB =12 ( với I là tâm dt )

2)tam giác đều ABC cạnh a,M là điểm thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
đặt T= $$ MA^2 -MB^2 -MC^2 $$ .tìm vị trí của M để Tmax
để tui giải bài 2 nha ;
gọi I là trung điểm thỏa
[TEX]\Large\leftarrow^{\text{IA}}[/TEX]-[TEX]\Large\leftarrow^{\text{IB}}[/TEX]-[TEX]\Large\leftarrow^{\text{IC}}[/TEX]=0
\Leftrightarrow[TEX]\Large\leftarrow^{\text{BA}}[/TEX]=[TEX]\Large\leftarrow^{\text{IC}} [/TEX]\Rightarrow I là điểm xd và chính là điểm đối xứng của A qua BC
[TEX]MA^2-MB^2-MC^2 [/TEX]=[TEX]\Large\leftarrow^{\text{MA}}^2[/TEX]-[TEX]\Large\leftarrow^{\text{MB}}^2[/TEX]-[TEX]\Large\leftarrow^{\text{MC}}^2[/TEX]
[TEX]=a^2 -MI^2[/TEX]( mọi người tự biến đổi để ra chỗ này nhé ^^)
\RightarrowTmax \Leftrightarrow MI ngắn nhất
\Leftrightarrow M là điểm chính giữa cung nhỏ BC
p/s: bài ni là bài ko liên wan đến thi đh ^^
 
N

nach_rat_hoi

Bài tập : Mọi người tự post thêm nhé
2. Cho đường tròn C : (z-1)^2 +(y-1)^2 = 4 và đường thẳng d : x -3y -6 =0. Tìm tọa độ điểm M thuộc d sao cho từ M kẻ được 2 tiếp tuyến MA, MB thỏa mãn tam giác ABM vuông
Ầy, đề post kiểu này,ec ec. sửa thành (C): (x-1)^2+(y-1)^2=4.

ABM vuông ak, vậy chỉ có thể vuông tại M, ái chà, gọi I là tâm đi, tứ giác này có cái gì? Có góc M=A=B=90 này, vậy góc I=89.99999999999999 ak, vậy là hcn, mà IA=IB ố hố, vậy nó lại là hình vuông chứ.ec.

Vậy tìm IM thế nào ta,???? Im=cái cục này
lại gọi M theo đường thằng d này, Bắt IM= cái cục, tìm ra được M k nhỉ? Mà khoan, xem d có cắt (C) k nhá, nó mà cắt thì những điểm nào mới viết được 2 tiếp tuyến,?? :-SS:-SS
Tìm M rùi xem điều kiện mà loại nếu cần nak.... :D
 
T

tieuvan95

bài 1 trước nha
từ ptdt\Rightarrow tâm O(1;-2)
\Rightarrow toạ độ C do O là trung điểm AC
đặt toạ độ B(x;y).tính AB, BC, vecto Ab vecto BC
có 1/2 AB.BC=4 và vecto AB.vecto BC=0\Rightarrow toạ độ B
 
N

nach_rat_hoi

bài tập limit đây!

1.Trong Oxy, cho (C): [TEX]{(x-4)}^{2}+{y}^{2}=4[/TEX] và điểm E(4;1). Tìm tọa độ điểm M trên trục tung sao cho từ M kẻ được 2 tiếp tuyến MA,MB đến (C). sao cho đường thẳng AB đi qua E.

2.Trong Oxy, cho đường thẳng d: x-5y-2=0. và đường tròn (C): [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}+2x-4y-8=0[/TEX]. Xác định tọa độ các giao điểm A,B của (C) và d, biết A có hoành độ lớn hơn hoành độ B. Tìm tọa độ C thuộc đường tròn (C) sao cho tam giác ABC vuông ở B.

3.Cho đường tròn (C): [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}=9[/TEX] và A(1;2). Lập pt đường thẳng chứa dây cung của (C) đi qua A sao cho độ dài của dây cung đó ngắn nhất..

4.Cho đường tròn C: [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}-2x-1=0[/TEX] và đường thẳng d: 2x-y+3=0. Từ điểm M thuộc d, kẻ các tiếp tuyến MA,MB tới C. chứng minh rằng khi M thay đổi trên d thì AB luôn qua 1 điểm cố định.

5.Cho C: [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}+2x=0[/TEX] . Viết pt tiếp tuyến của C, biết góc giữa tiếp tuyến này và trục tung=30.

6.Cho C: [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}=1[/TEX],. Đường tròn (C') có tâm I(2;2) cắt C tại A,B sao cho [TEX]AB=\sqrt{2}[/TEX]. Viết pt AB.
 
Last edited by a moderator:
T

tieuvan95

bài tập mới nez

bài 1
trong mặt phẳng Oxy.xét tam giác vuông ABC vuông tại A,phương trình BC là:
căn3.x-y-căn3=0.các đỉnh A và B thuộc trục hoành và bán kính đường tròn nội tiếp=2.tìm toạ độ trọng tâm G
bài 2
trong Oxy cho 2 đường tròn
(C1): x^2+ y^2-10x=0 và (C2): x^2+y^2+4x-2y-20=0
a/ viết phương trình đường tròn đi qua các giap điểm của (C1) và (C2) biết nó có tâm nằm trên đường thẳng x+6y-6=0
b/ viết phương trình tiếp tuyến chung của (C1) và (C2)
 
K

khunjck

Bài tập : Mọi người tự post thêm nhé


2. Cho đường tròn C : (z-1)^2 +(y-1)^2 = 4 và đường thẳng d : x -3y -6 =0. Tìm tọa độ điểm M thuộc d sao cho từ M kẻ được 2 tiếp tuyến MA, MB thỏa mãn tam giác ABM vuông

Mình xin giải quyết phần này!!
(C): [TEX](x-1)^2 + (y-1)^2=4[/TEX] --> tâm I(1,1) và bk R=2
Có M[TEX]\in [/TEX]d --> M(3t+6;t)
Theo bài ta có : [TEX]\triangle \[/TEX] ABM vuông --> [TEX]\widehat{AMI} \ [/TEX]=[TEX]45^0[/TEX]
Xét [TEX]\triangle \[/TEX] AMI có: [TEX]\widehat{AMI} \ =45^0[/TEX] ,
[TEX]\widehat{IAM} \ = 90^0[/TEX] , IA=2
--> sin[TEX]45^0[/TEX]=[TEX]\frac{IA}{IM}[/TEX]--> IM = 2[TEX]\sqrt{2}[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX](3t+5)^2+(1-t)^2=8[/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]\left[\begin{t=-1}{t=\frac{-9}{5}}[/TEX]

Vậy có 2 điểm M(3;-1) và M([TEX]\frac{3}{5}[/TEX];[TEX]\frac{-9}{5}[/TEX]) thỏa mãn ycbt.
 
S

smileandhappy1995

bài tập limit đây!
2.Trong Oxy, cho đường thẳng d: x-5y-2=0. và đường tròn (C): [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}+2x-4y-8=0[/TEX]. Xác định tọa độ các giao điểm A,B của (C) và d, biết A có hoành độ lớn hơn hoành độ B. Tìm tọa độ C thuộc đường tròn (C) sao cho tam giác ABC vuông ở B.
. Viết pt AB.
A,B=d\bigcap_{}^{}(C) và A có hoành độ lớn hơn B nên
A(7,1) ;B(2,0)
gọi C(x,y)
tam giác ABC vuông tại B nên

[TEX]\Large\leftarrow^{\text{BA}}[/TEX].[TEX]\Large\leftarrow^{\text{BC}}[/TEX]=0
\Rightarrow 5x + y- 10=0
sau đó giải hệ ta đc 2 tọa độ điểm C
C1(2,0) loại
C2(1,5)
 
N

nach_rat_hoi

Bài 2 đúng rồi.
Mọi người làm tiếp đi, lúc không có bài tập thì kêu k có để làm, lúc có rồi thì chẳng thấy mấy người làm... :(
 
N

nach_rat_hoi

Còn những bài này nữa, a post hết cách làm, mọi người làm rồi mai chuyển sang Hệ Phương Trình nhé!!!!!

bài 1
trong mặt phẳng Oxy.xét tam giác vuông ABC vuông tại A,phương trình BC là:
căn3.x-y-căn3=0.các đỉnh A và B thuộc trục hoành và bán kính đường tròn nội tiếp=2.tìm toạ độ trọng tâm G
bài 2
trong Oxy cho 2 đường tròn
(C1): x^2+ y^2-10x=0 và (C2): x^2+y^2+4x-2y-20=0
a/ viết phương trình đường tròn đi qua các giap điểm của (C1) và (C2) biết nó có tâm nằm trên đường thẳng x+6y-6=0
b/ viết phương trình tiếp tuyến chung của (C1) và (C2)
bài tập limit đây!

1.Trong Oxy, cho (C): [TEX]{(x-4)}^{2}+{y}^{2}=4[/TEX] và điểm E(4;1). Tìm tọa độ điểm M trên trục tung sao cho từ M kẻ được 2 tiếp tuyến MA,MB đến (C). sao cho đường thẳng AB đi qua E.

3.Cho đường tròn (C): [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}=9[/TEX] và A(1;2). Lập pt đường thẳng chứa dây cung của (C) đi qua A sao cho độ dài của dây cung đó ngắn nhất..

4.Cho đường tròn C: [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}-2x-1=0[/TEX] và đường thẳng d: 2x-y+3=0. Từ điểm M thuộc d, kẻ các tiếp tuyến MA,MB tới C. chứng minh rằng khi M thay đổi trên d thì AB luôn qua 1 điểm cố định.

5.Cho C: [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}+2x=0[/TEX] . Viết pt tiếp tuyến của C, biết góc giữa tiếp tuyến này và trục tung=30.

6.Cho C: [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}=1[/TEX],. Đường tròn (C') có tâm I(2;2) cắt C tại A,B sao cho [TEX]AB=\sqrt{2}[/TEX]. Viết pt AB.
 
N

nach_rat_hoi

bài 1
trong mặt phẳng Oxy.xét tam giác vuông ABC vuông tại A,phương trình BC là:
căn3.x-y-căn3=0.các đỉnh A và B thuộc trục hoành và bán kính đường tròn nội tiếp=2.tìm toạ độ trọng tâm G
bài 2
trong Oxy cho 2 đường tròn
(C1): x^2+ y^2-10x=0 và (C2): x^2+y^2+4x-2y-20=0
a/ viết phương trình đường tròn đi qua các giap điểm của (C1) và (C2) biết nó có tâm nằm trên đường thẳng x+6y-6=0
b/ viết phương trình tiếp tuyến chung của (C1) và (C2)

Bài 1: B thuộc trục hoành, ta tìm đuợc B(1;0), gọi A(a;0) vì A cũng thuộc trục hoành. Gọi C theo BC, vì tam giác ABC vuông tại A, nên vtAB.vtAC=0, ta tìm được a=1 hoặc a=t.
Với a=1 thì A trùng B=> loại. với A=t, => A(t;0)
ta tính diện tích tam giác ABC bằng 2 công thức, 1/2.AH.BC và p.r với p là nửa chu vi, ta sẽ tìm được t....

Bài 2.
a) tìm giao điểm, viết pt trung trực của AB, giao với x+6y-6=0, đó chính là tâm.....
b)Cái này là phương pháp làm chung cho mọi bài bắt viết tiếp tuyến chung của 2 đường tròn nhé!
[tex]2/[/tex] Tiếp tuyến chung của hai đường tròn [tex](C_1),(C_2)[/tex]
a/Vị trí tương đối của hai đường tròn :

Ta sẽ so sánh [tex]I_1I_2[/tex] với [tex]R_1+R_2[/tex] và [tex]\|R_1-R_2\|[/tex]

[tex]*I_1I_2<\|R_1-R_2\|[/tex]:hai đường tròn Không có giao điểm (đường tròn có bán kính nhỏ nằm trong đường tròn bán kính lớn )[tex]\Rightarrow{[/tex]không có tiếp tuyến chung

*[tex]I_1I_2=\|R_1-R_2\|[/tex] :tiếp xúc trong,có [tex]1[/tex] giao điểm [tex]\Rightarrow{[/tex]có một tiếp tuyến chung là trục đẳng phương)

[tex]*\|R_1-R_2\|<I_1I_2<R_1+R_2[/tex]: có [tex]2[/tex] giao điểm [tex]\Rightarrow{[/tex]có hai tiếp tuyến chung

[tex]*I_1I_2=R_1+R_2[/tex]:Tiếp xúc ngoài ,có [tex]1[/tex] giao điểm [tex]\Rightarrow{[/tex]có [tex]3[/tex] tiếp tuyến chung trong đó có một tiếp tuyến chung là trục đẳng phương (Thường gặp trường hợp này nhất)

[tex]*I-1I_2>R_1+R_2[/tex]:Không có giao điểm[tex]\Rightarrow{[/tex]có [tex]4[/tex] tiếp tuyến chung

LƯU Ý : Trục đẵng phương (d) của hai đường tròn :
*Cho dễ nhớ ta cho hai phương trình đường tròn bằng nhau rút gọn sẽ đươc phương trình của trục đẳng phương
*Nếu hai đường tròn có [tex]2[/tex] giao điểm thì Trục đẳng phương chình là đường thẳng qua hai giao điểm này.Nếu tiếp xúc nhau thì Trục đẳng phương là một tiếp tuyến chung
*Trục đẳng phương sẽ vuông góc với đường thẳng nối hai tâm
[tex]2/[/tex] Cách viết tiếp tuyến chung:
Anh chỉ trình bày cách viết các đường tiếp tuyến còn lại (trừ tiếp tuyến là trục đẳng phương mà ta đã có rồi nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau,nhớ kết luận có nó nữa nha)
[tex]*[/tex] Bước [tex]1[/tex] : Xét vị trí tương đối của hai đường tròn để kết luận số tiếp tuyến chung
[tex]*[/tex] Bước [tex]2[/tex]: Vẽ hình minh hoạ thôi
[tex]*[/tex] Bước [tex]3:[/tex]
[tex]a/[/tex] Trường hợp [tex]1[/tex] : nếu [tex]R_1=R_2[/tex]
Tiếp tuyến chung [tex](d)[/tex] sẽ song song với [tex]I_1I_2[/tex] nên [tex](d)[/tex] đã có [tex]vtpt[/tex] trở thành bài toán viết tiếp tuyến với một đường tròn khi biết [tex]vtpt[/tex](sử dụng tiếp xúc với đường tròn nào cũng được)

[tex]b/[/tex] Trường hợp [tex]2[/tex] :nếu [tex]R_1\neq{R_2[/tex]

Đến đây có hai trường hợp có thể xảy ra :
[tex]*[/tex]Hai tiếp tuyến chung cắt nhau tại [tex]I (I,I_1,I_2[/tex] thẳng hàng) và [tex]I[/tex] nằm ngoài [tex]I_1,I_2[/tex]
Ta sẽ có :[tex]\frac{\vec{I_1I}}{\vec{I_2I}}=\frac{R_1}{R_2} \Rightarrow{I ,\ \ \ (d)[/tex] qua [tex]I[/tex]nên trở thành bài toán viết tiếp tuyến qua một điểm.

[tex]*[/tex] Hai tiếp tuyến chung cắt nhau tại [tex]I (I,I_1,I_2[/tex] thẳng hàng) và [tex]I[/tex] nằm ở khoảng giữa [tex]I_1,I_2[/tex] (trường hợp có [tex]4[/tex] tiếp tuyến chung thì mới có trường hợp này)

Ta sẽ có :[tex]\frac{\vec{I_1I}}{\vec{I_2I}}=-\frac{R_1}{R_2} \Rightarrow{I ,\ \ \ (d)[/tex] qua [tex]I[/tex]nên trở thành bài toán viết tiếp tuyến qua một điểm.
Ví dụ :


[tex]+[/tex][tex](C_1)[/tex] có tâm [tex]I_1(1,0) R_1=1,(C_2)[/tex] có tâm [tex]I_2(-2,4) R_2=4 ,I_1I_2=5[/tex]
[tex]I_1I_2=R_1+R_2[/tex] nên [tex](C_1),(C_2)[/tex] tiếp xúc ngoài với nhau do đó chúng có [tex]3[/tex] tiếp tuyến chung trong đó có [tex]1[/tex] tiếp tuyến [tex](d)[/tex] là trục đẳng phương của [tex]2[/tex] đường tròn.[tex](d)[/tex][tex]:3x-4y+2=0[/tex]
(Kéo dài [tex]I_1I_2[/tex] sẽ cắt tiếp tuyến chung còn lại tại [tex]I[/tex] ,áp dụng hai tam giác đồng dạng)
[tex]\frac{\vec{I_2I}}{\vec{I_1I}}=\frac{R_2}{R_1}[/tex][tex]\Rightarrow{I(2,\frac{-4}{3})[/tex]
[tex]+[/tex] Phương trình đường thẳng [tex](\Delta)[/tex] đi qua [tex]I[/tex] có dạng [tex]:A(x-2)+B(y+\frac{4}{3})=0[/tex][tex]\Leftrightarrow{Ax+By-2A+\frac{4B}{3}=0[/tex] với [tex](A^2+B^2\neq0)[/tex]

[tex](\Delta)[/tex]tiếp xúc với [tex](C_1)\Leftrightarrow{d(I_1,\Delta)=R_1[/tex][tex]\Leftrightarrow{\frac{\|A-2A+\frac{4B}{3}\|}{\sqrt{A^2+B^2}}=1[/tex][tex]\Leftrightarrow{\left[B=0(A=1)\\B=\frac{24A}{7}(A=7,B=24)[/tex]

Vậy có [tex]3[/tex] tiếp tuyến chung là:([tex]d):3x-4y+2=0,[/tex][tex](\Delta_1):x-2=0,[/tex][tex](\Delta_2):7x+24y+18=0[/tex]
 
N

nach_rat_hoi

bài tập limit đây!

1.Trong Oxy, cho (C): [TEX]{(x-4)}^{2}+{y}^{2}=4[/TEX] và điểm E(4;1). Tìm tọa độ điểm M trên trục tung sao cho từ M kẻ được 2 tiếp tuyến MA,MB đến (C). sao cho đường thẳng AB đi qua E.

Bài 1:
Bài này khó phết, chà, biết đi từ đâu nhỉ,?
Điểm M chưa biết, ta gọi vậy: M(0;a), ta tìm tâm I(4;0), R=2. tính MA=MB thế nào nhỉ, pitago nào, ta tìm được [TEX]MA=MB=\sqrt{12+{a}^{2}}[/TEX]

Tọa độ AB thỏa mãn gì nhỉ? Thỏa mãn (C) này, và và và và và đường tròn tâm M, bán kính MA....

Viết pt đường tròn tâm M, bán kính MA. phương trình này sẽ phụ thuộc vào ẩn a.

Xét hệ (C) và pt đường tròn vừa viết, nhân phân phói nóa ra lấy pt trên trừ pt dưới, ta được 1 pt bậc nhất, Tọa độ A,B thỏa mãn hệ trên=> tọa độ AB thỏa mãn pt bậc nhất đó, hố hố, pt bậc nhất là cái gì,? Nó là pt đường thẳng chứ là cái gì nữa,

AC AC, vậy đấy chính là pt AB ak? đúng rồi chứ sao nữa, vậy bắt nó qua E, có tìm ra được a k??

Thế tìm ra a rồi thì M tọa độ như thế nào, ac. dễ vậy trời........... :(
 
N

nach_rat_hoi

bài tập limit đây!
3.Cho đường tròn (C): [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}=9[/TEX] và A(1;2). Lập pt đường thẳng chứa dây cung của (C) đi qua A sao cho độ dài của dây cung đó ngắn nhất..

Ta chứng minh được điểm A nằm trong đường tròn này......

Vẽ hình và cùng uống fishi, tưởng tượng nào!!!

Gọi pt qua A cắt đường tròn tại B và C đi. Gọi chân đường vuông góc hạ từ O(tâm (C)) đến đường thẳng đó là H. xét tam giác vuông OHA, có OH luôn nhỏ hơn hoặc bằng OA.vậy OH lớn nhất khi bằng OA.
Xét tam giác BOH, có OB=const=R. Góc OBH đối diện với cạnh OH, vậy góc OBH lớn nhất khi OH lớn nhất, vì góc đối diện với cạnh lớn hơn thì lớn hơn,....

Mặt khác, góc OBH+HOB=90 độ, khi OBH lớn nhất=> HOB nhỏ nhất => COB nhỏ nhất, ố hố, COB nhỏ nhất thì BC nhỏ nhất có phải k pà con............

Từ những cái trên===> BC nhỏ nhất khi H trùng với A, vậy đường thẳng cần viết là đường thẳng qua A và vuông góc với IA....

Viết thôi.
 
N

nach_rat_hoi

bài tập limit đây!
4.Cho đường tròn C: [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}-2x-1=0[/TEX] và đường thẳng d: 2x-y+3=0. Từ điểm M thuộc d, kẻ các tiếp tuyến MA,MB tới C. chứng minh rằng khi M thay đổi trên d thì AB luôn qua 1 điểm cố định.

Bài 4 này hơi giống bài 1 nửa tí....

Ta cũng tìm được MA=MB=cái cục.

Lại viết pt đường tròn tâm M, bán kính MA, rồi cũng lại suy ra pt đường thẳng AB.

Chú ý, M phụ thuộc vào tham số t, vì mình gọi M theo d.
nên pt đường thẳng kia cũng phụ thuộc vào t kìa...

Giả sử nó là: (t-1)x -7(2t+1)y -10=0(1) chẳng hạn.

Gọi điểm cố định là H(a;b). Vậy H phải thỏa mãn (1) với mọi t.
<=>........với mọi t
<=>........với mọi t
<=>........với mọi t
<=>........với mọi t
<=> (x-14y).t -x-7y-10=0 với mọi t.( đây là pt bậc nhất ẩn t,nó có nghiệm với mọi t khi nào? a.t+b=0 có nghiệm với mọi t khi a=0 và b=0) giải hệ ta tìm được điểm H(-20/3;-10/21) chính là điểm cố định. không tin cứ thử thay vào mà xem. :D
 
N

nach_rat_hoi

bài tập limit đây!

5.Cho C: [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}+2x=0[/TEX] . Viết pt tiếp tuyến của C, biết góc giữa tiếp tuyến này và trục tung=30.

6.Cho C: [TEX]{x}^{2}+{y}^{2}=1[/TEX],. Đường tròn (C') có tâm I(2;2) cắt C tại A,B sao cho [TEX]AB=\sqrt{2}[/TEX]. Viết pt AB.

Bài 5:
tiếp tuyến tạo với Oy góc 30 => tiếp tuyến tạo với Ox góc 60 ak?
Vậy đố ai biết hệ số góc k=?????????????

sẽ có 2 trường hợp:

TH2: k=tan120., từ đó viết pt tt
TH1: k=tan60,....từ đó viết pttt

Bài 6: Vẽ hình ra đi...
Gọi H là giao điểm của OI và AB, O là tâm (C).
dễ dàng tính được OH= số này..
viết pt OI, gọi H theo OI, bắt ép Oh= cái số ở trên kia, ta tìm ra 2 điểm H. từ đó viết đc 2 pt AB.

Vì sao lại có 2 AB? Cái thứ nhất là nó cắt vừa vừa, cái thử 2 là cái đtron tâm I kia định nuốt chửng (C), tưởng tượng đi nhá..:D


Hết rồi, đánh mỏi cả tay, k đứa nào chịu làm, mình post bài rồi mình làm thế này đây. hix.
 
N

nach_rat_hoi

Chuyên đề: Hệ Phương Trình Đại Số!!!!

A. Phân loại
-Đại số( hữu tỉ-vô tỷ)
+Bậc 1:
+ đối xứng loại 1, loại 2,....
+ Đẳng cấp
+ Dạng khác
-Siêu việt: mũ-loga
-lượng giác,
.............
B. Phương pháp:

B-------------------------------------------A---------------------------------C
(Biến đổi).......................................( Ẩn )..........................................(Chọi)
+Rút gọn: đưa lạ về quen.................+t=u(x).........................+Đánh giá:[TEX]VT\geq VP[/TEX]
+phương pháp thế, pp cộng..............+ x=u(t)........................+[TEX]{A}^{2}+{B}^{2}+{C}^{2}=0[/TEX]
+phương trình tích................................................................+Phương pháp hàm số
+Liên hợp
+Biến đổi--> đặt ẩn.
 
N

nach_rat_hoi

Sáng mai anh post bài, mọi người nhớ xâu xé nhau mà làm, ( nghĩ thế này: k thể để đứa khác làm mất con này được, mình phải dành lấy, làm càng nhiều chứng tỏ mình cũng khá khá phần này rùi đấy, bọn nó k làm được, há há, mình giỏi hơn bọn nó, đôi lúc cũng phải tự sướng thế này nhé!
 
Top Bottom