[11A]™ - Hữu Cơ - Tự luận

  • Thread starter heartrock_159
  • Ngày gửi
  • Replies 372
  • Views 291,438

T

tieuvan95

bài 1
hợp chất hữu cơ A chứa 3 nguyên tố C,H,O. lấy ag A tách nước hoàn toàn ta thu được 6,72l khí anken ở dktc. mặt khác nếu đốt cháy ag A hoàn toàn rồi cho sản phảm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH đặc thì thấy khối lượng bình 2 tăng 52,8g
a/lập CTPT và viết CTCT các đồng phân cùng nhóm chức và khác nhóm chức của hợp chất
b/tính khối lượng a và độ tăng khối lượng bình 1
bài 2
một hỗn hợp X gồm 3 ancol A,B,C trong đó 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon, mx=31,4g
khi cho bay hơi X chiếm 1 thể tích là 20,16l(136,5 oC và 1atm). cần 4,48l H2(dktc) để biến X thành hỗn hợp Y gồm 2 ancol no.khử nước hoàn toàn của hỗn hợp Y thu được 2 anken kế tiếp
xd A,B,C và thành phàn % theo số mol của hỗn hợp X
 
N

nach_rat_hoi

bài 1
hợp chất hữu cơ A chứa 3 nguyên tố C,H,O. lấy ag A tách nước hoàn toàn ta thu được 6,72l khí anken ở dktc. mặt khác nếu đốt cháy ag A hoàn toàn rồi cho sản phảm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH đặc thì thấy khối lượng bình 2 tăng 52,8g
a/lập CTPT và viết CTCT các đồng phân cùng nhóm chức và khác nhóm chức của hợp chất
b/tính khối lượng a và độ tăng khối lượng bình 1

A tách nước ra anken, vậy A là ancol no. => A: [TEX]{C}_{n}{H}_{2n+2}O[/TEX]

thực hiện tách nước thì [TEX]{n}_{ancol}={n}_{anken}=0.3 mol[/TEX]
Khi đốt cháy, khối lượng bình 2 tăng chính là khối lượng của [TEX]C{O}_{2}[/TEX] vậy [TEX]{n}_{C{O}_{2}}=1.2[/TEX]

theo phương trình đốt cháy thì
[TEX]\frac{{n}_{C{O}_{2}}}{{n}_{ancol}}=n[/TEX] vậy n=4.
=>
[TEX] {C}_{4}{H}_{10}O[/TEX]

Viết đồng phân này chẳng biết đánh kiểu gì. ^^ .
cùng chức ancol có 4 cái, khác chức có ete có 3 thì phải,

ta biết A là ..... , biết số mol => a(gam), viết pt cháy => m H2O, khối lượng tăng bình 1 chính là kluong H2O
 
N

nach_rat_hoi

bài 2
một hỗn hợp X gồm 3 ancol A,B,C trong đó 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon, mx=31,4g
khi cho bay hơi X chiếm 1 thể tích là 20,16l(136,5 oC và 1atm). cần 4,48l H2(dktc) để biến X thành hỗn hợp Y gồm 2 ancol no.khử nước hoàn toàn của hỗn hợp Y thu được 2 anken kế tiếp
xd A,B,C và thành phàn % theo số mol của hỗn hợp X

Ta tính được số mol X =0.6 mol => [TEX]{M}_{X}=52.33[/TEX] , ta lại thấy khi khử nước Y thu được 2 anken liên tiếp, vậy chỉ có X gồm: C2H5OH và C3H5OH, C3H7OHthì mới thỏa yêu cầu bài toán.
Ta có số mol H2 = 0.2 mol. vậy số mol C3H5OH=0.2 mol => khối lượng C3H5OH=11.6 gam. lập hệ về số mol và khối lượng ta được khối luợng C2H5OH=13.8gam, khối lượng C3H7OH=6gam, vậy ta tính đc %.
 
H

hoathuytinh16021995

bài 1:Trung hòa 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
a. 6,84 gam.
b. 8,64 gam.
c. 6,80 gam
d. 4,90 gam.
bài 2

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
C3H4O2 + NaOH ====> X + Y
X + H2SO4loãng ====>Z+ T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
a.
277d08381bbe5d8cf06614194e51f0b8.gif
, HCOOH.

b. HCOONa,
277d08381bbe5d8cf06614194e51f0b8.gif
.

c. HCHO,
277d08381bbe5d8cf06614194e51f0b8.gif
.

d. HCHO, HCOOH.
trắc nghiệm nhưng mọi ng giải như bài tự luận nhé!
 
N

nach_rat_hoi

bài 1:Trung hòa 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
a. 6,84 gam.
b. 8,64 gam.
c. 6,80 gam
d. 4,90 gam.

Bài 1 áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có
[TEX]{n}_{{H}_{2}O}={n}_{NaOH}=0.06mol[/TEX]
=>
m_muối= 5.48 + m_NaOH - m_H2O = 6.8gam
 
S

smileandhappy1995

bài 2[/FONT]
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
C3H4O2 + NaOH ====> X + Y
X + H2SO4loãng ====>Z+ T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
a.
277d08381bbe5d8cf06614194e51f0b8.gif
, HCOOH.

b. HCOONa,
277d08381bbe5d8cf06614194e51f0b8.gif
.

c. HCHO,
277d08381bbe5d8cf06614194e51f0b8.gif
.

d. HCHO, HCOOH.
trắc nghiệm nhưng mọi ng giải như bài tự luận nhé!
ta có C3H4O2 + NaOH ====> 1 muối + rượu
do Y có pư tráng gương nên Y là muối => Y là HCOONa
\Rightarrow X là C2H5OH
X + H2SO4loãng =.> Z + T
do Z có pư tráng gương nên Z p là CH3CHO
\Rightarrow chọn B
 
N

nach_rat_hoi


bài 2

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
C3H4O2 + NaOH ====> X + Y
X + H2SO4loãng ====>Z+ T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
a.
277d08381bbe5d8cf06614194e51f0b8.gif
, HCOOH.

b. HCOONa,
277d08381bbe5d8cf06614194e51f0b8.gif
.

c. HCHO,
277d08381bbe5d8cf06614194e51f0b8.gif
.

d. HCHO, HCOOH.
trắc nghiệm nhưng mọi ng giải như bài tự luận nhé!

C3H4O2 có 2pi trong phân tử, lại có phản ứng thủy phân => là este không no, viết ra ta chỉ có 1 công thức: HCOOCH=CH2, vì nếu ném 1C sang bên kia là phải bế cả cái C còn lại sang. Xem công thức này :
HCOOCH=CH2 + NaOH-----> HCOONa + CH3-CHO

X+ H2SO4---> Z+T, Z có phản ứng tráng bạc nên Z phải là dẫn xuất của fomat, vậy X là HCOONa, Y là CH3-CHO
 
H

heartrock_159

Mới kiếm được mấy câu...cả lớp cùng làm nhé!

LÀM TỰ LUẬN CHỨ KHÔNG ĐÁNH TRẮC NGHIỆM NHÉ :D:D:D

Câu 1 (B-07). Để trung hoà 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Xác định công thức của Y.

Câu 2 (B-07). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Tính giá trị của V.

Câu 3 (CĐ_07): Cho 5,76 gam axit hữu cơ Y đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

Câu 4 (ĐH_A_07): Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

Câu 5 (CĐ-08). Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là bao nhiêu?
Câu 6 (A-08). Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp chất rắn khan. Tính giá trị m.

Câu 7 (ĐH_B_08): Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X là

Câu 8 (ĐH_B_08): Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn. Công thức phân tử của X là

Câu 9 (CĐ_09): Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là

Câu 10 (ĐH_B_09): Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là

Câu 11 (CĐ_09): Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lit khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là

Câu 12 (CĐ_09): Trung hoà 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và axit đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đung nóng thì thu được 21,6 gam Ag. Tên gọi của X là

Câu 13 (ĐH_A_09): Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:

Câu 14 (ĐH_B_09): Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là

Câu 15 (TSCĐ – A – 2010) Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là:

Câu 16 (TSCĐ – A – 2010) Axit cacboxylic X có công thức đơn giản nhất là C3H5O2. Khi cho 100 ml dung dịch axit X nồng độ 0,1M phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

Câu 17 (TSĐH – B – 2010)Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là

Câu 18 (TSĐH – B – 2010) Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là

 
Last edited by a moderator:
N

nach_rat_hoi


Câu 3 (CĐ_07): Cho 5,76 gam axit hữu cơ Y đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là


Khối lượng muối = khối lượng axit + mCa - mH mất = 1.52 gọi mol của CaCO3=x => 40x-2x=1.52 => x=0.04 mol. => mol axit=0.08 => Maxit = 72=> C3H4O2.
 
N

nach_rat_hoi



Câu 4 (ĐH_A_07): Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là


Gọi công thức axit là CxHyOz, đốt amol Y thu được 2a mol CO2 => x=2, vậy axit có 2 cacbon.

trung hòa a mol Y cần 2a mol NaOH => axit 2 chức.


Vậy Y: (COOH)2
 
N

nach_rat_hoi


Câu 5 (CĐ-08). Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là bao nhiêu?

HCHO tráng bạc theo tỉ lệ 1:4, HCOOH theo tỉ lệ 1:2 => mol Ag= 0.6mol => khối lượng Ag=64.8g
 
H

hoi_a5_1995

Câu 12 (CĐ_09): Trung hoà 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và axit đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đung nóng thì thu được 21,6 gam Ag. Tên gọi của X là
nAg = 2 n axit fomic = > nHCOOH = 0,1
=> nX = 0,05
=> Mx = 72
=> C3H4O2 :d

 
H

hoathuytinh16021995

Câu 1 (B-07). Để trung hoà 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Xác định công thức của Y.
m(NaOH pu)=4,48
=> n (NaOH) = 0,112
=>n (Axit)= 0,112
=>M = 60=>n =1
vậy axit đó là CH3COOH
 
Top Bottom