Vật lí [Vật lý 12]Các vấn đề về sóng.

R

roses_123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình thấy rất nhiều bạn có ý kiến về phần lý thuyết và bài tập về phần sóng và giao thoa sóng nên đã lập 1 pic về chuyên đề này.Hi vọng pic sẽ là nơi các bạn trao đổi kiến thức,kinh nghiệm về phần này.
I/ Hiện tượng sóng cơ học
1/ Định nghĩa
- Là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất
2/ Đặc điểm
- Sóng cơ học lan truyền được nhờ lực liên kết đàn hồi giữa các phần tử của môi trường và phụ thuộc vào 3 định luật Newton nên chúng không lan truyền trong chân không
- Sóng cơ học chỉ là sự lan truyền trạng thái cơ học, tức là pha dao động còn bản thân các phần tử vật chất chỉ dao động tại chỗ
- 1 sóng cơ học bất kì luôn có thể phân tích thành nhiều sóng hình sin khác nhau nên xét 1 sóng hình sin tức là ta đang xét mọi loại sóng
3/ Phân loại
a) Sóng ngang
- Có phương dao động vuông góc phương truyền sóng
- Xuất hiện do biến dạng lệch
b) Sóng dọc
- Có phương dao động trùng với phương truyền sóng
- Xuất hiện do biến dạng nén hoặc dãn

II/ Những đại lượng đặc trưng
1/ Bước sóng
- Là khoảng cách theo phương truyền sóng mà sau đó dạng của sóng tự lặp lại
- Kí hiệu: [TEX]\lambda[/TEX]
- Đơn vị: m
2/ Chu kì
- Là khoảng thời gian mà sau đó chuyển động của 1 phần tử vật chất tự lặp lại
- Kí hiệu: T
- Đơn vị: s
3/ Biên độ
- Là khoảng cách lớn nhất theo phương dao động của 1 phần tử vật chất so với vị trí ban đầu, phụ thuộc nguồn sóng
4/ Tần số
- Là số chu kì trong 1 đơn vị thời gian
- Kí hiệu: f
- Đơn vị: 1/s or Hz
5/ Tần số góc
- Kí hiệu: [TEX]\omega[/TEX]
- Đơn vị: rad/s
- Công thức: [TEX]\omega =\frac{2\pi}{T} [/TEX][TEX]\omega =2\pi f[/TEX][TEX] [/TEX]

6/ Tốc độ sóng theo phương truyền sóng
- Kí hiệu: v
- Đơn vị: m/s
- Công thức [TEX]v=\frac{\delta x}{\delta t}=\frac{\omega}{k}[/TEX] [TEX]v=\frac{\lambda}{T}=\lambda .f[/TEX]

+ Tốc độ truyền sóng trên dây
[TEX]v=\sqrt{\frac{F}{\mu}}[/TEX][TEX] [/TEX]

F là lực căng dây
[TEX]\mu [/TEX]là khối lượng 1m chiều dài dây
+ Tốc độ truyền âm trong chất rắn
[TEX]v=\sqrt{\frac{E}{d}} [/TEX]

E là suất đàn hồi của chất làm vật
d là khối lượng riêng của vật
+ Tốc độ truyền âm trong chất khí: tỉ lệ với căn bậc 2 của nhiệt độ tuyệt đối
7/ Tốc độ sóng theo phương dao động
[TEX]u=\frac{\delta y}{t}[/TEX]

8/ Năng lượng sóng
- Sóng phụ thuộc 3 định luật Newton nên có cả động năng và thế năng, năng lượng cực đại khi phần tử vật chất ở biên độ cực đại, năng lượng cực tiểu khi phần tử vật chất ở vị trí biên độ bằng 0
- Năng lượng sóng ti lệ với khối lượng 1m chiều dài dây, vận tốc theo phương truyền sóng, bình phương tốc độ góc và bình phương biên độ dao động

III/ Phương trình sóng
- Sóng tại O có dạng
[TEX]u_O=a.cos(\omega t)[/TEX]

- Phương trình sóng tại M cách O đoạn x
[TEX]u_M=a.cos(2\a.pi ft-2\pi f\frac{x}{v})=cos(2\pi ft-2\pi \frac{x}{\lambda})[/TEX]

- Độ lệch pha giữa 2 điểm cách O đoạn [TEX]x_1, x_2 [/TEX]là
[TEX]\Delta \varphi =2\pi \frac{x_2-x_1}{\lambda}=2\pi \frac{d}{\lambda}[/TEX]

+ M1 cùng pha M2
[TEX]d=k\lambda[/TEX]

+ M1 ngược pha M2
[TEX]d=k\lambda+0,5\lambda[/TEX]

+ M1 vuông pha M2
[TEX]d=0,5k\lambda+0,25\lambda[/TEX]
IV/ Sóng dừng
1/ Sự phản xạ sóng
- Sóng truyền từ đầu A tới đầu B của sợi dây thì sẽ bị phản xạ trở lại
+ Đầu B cố định thì sóng phản xạ ngược pha sóng tới
+ Đầu B tự do thì
sóng phản xạ cùng pha sóng tới
- Sóng dừng:
+ Hiện tượng: khi tăng tần số f lên đến 1 giá trị nào đó thì trên dây sẽ có những điểm dao động rất mạnh (điểm bụng) và những điểm hầu như không dao động (điểm nút), vị trí các điểm nút và điểm bụng xen kẽ, cách đều nhau và khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liền nhau là 0,5\lambda
+ Biểu thức sóng dừng: khi đầuB cố định
* Tại các điểm nút [TEX]d=0,5k\lambda[/TEX]
* Tại các điểm bụng [TEX]d=0,5k\lambda + 0,25\lambda[/TEX]
+ Biểu thức sóng dừng: khi đầuB tự do
* Tại các điểm nút [TEX]d=0,5k\lambda + 0,25\lambda[/TEX]
* Tại các điểm bụng [TEX]d=0,5k\lambda [/TEX]
2/ Điều kiện sóng dừng
gọi l là chiều dài dây, n là số điểm bụng
- Khi đầu B cố định
[TEX]l=n\frac{\lambda}{2}[/TEX]

- Khi đầu B tự do
[TEX]l=n\frac{\lambda}{2}+\frac{\lambda}{4}[/TEX]
Sẽ bổ sung tiếp về phần sóng âm...vv....
Hi,đợi tình nhân tớ làm tiếp rồi t sẽ post nên tiếp.Tạm thế đã nha.;))


 
Last edited by a moderator:
R

roses_123

Hôm qua tình iu làm xong rồi,nhưng máy t đơ quá nên hôm nay post nên típ nà,
Phải nói tình iu làm việc rất năng suất :D

V/ Giao thoa sóng cơ
1/ Định nghĩa
- Nguồn kết hợp là 2 nguồn cùng tần số, độ lệch pha không đổi theo thời gian
- Sóng kết hợp là sóng do 2 nguồn kết hợp tạo ra
- Giao thoa sóng cơ là hiện tượng 2 sóng kết hợp tăng cường nhau hoặc làm yếu đi
2/ Công thức
gọi [TEX]d_1[/TEX] là khoảng cách từ điểm M đang xét tới nguồn 1, [TEX]d_2[/TEX] là khoảng cách từ điểm M đến nguồn 2
a) 2 nguồn cùng pha
- Điểm dao động cực đại
[TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]
- Điểm dao động cực tiểu
[TEX]d_2-d_1=k\lambda+0,5\lambda[/TEX]
b) 2 nguồn ngược pha
- Điểm dao động cực đại
[TEX]d_2-d_1=k\lambda+0,5\lambda[/TEX]
- Điểm dao động cực tiểu
[TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]
Các điểm này tạo thành 1 họ đường hyperbol
VI/ Sóng âm, nhạc âm
1/ Khái niệm
- Nguồn âm là các vật phát ra âm thanh
- Cảm giác về âm phụ thuộc vào nguồn âm và tai người nghe
- Âm có tần số nhỏ hơn 16Hz là hạ âm, âm có tần số lớn hơn 20 000Hz là siêu âm, tai người chỉ cảm nhận được âm có tần số từ 16 đến 20 000Hz
2/ Đại lượng đặc trưng
a) Vận tốc truyền âm
Vận tốc âm trong chất khí nhỏ hơn trong chất lỏng, vận tốc âm trong chất lỏng nhỏ hơn trong chất rắn
b) Độ cao
Phụ thuộc vào tần số
- Âm bổng thì tần số lớn (âm cao)
- Âm trầm thì tần số thấp (âm trầm)
c) Âm sắc
Phụ thuộc vào tần số và biên độ
d) Độ to, cường độ âm, mức cường độ âm
- Cường độ âm là năng lượng được sóng âm truyền trong 1 đơn vị thời gian qua 1 đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm, kí hiệu I
[TEX]I=0,5.D.v.\omega ^2.A^2[/TEX]
với d là khối lượng riêng môi trường
v là vận tốc sóng âm (vận tốc theo phương truyền sóng)
[TEX]\omega[/TEX] là tốc độ góc
A là biên độ dao động
Đơn vị của I là [TEX]W/m^2[/TEX]
- Để so sánh độ to của âm vói âm chuẩn, ta dùng đại lượng mức cường độ âm, kí hiệu L
[TEX]L=lg\frac{I}{I_0}[/TEX]
với [TEX]I_0 [/TEX]là mức cường độ âm chuẩn
Đv: của L là B
ngoài ra, ta còn dùng đơn vị dB: 1dB=10B
- Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âmtần số âm
e) Giới hạn nghe của tai người
- Muốn gây cảm giác âm, mức cường độ âm phải lớn hơn ngưỡng nghe
+ Tần số từ [TEX]1000Hz [/TEX]đến [TEX]1500Hz[/TEX] có ngưỡng nghe là [TEX]0 dB[/TEX]
+ Tần số[TEX] 50 Hz[/TEX] có ngưỡng nghe [TEX]50 dB[/TEX]
- Giá trị cưc đại mức cường độ âm mà tai người chịu đựng được là ngưỡng đau, ứng với mức cường độ âm [TEX]130 dB [/TEX]và không phụ thuộc tần số
- Miền nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau là miền nghe được
3/ Ứng dụng
a) Dây đàn 2 đầu cố định, dài l
Khi xảy ra sóng dừng
[TEX]f=n\frac{v}{2l}[/TEX]
Họa âm bậc 1 (âm cơ bản) ứng với [TEX]n=1[/TEX], họa âm bậc 2 ứng với [TEX]n=2, ...[/TEX]
a) Dây đàn 1 đầu cố định, 1 đầu tự do, dài l

Khi xảy ra sóng dừng
[TEX]f=n\frac{v}{2l}[/TEX]
Họa âm bậc 1 (âm cơ bản) ứng với [TEX]n=1,[/TEX] họa âm bậc 2 ứng với [TEX]n=2, ...[/TEX]
[TEX]f=m\frac{v}{4l}[/TEX]
Họa âm bậc 1 (âm cơ bản) ứng với [TEX]n=1[/TEX], họa âm bậc 3 ứng với [TEX]n=3, ...[/TEX]
b) Hộp cộng hưởng
Hộp cộng hưởng có tác dụng khiến âm phát ra to, có âm sắc riêng cho từng loại nhạc cụ

VII/ Hiệu ứng Dopple
Gọi f là tần số sóng ban đầu, [TEX]f'[/TEX] là tần số sóng khi đã thay đổi
[TEX]v_T[/TEX] là vận tốc máy thu, [TEX]v_N[/TEX] là vận tốc nguồn
- Nguồnmáy thu chuyển động lại gần nhau
[TEX]f'=\frac{v+v_T}{v-v_N}f[/TEX]
- Nguồn máy thu chuyển động ra xa nhau
[TEX]f'=\frac{v-v_T}{v+v_N}f[/TEX]

VIII/ Một số lưu ý trong chương
- Hạn chế tối đa việc làm tròn số trong khi giải bài tập, chỉ nên làm tròn ở đáp số
- Nắm vững công thức lượng giác để khi cần có thể chứng minh lại dễ dàng
 
S

silvery21

VI/ Sóng âm, nhạc âm

cậu cho trắc nghiệm phần lý thuyết dạng này nha

học mà ô hiểu lý thuyết j hết nên ko chọn đc đ/a
 
R

roses_123

Câu 1 Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Sóng cơ có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc B. Sóng âm là sóng dọc
C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc tính chất môi trường D. A, B, C đều đúng

Câu 2 Khẳng định nào sau đây là sai
A. Giao thoa là sự tổng hợp của 2 hay nhiều sóng
B. Sóng dừng là sóng tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ trên cùng phương truyền
C. Với sóng dừng, các nút là những điểm cố định
D. Các sóng kết hợp là các sóng có cùng phương, cùng tần số, hiệu số pha không thay đổi theo thời gian

Câu 3 Cho 2 nguồn sóng kết hợp. Biên độ của sóng tổng hợp của 2 nguồn này
A. là cực đại chỉ khi hiệu trình là số chẵn lần bước sóng
B. là cực tiểu khi hiệu trình là số lẻ bước sóng
C. là cực tiểu khi hiệu trình là số lẻ nửa bước sóng
D. A và C đều đúng

Câu 4 Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là
A. cường độ âm B. âm sắc C. độ cao của âm D. độ to của âm

Câu 5 Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Độ cao của âm là một đặc điểm sinh lý của âm và phụ thuộc vào tần số
B. Âm sắc là một đặc điểm sinh lý của âm và phụ thuộc vào tần số và biên độ
C. Độ to của âm là một đặc điểm sinh lý của âm và phụ thuộc vào mức cường độ âm
D. cả A, B, C đều đúng

Câu 6 Khẳng định nào sau đây là không đúng
A. Đối với sóng dừng, khoảng cách giữa 2 bụng hoặc 2 nút liên tiếp bằng một nửa bước sóng
B. Trong giao thoa sóng, biên độ sóng tổng hợp cực đại khi độ lệch pha bằng số chẵn π
C. Trong giao thoa sóng, biên độ sóng tổng hợp cực tiểu khi độ lệch pha bằng số lẻ nửa π
D. Sự truyền sóng là sự truyền năng lượng và năng lượng phụ thuộc biên độ dao động sóng

Câu 7 Mức cường độ âm được tính theo công thức:
A. L(dB) = lg(I/I0) B. L(dB) = lg(I0/I) C. L(B) = lg(I/I0)D. L(B) = lg(I0/I)

Câu 8 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong khẳng định sau: Âm cao hoặc thanh ứng với ……….. lớn, âm thấp hoặc trầm ứng với ………… nhỏ.
A. tần số B. biên độ C. pha ban đầu D. A và B đều đúng

Câu 9 Sóng dọc là sóng:
A. có phương DĐ nằm ngang. B. có phương DĐ thẳng đứng.
C. có phương DĐ vuông góc với phương truyền sóng. D. có phương DĐ trùng với phương truyền sóng.
Lý thuyết nên nhiều nhiều tý:D .9 câu 10 --> 12' là tối đa nhé :D
 
S

silvery21

Câu 1 Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Sóng cơ có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc B. Sóng âm là sóng dọc
C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc tính chất môi trường D. A, B, C đều đúng

Câu 2 Khẳng định nào sau đây là sai
A. Giao thoa là sự tổng hợp của 2 hay nhiều sóng
B. Sóng dừng là sóng tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ trên cùng phương truyền
C. Với sóng dừng, các nút là những điểm cố định
D. Các sóng kết hợp là các sóng có cùng phương, cùng tần số, hiệu số pha không thay đổi theo thời gian

Câu 3 Cho 2 nguồn sóng kết hợp. Biên độ của sóng tổng hợp của 2 nguồn này
A. là cực đại chỉ khi hiệu trình là số chẵn lần bước sóng
B. là cực tiểu khi hiệu trình là số lẻ bước sóng
C. là cực tiểu khi hiệu trình là số lẻ nửa bước sóng
D. A và C đều đúng

Câu 4 Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là
A. cường độ âm B. âm sắc C. độ cao của âm D. độ to của âm

Câu 5 Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Độ cao của âm là một đặc điểm sinh lý của âm và phụ thuộc vào tần số
B. Âm sắc là một đặc điểm sinh lý của âm và phụ thuộc vào tần số và biên độ
C. Độ to của âm là một đặc điểm sinh lý của âm và phụ thuộc vào mức cường độ âm
D. cả A, B, C đều đúng

Câu 6 Khẳng định nào sau đây là không đúng
A. Đối với sóng dừng, khoảng cách giữa 2 bụng hoặc 2 nút liên tiếp bằng một nửa bước sóng
B. Trong giao thoa sóng, biên độ sóng tổng hợp cực đại khi độ lệch pha bằng số chẵn π
C. Trong giao thoa sóng, biên độ sóng tổng hợp cực tiểu khi độ lệch pha bằng số lẻ nửa π
D. Sự truyền sóng là sự truyền năng lượng và năng lượng phụ thuộc biên độ dao động sóng

Câu 7 Mức cường độ âm được tính theo công thức:
A. L(dB) = lg(I/I0) B. L(dB) = lg(I0/I) C. L(B) = lg(I/I0)D. L(B) = lg(I0/I)

Câu 8 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong khẳng định sau: Âm cao hoặc thanh ứng với ……….. lớn, âm thấp hoặc trầm ứng với ………… nhỏ.
A. tần số B. biên độ C. pha ban đầu D. A và B đều đúng

Câu 9 Sóng dọc là sóng:
A. có phương DĐ nằm ngang. B. có phương DĐ thẳng đứng.
C. có phương DĐ vuông góc với phương truyền sóng. D. có phương DĐ trùng với phương truyền sóng.



chắc sai nh nh`
 
R

roses_123

Câu 10: Một người quan sát thấy 1 cánh hoa trên mặt hồ nc nhô lên 10 lần trong khoảng thời gian 36s.KHoảng cách giữa 2 đỉnh sóng kế tiếp là 12m.Tính v truyến sóng nước trên mặt hồ:
A.3m/s
B.3,33m/s
C.6,67m/s
D.6m/s
D. 1,67m/s

Câu 11: 1 người áp tai vào đg sắt nghe tiếng búa gõ cách đó 1 km.Sau 2,83s.người ấy nghe tiếng búa truyến qua kk.SO sánh buớc sóng của âm trong thép,của đg sắt và trong kk/
A.5,05
B.5,68
C.7,58
D.10,1
E.15,15

Câu 12: trong 1 TN giao thoa trên mặt nc.2 nguồn kết hợp S1,S2 dao động với tần số f=15Hz/ Vận tốc truyền sóng trên ,mặt nc là 30m/s. Tại 1 điểm nào sau đây,dao động sẽ có biên độ cực đại(d1,d2 lần lượt là k.c từ điểm đâg xét tới S1,S2.
A A(d1=25 cm,d2=20cm)
B.S(25cm; 21 cm)
C.I(24cm,21cm)
D.Q(25cm, 32cm)
E.H(26cm,27cm) ^^

Câu 13: Người ta ném 1 hòn đá xuống cái ao to ^^, tạo thành sóng 2 chiều trên mặt nước dạng hình tròn.nếu tổng năng lượng mỗi s của sóng này là 1W.tính cường độ của sóng tại 1 nơi cách chỗ hòn đá rơi 2m.
A.0,08W/m
B.1 W/m
C.0,02W/m
D.10W/m
E.33,5W/m
 
0

08021994

Câu 10: Một người quan sát thấy 1 cánh hoa trên mặt hồ nc nhô lên 10 lần trong khoảng thời gian 36s.KHoảng cách giữa 2 đỉnh sóng kế tiếp là 12m.Tính v truyến sóng nước trên mặt hồ:
A.3m/s
B.3,33m/s
C.6,67m/s
D.6m/s
D. 1,67m/s

Câu 11: 1 người áp tai vào đg sắt nghe tiếng búa gõ cách đó 1 km.Sau 2,83s.người ấy nghe tiếng búa truyến qua kk.SO sánh buớc sóng của âm trong thép,của đg sắt và trong kk/
A.5,05
B.5,68
C.7,58
D.10,1
E.15,15

Câu 12: trong 1 TN giao thoa trên mặt nc.2 nguồn kết hợp S1,S2 dao động với tần số f=15Hz/ Vận tốc truyền sóng trên ,mặt nc là 30m/s. Tại 1 điểm nào sau đây,dao động sẽ có biên độ cực đại(d1,d2 lần lượt là k.c từ điểm đâg xét tới S1,S2.
A A(d1=25 cm,d2=20cm)
B.S(25cm; 21 cm)
C.I(24cm,21cm)
D.Q(25cm, 32cm)
E.H(26cm,27cm) ^^

Câu 13: Người ta ném 1 hòn đá xuống cái ao to ^^, tạo thành sóng 2 chiều trên mặt nước dạng hình tròn.nếu tổng năng lượng mỗi s của sóng này là 1W.tính cường độ của sóng tại 1 nơi cách chỗ hòn đá rơi 2m.
A.0,08W/m
B.1 W/m
C.0,02W/m
D.10W/m
E.33,5W/m



Chú ý: Bạn làm sai khá nhiều :D,1 câu đúng.
 
Last edited by a moderator:
S

songsong_langtham

Câu 10: Một người quan sát thấy 1 cánh hoa trên mặt hồ nc nhô lên 10 lần trong khoảng thời gian 36s.KHoảng cách giữa 2 đỉnh sóng kế tiếp là 12m.Tính v truyến sóng nước trên mặt hồ:
A.3m/s
B.3,33m/s
C.6,67m/s
D.6m/s
D. 1,67m/s

Câu 11: 1 người áp tai vào đg sắt nghe tiếng búa gõ cách đó 1 km.Sau 2,83s.người ấy nghe tiếng búa truyến qua kk.SO sánh buớc sóng của âm trong thép,của đg sắt và trong kk/
A.5,05
B.5,68 câu này bạn chưa cho vận tốc truyền âm trong không khí.:)
C.7,58
D.10,1
E.15,15

Câu 12: trong 1 TN giao thoa trên mặt nc.2 nguồn kết hợp S1,S2 dao động với tần số f=15Hz/ Vận tốc truyền sóng trên ,mặt nc là 30m/s. Tại 1 điểm nào sau đây,dao động sẽ có biên độ cực đại(d1,d2 lần lượt là k.c từ điểm đâg xét tới S1,S2.
A A(d1=25 cm,d2=20cm)
B.S(25cm; 21 cm)
C.I(24cm,21cm)
D.Q(25cm, 32cm)
E.H(26cm,27cm) ^^

Câu 13: Người ta ném 1 hòn đá xuống cái ao to ^^, tạo thành sóng 2 chiều trên mặt nước dạng hình tròn.nếu tổng năng lượng mỗi s của sóng này là 1W.tính cường độ của sóng tại 1 nơi cách chỗ hòn đá rơi 2m.
A.0,08W/m
B.1 W/m
C.0,02W/m
D.10W/m
E.33,5W/m
Khi đề họ k cho v không khí,bạn đi thắc mắc họ họ k cho sao :D.Đề thế thôi bạn,V kk,m phải nhớ !
 
Last edited by a moderator:
D

duyvu09

Hình như bạn định nghĩa bước sóng và tần số hơi thiếu thiếu
Vì nếu không có từ ngắn nhất cho 2 khái niệm trên thì sẽ bị hiểu sai lệch đi
Không biết mình có nói đúng không nữa nếu sai mọi người góp ý:D
Và mình bổ sung 1 tí nữa phần năng lượng sóng
Mã:
-Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.
Mã:
-Sóng truyền càng xa thì năng lượng càng giảm nghĩa là cang xa nguồn thì năng lượng càng giảm.
Mã:
-Năng lượng sóng tại 1 điểm thì tỉ lệ bình phương với biên độ sóng tại điểm đó.
Mã:
-Nếu sóng truyền từ 1 nguồn điểm lan ra mặt phẳng thì năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng.Vì năng lượng này phải chia đều cho các điểm nằm trên chu vi đường tròn lan rộng dần ra.
Mã:
-Nếu sóng truyền từ 1 nguồn điểm lan ra trong không gian thì năng lượng sóng giảm tỉ lệ bình phương với quãng đường truyền sóng.Vì năng lượng này phải chia đều cho các điểm nằm trên mặt cầu lan rộng dần ra.
Mã:
-Nếu sóng truyền trên 1 đường thẳng và biên độ không đổi thì năng lượng không đổi.
Nếu mình có sai sót gì xin thứ lỗi và sửa lại giúp mình:D
 
Last edited by a moderator:
D

duyvu09

Một số vấn đề khi làm trắc nghiệm phần sóng âm
1,Độ cao phụ thuộc vào tần số âm
Nếu tần số cao gọi là âm thanh,tần số thấp gọi là âm trầm.Nên khi tuyển người làm trên đài phát thanh người ta sẽ tuyển người có âm thanh(tần số cao).:))
2,Độ to phụ thuộc vào tần sốcường độ âm.
3,Âm sắc phụ thuộc vào tần số ,biên độ và các thành phần cấu tạo của âm.
4,Vận tốc tuyền âm phụ thuộc vào mật độ,tính đàn hồi,nhiệt độ của môi trường và nhỏ dần theo v(rắn)>v(lỏng)>v(khí).
Ngoài ra nhạc âm là khi có tần số xác định còn tạp âm không có tần số xác định
Đây là những câu rất hay ra trong TN.
Lại câu nói đó nếu có sai sót xin bỏ qua và sửa lỗi:D
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

Một số vấn đề khi làm trắc nghiệm phần sóng âm
1,Độ cao phụ thuộc vào tần số âm
Nếu tần số cao gọi là âm thanh,tần số thấp gọi là âm trầm.Nên khi tuyển người làm trên đài phát thanh người ta sẽ tuyển người có âm thanh(tần số cao).:))
2,Độ to phụ thuộc vào tần sốcường độ âm.
3,Âm sắc phụ thuộc vào tần số ,biên độ và các thành phần cấu tạo của âm.
4,Vận tốc tuyền âm phụ thuộc vào mật độ,tính đàn hồi,nhiệt độ của môi trường và nhỏ dần theo v(rắn)>v(lỏng)>v(khí).
Độ cao phụ thuộc vào tần số
Độ to phụ thuộc vào cường độ âm
Âm sắc phụ thuộc vào độ thị dao động..(Tần số, biên độ)
 
S

songsong_langtham

Độ cao phụ thuộc vào tần số
Độ to phụ thuộc vào cường độ âm
Âm sắc phụ thuộc vào độ thị dao động..(Tần số, biên độ)
Không chính xác bạn ạ độ to phụ thuộc vào tần số và cả cường độ hay còn có thể nói phụ thuộc vào mức cường độ (lưu ý mức cường độ bao hàm cả 2 và I0 phụ thuộc tần số)
 
R

roses_123

Bài tập tiếp nha các cậu: Sao ứ ai chịu post bài vậy.
Câu 14: SÓng dọc truyền đc trong các môi trường:
A Rắn
B Lỏng
C Khí
D A,B đúng
E.A,b,C đúng

Câu 15:Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng?
A f
B.biên độ
C. Năng luong
D. f và biên độ

Câu 16: Tai ta cảm nhận đc âm thanh khác biệt của các nốt nhạc,Đô,Rê,Mi khi chúng phát ra từ 1 nhạc cụ nhất định, là do các âm thanh này có:
A. Biên dộ khác nhau
B cường dộ khác nhau
C Tần số âm khác nhau
D Âm sắc khác nhau.
 
Last edited by a moderator:
N

_nhock_ha_1911_

Bài tập tiếp nha các cậu: Sao ứ ai chịu post bài vậy.
Câu 14: SÓng dọc truyền đc trong các môi trường:
A Rắn
B Lỏng
C Khí
D A,B đúng
E.A,b,C đúng


Câu 10: Một người quan sát thấy 1 cánh hoa trên mặt hồ nc nhô lên 10 lần trong khoảng thời gian 36s.KHoảng cách giữa 2 đỉnh sóng kế tiếp là 12m.Tính v truyến sóng nước trên mặt hồ:
A.3m/s
B.3,33m/s
C.6,67m/s
D.6m/s
D. 1,67m/s
KHoảng cách giữa 2 đỉnh sóng kế tiếp là 12m\Rightarrowlamda =12m
khoảng thời gian giữa 10 lần nhô là 9 chu kì =>9T=36=>T=4
=>V lamda/T=3 =>đ/a A



mấy bài kia t chưa học đến nên chịu :D
 
D

duyvu09

Bài tập tiếp nha các cậu: Sao ứ ai chịu post bài vậy.
Câu 14: SÓng dọc truyền đc trong các môi trường:
A Rắn
B Lỏng
C Khí
D A,B đúng
E.A,b,C đúng

Câu 15:Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng?
A f
B.biên độ
C. Năng luong
D. f và biên độ

Câu 16: Tai ta cảm nhận đc âm thanh khác biệt của các nốt nhạc,Đô,Rê,Mi khi chúng phát ra từ 1 nhạc cụ nhất định, là do các âm thanh này có:
A. Biên dộ khác nhau
B cường dộ khác nhau
C Tần số âm khác nhau
D Âm sắc khác nhau.

P/S. pic m lập ra,k có ai đưa bài,thảo luận.VÔ ÍCH !
3 câu chắc sai cả 3 quá:)|
**************************
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

17:Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp [TEX]S_1S_2[/TEX] dao động với pt [TEX]u_1 = Acos(wt)[/TEX] và [TEX]u_2 = Acos(wt + pi)[/TEX]. Sóng lan truyền trên mặt nước với bước sóng [TEX]lamda[/TEX]. Một phần tử chất lỏng trên đường trung trực của đoạn [TEX]S_1S_2[/TEX] dao động với biên độ bằng:
A: = 0
B: = A
C: =2A
D: =0.5A

18:Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng cơ:
A: Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong 1s
B: Khi sóng cơ lan truyền trong môi trường, vật chất của môi trường cũng truyền theo sóng.
C: Tốc độ truyền sóng chính là tốc độ dao động của phần tử môi trường khi có sóng truyền qua
D: Càng xa nguồn sóng, năng lượng càng nhỏ nên biên độ sóng càng nhỏ

19: Sóng cơ lan truyền trên phương Ox có pt : [TEX]u_0 = a cos(wt)[/TEX](cm). tại M có [TEX]OM = \frac{vT}{2}[/TEX] và tại thời điểm [TEX]t = \frac{T}{2}[/TEX] thì độ dịch chuyển của M là [TEX]u_M = 2[/TEX](cm). Tính a:
A: 4(cm)
B: 2(cm)
C :[TEX]\frac{4}{\sqrt{3}}[/TEX] (cm)
D: [TEX]2 \sqrt{3}[/TEX] (cm)

20: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 8cm phát ra 2 sóng cùng pha có tần số f=20Hz. Tại điểm M nằm trên mặt nước (MA = 25cm , MB = 20.5 cm) sóng có biên độ cực đại, giữa M và trung trực của AB có 2 dãy cực đại khác. C và D là 2 điểm nằm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là:
A: 5
B: 7
C: 9
D: 11

21: Trong thí nghiệm giao thoa với 2 nguồn sóng phát sóng giống nhau tại A,B trên mặt nước. Khoảng cách 2 nguồn là AB = 8cm. 2 sóng truyền đi có bước sóng = 2cm. Trên đường thưởng xx' // AB, cách AB 2cm, khoảng cách nhắn nhất gữa giao điểm C của xx' với đường trung trực của AB đến điểm dao động với biên độ cực tiểu là
A: 0.56 (cm)
B: 0.5(cm)
C: 1(cm)
D: 0.64(cm)

22: Hai nguồn sóng giống hệt nhau cách nhau 1 khoảng d trên đường kính của 1 vòng tròn bán kính R (d<<R) và đối xứng qua tâm vòng tròn. Nguồn phát sóng có bước sóng a với d=2.5a. Số điểm giao động cực đại trên vòng tròn là:
A: 20
B: 18
C: 22
D: 24

23: Đối với sóng cơ học, tốc độ truyền sóng:
A: phụ thuộc vào tần số sóng
B: Phụ thuộc vào bản chất môi trường truyền sóng
C: Phụ thuộc vào bước sóng và ab3n chất môi trường truyến sóng
D: Phụ thuộc vào chu kỳ, bước sóng và bản chất môi trường truyền sóng

24: Phát biểu nào ĐÚNG khi nói về sóng dừng:
A: Khi có sóng dừng trên dây thì hình dạng dây ko thay đổi
B: Tốc độ truyền sóng trên dây ko phụ thuộc vào số nút sóng hay bụng sóng khi có sóng dừng
C: Khi có sóng dừng trên dây thì tọa độ của các nút sóng và bụng sóng luôn thay đổi.
D: Khi có sự giao thoa của 2 sóng kết hợp thì luôn có sóng dừng


Hy vọng rằng với các bài toán giải, mọi người cho tớ bài giải cụ thể :)


Các mod hay ai đó mà đưa ra câu hỏi, mong rằng mọi người sẽ check đáp án cho những ai trả lời (dù họ làm đúng hay sai)
 
Last edited by a moderator:
D

duyvu09

17:Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp [TEX]S_1S_2[/TEX] dao động với pt [TEX]u_1 = Acos(wt)[/TEX] và [TEX]u_2 = Acos(wt + pi)[/TEX]. Sóng lan truyền trên mặt nước với bước sóng [TEX]lamda[/TEX]. Một phần tử chất lỏng trên đường trung trực của đoạn [TEX]S_1S_2[/TEX] dao động với biên độ bằng:
A: = 0
B: = A
C:=2A
D: =0.5A
Vì 2 sóng dao động ngược pha nên các phần tử nằm trên đường trung trực của S1S2 sẽ dđ với biên độ cực tiểu.
18:Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng cơ:
A: Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong 1s
B: Khi sóng cơ lan truyền trong môi trường, vật chất của môi trường cũng truyền theo sóng.
C: Tốc độ truyền sóng chính là tốc độ dao động của phần tử môi trường khi có sóng truyền qua
D: Càng xa nguồn sóng, năng lượng càng nhỏ nên biên độ sóng càng nhỏ
Bước sóng là quãng đường ngắn nhất sóng truyền đi được trong 1 chu kì nên loại A.
Khi sóng cơ lan truyền trong môi trường các vật chất của môi trường sẽ dđ tại chỗ mà không truyền theo sóng nên loại B.
Đáp án C mình không biết giải thích sao nữa bạn nào giúp mình với.
Càng truyền đi xa năng lượng sóng càng giảm là không phải bàn cãi:D.
19: Sóng cơ lan truyền trên phương Ox có pt : [TEX]u_0 = a cos(wt)[/TEX](cm). tại M có [TEX]OM = \frac{vT}{2}[/TEX] và tại thời điểm [TEX]t = \frac{T}{2}[/TEX] thì độ dịch chuyển của M là [TEX]u_M = 2[/TEX](cm). Tính a:
A: 4(cm)
B: 2(cm)
C :[TEX]\frac{4}{\sqrt{3}}[/TEX] (cm)
D: [TEX]2 \sqrt{3}[/TEX] (cm)
Đáp án của mình vẫn bằng 2cm làm theo cách viết phương trình tại M rồi thay t,độ dịch chuyển và d vào thì tìm được cos=1 và a=2
20: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 8cm phát ra 2 sóng cùng pha có tần số f=20Hz. Tại điểm M nằm trên mặt nước (MA = 25cm , MB = 20.5 cm) sóng có biên độ cực đại, giữa M và trung trực của AB có 2 dãy cực đại khác. C và D là 2 điểm nằm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là:
A: 5
B: 7
C: 9
D: 11
Vì giữa M và trung trực của AB có 2 dãy cực đại khác và M dđ với biên độ cực đại nên ta có k=3 và
[tex]d_1-d_2=k(lamda) [/tex]
thay vào ta được lamda=1.5
Tiếp theo ta giả sử C dđ với biên độ cực đại nghĩa là AC-CB=k(lamda)
<=>k=2,2 vì vậy giữa C và đường trung trực của AB có 2 điểm dđ với biên độ cực đại.Do C và D đối xứng nhau nên số điểm dao động với biên độ cực đại là :2k+1=5(+1 là do có thêm đường trung trực của AB)

21: Trong thí nghiệm giao thoa với 2 nguồn sóng phát sóng giống nhau tại A,B trên mặt nước. Khoảng cách 2 nguồn là AB = 8cm. 2 sóng truyền đi có bước sóng = 2cm. Trên đường thưởng xx' // AB, cách AB 2cm, khoảng cách nhắn nhất gữa giao điểm C của xx' với đường trung trực của AB đến điểm dao động với biên độ cực tiểu là
A: 0.56 (cm)
B: 0.5(cm)
C: 1(cm)
D: 0.64(cm)
Thực sự thì mình không có chút gì về kiến thưc hypepol nên nhờ bạn giải cho
22: Hai nguồn sóng giống hệt nhau cách nhau 1 khoảng d trên đường kính của 1 vòng tròn bán kính R (d<<R) và đối xứng qua tâm vòng tròn. Nguồn phát sóng có bước sóng a với d=2.5a. Số điểm giao động cực đại trên vòng tròn là:
A: 20
B: 18
C: 22
D: 24
Mình vẫn giữ nguyên quan điểm đáp án là 10:D

23:
Đối với sóng cơ học, tốc độ truyền sóng:
A: phụ thuộc vào tần số sóng
B: Phụ thuộc vào bản chất môi trường truyền sóng
C: Phụ thuộc vào bước sóng và bản chất môi trường truyến sóng
D: Phụ thuộc vào chu kỳ, bước sóng và bản chất môi trường truyền sóng
Về tốc độ truyền sóng mình nghĩ nó chỉ bị phụ thuộc vào mật độ các phần tử,nhiệt độ và các yếu tố về môi trường nên nó chỉ phụ thuộc vào bản chất môi trường.
Còn về bước sóng là cái sinh ra sau khi có vận tốc truyền sóng truyền được trong 1 chu kì.Tần số f thì cũng là đại lượng để xác định bước sóng
Theo mình là thế nên mình chọn câu B
24: Phát biểu nào ĐÚNG khi nói về sóng dừng:
A: Khi có sóng dừng trên dây thì hình dạng dây ko thay đổi
B: Tố
c độ truyền sóng trên dây ko phụ thuộc vào số nút sóng hay bụng sóng khi có sóng dừng
C: Khi có sóng dừng trên dây thì tọa độ của các nút sóng và bụng sóng luôn thay đổi.
D: Khi có sự giao thoa của 2 sóng kết hợp thì luôn có sóng dừng

2 sóng kết hợp là 2 sóng cùng tần số,cùng phương,hiệu độ lệch pha không đổi nhưng trong sự giao thoa không nhất thiết là 2 sóng phải cùng biên độ.Mà trong sóng dừng nhất thiết sóng tới và sóng phản xạ phải cùng biên độ.Vì vậy D loại.
Khi có sóng dừng trên dây phần tử 1 dao động sẽ tạo liên kết đàn hồi với phần tử gần mình,nên phần tử đó sẽ dao động lên theo vì vậy hình dạng dây sẽ thay đổi.Loại A
Mình lưỡng lự câu B và C nhưng mình nghĩ tọa độ các nút và bụng sóng sẽ luôn thay đổi trong khi tạo sóng dừng.Còn tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất môi trường nghĩa là sẽ phụ thuộc vào mật độ phân bố các phần tử vì vậy nó sẽ phụ thuộc vào số nút sóng hay bụng sóng khi có sóng dừng.
Hy vọng rằng với các bài toán giải, mọi người cho tớ bài giải cụ thể :)


Các mod hay ai đó mà đưa ra câu hỏi, mong rằng mọi người sẽ check đáp án cho những ai trả lời (dù họ làm đúng hay sai)
Mình đã sửa lại bài rồi nè.
*****************************************8
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom