Văn Về kinh nghiệm học và thi môn Ngữ Văn.

C

conu

ặc..Nhìn mà thấy nản lun...!!! ko biết có chịu nổi ko đây nữa
Có gì đâu mà ko chịu nổi ;))
Năm ngoái mình đã đọc hết sạch chỗ này, thậm chí còn in ra thành tập văn bản, đi thi cũng áp dụng được những điều bổ ích đấy. Đối với học văn kị nhất là ngại đọc, ngại viết, nếu ko thì điểm sẽ mãi ko vươn lên được, giống như học Toán mà ngại giải bài tập, học TAnh mà ngại học từ vựng thì bao giờ có vốn, bao giờ có kĩ năng.
 
C

conduongmua_20082000

Theo tôi nghĩ trước tiên phải nhớ tác giả, xuất xứ của tác phẩm, nội dung chính , hình thức nghệ thuật cơ bản. Theo đó thông wa tác phẩm tác giả muốn nói điều gì
Tiếp nữa, một bài văn dù hay hay không đều phải có bố cục ba phần đầy đủ
 
C

cbq_116

theo mình thì còn phải cần có cảm xúc. Phải hòa vào dòng tâm trạng của tác giả nưã, nêú là đêf phân tích nhân vâtj thì phải hóa thân vào nhân vât vui cái vui của nhân vât bùn cái bùn của nhân vâtj nưã
 
M

money_22

theo mình thì còn phải cần có cảm xúc. Phải hòa vào dòng tâm trạng của tác giả nưã, nêú là đêf phân tích nhân vâtj thì phải hóa thân vào nhân vât vui cái vui của nhân vât bùn cái bùn của nhân vâtj nưã

Nói thì đúng là như thế nhưng ko phải lúc nào chúng ta cũng làm được như thế đâu bạn của tớ ạ( nhận sằng cái- he he) :(

Có những tp càng cố hiểu thì càng ko hiểu, càng cố thích thì lại càng thêm ghét, và càng cố nhập tâm thì lại càng phân tâm! ;) Nói điều đó để thấy được gì: tớ nghĩ chúng ta nên tiếp cận tác phẩm cũng như giải quyết 1 đề bài bằng tâm lí thoải mái và tự nhiên nhất! Lúc đó văn chương tự nó sẽ mang đến cảm xúc! Viết ok ngay:)>-
 
P

phaodaibatkhaxampham

thầy tôi thường bảo văn chương rất kì lạ bởi nó là một bộ môn khoa học nghệ thuật , học văn cảm xúc cũng có nhưng nó chỉ là ấn tượng ban đầu cái mà đánh thức trái tim và tâm hồn chúng ta thôi , còn cái mà khiến chúng ta viết được một bài văn tử tế đơn giản ở đây là một tác phaamr văn nghị luận trong khuôn khổ nhà trường thì cái chính làm nên sự thành công là tri thức mà chúng ta có bao nhiêu cách lập luận của chúng ta đã đúng và đủ hay chưa , luận điểm chúng ta có đầy đủ hay không . LÀm những điều này yếu tố tình cảm là rất ít và rất khó , những người học văn như chúng ta luôn đã , đang và sẽ cố gắng thực hiện
 
M

money_22

Mình luôn tâm đắc 1 câu: vấn đề tri thức không nằm ở chuyện biết nhiều hay ít, mà nằm ở sự khai thác kiến thức mình có! Biết nhiều mà chẳng biết dùng lúc nào, viết ntn thì cũng chỉ là lí thuyết!:)
Các tp văn học trong trường THPT cũng thế, đôi khi kiến thức chẳng cần bạn biết quá nhiều, đọc quá rộng, hiểu quá sâu- bởi trong thời hạn 180p thì bài viết của bạn cũng chỉ đạt được số lượng câu từ nhất định mà thôi- cái chính là chúng ta khai thác nó ntn:D
( Tất nhiên đối với những người yêu văn, giỏi văn thì điều đó là ko đúng lắm vì họ thích khai thác sâu và triển khai vđ rộng- tớ cũng thích phong cách này- nhưng đang nói về vđ thi ĐH nhá, thì tớ có vài ý như thế :D )
Chúc thành công và may mắn!:D
 
C

conu

Ngày xưa anh cũng đâu cần biết quá nhiều, chỉ cần 1 cái vốn vừa đủ, đi thi mình biết cách khai thác, sử dụng đúng chỗ là đạt yêu cầu rồi. Bản thân chương trình học vốn đã nhiều, học ôn cần phải biết "khôn" ;))
 
P

phaodaibatkhaxampham

vừa đủ ạ
nhưng nhiều khi học mà có biết khi nào là đủ ?
em vẫn nghĩ là có tri thức là một điều cần thiết nhất
có tri thức đâu có nghĩa là lí thuyết suông
anh em mình học văn là học cả văn bản và học cả tập làm văn tức là cả nd và phuơng pháp , nếu chỉ nắm được một phần không gọi là có kiến thức
nếu học mà không có tri thức hay là chỉ có một ít kiến thức thì em nghĩ chả khai thác được
 
M

money_22

Ngày xưa anh cũng đâu cần biết quá nhiều, chỉ cần 1 cái vốn vừa đủ, đi thi mình biết cách khai thác, sử dụng đúng chỗ là đạt yêu cầu rồi. Bản thân chương trình học vốn đã nhiều, học ôn cần phải biết "khôn" ;))

Anh mà ko "biết quá nhiều" á? Ôi cha mẹ ơi@-)@-)@-)@-)
 
M

money_22

vừa đủ ạ
nhưng nhiều khi học mà có biết khi nào là đủ ?
em vẫn nghĩ là có tri thức là một điều cần thiết nhất
có tri thức đâu có nghĩa là lí thuyết suông
anh em mình học văn là học cả văn bản và học cả tập làm văn tức là cả nd và phuơng pháp , nếu chỉ nắm được một phần không gọi là có kiến thức
nếu học mà không có tri thức hay là chỉ có một ít kiến thức thì em nghĩ chả khai thác được

Vốn dĩ việc học là ko bao giờ đủ cả, nhưng nếu cho rằng "chỉ nắm được một phần không gọi là có kiến thức " thì thế nào mới là kiến thức?
Bản thân kiến thức là sự nắm bắt đwocj vđ rồi, dù ít hay nhiều. Vì thế mới có cái gọi là"kiến thức sâu rộng" với"kiến thức nông cạn" chứ? Cậu đang đánh đồng và làm phức tạp vđ lên đấy!:)>-
 
H

hobgoblin

Mod spam hay sao mà toàn đi lấy bài người ta lên post vậy!!! tự nêu ra cách riêng đê!!!đưa tài liệu tham khảo hoài àh!!!
 
T

thanhloanhappy_263

đa số các bài văn, bài tham khảo bài nào cũng dài cả cây số, ko hình ảnh minh họa, đọc xong thì lơ tơ mơ ko hiểu nó nói cái gì, thế là phải đọc lại rất mất thời gian. bởi vậy mình rất ngại đọc những thứ đó, đã vậy đọc 2-3 tác phẩm cùng lúc, đọc xong nhnâ vật tác phẩm này lại lộn wa tác phẩm truyện kia, khổ lắm. nếu tác phẩm nào mình thấy đạc biệt thì rất dễ đọc, dễ hiểu và phân tích nữa, mà thường thì điều đó rất hiếm, thế mới khổ chứ. Học mà ko đọc các tác phẩm khác nhau tì cung ko xong, ko có kinh nghiệm viết văn, mà đọc thì lại thêm street...... Uớc gì ko có mấy cái này thì sướng nhỉ....
 
M

money_22

@hoblogbin: làm gì có mod nào spam! Đó cũng là cách góp ý mà- mà mod thì ko phải là thành viên chắc?
@thanhloan: học văn mà cảm thấy stress thì nguy đấy, tớ mà là cậu, vứt đó, ngủ! Khi nào thấy có hứng thì học- he he ( Mà ko có hứng thì đừng cố làm gì- văn học có quyền ghét- yêu thích tuỳ hứng:D )
 
C

conu

vừa đủ ạ
nhưng nhiều khi học mà có biết khi nào là đủ ?
em vẫn nghĩ là có tri thức là một điều cần thiết nhất
có tri thức đâu có nghĩa là lí thuyết suông
anh em mình học văn là học cả văn bản và học cả tập làm văn tức là cả nd và phuơng pháp , nếu chỉ nắm được một phần không gọi là có kiến thức
nếu học mà không có tri thức hay là chỉ có một ít kiến thức thì em nghĩ chả khai thác được

:)) Phaodai chưa hiểu ý anh rồi.
Nhiều người cứ cho là bây giờ ôn thi phải nhồi nhét thật nhiều thứ, đọc hết thứ này đến thứ khác (thì mới đủ vốn để đi thi). Nhưng đúng như money nói: chúng ta chỉ có vẻn vẹn 3 tiếng cho 12 năm (ko tính thời điểm khi đã biết trượt ;)) ).
Có cần quá phung phí sức như vậy ko.
Đặt vấn đề: tri thức ko phải cứ là học thật nhiều kiến thức, mà là người biết cách học và vận dụng kiến thức (vì kiến thức rồi cũng sẽ quên đi, nhưng kĩ năng - hay còn gọi là phương pháp sẽ còn lại mãi mãi)

Vậy học Văn thế nào cho gọi là vừa đủ mà vẫn đi thi ko rầu rĩ, ko lo lắng, ko sợ thiếu? (tức là biết cách khai thác những cái đã học)

Về kiến thức: học phải biết cuốn chiếu, học đến đâu ta gói gọn đến đó, cuối cùng là gì, chẳng phải là cả 1 đống kiến thức, chữ nghĩa văn tham khảo của các giáo sư ở trong đầu, mà bài nào, mà tác phẩm nào cũng phải đảm bảo như vậy, vì tác phẩm nào có trong giới hạn cũng đều có vẻ quan trọng và cần phải đào thật sâu, học thật kĩ, nghiên cứu thật nhiều. (học như thế rồi cuối cùng sử dụng cũng chẳng được mấy đâu, lại tốn sức). Mà chốt lại chỉ còn là những ý ngắn gọn trong 1 vài trang giấy (tức là 1 dàn ý chi tiết bao quát toàn tác phẩm), giống như chữa bệnh, ko phải cứ uống cho thật nhiều thuốc là hay, có khi chỉ cần nén lại trong những viên nhỏ bằng lòng bàn tay, là đã vô cùng hiệu nghiệm rồi.

Về kĩ năng: Nghe thì có vẻ nhiều lắm, đến tận hàng trăm đề văn khác nhau (217 đề và bài văn, 100 đề văn tuyển sinh ĐH, 150 đề văn chọn lọc... ôi dào, mấy cái tên đó nghe nhàm lắm rồi), nhưng chốt lại cũng chỉ có 3 dạng đề NLVH: Kiểm tra kiến thức: tác giả, tác phẩm, giai đoạn; Tacs phẩm thơ: Phân tích 1 bài (đoạn), bình giảng, so sánh, tổng hợp; Tp Văn xuôi: nhân vật, tình huống, đoạn truyện, giá trị. NLXH: giải thích, CM, bình luận. => Đây là việc rút ra phương pháp làm bài của từng dạng đề.

=> Học kiến thức thì phải biết gói gọn, khái quát hoá để cho nó nhẹ nhàng hơn, học kĩ năng thì phải biết học theo phương pháp bằng cách tổng hợp và phân loại, đồng thời kết hợp với đọc thêm, viết bài luyện tay nghề.

Nắm cho chắc cách thức làm đối với từng dạng đề rồi đọc 1 số bài tham khảo để học cách áp dụng. Bước tiếp theo, tập viết 1 vài bài rồi đưa cô giáo nhận xét để rút kinh nghiệm, từ đó mà vận dụng linh hoạt cho tất cả các tác phẩm khác nhau (phải nhạy bén 1 chút) khi đã nắm chắc cái dàn ý, hiểu thấu đáo bài học, và có phương pháp làm bài thì đề nó xoay kiểu gì mình cũng làm được (chứ đâu nhất thiết là mỗi tác phẩm mình lại phải học thuộc dàn ý của mấy dạng đề, tích hợp mấy chục tác phẩm lại thì cũng đến hàng trăm thật chứ đùa, như thế làm sao bao quát nổi, làm sao nhồi cho xuể??? thay vào đó là: à, tôi đã có phương pháp, tôi đã có dàn ý, giờ tôi chỉ việc phối hợp chúng sao cho phù hợp với bất cứ đề bài nào mà người ta bất chợt đưa ra).

Môn Toán, cùng là 1 dạng đề, người ta chỉ thay số liệu và vài dữ kiện, nhưng phương pháp làm thì vẫn vậy, khi đã thành thạo thì vẫn xơi (trừ câu hỏi phân loại hs). Văn cũng thế, cùng là 1 dạng đề, cùng phương pháp giải quyết, nhưng người ta chỉ thay đổi tác phẩm, chi tiết trong tác phẩm, mình chỉ việc gắp những ý phù hợp trong cái dàn ý của toàn bộ tp có sẵn trong đầu bằng cái hiểu để lập 1 dàn ý mới phục vụ cho đề bài dựa trên phương pháp chung, rồi triển khai ra thành bài văn, sau có thể thêm thắt thêm được những gì nhu nhặt được từ vốn đọc ở bên ngoài (nhớ đến đâu thì thêm vào hay đến đó, nhưng cơ bản là bài văn đã được giải quyết)
Thế là OK. Đi thi ngon lành, 8 điểm như chơi. Có cái gì đâu mà ghê gớm nhỉ? Lên ĐH còn học nhiều cái mệt hơn, học ở phổ thông mới chỉ là tư duy vận dụng, chứ đã nghiên cứu, sáng tạo gì lắm đâu mà đến mức "ko bao giờ là đủ", trong khi đâu chỉ mình môn Văn, mà còn bao nhiêu môn học khác để thi tốt nghiệp và thi ĐH, nhất là ở thời điểm gấp rút thế này.

Hãy nhớ: quan trọng ko phải là học được bao nhiêu để cho nhiều? Mà là HỌC CÁI GÌ & HỌC NHƯ THẾ NÀO? (học vừa đủ thôi nhưng vẫn đạt yêu cầu)
 
Last edited by a moderator:
P

phaodaibatkhaxampham

hừm àh ừ
vậy là giờ em thở được rồi
túm lại là ta chỉ cần học
1 phương pháp làm bài theo từng dạng đề
2 một dàn ý chi tiết bao quát toàn tác phẩm bao gồm nội dung và nghệ thuật
thế là 8 điểm văn hả ?
chứ không cần học nhiều ?
 
C

conu

hừm àh ừ
vậy là giờ em thở được rồi
túm lại là ta chỉ cần học
1 phương pháp làm bài theo từng dạng đề
2 một dàn ý chi tiết bao quát toàn tác phẩm bao gồm nội dung và nghệ thuật
thế là 8 điểm văn hả ?
chứ không cần học nhiều ?

bổ sung thêm:
3, đọc thêm bên ngoài và chọn ra những dẫn chứng tiêu biểu để làm phong phú thêm vốn đọc.
Mỗi tác phẩm đều có dẫn chứng riêng thì chọn ra những cái hay, cái phổ biến, thiết thực, ghi riêng ra sổ tay, mỗi ngày tích luỹ 1 ít, dần dần sẽ phong phú.
(Lý luận VH có 1 số câu: Văn học là con đẻ của thời đại, lịch sử của tâm trạng, nhân vật là trụ cột cuar tác phẩm, nhà văn trước tiên phải lo cho nhân vật...., người nhan đạo đến tận xương tuỷ, văn học là phạm trù ko giới hạn của nghệ thuật, gợi mở chiều kích của các giác quan và trường liên tưởng..., Văn học ko chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, văn học sẽ ko là gì cả nếu ko vì cuộc đời mà có...vv và vv, là những câu có thể áp dụng cho rất nhiều đề bài khác nhau, nếu biết đặt vào khéo léo đúng chỗ, đúng ngữ cảnh thì lập tức bài đã ở tầm khác, có chiều sâu, gây thiện cảm hơn rất nhiều mà ko cần quá vất vả để học -> đó gọi là khôn. ;)) )
4, nên "tập viết" thêm.
Còn 1 cái khác cũng ko thể bỏ qua, là khả năng diễn đạt và cảm xúc, cái này thì chắc là em phải có. ;))
Ko cần học nhiều ko phải là học ít, mà là "học nhẹ nhàng mà ko thấp kém"
 
Last edited by a moderator:
P

phaodaibatkhaxampham

như vậy là li luận văn học ta cũng không cần sâu kĩ làm gì biết sơ sơ vài khái niệm như tinh thần nhân đạo là tình thưng con người , quý trọng những gì thuộc ề con người , ca ngơi con người ,,,, còn hiện thực là nói lên bản chất của xã hội ,cs
rồi vài câu lí luận để " lấy le" là ổn ha?
à nói đến tập viết mới nhớ ở chỗ ôn thi ngữ văn 2009 ta có nên phát động viết các bài văn hoàn chỉnh lên đó , coi như luyện viết rồi nhờ ai đó đứng ra nhận xét
 
C

conu

ĐÚng như vậy, thi ĐH chứ ko phải là thi HSG nên cũng ko cần "chuyên môn" quá. có đủ thời gian đâu mà chuyên môn làm gì.
Cái này anh nghĩ chúng ta cứ thử nghiệm, lấy ý kiến trước, nếu mọi người ủng hộ, nhiệt tình thì hãy tổ chức, nếu "lười viết" thì nên học theo hình thức thắc mắc và giải đáp (như năm ngoái). Về người nhận xét thì phải là thầy cô giáo, ngoài học sư phạm văn thì mới nắm được yêu cầu 1 bài văn đi thi (mang tính "hàn lâm" và chính xác), còn nhận xét kêir bạn cùng trang lứa, thì e rằng nhieeuf người sẽ ko muốn tốn công sức đâu. Cái này anh sẽ gửi ý kiến lên Ban quản trị xem sao. Hoặc nhờ được anh tranquang (anh ấy ko biết có còn ở hocmai ko) hoặc nhờ chị Thuyduong (biên tập viên phụ trách môn Văn ở hocmai cũng được)
 
M

money_22

Hơ hơ- báo cáo cả nhà là em có ý kiến:
- nếu thi viết theo kiểu post bài thì em cũng ủng hộ ngay- nhưng chết nỗi thế thì căn thời gian kiểu nào được- lại còn gõ phím nữa chứ- đi thi ĐH đâu có được dùng MT đâu ;))
- Thứ hai là cần có người ra đề một cách bài bản, yêu cầu thơi gian hạn hẹp thì mới hiệu quả
- thứ ba là: ( Vđề cá nhân em) : em ko được dùng Mt quá 2h 1 lúc đâu- tử ngay! :D
 
C

conu

Anh nghĩ trên diễn đàn sẽ ko có đủ thời gian để làm 1 bài văn dài đâu.
Chúng ta chỉ có thể post những câu hỏi riêng và giải quyết cho từng câu thôi.
Việc căn thời giaqn, em nên tự luyện tập ở nhà, và nếu có thể xin thầy cô đề mẫu để làm thử, tính thời gian như đi thi rồi nhyowf thầy cô chấm và nhận xét. OK?
 
Top Bottom