Văn Về kinh nghiệm học và thi môn Ngữ Văn.

M

money_22

Anh nghĩ trên diễn đàn sẽ ko có đủ thời gian để làm 1 bài văn dài đâu.
Chúng ta chỉ có thể post những câu hỏi riêng và giải quyết cho từng câu thôi.
Việc căn thời giaqn, em nên tự luyện tập ở nhà, và nếu có thể xin thầy cô đề mẫu để làm thử, tính thời gian như đi thi rồi nhyowf thầy cô chấm và nhận xét. OK?

Ok! Thì vẫn chỉ còn cách đó thôi!;)
Hôm nay bọn tớ thi thử văn Đh- post đề lên cho cả nhà tham khảo:
Câu 1: (2đ): Anh chị hãy trình bày những nét chính về phong cách NT của Nam cao
Câu 2: (3đ):
Đọc bài thơ sau:
Quán hàng phù thuỷ(K. Bađjađro Prađip- Ấn độ)
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ
"Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!"

Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn
" ANh muốn mua gì?"
"Tôi muốn mua ty,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn..."

"Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín anh phải trồng
Không bán! "
Anh chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa triết lí của bài thơ trên trong csống của mỗi chúng ta? hãy bình luận!
câu 3: (5đ):
" Chú thường ví chuyện gđình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú chia cho mỗi nòi một khúc mà ghi vào đó. Chú kể con sông nào của nước ta cũng đẹp....lòng tốt của con người ta cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về 1 biển. Con sông gđình ta cũng chảy ra biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn rồi sẽ biết."( Trích: "Những đứa con trong gia đình"- Nguyễn Thi)
hãy chứng minh rằng: Có 1 dòng sông như thế chảy trong tác phẩm " Những đứa con trong gia đình " của Nguyễn Thi.
 
K

kiuctuoi20

"Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng" đó là câu thơ trong bài "giải đi sớm" của HCM. CÂu thơ mang âm điệu thật hào sảng của đường thi.
Bài thơ liên tục có mặt trong chương trình SGK, nhưng năm nay bài thơ không còn trong chuơng trình chinh nữa. Có ai đó cho mình lời giải đáp không ?
 
M

money_22

"Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng" đó là câu thơ trong bài "giải đi sớm" của HCM. CÂu thơ mang âm điệu thật hào sảng của đường thi.
Bài thơ liên tục có mặt trong chương trình SGK, nhưng năm nay bài thơ không còn trong chuơng trình chinh nữa. Có ai đó cho mình lời giải đáp không ?

Ặc! "Chỉ có thuyền mới hiểu, biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có Bộ mói hiểu, bài này đi đâu về đâu" ;)) :))
Đơn giản chỉ là thấy có nhiều tác phẩm mới hay hơn, trong khi các tác phẩm cũ đã quá cũ rồi mà bạn, thì cũng phải thay đổi cho nó đúng với tinh thần cải cách cái chứ, nhể? ;)
 
C

conu

Ok! Thì vẫn chỉ còn cách đó thôi!;)
Hôm nay bọn tớ thi thử văn Đh- post đề lên cho cả nhà tham khảo:
Câu 1: (2đ): Anh chị hãy trình bày những nét chính về phong cách NT của Nam cao
Câu 2: (3đ):
Đọc bài thơ sau:
Quán hàng phù thuỷ(K. Bađjađro Prađip- Ấn độ)
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ
"Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!"

Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn
" ANh muốn mua gì?"
"Tôi muốn mua ty,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn..."

"Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín anh phải trồng
Không bán! "
Anh chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa triết lí của bài thơ trên trong csống của mỗi chúng ta? hãy bình luận!
câu 3: (5đ):
" Chú thường ví chuyện gđình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú chia cho mỗi nòi một khúc mà ghi vào đó. Chú kể con sông nào của nước ta cũng đẹp....lòng tốt của con người ta cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về 1 biển. Con sông gđình ta cũng chảy ra biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn rồi sẽ biết."( Trích: "Những đứa con trong gia đình"- Nguyễn Thi)
hãy chứng minh rằng: Có 1 dòng sông như thế chảy trong tác phẩm " Những đứa con trong gia đình " của Nguyễn Thi.

Đề này mà cho anh làm chắc dưới điểm TB. ;))
Toafn kiến thức cải cách. Đọc sơ quả nội dung thì anh thấy đây là 1 đề văn tương đối khó, tất nhiên khi thi thử bao giờ người ta cũng phải cho khó, thì đến khi thi thật mới ko bị hoang mang trong những TH có "đột biến".
Thiết nghĩ, phần này em nên post sang box Ôn luyện thi ĐH 2009.
 
Last edited by a moderator:
V

vinhpham

Dàn bài " Đất Nước" trích ( Trường ca mặt đường khát vọng ) của Nguyển Khoa Điềm.
Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943. Nhà thơ xứ Huế. Tốt nghiệp Đại học Văn Sư phạm Hà Nội. Thời chống Mĩ sống và chiến đấu tại chiến trường Trị-Thiên. Nay là Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.

- Tác phẩm thơ: “Đất ngoại ô”, “Mặt đường khát vọng”,…

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm đậm đà, bình dị, hồn nhiên, giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người thanh niên trí thức tham gia tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Chủ đề

Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm nói về cội nguồn đất nước theo chiều dài lịch sử đằng đẵng và không gian địa lý mênh mông. Hình tượng Núi Sông gắn liền với tâm hồn và chí khí của Nhân dân, những con người làm ra Đất nước. Đất nước trường tồn hứa hẹn một ngày mai đẹp tươi và hát ca.

Những đoạn thơ hay, những ý tưởng đẹp

1. Đất nước - cội nguồn dân tộc

Đất nước có đã lâu rồi từ những “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Đất nước gắn liền với mĩ tục thuần phong, với cổ tích truyền thuyết “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn - Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc – Tóc mẹ thì bới sau đầu – Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

- Đất nước gắn bó với những cái bình dị thân thuộc quanh ta:

“Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nằng hai sương xay, giã giần, sàng”

Đất nước là “nơi ta hò hẹn”, là “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, là “nơi anh đến trường” là “nơi em tắm”…

- Đất nước gắn liền với dân ca “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc…, con cá ngư ông móng nước biển khơi”, gắn liền với huyền thoại “Trăm trứng” thiêng liêng:

“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
- Đất nước trường tồn theo thời gian đằng đẵng, trải rộng trên một “không gian mênh mông”. Yêu thương biết bao, bởi lẽ “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”, là quê hương xứ sở ngàn đời:

“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

- Đất nước lâu đời “ngày xửa ngày xưa”, Đất nước hôm nay, và Đất nước mai sau. Một niềm tin cao cả thiêng liêng:

“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
Đất nước là của mọi người, trong đó có một phần của “anh và em hôm nay”. Đất nước mỗi ngày một tốt đẹp vững bền, trở nên “vẹn tròn to lớn”. Đất nước hình thành và trường tồn bằng máu xương của mỗi chúng ta. Tình yêu nước là sự “gắn bó và san sẻ”. Đây là một trong những đoạn thơ tâm tình sâu lắng, hay nhất trong bài thơ nói về tình yêu đất nước:

“Em ơi Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ.
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời”

Tóm lại, 42 câu thơ trong phần I nói về nguồn gốc của Đất nước và sự gắn bó, san sẻ đối với Đất nước. Ý tưởng sâu sắc ấy được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân gian, một giọng điệu thủ thỉ tâm tình vô cùng thấm thía, xúc động. Chất trữ tình hòa quyện với tính chính luận.

2. Đất nước của Nhân dân - Đất nước của ca dao thần thoại

Đất nước hùng vĩ. Giang sơn gấm vóc. Ý tưởng ấy, niềm tự hào ấy đã được nhiều thi sĩ bao đời nay nói đến thật hay, thật xúc động. Nguyễn Khoa Điềm nói về ý tưởng ấy niềm tự hào ấy rất thơ và rất độc đáo. Tượng hình, sông núi gắn liền với những đức tính quý báu, những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Là sự thủy chung trong tình yêu. Là truyền thống anh hùng bất khuất, là tinh thần đoàn kết, nghĩa tình. Là khát vọng bay bổng, là tinh thần hiếu học. Là đức tính cần mẫn sum vầy, là chí khí tự lập tự cường. Mỗi tên núi tên sông trở nên gần gũi trong tâm hồn ta:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…”
Tính phẩm mỹ, tính hình tượng và tính riêng phong cách được hội tụ qua đoạn thơ này, tạo nên giá trị nhân văn đích thực, làm cho người đọc vô cùng thú vị khi cảm nhận và khám phá.
Tên núi, tên sông, tên ruộng đồng, gò bãi… mang theo “ao ước”, thể hiện “lối sống ông cha” là tâm hồn dân tộc:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
Mồ hôi và máu của Nhân dân, của những anh hùng vô danh đã dựng xây và bảo vệ Đất nước:
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng”
Chính nhân dân đã “giữ và truyền” hạt lúa, đã “truyền lửa”, “truyền giọng điệu”, “gánh tên làng tên xã”…, “đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”. Chính Nhân dân đã làm nên Đất nước, để Đất nước là của Nhân dân. Vần thơ hàm chứa ý tưởng đẹp, một lối diễn đạt ý vị ngọt ngào:
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất nước này là Đất nước Nhân dân
Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”
- Đất nước mang sức sống mãnh liệt, tiềm tàng vì Nhân dân đã biết yêu và biết ghét, bền chí và dẻo dai, biết “quý công cầm vàng”, “biết trồng tre đợi ngày thành gậy”, biết trả thù cho nước, rửa hận cho giống nòi mà “không sợ dài lâu”.
- Hình ảnh người chèo đò, kéo thuyền vượt thác cất cao tiếng hát là một biểu tượng nói lên sức mạnh Nhân dân chiến thắng mọi thử thách, lạc quan tin tưởng đưa Đất nước đi tới một ngày mai vô cùng tươi sáng:
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Kết luận
Giọng thơ tâm tình tha thiết. Vận dụng tục ngữ ca dao, dân ca, cổ tích, truyền thuyết… một cách hồn nhiên thú vị. Có một số đoạn thơ rất đặc sắc: ý tưởng đẹp, cảm xúc và hình tượng hài hòa, hội tụ nên những vần thơ mĩ lệ. Tư tưởng đất nước của Nhân dân được thể hiện vô cùng sâu sắc với tất cả niềm tự hào và tình yêu nước. Một đôi chỗ còn dàn trải, thiếu hàm súc. Nguyễn Khoa Điềm đã góp cho đề tài Đất nước một bài thơ hay, ý vị đậm đà.
 
M

money_22

Đề này mà cho anh làm chắc dưới điểm TB. ;))
Toafn kiến thức cải cách. Đọc sơ quả nội dung thì anh thấy đây là 1 đề văn tương đối khó, tất nhiên khi thi thử bao giờ người ta cũng phải cho khó, thì đến khi thi thật mới ko bị hoang mang trong những TH có "đột biến".
Thiết nghĩ, phần này em nên post sang box Ôn luyện thi ĐH 2009.

oái, làm gì mà anh nói ghê thế, anh mà dưới tb thì em dưới ......kém!;)) ;))

Em định post bên box ôn thi ĐH cơ mà nhỉ, chắc post nhầm! :D
 
C

conu

Cẩn thận với các điểm mới trong đề Văn

--------------------------------------------------------------------------------

Với cấu trúc đề thi năm nay của Bộ GD&ĐT có nhiều điểm mới, nếu thí sinh không cẩn thận trong cách ôn tập thì điểm thi sẽ thấp - PGS.TS Văn học Lê Quang Hưng, trường ĐH Sư phạm Hà Nội cảnh báo.

Điểm mới trong cấu trúc đề thi năm nay đó là gì, thưa PGS.TS?
Năm nay tất cả các thí sinh thi đều theo chương trình của sách giáo khoa mới gồm hai bộ dành cho ban Cơ bản và Nâng cao. Nghĩa là những thí sinh thi lại đại học và cao đẳng phải học ôn theo sách giáo khoa mới này.
Các em cần chú ý rằng có những tác phẩm không còn trong sách giáo trình nữa, có những tác phẩm chuyển sang phần đọc thêm. Như thế tất nhiên có những tác phẩm mới được đưa vào chương trình, nhất là văn học Việt Nam từ sau năm 1975 (thời kỳ đổi mới).
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay đã được Bộ GD-ĐT công bố. Đề thi môn Văn gồm 3 câu. Câu 2 điểm thiên về tái hiện kiến thức khái quát, cơ bản về một tác giả tiêu biểu hoặc về thời kỳ hay một tác phẩm văn học. Câu 3 điểm thuộc về nghị luận xã hội (về tư tưởng, đạo lý hay về một hiện tượng đời sống).
Câu 5 điểm là câu nghị luận văn học có tính hoàn chỉnh. Câu này thuộc phần tự chọn, nghĩa là thí sinh chọn làm một trong hai câu. Như thế, điểm mới là trong đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH,CĐ năm nay sẽ chính thức có câu về nghị luận xã hội.
Với câu hỏi về nghị luận xã hội thì thí sinh cần tổ chức làm bài như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Với cấu trúc đề thi năm nay, các em cũng nên dành thời gian thích đáng để luyện viết nghị luận về một tư tưởng, đạo lý hoặc về một hiện tượng đời sống, vì đây là kiểu câu mới trong đề thi.
Nên nhớ rằng làm câu nghị luận này rất dễ rơi vào tình trạng thuyết lý, sáo rỗng. Cần bàn về nó bằng tất cả nhận thức, tình cảm của mình, hãy cố gắng viết bằng sự trải nghiệm, hiểu biết của chính mình.
Nhìn chung, khi làm câu nghị luận xã hội này, các em luôn tự đặt các câu hỏi mà tìm ý, mà triển khai mạch văn: Thế nghĩa là thế nào? Tại sao lại như thế? Ý nghĩa của vấn đề, hiện tượng đó là gì? Chúng ta có thể rút ngắn những bài học gì từ đó?...
Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và chấm thi đại học, ông cho biết nhược điểm của học sinh khi làm văn là gì ?
Nói về nhược điểm, sai sót của học sinh khi làm bài thi thì muôn hình nghìn trạng. Nhưng có một điểm nổi bật, phổ biến, đó là sự bất hợp lý, không cân xứng khi giải quyết các câu của bài văn, không trọn vẹn.
Khá nhiều em không biết chủ động phân bố thời gian tương đối hợp lý trong quá trình làm bài. Có thể vì trúng tủ, vì quá say sưa với một câu nào đó mà sa đà, làm dài quá, thế là không đủ thời gian để giải quyết trọn vẹn các câu khác. Các em cần có ý thức tự chế ngự, chủ động lúc làm bài, từng câu giải quyết thế nào cho đúng với yêu cầu, với lượng điểm để phân phối.
Với những điểm mới trong cấu trúc đề thi năm nay như vậy, ông có lời khuyên gì cho thí sinh về cách học?
Về cách học, thí sinh hãy bám sát vào sách giáo khoa. Cần đọc kỹ các câu hỏi của phần Hướng dẫn học bài và đưa vào đó để tổ chức kiến thức, để phân tích và ôn tập. Đó chính là những đơn vị kiến thức cơ bản của bài học ấy mà người học phải trả lời được đầy đủ, chính xác.
Cần tìm các cuốn sách, các tài liệu bổ trợ thích hợp để nắm vững hơn kiến thức, hiểu sâu hơn tác giả, tác phẩm. Nhất là đối với những tác phẩm mới đưa vào chương trình.
Nhìn chung, để phân tích đúng, phân tích sau những tác phẩm này, cần đặt chung vào bối cảnh của thời kỳ xã hội mới, vào các đặc điểm của văn học thời kỳ đổi mới. Chẳng hạn đối với Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ…
Xin cảm ơn PGS.TS!

Hồng Hạnh
 
P

presentforu

hix,ba cái bài chương trình mới nó có khối cái lu bu,vỡ mạch máu mất thôi,xin mod dành ít chỗ cho tụi nó,đặc biệt là thằng nghị luận xã hội(như một vài bài cụ thể,có tư duy sắc bén 1 tí),thank!
 
C

conu

Một bài phỏng vấn có nội dung rất hay và ý nghĩa, các bạn nên đọc.
Thầy Hưng phân tích có nhiều điều mình thực sự thấy rất đúng và tâm đắc về vấn đề dạy và học văn, có những lời khuyên rất thiết thực, bổ ích cho các bạn hs ôn thi ĐH nếu muốn đạt điểm cao.

Môn Văn liệu có thể... học vẹt

20/03/2009
Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, đối với nhiều thí sinh, việc ôn tập môn Văn vẫn là một thách thức lớn. Trên thực tế, kết quả thi môn Văn những năm qua cùng nhiều bài làm văn “độc đáo” được các thầy cô chấm bài “truyền khẩu” đã cho thấy những lúng túng và thiếu sót lớn của học sinh cả về kiến thức và kỹ năng làm bài thi môn học này. PGS.TS Phạm Thành Hưng (Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về cách dạy văn, học văn cũng như gợi ý một vài phương pháp học và thi môn Văn cho các thí sinh.

- Thưa thầy, môn Văn có phải là một môn học khó không?

- PGS. TS. Phạm Thành Hưng (PGS. TS. PTH): Theo cách hiểu thông thường, “khó” ở đây là khó được điểm cao. Nếu quy ước với nhau như vậy thì hiện tại, học văn không khó, thậm chí là rất dễ đối với học sinh sáng dạ và có trí nhớ tốt. Vì sao nói vậy? Vì văn chương trong các sách giáo khoa phổ thông hiện nay đang được biên soạn, chế biến theo công nghệ của thời đại @: Mọi thứ đều có thể hóa thành công thức, thành “dữ liệu”, có thể học thuộc, cắt, dán. Rất nhiều học sinh có thể thuộc lầu mấy chục bài văn mẫu. Vào phòng thi đại học, nhận đề xong là có thể enter cho não nhả ra dăm bảy trang nhẹ nhàng, thày cô chấm bài buộc phải cho điểm cao vì không trật đáp án chút nào.

- Tại sao kỳ thi tuyển sinh năm nào cũng chứng kiến những bài văn “cười ra nước mắt” ?

- PGS. TS. PTH: Có thể hiểu tiếng cười ra nước mắt này theo hai nghĩa. Một là do tuyến lệ phải làm việc cưỡng bức từ cơ mặt. Hai là ra nước mắt vì cười chua chát, vì buồn. Những bài văn, câu văn ngộ nhĩnh, gây cười đó phản ánh chất lượng dạy và học văn đang giảm sút, đồng thời cũng bắt nguồn từ những lệch lạc, đôi khi rơi vào thô thiển trong quan niệm về văn chương. Thầy quan niệm chỉ lệch đi một ly thì ở bài văn, học trò làm sai đi một dặm. Tuy vậy, trong thực tế chấm bài, có trường hợp thí sinh không làm được bài, ngồi chờ cho hết 2 tiếng mới được ra khỏi phòng, không để thời gian chết, “nhàn cư vi bất thiện”, thí sinh đành ngồi viết lăng nhăng mua vui cho người chấm. Họ thành những anh hề bất đắc dĩ.

- Trên thực tế, khối lượng kiến thức của môn Văn trong 3 năm học cấp III là rất lớn và nhiều bạn học sinh còn “phàn nàn” là với chỉ một tác phẩm văn học thôi mà có quá nhiều loại đề thi xung quanh tác phẩm ấy, do đó, rất khó để “đối phó”?

PGS. TS. PTH: Tôi rất đồng cảm với tâm sự đó. Lời phàn nàn đó rất chính đáng, dễ cảm thông.

Vậy, phải "đối phó" thế nào với quá nhiều kiểu ra đề?

Tôi nghĩ, dễ đối phó thôi. Trước hết, các thầy cô chấm thi môn Văn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia HN) hoàn toàn cảm thông được với cái khó của thí sinh hiện tại, vì vậy không cố chấp với các trường hợp khó xử, lúng túng của người làm bài. Quan trọng nhất là thí sinh có học thật không. Tựu trung lại thì cũng có 2 vấn đề cần nắm: tác giả viết về cái gì và viết thế nào, tức là 2 vấn đề: nội dung và hình thức nghệ thuật. Nếu có 5 kiểu đề ra thì cứ cố học kỹ lấy 2 kiểu cơ bản, khi gặp đề khác, ngẫm nghĩ, phát hiện ra yêu cầu riêng của đề, viết nghiêng đi theo yêu cầu ấy là được. Mỗi bài thi chỉ cần sử dụng khoảng 5 đến 10 từ khóa là đủ. Nếu có 5 bài văn mẫu cho 5 kiểu ra đề thì học lấy 2 bài cơ bản, sử dụng 5 từ khóa riêng cho mỗi đề còn lại là yên tâm chờ điểm cao. Hãy lập bản từ khóa để học cho nhanh, cho đỡ tốn thời gian. Khi chấm bài nhanh, các thầy hay quan sát sự xuất hiện của các từ khóa ấy. Thấy chúng biết ngay là thí sinh làm được bài rồi đây.

- Hiện nay, có rất nhiều loại sách giải các đề thi Văn, trong đó học sinh tha hồ được đọc và học thuộc các bài văn mẫu. Vậy học Văn liệu có thể “học vẹt” được không?

- PGS. TS. PTH: Như tôi đã trả lời ở trên, có thể "học vẹt" được. Có điều, riêng tôi chấm lâu nay, tôi nhớ, thuộc văn mẫu mà viết thì điểm tôi cho thường không đạt quá 7. Là vì tôi đã tìm được ngay những lỗi khác để trừ đi còn 7 là cao nhất.

- Vậy đâu là cách học và ôn thi đúng nhất cho môn Văn? Học Văn khác như thế nào với học môn Lịch sử, Địa lý hay Ngoại ngữ?

- PGS. TS. PTH: Học và ôn đều phải nắm chắc nội dung tác phẩm. Trước hết là phải thực sự đọc kỹ tác phẩm. Đọc lần đầu là đọc vô tư, không bị ràng buộc bởi những điều sách giáo khoa chỉ bảo. Đó là cách đọc không định kiến. Sau khi học, nghe giảng, đọc lại, kiểm nghiệm lại xem có đúng không, xem có thành điều tâm đắc của mình không. Tâm đắc thì quý quá. Còn nếu không, cố mà nhớ lấy vài điểm then chốt, những điểm không thể không nói đến khi gặp tác phẩm trong đề thi. Thứ nữa, là cần học và ôn trong hệ thống, đặt tác phẩm, tác giả trong tiến trình, giai đoạn. Như vậy sẽ dễ làm bài, vì khi bí thì có thể so sánh, liên hệ với các tác gia, tác phẩm cùng thời, cùng đề tài. Nhiều bài văn viết quá ngắn vì thí sinh chỉ khoan sâu vào tác phẩm nêu trong đề thi, nói về tác giả như một cây bút đơn độc và không tiếc lời ca ngợi nhà văn như một hiện tượng độc nhất vô nhị, quên mất các tác gia bên cạnh, trước đó và thời sau. Tôi không dám chắc cách học nào là đúng nhất, nhưng cách học như nói trên là cách học thích hợp trong tình hình dạy và thi bây giờ.

Còn cái khác của học Văn với học 3 môn Sử, Địa, Ngoại ngữ, chung quy xuất phát từ đặc trưng của loại hình nghệ thuật đặc thù này. Trước khi là tư tưởng, là sự phản ánh đời sống, văn chương đích thị là nghệ thuật của trí tưởng tượng, nghệ thuật của ngôn từ. Vì vậy, cần học một cách chủ động, mạnh dạn khám phá cái hay cái đẹp của hình ảnh, ngôn từ, mạnh dạn thể hiện và khẳng định chủ kiến. Nhiều lúc chấm bài, tôi có cảm giác thí sinh đang trình bày kiến thức của mình trước một ông quan tòa văn học vô hình. Các em viết rất ngoan ngoãn, nơm nớp sợ sai lệch, vi phạm các điều khoản lâu nay được dạy trong sách giáo khoa. Học và làm bài theo kiểu ấy thì văn chương vô tình đắc tội.

- Theo kinh nghiệm chấm bài nhiều năm của mình, thầy thấy một đề thi tuyển sinh đại học môn Văn thường có kết cấu và nội dung như thế nào? Khác nhau ra sao giữa đề thi môn Văn cho khối D và khối C?

- PGS. TS. PTH: Câu hỏi này nên đặt cho các thầy giáo lâu nay được Bộ Giáo dục tin tưởng mời ra đề. Tôi chỉ thấy cấu trúc đơn giản là có mấy câu nhỏ hợp lại thành một đề. Trong số đó có câu rất dễ, tạo an toàn cho học sinh ít học. Giống như sợi dây bảo hiểm, ai làm câu đó cũng yên tâm có được chí ít là 2 điểm mà ra về. Câu đó cao nhất là được 2 điểm. Thang điểm của 2 câu tiếp theo là 3 và 5. Khác với câu đầu, 2 câu sau đòi hỏi tu từ, hành văn bài bản, chu đáo. Sự cảm thụ tác phẩm và tính sáng tạo nếu có của thí sinh là nằm ở hai câu này.

Riêng sự khác nhau của đề thi văn khối D và C nếu có thì không đáng kể. Quan niệm của tôi là không nên ra khác, vì nó không có ý nghĩa gì về tuyển chọn và đào tạo cả.

- Thầy thấy các thí sinh thường mắc những lỗi cơ bản nào khi làm bài thi môn Văn?

- PGS. TS. PTH: Lỗi cơ bản nhất là lỗi diễn đạt, bao hàm 2 cấp độ: ngữ pháp và logic. Mất điểm đầu tiên là vì Văn bất thành cú, không có ý thức chấm câu. Sau đó là do viết luẩn quẩn mãi không thấy nổi lên được ý mình định nói.

- Để làm tốt một đề thi Văn thì ngoài việc nắm kiến thức tốt ra, học sinh cần phải có những kỹ năng làm bài như thế nào?

- PGS. TS. PTH: Kỹ năng cơ bản nhất là kỹ năng phân tích đề, nói nôm na là phải hiểu người ra đề đòi hỏi mình trả lời vấn đề gì. Có những câu hỏi được xây dựng rất kín đáo, đòi hỏi phải phân tích, ngẫm nghĩ chốc lát mới nhận ra thâm ý người ra đề. Có câu được trình bày thẳng thắn, chân phương như một lời kêu gọi: “Hãy phân tích và chứng minh…; Bạn hãy…; Anh hay chị hãy…”. Trong trường hợp đó phải gạch chân sớm những từ ngữ hạt nhân của đề, để bám chặt, không đi xa hạt nhân đó. Nếu làm dàn bài thì chỉ làm sơ lược, cố nhấn vào mấy từ khóa cho khỏi quên. Câu ít điểm viết ngắn, câu nhiều điểm viết dài. Chớ dại mà phóng bút quá lâu vào câu ít điểm. Với câu ít điểm thì ta ứng xử theo phương châm: hỏi gì nói nấy, không trả lời thừa.

Nếu kỹ năng đồng nghĩa với”mẹo” thì tôi nói thêm thế này. Một là, không nên đầu tư công sức, thời gian làm bài vào 1 câu, dù là câu cao điểm nhất (5-7 chẳng hạn) trong đề thi. Dù ít dù nhiều cũng nên làm đủ mọi câu, kể cả câu ít điểm nhất (2 điểm chẳng hạn). Khi cộng cả ba câu vào mới thấy ra tấm ra món, ra điểm đẹp. Hai là, dân ta có quan niệm nét chữ nét người, dù ở thời đại computer, không viết đẹp được thì cố viết chữ, xuống dòng, trình bày bài cho sáng sủa, dễ đọc. Các thày chấm già đọc lâu, đeo kính viễn thường bị đau vành tai và nặng sống mũi.

- Cuối cùng, thầy có thêm lời khuyên gì về việc học và thi môn Văn cho các thí sinh thi đại học năm nay không?

- PGS. TS. PTH: Tôi muốn khuyên hai điều: Một là, đừng xem các sách hướng dẫn và các bài văn mẫu như là mẫu chuẩn. Hãy học ôn theo kiểu cơ bản, tập trung vào sách giáo khoa và vào phòng thi thanh thản, tự tin như một độc giả sang trọng của văn học nước nhà. Hai là, có hàng trăm nẻo đường cho ta vào đời, dù vào học đại học hay không, văn chương vẫn làm cho đẹp thêm cuộc đời và giúp người ta sống đẹp.

- Xin cảm ơn thầy vì những gợi ý trên.

______________________________

Về SGK và cách ra đề thi, PGS.TS Phạm Thành Hưng nhận xét: Quả là chương trình dạy văn của phổ thông Việt Nam ta quá tải. Quá tải không phải ở số lượng tác gia, tác phẩm mà ở số lượng vấn đề. Văn đó là văn của các nhà nghiên cứu, phê bình, là kết quả nghiên cứu có khi cả đời của một học giả. Sách giáo khoa Văn nặng chịch tính kinh viện, và các cô tú, cậu tú chúng ta buộc phải tiêu thụ cho hết món quà có nồng độ đạm quá cao của các giáo sư đại học. Văn phổ thông, theo tôi, không cần học sâu đến thế. Sau phổ thông, học sinh có phải đi làm nghiên cứu, phê bình văn học đâu, mà các thầy soạn sách viết những điều sâu xa, tinh tế đến vậy. Vào đời, 95% học sinh phổ thông (cứ tạm xác định một tỷ lệ như vậy) sẽ chỉ xem văn chương như một niềm vui nho nhỏ, một thú tiêu khiển lúc chờ tầu thôi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ rằng văn của phổ thông ta biên soạn đang vô tình thủ tiêu dần cái thú học văn của tuổi trẻ. Cần mở rộng số lượng tác gia, tác phẩm trong và ngoài nước, động viên các em đọc và chọn lựa các tác giả, tác phẩm mình yêu thích. Quan trọng nhất là học sinh có trực tiếp đọc tác phẩm hay không. Hay học sinh chỉ học vẹt, đồ lại kết quả nghiên cứu của người soạn sách. Nhiều nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ đã cải tiến chương trình sách giáo khoa Văn cũ, đi theo hướng này. Tôi nghĩ, ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm đó. Nên mở rộng chương trình sang văn học cổ và các tinh hoa văn học nước ngoài. Bao nhiêu năm nay có đề thi nào vào đại học liên quan đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,… đâu. Có thể ai đó giải thích là văn học cổ khó. Khó hay không là do thày, do quan niệm về bài thi, về kiến thức. Thuộc được hai chục câu Kiều tự chọn, tôi nghĩ, là quý lắm rồi. Đáng cho điểm tốt rồi. Khi ra đề thi, kể cả đề thi trong các học kỳ phổ thông lẫn thi tốt nghiệp và vào đại học, cần chú ý tới tính sáng tạo, tính tích cực trong cảm thụ của học sinh. Hiệu quả của việc học văn thể hiện rõ ngay ở bài thi đó. Học sinh sẽ hào hứng đến đâu khi không phải trình bày những tri thức mang tính áp đặt, có dịp thể hiện quan niệm, cách hiểu của mình. Dạy là định hướng, là gợi ý và đặt niềm tin ở các em.-

• Thanh Hà
 
S

sunflower0610

càng đọc mấy cái này càng loạn =.=
đọc xong mấy cái này chắc t từ bỏ công cuộc thi lại mất. thấy nản quá T_T
 
P

phaodaibatkhaxampham

đó là thầy nói vậy thôi chớ người chứ có phải quái đâu mà nhớ được cơ man là đề văn mẫu và đáp án mà với những người như vậy mình thấy điểm cao là xứng đáng . Kinh hoàng quá mà
 
T

tutaidaiso

bạn nghĩ gì mà kỳ????

càng đọc mấy cái này càng loạn =.=
đọc xong mấy cái này chắc t từ bỏ công cuộc thi lại mất. thấy nản quá T_T


Mình thật sự không hiểu bạn nghĩ gì sau khi đọc bài viết này bạn cảm nhận được gì sau khi đọc nó mà bạn lại phát ngôn 1 câu xanh giờn là " loạn" thật khó hiểu ????@-)
 
M

maianhno1

tớ học văn theo kiểu sơ đồ xương cá (hay gọi hay hơn là Mind Map-bản đồ tư duy)

1 bài văn sẽ có vài ý chính(luận điểm)>>sau đó từ 1 ý chính lại có nhiều ý phụ khác(luận cứ)...

các bạn học thử các đó 1 lần sẽ thấy nhớ rất lâu

à quên nữa,việc học thuộc dẫn chứng là CỰC KÌ QUAN TRỌNG
:D :D đấy là cách học of tớ
 
C

conu

đạt điểm cao theo cách nhớ như vậy quả là rất đáng kinh ngạc, kính nể, nhưng với lối học đấy thì tư duy sẽ mãi chỉ là thợ mà ko làm thầy được.
 
K

kold.gem

cuối cùng thì cũng đọc hết mấy phần này ...
phew ...
công nhận là bổ ích và trả lời được 1 số điều cần thiết cho mình ^^ tuy nhiên là trình bày thế này thì người chả cận như mình cũng thấy khá là mỏi mắt @@!
thanks nhé :x
 
K

kold.gem

Ok! Thì vẫn chỉ còn cách đó thôi!;)
Hôm nay bọn tớ thi thử văn Đh- post đề lên cho cả nhà tham khảo:
Câu 1: (2đ): Anh chị hãy trình bày những nét chính về phong cách NT của Nam cao
Câu 2: (3đ):
Đọc bài thơ sau:
Quán hàng phù thuỷ(K. Bađjađro Prađip- Ấn độ)
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ
"Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!"

Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn
" ANh muốn mua gì?"
"Tôi muốn mua ty,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn..."

"Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín anh phải trồng
Không bán! "
Anh chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa triết lí của bài thơ trên trong csống của mỗi chúng ta? hãy bình luận!
câu 3: (5đ):
" Chú thường ví chuyện gđình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú chia cho mỗi nòi một khúc mà ghi vào đó. Chú kể con sông nào của nước ta cũng đẹp....lòng tốt của con người ta cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về 1 biển. Con sông gđình ta cũng chảy ra biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn rồi sẽ biết."( Trích: "Những đứa con trong gia đình"- Nguyễn Thi)
hãy chứng minh rằng: Có 1 dòng sông như thế chảy trong tác phẩm " Những đứa con trong gia đình " của Nguyễn Thi.



đề này hay thế :x
thích cái đề 2 nhất đấy :X
chả bù cho đề trường mình =.="
 
S

sunflower0610


Mình thật sự không hiểu bạn nghĩ gì sau khi đọc bài viết này bạn cảm nhận được gì sau khi đọc nó mà bạn lại phát ngôn 1 câu xanh giờn là " loạn" thật khó hiểu ????@-)

thực ra cậu ko hiểu ý tớ
loạn ở đây tức là có nhiều phương pháp, nhiều kiến thức cần nhớ..... khó mà sửa đổi bản thân theo nó dc
tóm lại bài viết có tính chất tham khảo là chính, ai mà áp dụng dc hết chứ, nhất là học sinh
 
S

sunflower0610

cái đề văn có bài QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ đã đựoc gợi ý trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ số tháng 2(181) năm 2009

nếu ai có nhu cầu tham khảo thì tìm đọc xem :X
 
T

tutaidaiso

thực ra cậu ko hiểu ý tớ
loạn ở đây tức là có nhiều phương pháp, nhiều kiến thức cần nhớ..... khó mà sửa đổi bản thân theo nó dc
tóm lại bài viết có tính chất tham khảo là chính, ai mà áp dụng dc hết chứ, nhất là học sinh




À ra là vậy trách nhầm rùi Sr Bảo thy :) Mình nghĩ là đâu có nhiều cơ bản là năm chắc kiến thức cơ bản. Rồi chọn cho mình một cách làm hay nhất cần chi phải nhớ nhiều mệt lắm.
 
L

luoikhonghoc

tớ thấy học ngữ văn muốn thi điểm cao á:
đối với văn nghị luận phải thuộc luận điểm là cái đầu tiên...sau đó mình khai triển dần dần mà ko cần có sách.
văn miêu tả thì nên đọc sách nhiều..
thuyết minh thì hãy đọc và nghe nhiều thông tin đại chúng............
 
Top Bottom