Với cá nhân mình thì mình nghĩ muốn học tốt môn Văn không khó , quan trọng là chúng ta phải cảm nhận , nhập tâm và cả sự tư duy sáng tạo .
Trước hết mình xin trả lời câu hỏi của bạn thuyhien hỏi một tuần viết mấy bài văn là tốt , theo mình nghĩ chúng ta không cần viết quá nhiều tràn lan hay theo giống như kiểu đơn đặt hàng , một tuần chúng ta có thể chỉ cần viết một bài cũng được nhưng bài đó thực sự hay và giá trị , nó chứa đựng cả tâm huyết của chúng ta đặt vào trong đó , như vậy là quá đủ .
Về bí quyết học văn tốt , mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm của cá nhân .
Mình đã từng tham gia nhiều cuộc thi viết văn do nhà trường tổ chức và cả kỳ thi Olympic - Hà Nội , mình thấy muốn làm tốt một bài văn , việc đầu tiên là xác định đề và hình thành ý tưởng . Công đoạn này rất quan trọng , vì nếu không khéo , vô tình sẽ dẫn dắt chúng ta lạc đề , ngộ nhận , và thậm chí sai hoàn toàn yêu cầu của đề
Mình cũng nhận thấy chúng ta thường mắc nhiều lỗi ở lối hành văn . Điểm văn của chúng ta bị trừ rất nhiều điểm ở cách diễn đạt , bởi chúng ta viết văn thường bị cuốn theo hình thức diễn nôm - nghĩa là viết một cách khô khan , không có hồn , không cảm xúc , không ấn tượng , đó còn chưa kể đến lỗi diễn đạt lủng củng , luẩn quẩn , mơ hồ , không thoát ý . Có thể chúng ta hiểu vấn đề sâu sắc nhưng chúng ta không biết cách diễn đạt , khiến cho bài viết của chúng ta trở nên nhạt nhẽo vô cùng .
Ngoài ra , việc viết văn không chia đoạn cũng tạo ra một tác hại là khiến cho chúng ta trình bày không mạch lạc , đôi khi thiếu ý , có lúc lại thừa ý , khiến cho bài văn trở nên lộn xộn và dễ dàng bị mất điểm .
Bên cạnh đó , việc xác đinh ý cũng rất quan trọng , sau khi xác định được đề , chúng ta cần phải tự đặt câu hỏi : Viết như thế nào bây giờ?" , sau khi trả lời được câu hỏi đó , chúng ta hãy viết , viết dần dần vởi lẽ các ý luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau , viết được ra ý này cũng có nghĩa là nó sẽ dẫn đến một ý khác cần chúng ta phải trình bày trong bài viết , cứ thế , bài viết của chúng ta sẽ xâu chuỗi , nối tiếp ăn ý , và từ đó cũng sẽ trở nên có hồn
Trên đây là một số lỗi các bạn viết văn thường dễ mắc phải nhất và cũng dễ bị trừ điểm mà không phải bởi lỗi chính tả . Sau đây mình sẽ đưa ra một số bí quyết để các bạn có thể hành văn tốt :
1. Khi bắt gặp một đề văn , việc đầu tiên chúng ta cần làm là xác định yêu cầu đề và các ý cần viết , phần này mình đã nói khá kĩ ở phần trên rồi , mình chỉ nhắc thêm rằng : trong đề bài luôn có các từ khóa cần chúng ta phải giải nghĩa , giải nghĩa được nó tức là chúng ta đã cầm được chìa khóa rồi , sau khi xác định được hoàn toàn luận điểm của đề thì chúng ta chỉ việc lấy chìa khóa mở cửa ra mà thôi
2. Biết được các ý cần viết (các ý này thường được chúng ta trình bày dưới dạng dàn ý , nhưng nếu không cần thiết chúng ta chỉ cần gạch đầu dòng các ý chính cũng được) , mình tin đến 90% các bạn sẽ bắt tay vào viết , và con số 90% này trong số đó sẽ dẫn đến 50% điểm không cao . Mình hoàn toàn có thể nói vậy bởi đó là lỗi không chỉ riêng ai mà tất cả các bạn đều có thể mắc phải . 10% số ít đó , trong đó có mình sẽ ngồi , thay vì viết mình sẽ nhìn ra bên ngoài , nhìn vào mọi thứ , tập trung suy nghĩa mông lung , mục đích cốt yếu duy nhất là để ... hình thành cảm xúc . Khái niệm này vẫn còn mơ hồ đối với rất nhiều bạn , nhưng nếu để ý kĩ , chúng ta sẽ thấy công đoạn này là quan trọng nhất vì nó sẽ quyết định đến tính hiệu quả của bài viết . Việc có cảm xúc khi viết văn là rất quan trọng , quan trọng hơn cả việc lập dàn ý , thậm chí ngay cả khi chúng ta chẳng cần lập dàn ý chúng ta cũng có thể viết văn một cách vô tư . Mạch cảm xúc sẽ là ngọn đèn soi sáng cho chúng ta trong toàn bộ quá trình viết văn , càng viết càng mở , càng viết chúng ta mới thấy được các ý mà khi lập dàn ý chúng ta đã bỏ sót . Đừng bao giờ xem nhẹ cảm xúc trong văn học vì nếu không bạn sẽ không bao giờ có nổi một bài văn hay . Việc hình thành cảm xúc không quá khó , thường thì mình chỉ cần ngồi không khoảng từ 10 - 15' là đã có một lượng lớn cảm xúc rồi , trong thời gian đó , mình thường ngồi nhìn ra cửa sổ , nghĩ về những điều xa xôi , nghĩ đến những điều gần gũi , nghĩ đến những khái niệm văn học có liên quan , nghĩ về những gì mình đã từng học , từng đọc , từng nghe ---> qua đó , sẽ là một mạch cảm xúc thôi thúc chúng ta cầm bút bắt tay vào viết phần mở bài .
2. Cảm xúc quan trọng , nhưng viết mở bài như nào cho hay cũng quan trọng không kém , bởi nếu mở bài không hay , khi chuyển sang phần thân bài , vô tình chúng ta sẽ cảm thấy "tắc tị" vì mở bài khô khan . Tình trạng này mình gặp quá nhiều , vì mở bài không có hồn , dẫn dắt vào thân bài là vô cùng khó . Do vậy , khi viết mở bài , mình thành thật khuyên các bạn nên chọn mở bài gián tiếp , vì nếu đem ra so sánh thì mở bài gián tiếp có phần mở rộng và cảm xúc hơn mở bài bằng cách trực tiếp thông thường . Nhưng nếu bạn nào không biết cách mở bài gián tiếp , thì cũng đành chịu , mở bài trực tiếp vậy , cũng không sao
3. Sau khi hoàn thành được hai công đoạn trên , coi như các bạn đã được người khác đưa cho một đôi đũa và một đĩa thức ăn rồi , có gắp lên được tới miệng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào phần thân bài và kết bài của các bạn . Nhưng với kinh nghiệm của mình , viết thân bài không khó , đã có các ý rồi , cộng với việc cảm xúc đang dồi dào ngay từ lúc viết phần mở bài thì việc viết phần thân bài sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều . Nhiều bạn nói thân bài khó , mình không cho là như vậy , mình thường gặp trục trặc ở phần mở bài thôi , khi viết mở bài , mình thường thắc mắc và tự đặt câu hỏi cho chính mình :"Bắt đầu viết như thế nào bây giờ?" , đó , chỉ như vậy thôi , nếu các bạn làm được thỳ đã thành công đến 60% rồi . Mình nói như vậy các bạn thấy môn văn không khó đúng không nào !
Trên đây là những kinh nghiệm của riêng cá nhân mình , các bạn có thể tham khảo . Nhưng còn rất nhiều cách làm hay , những kinh nghiệm khác quý báu hơn mà các bạn có thể tích lũy được . Cố gắng lên nhé , môn Văn không khó đâu các bạn