a/ Trường hợp vật thật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ:
Cách vẽ: Coi vật sáng có điểm ngọn là B, điểm gốc là A.
- Từ điểm B vẽ tia song song với trục chính của thấu kính (tia số 1) thu được tia ló đi qua tiêu điểm F' (tiêu điểm ảnh của thấu kính).
- Từ điểm B vẽ tiếp tia đi qua quang tâm O của thấu kính (tia số 2) thu được tia ló truyền thẳng qua O
- Giao điểm của tia số 1 và tia số 2 là điểm B' ảnh của điểm B. Từ B' hạ vuông góc xuống trục chính của thấu kính => điểm A'
- Lưu ý: nếu phần kéo dài của tia ló gặp nhau => ảnh là ảo, nếu phần kéo dài không gặp nhau => ảnh ở vô cực (không có ảnh)
Các trường hợp tạo ảnh A'B' của AB qua thấu kính hội tụ
b/ Trường vật sáng AB đặt theo phương bất kỳ và tia tới thấu kính là bất kỳ
Bước 1: dựng ảnh B' của điểm B qua thấu kính với tia bất kỳ
- Tia tới từ B (tia Bx) theo phương bất kỳ không song song với trục chính, vẽ một trục phụ Ox song song với tia Bx, tia đi qua thấu kính là tia đi qua tiêu điểm phụ F'1 (giao điểm của Ox với tiêu diện là đường thẳng hạ vuông góc với trục chính đi qua tiêu diểm ảnh chính F')
- Tia tới BO truyền thẳng
- Giao điểm của hai tia trên là điểm B' ảnh của B
Bước 2: dựng ảnh A' của điểm A qua thấu kính với tia bất kỳ
làm tương tự như cách dựng ảnh B' của B
Bước 3: nối A'B' thu được ảnh của AB
Lưu ý: cách vẽ này áp dụng cho trường hợp phải vẽ ảnh qua hệ thấu kính vì sau khi tia tới đi qua thấu kính 1 tia ló ra khỏi thấu kính 1 sẽ là tia tới đối với thấu kính (2) lúc này nó có phương bất kỳ.
Nguồn: vatlypt.com