[vật lí 9]Tỏa sáng cùng vật lí

M

mrbap_97

Do cuộc thi đã kết thúc, nhưng mà những bài tập trong đó cũng đáng để kham khảo nên ai có bài gì hay cứ tiếp tục pót vào đây.
 
M

mrbap_97

Điện trở vôn kế lớn vô cùng nên bỏ đi đoạn có chứa vôn kế. Mạch còn: [TEX]R_1ntR_2)//(R_3ntR_4)[/TEX]
Từ đó tính được U của các điện trở.
So sánh các I qua các điện trở suy ra được chiều dòng điện qua Vôn kế.
[TEX]U_v=U_1+U_3[/TEX] (tùy theo chiều dòng điện qua vôn kế mà có thể U1 và U3 mang dấu trừ (-))
 
K

ky_sy__

So sánh các I qua các điện trở suy ra được chiều dòng điện qua Vôn kế.
Đề đã cho điện trở của vôn kế lớn vô cùng nên ta có thể xem như không có dòng điện qua vôn kế chứ. Không cần bước xác định chiều dòng điện như mpbap_97 nói mà chỉ cần xác định chốt (+) của vôn kế được mắc vào đâu. Đây là bài giải của mình:

Bỏ nhánh có chứa vôn kế, mạch còn [TEX](R_1ntR_2)//(R_3ntR_4)[/TEX]. Gọi C là mút chung của đường chéo và nhánh trên, D là mút chung dưới.
Dễ dàng tính được cường độ dòng điện qua mỗi mạch rẽ: [TEX]I_1=\frac{5}{2}A[/TEX] và [TEX]I_2=\frac{10}{7}A[/TEX].
Từ đó tính được HĐT giữa hai đầu R1, R3: [TEX]U_1=5V[/TEX] , [TEX]U_3=\frac{30}{7}V[/TEX].
Cộng hiệu điện thế ta có: [TEX]U_{AC}=U_{AD}+U_{DC}\Leftrightarrow U_{DC}=U_{AC}-U_{AD}=U_1-U_3=5-\frac{30}{7}=\frac{5}{7}V[/TEX]
Vậy: [TEX]U_v=\frac{5}{7}V[/TEX] với chốt (+) mắc về phía điểm D.
:)
 
K

kenflorida

Có 2 điện trở R1 và R2 mắc giữa 2 điểm có HĐT 12V. Khi R1 nối tiếp R2 thì công suất của mạch là 4W. Khi R1 // R2 thì công suất của mạch là 18W. Tính điện trở R1 và R2
 
P

pety_ngu

Có 2 điện trở R1 và R2 mắc giữa 2 điểm có HĐT 12V. Khi R1 nối tiếp R2 thì công suất của mạch là 4W. Khi R1 // R2 thì công suất của mạch là 18W. Tính điện trở R1 và R2

khi mắc nt
[TEX]P=\frac{U^2}{R}\Leftrightarrow 4=\frac{12^2}{R_1+R_2}[/TEX]\Rightarrow[TEX]R_1+R_2=\frac{12^2}{4}=36[/TEX]\Rightarrow [TEX]R_1=36-R_2[/TEX](1)
khi mắc song song
[TEX]18=\frac{12^2}{\frac{R_1R_2}{R_1+R_2}}=\frac{12^2*(R_1+R_2)}{R_1R_2}[/TEX]\Rightarrow[TEX] \frac{R_1+R_2}{R_1*R_2}=0,125 [/TEX](2)
thế (1) vào (2)
phương trình bậc nhất hai một ẩn em tự giải hoặc bấm máy tính nhé
 
Last edited by a moderator:
M

mebaokhongyeu_95

dien tro cua day dan

đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 =3R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhieu lần ?
 
P

physiclover

theo định luật ohm ta có
I=U/R
=>I tỉ lệ nghịch với R
=>R càng nhỏ I càng lớn
=> I1 lớn hơn I2( do R2=3R1)
theo định luật ohm ta có
I1=U/R1
và I2=U/R2
=> I1/I2=(U/R1)/(U/3R1)
=> I1/I2=3
vậy I1 lớn hơn I2 3 lần
 
N

nayt2101

Cho 2 điện trở R1 và R2.Biết rằng khi mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của chúng là Rnt=100(ôm) còn khi mắc song song điện trở tương đương là Rss=16(ôm).Tìm R1 và R2
 
G

galaxy98adt

Cho 2 điện trở R1 và R2.Biết rằng khi mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của chúng là Rnt=100(ôm) còn khi mắc song song điện trở tương đương là Rss=16(ôm).Tìm R1 và R2
Ta có hệ: $R_1 + R_2 = 100$
$\frac{1}{R_1} + \frac{1}{R_2} = \frac{1}{16}$
giải hệ, ta có: $\left\{ \begin{array}{l} R_1 = 20 (\Omega) \\ R_2 = 80 (\Omega) \end{array} \right.$
hoặc $\left\{ \begin{array}{l} R_1 = 80 (\Omega) \\ R_2 = 20 (\Omega) \end{array} \right.$
 
C

cucbongdangyeu

4.Cho mạch điện như hình vẽ $U = 12 V$, $R_1 = 12 \Omega$, $R_3 = 4 \Omega$, $R_4 = 8 \Omega$, $R_A = 1 \Omega$
a)Khi K mở I=0.5A.Tính R2
b)tìm số chỉ ampe kế và cường độ dòng điện qua khóa K
hình
 
Last edited by a moderator:
G

galaxy98adt

4.Cho mạch điện như hình vẽ $U = 12 V$, $R_1 = 12 \Omega$, $R_3 = 4 \Omega$, $R_4 = 8 \Omega$, $R_A = 1 \Omega$
a)Khi K mở I=0.5A.Tính R2
b)tìm số chỉ ampe kế và cường độ dòng điện qua khóa K
hình
a)
Khi K mở, cấu trúc: [($R_1$ nt $R_2$) // ($R_3$ nt $R_4$)] nt $R_5$ nt $R_A$
Ampe kế chỉ 0,5A \Rightarrow $I = 0,5 (A)$
\Rightarrow Điện trở toàn mạch là: $R = \frac{U}{I} = 24 (\Omega)$
Ta có: $R_{12} = R_1 + R_2 = R_2 + 12 (\Omega)$, $R_{34} = R_3 + R_4 = 12 (\Omega)$
\Rightarrow $R_{AB} = \frac{R_{12}.R_{34}}{R_{12} + R_{34}} = \frac{12.R_2 + 144}{R_2 + 24} (\Omega)$
\Rightarrow $R = R_{AB} + R_A + R_5 = 24$
\Leftrightarrow $R_{AB} + R_5 = 23$
\Leftrightarrow $\frac{12.R_2 + 144}{R_2 + 24} + R_5 = 23$
\Leftrightarrow $12.R_2 + 144 + R_2.R_5 + 24.R_5 = 23.R_2 + 552$
\Leftrightarrow $R_2.(R_5 - 11) = 408 - 24.R_5$
\Leftrightarrow $R_2 = \frac{408 - 24.R_5}{R_5 - 11} (\Omega)$
b)
Khi K đóng, cấu trúc: ($R_1$ // $R_3$) nt ($R_2$ // $R_4$) nt $R_A$ nt $R_5$
Điện trở toàn mạch là: $R = \frac{R_1.R_3}{R_1 + R_3} + \frac{R_2.R_4}{R_2 + R_4} + R_A + R_5 = 4 + R_5 + \frac{8.R_2}{R_2 + 8} = \frac{12.R_2 + R_5.R_2 + 8.R_5 + 32}{R_2 + 8}$
\Rightarrow Cường độ dòng điện toàn mạch là: $I = I_A = I_{13} = \frac{U}{R} = \frac{12.(R_2 + 8)}{12.R_2 + R_5.R_2 + 8.R_5 + 32}$ (Bạn thay $R_2$ bằng biểu thức chứa $R_5$ ở câu a vào rồi tính tiếp nhá!! :) )
\Rightarrow Ta tính được $U_{13}$ \Rightarrow Tính $I_1$, $I_3$
Sau khi tính được $I_1$, $I_3$ thì ta có $I_k = \mid I_1 - I_3 \mid$ và có chiều từ A -> B nếu $I_1 > I_3$ và ngược lại.
 
Top Bottom