K
kienduc_vatli
cho em lý thuyết về vôn kế, am pe kế khi vẽ mạch đi..... :/ >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Sau một hồi phân tích, theo em kết quả của câu 6.2 là (R1//R3) nt (R4//R5). Đúng không anh 3 sao?![]()
nếu coi ampe kế là dây dẫn thì mạch này là : (R1//R2)nt [R4//(R3nt R5)]
*bài làm:
- chập 2 đầu dây dẫn(ampe kế lại) => R1//R2
- mạch sẽ tóm gọn lại:
![]()
dòng điên từ cực dương qua R12 chia làm hai nhánh => R12 song song tất cả cái còn lại
+nhánh 1: qua R3, R5 về nguồn
+nhánh 2: qua R4
tóm lại mạch này là :(R1//R2)nt [R4//(R3nt R5)]
*p/s: chưa hiểu tại sao ampe kế coi là dây dẫn
tóm lại mạch này là :(R1//R2)nt [R4//(R3nt R5)]
*p/s: chưa hiểu tại sao ampe kế coi là dây dẫn
À ha,
Sau khi xem lại bài 1, em mới nhận ra là cần phải bỏ luôn sợi dây có Vol kế!
Vậy cuối cùng đáp án sẽ là ((R1//R2) nt R4) // (R3 nt R5)
Hình vẽ:![]()
mấy bài tập nếu em làm theo phương pháp của congra thì ra đáp án đúng ....
- đặt tên điểm
-liệt kê điểm theo hàng ngang
- rùi coi R nào nằm giữa điểm nào thì vẽ lại.........
p/s: hình như cũng giống chị Kiencon
Mà em có thắc mắc: trong sách ghi là ampe kế mắc song song với điện trở thì điện trở đó bị nối tắt => bỏ ra khỏi sơ đồ
em thấy trong bài 6.2 ampe kế song song với R1, R2 => bỏ R1, R2
oh... sorry.. ai biểu để hình girl!!
em thấy ampe kế song song mà...>>>>>>>>>>>>>. giải thích cho em đi...............................
cho em hỏi cái là cách này a tự học được hay do gv truyền lạiđây là cách vẽ lại mạch điện đơn giản từ mạch chính mà mình vẫn thường dùng,
mình lấy ví dụ bài tập 6 mà các bạn vừa làm để nói, có lẽ sẽ có ích hơn rất nhiều,
quên cách post hình lên rồi
mò xí up được rồi.
ok, h1 là mạch chính
![]()
ở mạch này mình đánh dấu các nút với các tên A,B,C... đễ dễ làm.
b1: thấy có vôn kế thì bỏ liền, ngay và luôn (theo cách nói của tuổi teen bi giờ), ampe kế thì vẽ thành dây dẫn -> mạch nhìn đơn giản hơn 1 xí h2
![]()
b2: cái này hơi trừu tượng 1 xí, nhưng cũng dễ thôi, tại tùy bài mà suy luận, chẳng hạn như bài này:
nhưng dù bài nào đi nữa thì ta cũng vẽ từ cực dương sang cực âm, ai thích làm ngược cũng được chẳng sao
ta bắt đầu từ điểm A là cực dương của mạch, nhìn vào hình thấy A và C được nối với nhau bởi dây dẫn (h2), chập ngay thành 1 điểm liền.
vẽ liền cực dương và ghi điểm A,C vào hình vẽ (h3)
tiếp tục dễ dàng thấy R1 nằm giữa A và B. vẽ ngay R1 vào, và tất nhiên cũng kéo dây dẫn từ A đến B ở giữa là R1.
lại thấy R2 nằm giữa C với B, làm lại thao tác trên ta được như h3 phía dưới đây.
![]()
ở b2 có chút lưu ý là vẽ những R nào có đầu là cực dương trước, ở ví dụ trên đó là R1 và R2. đáng lẽ có thêm R3 nhưng vì mình muốn làm chậm lại xíu cho các bạn dễ hiểu. nên mới có h4 ở dưới đây.
![]()
R3 nằm giữa C và D. ta vẽ như hình 4, ok đơn giản phải không
b3: bước đầu đã ok, vậy ta tiếp tục. ở hình 4 ta thấy các nút đuôi là các điểm D và B, ngó lại mạch chính xem tiếp chúng là điểm đầu của R nào:
dễ thấy R5 có điểm đầu là D và điểm cuối là E và củng chính là cực âm, vẽ ngay vào hình. ta có hình h5 như sau:
![]()
b4: bước này cũng giống như bước 3 thôi, dễ thấy R4 có điểm đầu là B và điểm cuối là E, vẽ ngay vào hình như hình h6 sau đây:
![]()
lưu ý quan trọng là: các hình vẽ này mình vẽ trên nháp nên không quan trọng hình đẹp hay xấu, vẽ loằn ngoằn miễn sao căng mắt nhìn thấy được và tất nhiên phải chính xác là ok rồi. hình 6 mình cố tình vẽ nó xéo đễ thể hiện cái xấu khi vẽ nháp
b5: vẽ lại hình trau chuốt cho nó đẹp đẹp, dễ nhìn đễ làm bài với ai có tính cẩn thận, thẩm mỹ. Còn chú nào ở dơ, bầy hầy thì dùng hình 6 là ok rồi hehe. nhưng khuyến khích nên làm bước này, 5s đễ có cái hình dễ nhìn 1 xí ok?
![]()