[Vật lí 9] Giải thích hiện tượng vật lí.

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
HT24. Bạn có ý hiểu, nhưng cách diễn đạt "không khí tiếp xúc với chúng" lại không đúng :p Vì nhiệt độ không phải là 1 vật thể.
Tóm lại chỉ cần nói buổi chiều và buổi sớm nhiệt độ không khí xuống thấp thì hơi nước ngưng tụ, còn buổi trưa nhiệt độ không khí cao thì hơi nước không ngưng tụ là được rồi.

Nhân bài viết hơi ngắn mình sẽ giải thích luôn HT16HT17.

HT16. Nước và thủy tinh đều là những thứ trong suốt, ánh sáng đi xuyên qua chúng nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy được chúng?

Cách thức chúng ta nhìn thấy các vật thể trong suốt giống như cách thức chúng ta nhìn thấy vật màu đen vậy. Có thể gọi là cảm nhận gián tiếp.

- Khi nhìn qua 1 thấu kính hội tụ chẳn hạn, hình ảnh ta thấy sẽ méo mó, bất thường, do đó chúng ta nhận biết được thấu kính hội tụ.
- Khi ánh sáng đi qua 1 cốc nước, nó bị khúc xạ khiến cho hình ảnh ta thấy trở nên dị thường. Vùng dị thường đó chúng ta biết nó là nước.
- Đối với 1 tấm kính phẳng trong suốt thì sao? Ảnh qua tấm kính phẳng không hề biến dạng, vậy tại sao ta vẫn thấy được tấm kính?
Thực ra ảnh qua 1 tấm kính mỏng không bị biến dạng nhưng bị xê dịch đi. Đây là hình dạng.
11f74eb.md.jpg

Vật A có thể là 1 cái cây, 1 ngôi nhà,...và người hoàn toàn biết được hình dạng thực của nó. Vậy tại mép của tấm kính, 1 phần ảnh của A bị xê dịch, 1 phần giữ nguyên làm cho hình dạng của vật A bị biến dạng bất thường, do đó người quan sát xác định được phạm vi tấm kính.

Mình khẳng định chắc chắn là bạn sẽ chỉ nhìn thấy 1 tấm kính mỏng khi thấy được mép của nó. Bằng chứng là những bạn đang đeo kính cận không nhìn thấy được kính của mình (vì không thấy mép).

Thôi, HT17 cho mình trình bày sang bài viết sau.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
HT17. Thứ gợn gợn phía trên ngọn lửa, hay mặt đường nhựa vào lúc trời nắng nóng là gì? Đó thực chất là không khí! Bạn đang nhìn thấy không khí đấy!

Không chỉ trên ngọn lửa, trên mặt đường nhựa mà còn bên trên những vật thể rất nóng, bạn đều có thể nhìn thấy không khí. Như lúc ra đề, mình có gợi ý. Tùy vào mật độ môi trường mà ánh sáng đi qua nó bị gãy khúc khác nhau.

Do mật độ của không khí nóng thấp hơn không khí lạnh nên không khí nóng và không khí lạnh là hai môi trường khác nhau, hoàn toàn không đồng nhất. Và do đó, khi ánh sáng truyền từ môi trường không khí lạnh vào môi trường không khí nóng, nó sẽ bị gãy khúc làm hình ảnh méo mó.

2222.md.jpg

Chính vì sự biến dạng của hình ảnh khiến cho ta có cảm giác thấy những gợn nhỏ trong không khí xung quanh những vật nóng. Nguyên lí này giống như nguyên lí nhìn thấy vật thể trong suốt như thủy tinh, nước,....mình trình bày ở trên.

Vậy là chúng ta đã nhìn thấy không khí!

Nghiên cứu các HT khác đi nhé các bạn.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Thấy mọi người có vẻ bế tắc với các HT15, 18, 21, 22, 26 thôi mình tạm thời không nhắc đến nữa. Ai quan tâm HT nào thì nói mình giải HT đó. Giờ mình sẽ nêu ra một hài HT mới để các bạn nghiên cứu.

HT27. Tại sao chúng ta đi đâu cũng thấy mặt trăng đi theo?

HT28. Xuất phát từ câu chuyện của mình. Phòng mình khá kín đáo, gồm 1 cửa chính và 2 cái cửa sổ khép hờ (có song sắt). Hôm mình đi chơi về 12h đêm, vừa mở giật cánh cửa thì nghe có tiếng sột soạt phía cử sổ. Mình bật điện lên nhưng không thấy ai cả. Vậy âm thanh sột soạt đó là do đâu? Ma quỷ gây ra chăng?

HT29. Những bạn nhà cửa gỗ hay thấy vào mùa mưa, cửa bị rít hơn ngày nắng do cánh cửa bị nở. Lẽ ra mùa mưa, nhiệt độ thấp thì cửa co lại, mùa nắng, nhiệt độ cao thì gỗ nở ra chứ nhỉ? Tại sao chúng ta lại thấy điều ngược lại?
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

thanhbinh221

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2017
117
92
164
22
Sơn La
HT27: khi chúng ta di chuyển do chúng ta lấy mình làm vật mốc(vật không chuyển động) nên khi nhìn lên mặt trăng ta sẽ thấy mặt trăng chuyển động theo mình.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Tại sao chúng ta đi đâu cũng thấy mặt trăng đi theo?
Khi ta đi chúng ta chú ý tới mọi vật xung quanh nhưng tầm mắt ta có giới hạn . Lúc đi về phía trước mọi vật gần ta ( chiếm khoảng lớn trong giới hạn tầm nhìn) chuyển động nhanh , nhưng những vật ở xa (chiếm khoảng nhỏ trong tầm nhìn ) lại chuyển động rất chậm và lâu mới ra khỏi tầm nhìn
vs cả mặt trăng là vật thể to sáng và cách xa ta
Chắc là do phản ứng tâm lí :D:D:D:D
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Nếu lí giải theo khoảng chiếm tầm nhìn ấy, thì 1 con muỗi bay ngang qua mắt không thể chiếm hơn 1 mặt trăng được. Nhưng con muỗi chúng ta chỉ thấy vụt qua, còn mặt trăng vẫn đi theo đấy thôi.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
mặt trăng là vật thể không di chuyển được còn muỗi thì bay qua ( có chuyển động )
ko bít đúng ko a :p:p
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Đối với 1 con kiến đậu trên lá cây bên đường thì sao nhỉ?

Nói chung cách lý luận này chưa xác đáng rồi :rolleyes:
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
1 con muỗi không thể lớn hơn mặt trang tuy nhiên vì khoảng cách khác nhau nên khi nhìn thì đối vs điểm sáng(ko nhớ rõ gọi là gì) và điểm mù trong mắt thì con muỗi lại lớn hơn mạt trăng, giống như bạn đưa ngón tay gần mắt rồi so sánh vs người ngồi cánh mình tầm 2-3m thì bạn thấy những người đó chỉ bằng đầu ngón tay bạn mà thôi :v
 
  • Like
Reactions: Kybangha_10

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
nên theo lí giải của bạn "Trai họ nguyễn" mình thấy không có gì gọi là bất hợp lí cả
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Thật ghen tị với Trai Họ Nguyễn vì được các bạn nữ bênh vực quan điểm. :D

Mời sếp @thuyhuongyc vào đóng góp ý kiến cho vui.

Thôi tạm thời mình chưa dám cãi thêm.

Thấy có lí nên mình nói vậy thôi :v :v tại cái vấn đề trăng mấy này mình từng có viết bài viết nên có cùng quan điểm :v
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Rảnh ngồi đọc kỹ lại ý tứ của các bạn trong HT27 thì thấy cũng có thể hiểu đúng chứ không phải sai.

HT27 mình thường hay lí giải theo kiểu quang học thế này, các bạn có thể xem thử:

- Mắt người thực chất cũng chỉ như 1 thấu kính hội tụ thôi. Quang cảnh xung quanh đóng vai trò vật sáng, võng mạc mắt là màn ảnh. Khi cảnh vật di chuyển thì ảnh trên võng mạc cũng di chuyển theo. Vật ở càng xa thì tốc độ di chuyển của ảnh càng chậm. Mặt trăng ở quá xa, ảnh của nó trên võng mạc của chúng ta gần như không dịch chuyển, vậy chúng ta có cảm giác cảnh vật xung quanh luôn thay đổi nhưng mặt trăng không thay đổi ---> có cảm giác đi đâu mặt trăng cũng đi theo. Những vật ở xa như núi non cũng sẽ cho chúng ta cảm giác kiểu như thế.

Mình đăng thêm 1 vài HT nữa để bạn nào biết HT nào thì có thể chia sẻ.

HT30: Trên chiếc xe đang chạy với vận tốc 100km/h, một người đột nhiên nhảy hỏng hai chân lên khỏi sàn. Hỏi người có bị văng xuống cuối xe không? Vì sao?

HT31: Một người ỷ mình biết bơi nên nhảy từ trên một cây cầu cao xuống nước và anh ta chết ngay sau đó (không phải vì chết đuối nha). Vì sao như vậy? Hiện tượng này người ta có quay video, người nhảy xuống trước chết, người nhảy xuống cứu cũng chết luôn, nhưng nó là cảnh chết chóc nên mình không up lên.

HT32: Tại sao khi khiêng 1 vật dài lên cầu thang, người phía dưới luôn cảm thấy nặng hơn người phía trên? (Coi trọng lượng của vật phân bố đều).
 
  • Like
Reactions: bienxanh20

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
HT31: Một người ỷ mình biết bơi nên nhảy từ trên một cây cầu cao xuống nước và anh ta chết ngay sau đó (không phải vì chết đuối nha). Vì sao như vậy? Hiện tượng này người ta có quay video, người nhảy xuống trước chết, người nhảy xuống cứu cũng chết luôn, nhưng nó là cảnh chết chóc nên mình không up lên.
nguyên nhân chắc do khi nhảy lực người đó va chạm với mặt nước lớn
hay là do sức ép của không khí vào cơ thể lúc người đó nhảy
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Rảnh ngồi đọc kỹ lại ý tứ của các bạn trong HT27 thì thấy cũng có thể hiểu đúng chứ không phải sai.


HT30: Trên chiếc xe đang chạy với vận tốc 100km/h, một người đột nhiên nhảy hỏng hai chân lên khỏi sàn. Hỏi người có bị văng xuống cuối xe không? Vì sao?
.
Mình nghĩ là không phải văng xuống cuối xe mà đáp xuống ở cuối xe :v :v cái này là do quán tính
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
nguyên nhân chắc do khi nhảy lực người đó va chạm với mặt nước lớn
hay là do sức ép của không khí vào cơ thể lúc người đó nhảy

Mình thấy nước mềm và loãng mà, có gì đâu mà va chạm mạnh đến mức chết người nhỉ? Còn sức ép không khí lúc nhảy thì mình nghĩ không phải vì nhảy từ trên cao xuống thì vận tốc gió cao lắm cũng chỉ cỡ 20, 25 m/s, không thể gây chết người được.

Mình nghĩ là không phải văng xuống cuối xe mà đáp xuống ở cuối xe :v :v cái này là do quán tính

Ý bạn là người đó sẽ bị đuôi xe đập vào người chứ gì. Cũng có thể đấy.... :D
 

Thoòng Quốc An

Tôi yêu Hóa học | Mùa hè Hóa học
Thành viên
30 Tháng sáu 2014
969
1,264
251
Du học sinh
YALE UNIVERSITY
Mình có 1 câu hỏi muốn góp vui
Làm thế nào để đo dc vận tốc dịch chuyển theo phương bán kính của các ngôi sao so với chúng ta?
Câu này dành cho @Kybangha_10
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Top Bottom